MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lên mạng ngày 14/8/2010
Nuôi Cá Biển Việt Nam
Việt Nam cần tiến mạnh hơn nữa về ngành nuôi cá biển nước mặn :
Cá hồi, cá vược - chẻm biển và cá ngừ , ngoài cá mú ?
G S Tôn thất Trình
|
Cá Hồi |
Còn nhiều thách thức cho ngành nuôi cá biển
Việt Nam đã tiến nhanh từ các thập niên 1990 và 2000 về ngành nuôi trồng thủy - aquaculture . Mức sản xuất thủy sản nuôi trồng thủy sinh ở Việt Nam tăng từ 480 000 tấn năm 1999 lên đến 1 437 000 tấn cuối năm 2005, 5,7 % nhiều hơn dự trù qui hoạch , tăng 956 583 tấn nhiều hơn năm 1999. Trong đó sản xuất thủy sản nước mặn và nước lợ là 546 716 tấn và nước ngọt 849 640 tấn . Cá nước ngọt sản xuất nhiều nhất ở tỉnh An Giang. Năm 2005 đã đạt dược, 180 000 tấn, phần lớn là nuôi loại cá da trơn, cá râu mèo-catfish như cá tra Pangasius hypothalamus và cá bông lau Pangasius boncourtii . Nhưng ba tỉnh khác châu thổ sông Cửu Long là Cà Mau ( 120 263 tấn) Đồng Tháp ( 118 920 tấn ) và Bặc Liêu ( 110 000 tấn ) không mấy thua kém. Thủy sản nuôi nước lợ - brackish water aquaculture ở Việt Nam nhắm vào ba nhóm chính : tôm , nhuyễn thể- mollusks và cua. Mạnh nhất là nuôi tôm. Từ năm 1999 đến năm 2005, diện tích nuôi tôm tăng trung bình 31.2 % một năm, từ 210 448 ha năm 1999 lên đến 604 479 ha năm 2005. Sản xuất tôm năm 2005 cũng tăng 4,1 lần hơn hơn năm 1999, tăng thêm 324 000 tấn so với năm 1999. Sản xuất nhiều nhất cũng ở châu thổ sông Cửu Long năm 2005 là 263 560 tấn, 4,5 lần hơn năm 1999 và chiếm 81.2 % tổng số tôm sản xuất toàn cỏi Việt Nam.
|
Tôm Hùm |
Sơ lược sản xuất hải sản nuôi trồng ở Việt Nam 5 năm nay
Tuy nhiên ngành nuôi cá biển , hải sản còn gặp nhiều thách thức khó khăn để phát triễn đúng nhịp đà phát triễn thủy sản nước ngọt và nước lợ. Nuôi trồng hải sản biển Việt Nam nhắm vào cá, tôm hùm- lobster, sò trai ngọc pearl oysters và nuôi rong làm aga, thạch trắng - agar culture . Năm 2005 đã có 15 000 lồng nuôi tôm hùm, tăng gấp đôi năm 1999, nhiều nhất ở ba tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận ( Phan Rang ). Nhưng nuôi sinh sản làm giống tôm hùm con và đánh bắt lại là ở Bình Định. Năm 2005, Việt Nam nuôi trồng được 20 600 tấn rong biển, hai giống chánh là rong câu- Gracilaria verrucosa ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa và Thái Bình và rong tảo Kappa - Kappaphycus alvarezii , nhiều nhất ở Phú Yên, Khánh Hòa Ninh Thuận và Bình Thuận ( Phan Thiết ). Mức sản xuất rong tảo Kappa kém xa rong câu, năm 2005 ước lượng chỉ đạt 3000 tấn .
Năm 2008, sản xuất thủy hải sản nuôi trồng ở Việt Nam đã cao hơn mức dự trù sản xuất trên 2 000 000 tấn năm 2010, và trị giá xuất khẩu dự trù là 2 tỉ đô la Mỹ. Thật tế, sản xuất cá và nghêu sò nhuyễn thể năm 2009 đã tăng thêm 4%, từ 4.58 triệu tấn năm 2008 đến 4.78 triệu tấn; 2.51 triệu tấn nuôi trồng và 2.27 triệu tấn bắt trên biển hay nội địa. Năm 2009 cũng là năm” Thử nghiệm Lớn “, hơn cả các năm 1997-98, cho ngành ngư nghiệp nước nhà, vì khủng hoảng tài chánh toàn cầu, những luật lệ điều hành quốc tế mới và những vấn đề phẩm giá thủy sản đều ảnh hưởng mạnh đế phảt triễn ngư nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, dù giá trị tổng thủy ( hải ) sản Việt Nam xuất khẩu năm 2009 giảm đi 300 triệu đô la Mỹ so với năm 2008, chỉ còn 4.2 tỉ đô la, 6.6 % ít hơn con số năm 2008, Việt Nam vẫn củng cố địa vị là nước xuất khẩu “ đồ ăn biển - sea food “ hạng năm thế giới , chiếm 4 % giá trị cá xuất khẩu toàn cầu. Nhắc lại 4 nước xuất khẩu “ cá” năm 2008 đứng trên Việt Nam là Trung Quốc ( 10 % ) Na Uy - Norway ( 6% ) , Thái Lan (6%), Hoa Kỳ( 5% ) ; còn Canada - Gia Nã Đại và Chilê - Chí lợi - Chi Li ít hơn Việt Nam đôi chút ( 4 % ) ( theo tài liệu Lương Nông Quốc Tế- FAO ) .
Cũng như những năm trước, tôm vẫn là món hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước nhà, số lượng xuất khẩu là 209 000 tấn trị giá 1.68 tỉ đô la, tăng thêm 9% số lượng và 3 % trị giá so với năm 2008. Nuôi trồng thủy sinh ở Việt Nam tiếp tục khuynh hướng thế giới: thủy sản tăng thêm nhờ nuôi trồng hơn là đánh bắt. Xuất khẩu cá Pangasius ( cá tra, cá basa … ) năm 2009, đạt 607 000 tấn, giá trị 1.34 tỉ đô la Mỹ, giảm 5% về số lượng và 8% giá trị so với năm 2008.
Vài biện pháp hữu hiệu Việt Nam đã áp dụng những năm gần đây
Những vấn đề Việt Nam đang cố gắng khắc phục để tiến mạnh hơn nữa ỏ ngành ngư nghiệp và nuôi trồng hải sản là : giải quyết khả năng quá lớn của chế biến làm lạnh, phẩm giá thủy hải sản, chống đở các rào cản kỷ thuật về Thương mãi Quốc tế, sản xuất vững bền môi trường, thủy sản sinh thái … Cuối năm 2009, Cục Ngư Nghiệp gồm 9 Nha-Sở ( hình như bộ Ngư nghiệp nay sáp nhập trở lại với Bộ Nông Nghiệp ? ) đã có dự án nâng cấp khía cạnh kỷ thuật các hệ thống làm lạnh - cold storage systems hầu đạt chỉ tiêu xuất khẩu 5.5 tỉ đô la năm 2015
. Làm thêm 584 cơ sở dung lượng ít hơn 100 tấn, 254 ít hơn 300 tấn và 50 trên 500 tấn. Mọi cơ sở nâng cấp đều có đơn vị làm đông lạnh mau lẹ -fast freeze. Khả năng làm “ Đông lạnh Cá nhân Mau lẹ-Individually Quick Freeze , IQF “ sẽ làm gia tăng khối lựợng Pangasius và Tôm đông lạnh mau lẹ, giúp cải thiện phảm giá, sản xuất sạch sẽ hơn, giảm bớt số tôm cá” chết thối” thị trường dễ chấp nhận hơn , giảm giá thành …. Ngày mồng 1 tháng giêng 2010 là ngày thực thi luật Nông Trang Hoa kỳ 2008 USA Farm Bill , cũng sẽ gây khó khăn cho ngành cá Pangasius Việt Nam. Luật này gọi mọi cá Pangasius Việt Nam là “ catfish “, chắc chắn sẽ có sự phản đối của các nhà sản xuất “catfish “Hoa Kỳ, cho đây là cạnh tranh không công bằng - unfair competition. Luật Nông Trang - Farm Bill 2002 gọi cá râu mèo Việt Nam đúng hơn dưới từ Pangasius (? ) .
May thay, Việt Nam đã biết mở rộng thị trường xuất khẩu thủy hải sản ra hơn 150 quốc gia trên thế giới. Năm 2009, ba quốc gia nhập khẩu thủy hải sản Việt Nam lớn nhất là Cộng Đồng Âu Châu - European Commmunity, EC chiếm 26 % , thứ đến là Nhật Bổn 18% và thứ ba là Hoa Kỳ 17%. Hiện nay Việt Nam đang cố gắng kiếm thêm thị trường ở Nam Mỹ : Brasil, Chi Lê, Argentina, Venezuela, và Trung Đông như Ai Cập , Cộng Đồng Ê Mir Ả Rập. Việt Nam cũng cố gắng đa dạng ngành thủy hải sản nước nhà, tài trợ lớn lao ba ( ? ) Trung tâm Thủy sản Quốc gia, đào tạo, khảo cứu, khuyến ngư và phát triễn .
Rất nhiều giống mới được thí nghiệm thành công ở những trại giống, nhưng chưa giống mới nào đạt mức phát triễn Tôm và Pangasius . Chẳng hạn Việt Nam đã nuôi hơn 10 loại cá mú Epinephelus sp. thế giới nuôi thường nuôi , có giá trị kinh tế cao: mú chấm đen , chấm nâu, mú ruồi , mú đỏ, mú cọp , mú nghệ, mú chuột…Tốc độ tăng trưỡng cá mú nuôi ở nước ta sau một năm cao nhất là cá mú nghệ E. lanceolatus 3-4 kg, cá mú ruồi E. tauvina 1-1.2 kg, cá mú đen chấm đen E . malabaricus 0.8 kg . Nhưng để tránh những vấp ngã vì cạnh tranh phần nào với cá biển ôn đới nuôi, khi xuất khẩu hải sản tương lai sang các nước Tây Phương như đã xảy ra giữa cá basa, cá tra Pangasius nhiệt đới nước nhà với cá da trơn Mỹ, như đã kể trên, tưởng cũng nên biết thêm khuynh hướng nuôi trồng hải sản thay đánh bắt ở các quốc gia này ra sao ?
Những đề nghị có thể hữu ích cho ngành nuôi cá biển Việt Nam?
Sau đây là tóm tắt những khía cạnh về cá biển ở Hoa Kỳ, thảo luận ở sách “ Bốn loại cá biển - Four fish “ , tác giả là Paul Greenberg, sẽ xuất bản ở Ca Li, Hoa Kỳ, ngày 8 tháng 8 năm 2010 ở buổi dạ tiệc đặc điểm là dọn 4 món cá - sò biễn đánh bắt vững bền được: sò hàu - oysters nửa mảnh; kampachi trộn lát trái bơ- avocado, ớt cay, chanh ; sò -trai mussels và nghêu - clams chiên lò trộn đậu cô ve, đậu nành… nguyên trái và thì là - fennel ; một loại cá bắc cực xông khói nướng cháy đen trộn xà lát dưa chuột và cà chua vắt chanh hay barramundi nướng vĩ trộn caponata.
Khía cạnh thực phẩm trồng trên đất, đã làm bạn lúng túng, không phân biệt nổi thuộc nguồn gốc nào : địa phương, theo mùa, hửu cơ, vững bền, không xịt thuốc, qui ước… Nhưng chắc bạn vẫn sẽ còn lúng túng hơn nữa, khi mua cá ( và tôm cua, nghêu sò, rong biển ) …, vì vậy cái ngữ hải sản nói trong sách này cũng đáng lưu tâm, có khi càng đáng ưu tư hơn cả thực phẩm trồng trên đất nữa đó ! Ngay cả trước khi xảy ra tai họa nổ dàn khoan, phun dầu ở vùng Vịnh Mexico - Mễ tây Cơ, sỉ số vài loại cá làm thực phẩm quan trọng nhất thế giới đang du dây trên lưỡi dao cạo sắc bén.
Mà lại ít có dấu hiệu là tình trạng sẽ cải thiện. Tiêu thụ đồ ăn biển - seafood mỗi đầu người trên thế giới đã tăng lên hơn gấp đôi, kể từ thập niên 1950. Nếu chúng ta theo lời khuyên của đa số các nhà dinh dưỡng, chúng ta cũng đã tăng số lượng dinh dưỡng này ít nhất là một phần ba rồi .
Tuy nhiên, ít có điều trên đời sống lại phức tạp hơn việc lựa chọn xuyên qua các liên quan đạo đức loại cá nào bạn nên ăn. Chúng ta không thể nhìn vào các ngư phủ để tự chế, nếu muốn lịch sử đóng một vai trò quan tòa nào đó ở vụ này. Phản ứng của ngư phủ có khuynh hướng thẳng thừng là : “ không có vấn đề “, “vấn đề đã nói quá đáng “ hay “ vấn đề đó là của người khác “ , để cuối cùng kết luận là “ tại sao không nói chúng tôi ngừng lại sớm hơn “ khi ngành ngư nghiệp có nguy cơ sập tiệm.
|
4 loại cá |
Thế cho nên càng nên đọc sách mới của Paul Greenberg “ Bốn Loại Cá “, giúp thám hiểm vài khía cạnh phức tạp này. Tuồng như bây giờ, cứ mỗi 5 phút là ở Hoa Kỳ lại ra mắt một cuốn sách bàn về các vấn đề thực phẩm. Nếu bạn chỉ cần đọc một cuốn thôi, thì bạn phải đọc cuốn sách “ Bốn loại Cá “ .
Một phần làm cho tổng thể điều cá phức tạp như vậy, đơn giản là vì có là nhiều loại cá qúa chừng, mỗi loại lại có một lô tình trạng đặc biệt riêng cho mình. Chính vậy mà tấm túi thẻ - cạc ( card ) Lựa chọn Đồ Ăn Biển Bể Nuôi Cá -Aquarium Monterey Bay thật là tiện lợi và tại sao các nhà chủ nghĩa thuần túy cũng than phiền ngay khi thẻ còn khiếm khuyết.
Greenberg lựa chọn thông minh, khi chỉ tập trung vào 4 con cá thần tượng cho tây phương, đề cập đến căn bản sinh học của chúng và lịch sử con người sử dụng chúng . Rồi dùng chúng để tung ra những điểm cần thám hiểm sâu xa, sâu đậm hơn .
Ông bắt đầu bằng cá hồi - salmon
, dẫn tới bàn cải trước tiên về lạm thác đánh bắt cá - overfishing , thứ đến vài nuôi trồng thủy sinh - aquaculture và các vấn đề liên hệ. Nhắc lại là Việt Nam đã khởi sự nuôi cá hồi ở các suối nước lạnh đất cao miền Bắc và Tây Nguyên ( ? ), loại cá hồi nguồn gốc Phần Lan - Finland ( ? ). Cá vược - chẻm biển- sea bass ở Hoa Kỳ ( cá chẻm Hậu Giang là một loại cá nước lợ, thịt rất ngon ) trờ thành một ca nghiên cứu cách nào nuôi trồng cá biển đứng đắn. Cá tuyết to đầu - cod, morue , không chỉ là một câu chuyện biểu trưng ngành cá trở thành xấu xa, nhưng cũng còn có thể xoay đầu, đổi hướng được và đổi hướng, xoay đầu thế nào cho đúng nghĩa tốt đẹp. Cuối cùng là nuôi cá ngừ - tuna ( đặc biệt là cá ngừ vi- vây xanh - bluefin , trong khi biển Đông - biển Tây nước ta lại là cá ngừ vi vàng- yellowfin ) tiêu biểu cho ca - trường hợp tệ hại nhất ở màn kịch; nơi đây ngay cả khi có hành động tức thời, phục hồi cũng vẫn còn rất khó khăn. Cũng xin nhắc lại là 4 cá ngừ đại dương ở Việt Nam là ngừ vi vàng Thunnus albacares , ngừ mắt to Thunnus obesus , ngừ albacore Thunnus alalunga , ngừ văn - Katsuwonus pelami . Dù rằng sách “ Bốn Loại Cá “ khảo cứu và đầy sự kiện sâu đậm, sách không khô khan tí nào cả thảy. Khi thám hiểm các loại cá này, Greenberg dẫn chúng ta tới lều cắm trại cá Yu’Pik ở bang Alaska, Hoa Kỳ . tới một trang tại “ branzino “ ngòai khơi đảo Greek Island , tới trại cá barramundi ở Úc Châu và trại nuôi cá ngừ ở vịnh - baja Mễ Tây Cơ , phía Thái Bình Dương.
Có vẽ như là thiết lập quá nhiều trang trại nuôi cá như chúng ta đã biết, là điều xấu xa. Hoặc có khi không có gì xấu xa đâu nhé ! Nếu sách này hay ho chăng nữa, chính là nhờ tác giả vừa là một nhà lý tưởng, vừa là một nhà thực tiễn. Greenberg không nhìn vào các vấn đề đồ ăn biển theo nhãn quan, viễn cảnh ý thức hệ hẹp hòi
.
Đúng là khẩn thiết, đặc biệt khi nói đến cá, vì chúng hiện diện trên nhiều góc cạnh đa dạng, xét xem cá là thực phẩm- đồ ăn hay là đồ hoang dại ? Chúng là một cái gì chống đói cơ cực hay chúng là thành phần một hệ thống sinh thái chúng ta mới khởi sự thông hiểu ? Tuy mắt Greenberg luôn luôn nhìn về những liên hệ sinh thái và sinh học những gì đang xảy ra, ông cũng thông minh, may mắn thoát khỏi sáo ngữ, đạo đức giả của một kẻ có đức tin thành thật.
Nuôi trồng thủy sinh có thể chưa hoàn toàn và có khi rất nguy hiểm. Nhưng vì lẽ dân số toàn cầu tăng mau lẹ và dân gian đòi hỏi thêm nhiều cá để ăn, chúng ta còn có lựa chọn nào khác không đây? Nay gần phân nữa tiêu thụ đồ ăn biển toàn cầu là nuôi trồng ở trang trại. Đúng là một hồi chuông , tuồng như không thể không rung
chuông.
Thay vì buộc tội các trang trại cá vì những lỗi lầm quá khứ, thật sự đầy rẫy, Greenberg đã mong muốn nhìn vào những thay thế có cơ xảy ra, khen ngợi những thay thế khi chúng thành công ( tỉ như nuôi cá chẻm - vược biển - sea bass chẳng hạn ) và đánh ngã chúng khi chúng thất bại ( cá tuyết to đầu hình như không nuôi được trên phương diện kinh tế, và nuôi cá ngừ hiện nay tuồng như lấy nhiều cátạp ra khỏi sinh khối - biomass hơn là đánh bắt cá ngừ , vì những cá tạp này đều được xuất xử từ các tập hơp cá sinh đẻ - breeding pool ).
Dây chuyền thực phẩm
Tuy nhiên có vài điều Greenberg cần đi sâu xa hơn nữa. Ông chỉ tụ điểm phần lớn về cá nước mặn - saltwater fish. Nhưng trên thế giới ngày nay, các nông trang ôn đới nuôi trồng thành công nhất ( trên phương diện sinh thái ) lại nuôi cá nước ngọt - cá rô phi - tilapia , cá da trơn , râu mèo - catfish và cá lai nước lợ - brackish water , chăng hạn “ cá chẻm ( vược ) sọc lai- striped bass hybrid
“ . Ông có nói đến chúng , nhưng phần lớn chỉ phớt thoáng qua.
Song song khía cạnh này , có lẽ ông cần để tâm hơn nữa đến các nghêu sò - shell fish ( sò hàu- oysters và sò trai- mussels
) đã nuôi thành công từ nhiều thế kỹ , và hiện nay nuôi chúng cận đại lại làm sạch hay cải tiến phẩm giá nước vùng nuôi chúng . Công nhận là ông đã tham quan một dự án hứa hẹn ở Novia Scotia, một nơi phối hợp nuôi cá hồi chung với sò trai và rong biển - sea weed, tái lập một kiểu hệ thống sinh thái hoạt động tốt đẹp. Từ năm 2001, Cà Mau đã nuôi tôm sinh thái thí điểm ở 4000 ha rừng ngập mặn; tôm sinh thái là cách nuôi tôm gần giống với môi trường tự nhiên mà con tôm từng sống, năng xuất thấp nhưng bù lại giá cao hơn 15 - 33%.
Rốt cuộc, có lẽ ông nên đả động đôi chút đến những loại cá nhiều dầu, tỉ như cá trống -trích - anchovies, cá mòi xácđin - sardines và các thu - mackerels, nhiều người ưa thích. Không những vì chúng là cá ngon, nhưng chúng còn mau lớn, có nghĩa là sỉ số chúng chịu đựng đàn hồi được áp lực đánh bắt lớn hơn là những loại cá to bự, tăng trưởng chậm như cá ngừ. Nhưng kìa, mấy ai lại để ý đến những loại cá này !
Greenberg tóm gọn theo những dòng ngắn những ý kiến hướng dẫn chúng ta cách nào chúng ta cần suy tư về xử lý tổng quát ngành cá toàn cầu lẫn nuôi trồng đặc thù thủy sinh .
Phần tổng quát gồm vài đề nghị cấp tiến: giảm bớt kích thước tàu đánh cá thế giới, chuyễn hướng nhiều vùng lớn đại dương thành những vùng cấm đánh bắt cá, hầu giúp cho sỉ số cá phục hồi, thiết lập những luật lệ bảo vệ những loài cá xa xôi và bảo vệ động vật “ đáy của dây chuyền thực phẩm “, nay được sử dụng phần lớn làm thức ăn cho cá nuôi trồng thủy sinh.( Việt Nam đã thử nuôi nhiều loại cá rô phi( ? ) làm thực phẩm nuôi tôm cá khác ).
Khi đề cập tới nông trang cá, chỉ dẩn của ông tuồng như có thể thực thi được : nhấn mạnh đến những loại cá và hệ thống có thể tăng trưởng hửu hiệu nhất, ít phá hủy môi trường hoang dã nhất, và suy tư đến nuôi đa loại thay vì đơn loại, nuôi nhiều loại cá bổ sung cho nhau trong một nông trang thay vì chỉ nuôi một loại cá mà thôi. Ở Việt Nam từ nhiều năm qua, nhiều công ty Duyên hải Bặc Liêu đã nhập cảng các cá rô phi , cá măng Đài Loan về nuôi trong các ao hồ nuôi tôm ). Ngư dân Bảc Liêu cho biết, sau vụ tôm cái tạo lại nuôi cá rô phi, trám cỏ, lóc … các loài cá này sẽ ăn hết những dư thừa trong ao của quá trình nuôi tôm .
Như Greenberg chỉ rõ : tại sao nuôi cá ở đại dương lại lập lại những sai lầm trồng trọt trên đất ?
Irvine , Ca Li, ngày 6 tháng 8 năm 2010 )
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851857 visitors (2209336 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|