TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Toàn cầu hóa cách mạng năng lượng
 
Lên mạng ngày 11/1/2011
Toàn cầu hóa cuộc Cách Mạng Năng lượng ?
GS Tôn Thất Trình


 
            Việt Nam chỉ mới nói đến cuộc cách mạng nông nghiệp như Cách Mạng Xanh (Lúa Thần Nông và Lúa Lai , nhưng rất ít về những cây lương thực ( sắn - khoai mì , khoai lang , khoai mỡ , khoai tía  … ) hay cây xanh khác như cà phê, cao su,  hột điều - đào lộn hột , tiêu v.v…  đặc biệt rau đậu xứ mát vùng cao, vùng thấp,  cây ăn trái xứ mát hay xứ nóng, cây cacao làm sô cô la… )   và phần nào cuộc Cách Mạng Xanh Dương ( nuôi tôm nước lợ , nước mặn, nuôi cá biển… ),  Cách Mạng Trắng ( sửa , phó mát …), Cách Mạng Đỏ ( thịt bò , trâu,  dê , cừu …)  chưa tiến nhiều về những cuộc cách mạng công nghệ còn đang phôi thai hay  hậu công nghệ - post industrial gần đây hơn như  Cách Mạng Sinh họcCách Mạng Thông tin ( Kỷ thuật  số hóa ), Cách Mạng Năng lượng
               Sau đây là quan điểm ,  tưởng nước nhà cũng nên biết rỏ hơn,  của một nhóm chuyên viên thượng thặng Hoa Kỳ về tương lai năng lượng- Cách mạng Năng lượng , sau khi đã lược sơ qua chánh sách  năng lượng chánh quyền Mỹ của  bộ trưởng năng lượng Steve Chu  và ước đoán tăng gia khai thác dầu lữa biển sâu - deep water oil thế giới .Các tác giả  là Michael Levi,  chánh chuyên viên của  Cơ Quan Năng lượng và Môi sinh;  Elisabeth C. Economy,  chánh chuyên viên Nghiên cứu Á Châu ; Shannon O’ Neil  chuyên viên nghiên cứu Châu Mỹ La tinh và Adam Segal, chánh chuyên viên  nghiên cứu chống Khủng bố  và An ninh Quốc Gia  ở Ủy  hội Ngoại giao; trình bày ở tạp chỉ Ngoại Giao - Foreign Affairs ,  số báo các tháng 11- 12 năm 2010 . 
                   Thế giới  hiện phải đối đầu một loạt dàn trải thách thức năng lượng. Dầu lữa vẫn còn cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu , nhưng lại được sản xuất ở những nơi  càng ngày càng nguy hiểm cho đại thương mãi, môi sinh và chánh trị địa lý. Các khí nhà kiếng tiếp tục tích trử ở bầu khí quyễn và dự tính thế giới phải chạm mặt thay đổi khí hậu thảm họa cũng gia tăng .

      Các nhà đề xướng môi sinh , các tay diều hâu về an ninh ( Hoa Kỳ )  đã đòi hỏi từ nhiều chục năm nay, phải giải quyết những vấn đề này  bằng huấn lệnh hay khuyến khích nhiều hơn nữa  sử dụng những nguồn  năng lượng thay thế hiện đã có.  Tuy nhiên, thực tế chánh trị là không có những điều nào đã kể trên sẽ  xảy ra ở những thang- mức độ  và bước tiến cần thiết, trừ phi  dàn trải  năng lượng sạch  trở nên  ít hiểm nguy tài chánh  và ít  tốn kém hơn hiện thời. Điểm này đặc biệt đúng cho các nước chậm tiến - đang mở mang .

 
       Một  thúc đẩy đồ sộ  phát triễn các giải pháp  năng lượng sạch  rẽ hơn là cần thiết.  Thật vậy, nhiều đòi hỏi này đã khởi sự, không phải chỉ riêng ở Hoa Kỳ.  Chúng cảnh báo  là Hoa Kỳ đã thua cuộc chạy đua với Trung Quốc và ở nhiều nền  kinh tế lớn khác đang trổi dậy ( Ấn Độ , Brasil … ) về năng lượng sạch  định nghĩa cho thế hệ.
       Họ đã nói sự thật là Hoa Kỳ đang  lơ là đáng nguy hiểm sáng tạo làm sạch năng lượng. Thế nhưng một lịch trình  năng lượng  xây đắp trên sợ hải cuộc chạy đua năng lượng sạch có thể mau lẹ tác dụng ngược. Kỷ thuật tiến bộ nhanh nhất khi các nhà khảo cứu, các công ty  và các chánh phủ xây đắp chung trên những thành công  riêng. Khi đầu tư  năng lượng sạch  được xem như trò chơi  số cọng zêrô nhắm chủ yếu vào tăng cường  cạnh tranh quốc gia ( Hoa Kỳ ), các ( tiểu ) bang thường dựng lên nhiều rào cản. Các bang  đeo đuổi những chánh sách thương mãi  và công nghệ  làm ngoại quốc chán nản  tham gia những khu vực  làm sạch năng lượng ở các nền kinh tế quốc gia mình , hơn là chấp nhận  những phương thức tăng thêm tốc độ  cộng tác cùng nhau.  Điểm này  làm  chậm hẳn đi  sáng tạo họ đang cố tâm đề xướng ở nước mình, đồng thời cũng  làm nghẹt thở  sáng tạo ở ngoại quốc .

 
      Chắc chắn là sáng tạo năng lượng sạch  riêng mình, sẽ đem đến biến đổi năng lượng thế giới yêu cầu. Nó có thể làm hạ giá năng lượng sạch  và thu hẹp lỗ hổng giá cả giữa các nguồn sạch và dơ bẩn, nhưng nó khó lòng luôn luôn làm ra năng lượng sạch  rẽ hơn  nhiên liệu hóa thạch  gần kề. Chánh sách chánh phủ  vẫn còn cần thiết để  làm nghiêng cán cân, xuyên qua các thể lệ điều hành và kích thích đề xướng chấp nhận các  thay thế nhiên liệu hóa thạch .

 
      Sạch nhưng đắt quá

 
       Năng lượng sạch  gần như luôn luôn đắt hơn năng lượng từ  nhiên liệu hóa thạch, thường ở một lề lớn.  Một nghiên cứu mới của  Cơ quan  Năng lượng Quốc tế-  IEA tìm thấy là ở  Hoa Kỳ điện nguyên tử,  từ các nhà máy mới,  đắt hơn  15-30%  điện các nhà máy than đá mới ; điện gió ngoài khơi  đắt hơn gấp đôi điện than đá  và điện mặt trời đắt  5 lần hơn.   Mô hình càng  tỏ rỏ hơn nữa  ở Trung Quốc , khi điện nguyên tử đắt hơn  điện than đá  15-70% , điện gió trong đất liền  cao hơn điện than đá từ 2 đến 4 lần hơn và điện mặt trời trên 5 lần hơn.

       Nặng lượng sạch cho chuyễn vận, chuyên chở cũng tệ hại như ở quốc gia, ethanol và diesel sinh học  đắt hơn các nhiên liệu qui ước nhiều.  Xe hơi chạy  điện,  trong lúc đó đau khổ vì bình điện  cao giá quá có thể  làm mất hết sai biệt hóa đơn mua rẽ hơn nhiên liệu  chạy ô tô.  Cộng thêm vào vấn đề là phí tổn năng lượng sạch  thường rất bất ổn: chẳng hạn giá điện nguyên tử tùy thuộc mạnh mẽ vào có được  nguồn tài trợ điều khoản phải chăng không. Đó là chưa kể đến  những điểm khác đòi hỏi tiến bộ kỷ thuật, ngoài  tổn phí. Điện nguyên tử ( hạt nhân ) rất dễ tổn thương, tùy thuộc  lan tràn hạt nhân - nuclear proliferation và không dứt khoát về an toàn tồn trữ phế thải.  Mặt trời và gió sản xuất điện thất thường; kỷ thuật bình điện và mạng lưới điện  chưa đủ khả năng điều hòa khoảng trống khi cung cấp, phân phối điện. Chưa ai thử xây cất xong và hoạt động  một nhà máy điện than đá  chụp bắt và tồn trử  những phát thải khí nhà kiếng ở các nhà  máy điện than đá cả .
       Đúng là thế giới đang  đau buồn  tiêu xài quá ít cho sáng tạo năng lượng sạch. Mới đây, IEA  trình bày một màn kịch trong đó  tiêu thụ dầu lữa toàn cầu  sẽ giảm bớt đi  một phần tư  và các phát thải  khí  nhà kiếng cũng cắt đi phân nữa  vào giữa thế kỷ 21. Muốn đạt mục tiêu này, IEA ước lượng là thế giới cần phải tiêu xài  trung bình mỗi năm 50- 100 tỉ  đô la Mỹ hổ trợ  khảo cứu, phát triễn, và trình diễn chứng minh những kỷ thuật năng lượng sạch. Hiện tại  mức tiêu xài công cọng  này chỉ chừng 10 tỉ đô la mỗi năm .  Con số lại còn có thể hạ nhiều, khi chi tiêu kích thích kinh tế toàn cầu , phần lớn hướng hướng về năng lượng, chậm đi rồi thì ngưng hẳn. Tài trợ  tư nhân cho năng lượng sạch  khó xác định hơn, nhưng có thể góp thêm khoảng 10 tỉ  mỗi năm.Thiếu hụt thật là trầm trọng.

 
       Nhiều người tìm ra hy vọng  trên báo cáo  của những nền kinh tế lớn đang trổi dậy ( Trung Quốc, Ấn Độ,  Brasil )  đang đầu tư mảnh liệt vào  năng lượng sạch. Tuy nhiên những cố gắng các nước này, dù quan trọng đi nữa, vẫn không ấn tượng gì  mấy  như chúng ta tưởng. Trung Quốc đang đầu tư trong một loạt rộng rải các kỷ thuật năng lượng sạch hơn những khối lượng tiền tệ  chưa từng thấy, năng lượng tái sinh  và năm 2009  dẫn đạo thế giới về  tài trợ năng lượng gió. Nhiều công ty Trung Quốc  đang đầu tư lớn  vào chế tạo ô tô điện.  Ba nhà máy điện Trung Quốc hiện đang xây cất  sẽ nhắm trình diễn chụp bắt và giam hảm carbon  trên thang thương mãi. Trung Quốc cũng có thể xây cất  những nhà máy điện than đá qui ước hửu hiệu cao hơn với phí tổn thấp hơn Tây Phương.
        Sáng tạo Trung Quốc trên lảnh vực  năng lượng sạch  theo đuôi mô hình  tương tự các khu vực kinh tế khác,  thực thi  những thay đổi tăng dần từng bước một của tiến trình công nghệ  chế tạo phần lớn  thường đã phát triễn ở ngoại quốc ,  thay vì là những thành tựu  tiên tiến căn bản trong nước.   Chẳng hạn , ở lảnh vực pan nen- panel  photovoltaic ( có nghĩa là  chuyễn hóa trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện),  Trung Quốc đã giảm phí tổn làm các mô đun và pan nen xong xuôi , nhưng  không có tiến triễn lớn  về nhưng lảnh vực  kỷ thuật phức tạp,  tỉ như  chế tạo những mảnh  bảng dấu xi - wafer silicon. .Giá cả thấp như vậy, giúp các kỷ thuật đã trưởng thành lan rộng,  nhưng lại thất bại cung cấp  những tiên tiến biến đổi. Giá trị đầu tư Trung Quốc về khảo cứu  và phát triễn - R&D trong khi đó, lại bị giới hạn  của một hệ thống kinh tế   có nhiều khó khăn di động  ý kiến từ la bô đến thị trường tiêu thụ .
biofuel
        Brasil đã theo dõi chặc chẻ sáng tạo năng lượng sạch   với  nhiên liệu sinh học - biofuels .  Các đầu tư thương mãi  về sáng tạo,  đúng như tiên đoán, đổ  phần lớn  qua cải thiện kỷ thuật hiện hửu . Ở Brasil , đó là  ethanol thế hệ thứ nhất từ mía  cho ô tô .  Tuy nhiên, Brasil lại thầm lặng về  biên cương quan trọng nhất quốc tế nhiên liệu sinh học, tên gọi là ethanol cellulosic  thế hệ thứ hai, sử dụng phế thải  hay cây trồng trên đất đai không sản xuất được các cây lương thực.  Ở Trung Tâm cho Kỷ thuật Mía, một hợp tác xã  gồm nhiều  nhà sản xuất mía  xứ Brasil, đã xây cất một cơ sở nhỏ dẫn đường. Embrapa, tổ  chức chánh phủ hổ trợ khảo cứu nông nghiệp, đang lập chương trình hoàn tất một Trung tâm tương tự năm 2010 ; và  La bô Khoa Học và Kỷ thuật Ethanol Sinh học  Brasil mới khai trương, dự tính một cơ sở thứ ba năm 2011.  Trái lại, Hoa Kỳ  là xứ  đã có hơn 3 tá  nhà máy thương mãi hay  dẫn đường ethanol cellulosic.  Brasil cũng chi tiêu  phát triễn kỷ thuật hạt nhân ( nguyên tử )  quốc gia. Thành quả là  là công nghệ hạt nhân nội địa Brasil đang bị trì hoãn, thay vì gia tốc  trong cuộc cạnh tranh quốc tế .
            Ấn Độ  còn thua kém xa.  Cho đến ngày nay, Ấn Độ  cũng chưa đầu tư lớn vào sáng tạo năng lượng sạch. Một cách tổng quát, chi tiêu khoa học và kỷ thuật Ẩn Độ còn lẽo đẻo  nhiều lắm phía đàng sau. Tuy nhiên Tân Đề Li- New Dehli  đang cố gắng  đuổi cho kịp.  Sứ mệnh Mặt trời Quốc gia Ấn - National Solar Mission  tuyên bố năm 2009 ,  nhắm dàn trải  20 gigawatts  ( một giga là một tỉ )  điện mặt trời vào năm 2022  và chánh phủ  ủng hộ mục tiêu này  bằng mọi cách, từ  sáng tạo  căn bản  đến dàn trải đại trà, kích thước lớn. Đầu năm 2010, chánh phủ Ấn , đặt thêm tiền cọc  bằng cách thiết lập một lệ phí  trên việc bán  điện chạy than đá. Tiền thu sẽ đưa về  tài trợ  R&D năng lượng sạch. Trong ngắn hạn,  Ấn Độ sẽ không cống hiến chọc thủng -  đột khởi chánh  nào cả, và chỉ  tạo thêm mỗi ngày mỗi nhiều,  những kiểu mẩu  doanh vụ hửu hiệu tổn phí - cost effective , cung cấp  năng lượng  cho các nước chậm tiến, đang mở mang.  
          
              Toàn cầu hóa sáng kiến
             
                 Ngay cả với những chương trình cực kỳ tham vọng, không một quốc gia duy nhất nào có thể  sẽ sản xuất đa số  những sáng tạo năng lượng sạch  thế giới cần dùng.  Những cố gắng các quốc gia khác nhau  phải liên kết  nhau chặc chẻ, hầu giúp lẫn nhau,  xây đắp  trên nhau . Chẳng hạn , các cơ sở  Hoa Kỳ sẽ cần  các tiên tiến Trung Quốc cho thực thi than đá sạch. Các xưởng chế tạo mặt trời Ấn Độ  sẽ cần  hưởng thụ các  khảo cứu căn bản Hoa Kỳ  hầu thỏa mãn những mục tiêu chánh phủ đặt ra. Các kỷ sư Brasil về nhiên liệu sinh học  sẽ  cần có đủ khả năng để vặn tréo những phát minh các công ty enzym  Đan Mạch, hầu giúp chúng hoạt động tốt hơn với mía địa phương.

 
               Điều này đã xảy ra  ở vài nơi. Hảng CODA Automotive căn cứ tại California có đủ khả năng tiến tới  mau lẹ với dự án làm một xe hơi chạy điện, nhờ chung sức với   hảng làm bình điện Trung Quốc  Lishen Power Battery, tạo công ăn việc làm cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, cùng cải thiện tiềm năng làm xe hơi  điện  giá cả phải chăng ?  Amyris , một công ty mới khởi sự, đang phát triễn  nhiên liệu sinh học tổng hợp ở Brasil , qua việc cộng tác chung sức với  các nhà sản xuất mía địa phương, giúp  họ cũng cố  kỷ thuật ở Brasil, trước khi  đem áp dụng ở Hoa Kỳ  có nhiều thách thức khó khăn hơn.  Loại thụ tinh xuyên biên giới quốc gia này  cần xảy ra mau lẹ hơn và ở kích thước lớn hơn nữa .
            Thế nhưng rất nhiều quốc gia theo bản năng, lại di chuyễn  ngược  con đường này, đặc biệt khi  quốc gia lo ngại dấn thân vào cuộc chạy đua năng lượng sạch với các quốc gia khác.  Bán đi  những hổ trợ năng nổ cho sáng tạo dưới danh nghĩa hổ trợ các nhân công và các công ty nước mình. Điều này mau dẫn đến “ bảo hộ mậu dịch xanh - green protectionism ”  các nhà chánh trị bị áp lực  dựng tường bảo vệ  thị trường trong nước  và  phân biệt chống công ty ngoại quốc.  Các chánh phủ cũng đề xướng  kỷ thuật địa phương nước mình  trên một cố tâm  bảo đảm cho các công ty nội địa có thể kiểm soát thị trường và  thu  tiền bản quyền  tác giả.  Loại ban căng hóa - balkanization ( phân chia thành những nước, những đơn vị nhỏ ) thị trường năng lượng sạch  này, chận đứng dòng chảy tự do kỷ thuật .

 
              Tranh cải  sôi nổi nhất về các dòng chảy  xuyên biên giới về kỹ thuật sạch,  tụ điểm  trên quyền sở hửu trí thức- intellectual property rightsVề những năm đầu  dịch HIV/AIDS , quyền sở hửu trí thức  đắt giá liên kết với những thuốc chửa trị  hửu hiệu nhất, ngăn cản việc truyền bá  thuốc mau lẹ đến bệnh nhân ở Phi Châu và nhiều nơi khác.  Cuối cùng,  dưới áp lực chánh trị to lớn, các công ty dược phẩm Tây Phương, chịu nhiều nhượng bộ đáng kể về quyền sở hửu này, giúp thuốc phân phối rộng rải  hơn. Chiếu theo kinh nghiệm này,  các nước chậm tiến đã dùng đàm phán  về thay đổi khí hậu,  cố đòi  các nước đã mở mang thả lỏng bớt  các luật lệ môn bài - patents rules.  Các nước đã mở mang  phản ứng, lấy biện cứ  là bảo vệ yếu kém quyền sở hửu trí thức  đúng là nguyên do chánh  khiến cho kỷ thuật  năng lượng sạch đã không phát triễn được mau lẹ hơn.  Cho nên các nước mở mang đề cao củng cố thêm  bảo vệ. Cả hai phe đều quá lời, cư xử quá đáng !

 
           Khác với ca các thuốc HIV/AIDS, môn bài bảo vệ quyền  sở hửu trí thức  chỉ là một thành phần nhỏ  tổn phí mọi kỷ thuật năng lượng sạch .  Tháo lỏng chúng  không thay đổi gì mấy  tổng tổn phí  trong đa số ca. Ngay cả ở vài ca  trong đó các công ty, vì chiến lược  giữ lại môn bài  hầu  không cho các công ty cạnh tranh tiềm thế xâm chiếm thị trường, bắt buộc họ  phải rời bỏ  kiểm soát những môn bài này, cũng không  tăng tốc truyền bá kỷ thuật bao nhiêu cả.  Đa số môn bài  tiên tiến  cũng tương đối vô dụng,  nếu không được  các bí mật thương mãi, hiểu biết - know how , và chuyên môn kềm theo; và như thế  cộng tác tích cực  giữa nhà  nắm giữ môn bài  và công ty  mong muốn thâu nhận môn bài , thật là cần thiết. Công tác này sẽ không xảy ra, nếu chánh phủ  lột mất  quyền   môn bài của công ty.  Các công ty năng lựợng sạch cũng không xem  sửa  chửa sai lầm  yếu kém  về sự bảo vệ quyền sở hửu trí thức ở các nước đang mở mang là một thuốc tiêu trừ bách bệnh đâu.  Dù họ thường giữ lại  những kỷ thuật tiên tiến nhất cho xứ sở họ, nhưng công ty ngoại quốc cũng đã tích cực trong khu vực kỷ thuật sạch ở Brasil, Trung Quốc  và Ấn Độ, dù có nhiều vấn đề  về quyền sở hửu trí thức tại 3 quốc gia này.   Bảo vệ tài sản trí thức  tốt hơn sẽ  gia tốc  lan tràn kỷ thuật  và cần phải khuyến khích , nhưng đó không phải là lý do  để tin rằng  quyền sở hửu trí thức  lại có tầm quan trọng hơn  là các thừa tố khác cho  dòng chảy kỷ thuật .

                  Đầu tư và chánh sách thương mãi mở toang  là những  thừa tố  cực trọng bổ sung  cho quyền tài sản trí thức cải thiện.  Uy lực của  đầu tư mở toang  thật là rỏ ràng nhất khi nhìn đến  Brasil và Ấn Độ . Chẳng hạn Brasil  đã cho phép  ngoại quốc đầu tư không giới hạn  ở ngành nhiên liệu sinh học  mà chứng cớ  là gần đây là một công ty liên hợp  trị giá 12 tỉ đô la Mỹ giữa hai hảng Shell và Cosan, một trong các công ty sản xuất ethanol lớn nhất của Brasil.  Thương thảo này giúp  mở cho Cosan  đường vào   hai hảng  công nghệ sinh học mủi nhọn Hoa Kỳ và Gia Nã Đại  nhờ đầu tử vào ethanol thế hệ thứ hai, trong khi Shell  giúp thêm thị trường mới mẽ. Trong lúc đó, Ấn Độ mở toang cho đầu tư ngoại quốc  vào các dự án  năng lượng tái sinh được , chấp thuận tự động  các liên hợp công ty - joint venture ngoại quốc tham gia  đến 74 % phần hùn .
                   Brasil và Ấn Độ   có một đường lối không  cân bằng, nhưng tương đối khá mở rộng  về thương mãi.  Ngành  điện gió chứng minh điều này. Cơ cấu thuế quan và các hệ thống kiểm soát phẩm giá  Ấn, có khuynh hướng  đề xướng  ráp trong xứ những  tua bin gió, nhưng vẫn cho phép  các sản xuất bộ phận làm ở  ngoại quốc. Trong khi Brasil  theo truyền thống  sử dụng thuế quan cao  và nhiều rào cản ngoài thuế quan , để khuyến khích  Brasil độc lập,  khỏi nhờ cậy vào nhập khẩu  khắp nền kinh tế Brasil. Brasil đã áp dụng lề lối này trong nhiều năm và đã thất bại. Năm ngoái, chánh phủ Brasil  lựa chọn một pha trộn mềm dẻo hơn: cấm nhập cảng những tua bin gió  nhỏ, nhưng gở đi hết mọi  giới hạn nhập khẩu tua bin lớn  tiên tiến hơn và cũng cố  trợ cấp sản xuất nội địa  tua bin và các bộ phận tua bin.
            Trái lại, Trung Quốc  theo một đường lối  năng nổ hơn nhiều về thương mãi. Suốt 2 thập niên vừa qua, các công ty ngoại quốc ,đã phải đối diện  áp lực cung cấp không tiền quyền tài sản cực trọng  trí thức cho các công ty Trung Quốc, như là một điều kiện để gia nhập thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn,  mãi cho đến gần đây,  tua bin gió  sản xuất ở Trung Quốc  phải có ít nhất là 70 % chất chứa nội địa , và các công ty chủ nhân là người Hoa thường được ưu tiên ở các  đầu thầu điện gióKể từ năm 2006 , dưới mục “ sáng tạo địa phương - ingenious innovation”, Bắc Bình đã chấp thuận một loạt biện pháp  mục đích nâng cao khả năng kỷ thuật các công ty Trung Quốc, kể cả sử dụng những khế ước  chánh phủ và  việc phát triễn  những tiêu chuẩn  cạnh tranh kỷ thuật được, ưu đải  tài sản trí thức Trung Quốc.  Trung Quốc cũng tiếp tục  cung cấp tư bản rẽ tiền  cho các công ty nội địa, giúp cho các công ty này  vựợt mặt hiệu năng  các công ty Hoa Kỳ và ngoại quốc. Chính sách hiện tại của Trung Quốc  tăng thêm ưu điểm  các công ty Trung Quốc trên  thị trường quốc tế , nhờ  làm cho các hàng xuất khẩu  Trung Quốc rẽ tiền hơn.
      Thành qủa của mọi chuyễn giao  kỷ thuật bắt buộc này đã là một làn sóng ngược chưa bao giờ thấy cho những công ty ngoại quốc  làm doanh vụ  với Trung Quốc. Hiểm nguy cho Trung Quốc là những cố gắng này   có thể có tác dụng trái ngược. Các công ty ngoại quốc có thể  lánh xa, không đầu tư  hay bán hàng hóa nữa ở Trung Quốc, có tiềm năng  làm chậm hẳn dòng chảy kỷ thuật năng lượng sạch  và làm tai hại cho Trung Quốc về khả năng  thay thế mau lẹ đại trà  các nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng sạch .     
         Một môi trường thù địch  cũng khiến cho Hoa Thịnh Đốn khó lòng ủng hộ những chánh sách  tích cực gia tốc  lan tràn kỷ thuật năng lượng sạch ở Trung Quốc. Tuy nhiên cũng phải thận trọng  không nên giết chết những chánh sách hổ trợ năng lượng sạch, vì muốn  đề xướng tiến trình mở rộng toang.  Đôi khi luật lệ  đòi chứa nhiều thành phần chất nội địa  cũng là giá phải trả cần thiết để có đuợc những lược đồ  năng lượng sạch trổi dậy. Nếu ví thử Hoa Kỳ thành công thuyết phục các nước đang mở mang  chấm dứt những đòi hỏi này,   Hoa Kỳ có cơ  moi hết ruột  hổ trợ chánh trị nội địa cho các chương trình  năng lượng sạch  ở các quốc gia này. Đó là một thắng trận kiểu  Pyrrhic ( chiến thắng bị tổn thất quá nặng )  về phương diện môi sinh, kỷ thuật, thương mãi.  Hoa Kỳ cũng phải  nêu cao gương tốt đẹp ở ngay chính thị trường nội địa Hoa Kỳ. Nhiều thượng nghị sĩ  Hoa Kỳ đã kêu gọi  dựng rào cản   trên nhập khẩu  và đầu tư  ngoại quốc ở các dự án năng lượng sạch trong gói kích thích kinh tế - economic stimulus package.  Mục tiêu họ  nói ra là   tối da hóa lợi nhận cho các hảng và công nhân Hoa Kỳ. Nhưng những chánh sách như thế   sẽ càng làm cho  Hoa Kỳ khó khăn hơn  xây dựng  sáng tạo ở  hải ngoại và cho các  công ty ngoại quốc  vào được kỷ thuật phát triễn  ở Hoa Kỳ.  Thêm vào đó, khi cắt đứt các công ty Hoa Kỳ ra khỏi các giải pháp năng lượng sạch  phát triễn ở hải ngoại, những chánh sách này sẽ làm tăng giá năng lượng Hoa Kỳ,  như thế sẽ tai hại cho sức cạnh tranh và công ăn việc làm khắp nền kinh tế.

 
    Khởi sự vượt qua Cách Mạng Xanh
     
    Một hệ thống  sáng tạo mở rộng  rất cần thiết cho  tăng tốc độ  phát triễn và truyền bá  các kỷ thuật năng lượng sạch.  Nhưng ngay cả ở hệ thống mở, kỷ thuật năng lượng  có khuynh hướng lan tràn châm rải, khiến cho sự mở rộng duy nhất không đủ gì hết.  Hơn nữa, dù cho các công ty Hoa Kỳ có thể tán dương  thúc đẩy cũng cố quyền sở hửu trí thức và tăng gia thương mãi, đầu tư, nhiều quốc gia đang mở mang vẫn chống cự, lo sợ mất đi vị trí  của mình trong cuộc chạy đua  về năng lượng sạch.  Chánh phủ Hoa Kỳ  phải đưa một tay ra hứng đở, tích cực  giúp  làm lan tràn kỷ thuật năng lượng tiên tiến, một điều các quốc gia đang mở mang đòi hỏi từ lâu  rồi. Khiếm khuyết ở dây chuyền  làm lan tràn kỷ thuật năng lượng quanh thế giới  đã hiện diện từ giai đoạn Khảo cứu & Phát triễn ( R & D )  đến trình diễn và thương mãi hóa, đến  biến cố khuếch tán quan trọng  những kỷ thuật trưởng thành .  Ngay cả ở những quốc gia đang mở mang  tiến bộ nhất, các nhà khoa học  thường thiếu thốn cách nhập vào những tài nguyên  tương tự như ở Hoa Kỳ. Chẳng hạn, các  nhà khoa học Brasil  hoạt động R&D  về  công nghệ sinh học mía,  báo cáo  là  chỉ cần nhập vào  giới hạn các cơ  sở và nhân sự  khoa học Hoa Kỳ cũng  đã đem lại nhiều lợi ích lớn rồi. Hơn nữa, vì chưng giai đoạn sớm  R&D, khác biệt tỉ lệ  của chánh phủ hay kế ước với chánh phủ dựa trên cơ chế thị trường , tỉ như thương mãi và đầu tư   hầu tạo ra  cộng tác R&D  xuyên  biên giới,  sẽ luôn luôn thất bại.  Thay vào đó,  các chánh phủ sẽ thường cần  xếp đặt  những dự án cộng tác, bằng cách cung cấp nhắm vào hổ trợ tài chánh  hay nối kết với những la bô chánh phủ. Hoa Kỳ đã   thực thi vài bước đầu tiên  hướng về củng cố  các chương trình chung  R&D  với Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ qua những cố gắng  tỉ như Trung Tâm  Hoa Kỳ - Trung Quốc  Khảo cứu Năng Lượng Sạch, thiết lập  cuối năm 2009 . Thế nhưng  còn có thể làm nhiều hơn nữa, ở 3 quốc gia này, nếu  có thêm tiền  của chánh phủ.

 
    Một mục tiêu quan trọng khác là các xí nghiệp  nhỏ và cở trung, đóng vai trò  cực trọng  để thí nghiệm  với hay thương mãi hóa các kỷ thuật  mới mẽ , mà khả năng rất giới hạn  ở đa số thế giới đang mở mang . Chẳng hạn, ở Ấn Độ, những tổ hợp công ty lớn hội nhập thẳng đứng ,  ngự trị nhành  năng lượng  sạch, và ở Trung Quốc  những doanh nghiệp  lớn chánh phủ  chủ nhân đóng vai trò chánh .  Tư bản hiểm nguy - venture capital  và   giá trị tài sản tư nhân bị cầm giữ - private equity   thông thường các doanh nghiệp nhỏ dựa vào để hổ trợ  các hoạt động sáng tạo , cũng đều tương đối  yếu kém ở cả 3 quốc gia.  Chánh sách Hoa Kỳ   không sửa sai được mọi lổ thủng này, nhưng có thể giúp đở.

 
      Trước tiên ,  Hoa Kỳ có thể chung sức với các chánh phủ Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ  cung cấp bảo hiểm  tài sản trí tuệ  liên quan đến các xí nghiệp   kỷ thuật năng lượng sạch cở nhỏ hay cở trung bình. Các quyền  tài sản trí thức   thường cực trọng - critical cho sống còn của các xí nhiệp  kỷ thuật nhỏ Hoa Kỳ , và lo âu về bảo vệ quyền tài sản trí thức  có thể làm họ e ngại  tránh chung sức với các hảng ngoại quốc. Những hảng  nhỏ hơn ở những nền kinh tế đang trổi dậy , trong lúc đó, phải đối mặt  nhiều rào cản hơn là các hảng lớn  thiết lập  trust - xí nghiệp liên hiệp  cùng các công ty Hoa Kỳ . Tuy nhiên , Hoa Kỳ cũng chỉ nên  đeo đuổi những  chương trình như thế, nếu như các đối giá viên  không chấp nhận một lề lối thù địch với các quyền  sở hửu trí thức, như Trung Quốc đã làm những năm gần đây.

 
Thứ đến  là Hoa Kỳ có thể  cũng cố những cố gắng của mình,  giúp cho các công ty  và các nhà khảo cứu Hoa Kỳ  quen thuộc với các  bạn chung sức  tiềm thế  ở những nền kinh tế lớn đang trổi dậy.  Bộ Thương Mãi Hoa Kỳ đã  đi  vài bước đầu tiên, tạo ra những sách chỉ dẫn cách làm doanh vụ năng lượng sạch ở  Trung Quốc và ở Ấn Độ  và đã  tiếp đãi  nhiều chuyến du hành  bán hàng phổ thông  ở Á Châu. Những cố gắng này có thể nới rộng thêm về số lượng, phạm vi địa lý và tham gia của các công  ty mới thành lập, dẫn tới  những mối nối kết  có lợi nhuận hơn giữa  các hảng Hoa Kỳ và các nước đang mở mang.

 
 Thứ ba  là Hoa Kỳ có thể giúp đở  tạo ra những điểm trọng tâm  thường trực  nơi các nhà khảo cứu và các công ty có thể  trao đổi ý kiến và xác định  những cơ  hội  chung. Ý kiến tương tự  đã được Ấn Độ đề nghị  trước khi điều đình về Khí Hậu Liên Hiệp Quốc tháng 12 năm 2009 ở Copenhagen và đã được hổ trợ rộng rải.

 
 Thứ tư là các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ  phải giúp đở thiết lập những dự án trình diễn xuyên biên giới và những cố gắng thương mãi hóa. Chẳng hạn, những điều này có thể gồm luôn  cả trình diễn  sự hửu dụng  của kỷ thuật Hoa Kỳ  chận bắt và giam hảm carbon  ở Ấn Độ hay  thương mãi hóa   enzymes  nhiên liệu sinh học Hoa Kỳ phát triễn , áp dụng chúng trên  các nhà máy dẫn đạo  kích thước thương mãi  trên mía Brasi . Ý kiến tốt đẹp thường chết . vì chúng không nhận được tiền giúp  chúng tăng trưởng; như trường hợp  ở Hoa Kỳ hổ trợ tài chánh cho các dự án trình diễn và những cố gắng thương mãi hóa hải ngoại sẽ giúp những kỷ thuật mới năng lượng sạch  thương mãi, sống còn vững bền được.
 Thương mãi hóa xuyên biên  giới  có cơ  tăng cường  các nhà máy chế tạo ngoại quốc, làm thiệt hại các nhà máy chế tạo ở Hoa Kỳ, nhưng lợi lộc  có thể  lớn hơn là thua lỗ, đặc biệt khi những cố gắng này  được gói chung với  đường vào  tăng thêm  đến các thị trường  năng lượng sạch cũng tăng thêm lên. Rất nhiều sáng chế  Hoa Kỳ  có thể thất bại trong nước hay chỉ  lan tràn quốc tế sau nhiều chu kỳ ( chu trình ), có thể  tìm ra những  yêu cầu mạnh mẽ  ở ngoại quốc, nơi các nhà tiêu thụ  có  yêu cầu  và ưa thích khác biệt.  Hơn nữa ,  tham gia các dự án trình diễn  giúp các công ty Hoa Kỳ nhìn vào sâu đậm hơn  các thị trường ngọai quốc.   Thay thế  không phải là Hoa Kỳ sẽ ngự trị những thị trường này, nhưng sẽ có thể là những vai trò mạnh mẽ hơn  cho các công ty  từ các quốc gia phảt triễn mềm dẽo hơn, tỉ như  Nhật bổn.
   Ủng hộ của Hoa Kỳ  cho các dự án  trình diễn xuyên  biên giới, tuy nhiên , không phải là vô điều kiện. Trước khi hổ trợ  những dự án trình diễn kích thước lớn  , tốn kém, Hoa kỳ phải  được bảo đảm là xứ chủ nhân tiếp nhận đang đi trên con đường phát triễn những chánh sách hạ tầng cơ sở thích nghi,  hầu hổ trợ  sự chấp thuận rộng rãi  kỷ thuật mới đang thử nghiệm.  Các công ty Hoa Kỳ cũng phải được  hứa hẹn  cho nhập vào  các thị trường  năng lượng sạch mới, trao đổi  cho các dự án thương mãi hóa và trinh diễn kể trên.  Và những cố gắng như thế,  phải được các quốc gia chủ nhân tiếp nhận  chịu  tài trợ chung với Hoa Kỳ, vì rằng  cac công ty  và nền kinh tế của các nước  này  cũng sẽ hưởng lợi thành quả. Hoa Kỳ cần phải mềm dẽo khi cùng  chia sẽ  nổi nặng nhọc tài trợ chung, đặc biệt  với Ấn Độ  vì tài nguyên chánh phủ Ấn  thật là giới hạn , thiếu thốn. 
              Lảnh vực cuối cùng chánh phủ Hoa Kỳ cần ủng hộ  là trực tiếp khuyến khích  xuất khẩu năng lượng sạch Hoa Kỳ  và các công ty Hoa Kỳ đầu tư hải ngoại- OPIC . Ngân hàng Xuất- Nhập  Khẩu Hoa Kỳ  giúp tài trợ  Hoa Kỳ xuất khẩu  không lý gì đến  bất cứ một rào cản thương mãi nào các nước nhận hàng đặt ra. Một chánh sách mới  phải tích cực nối tiếp  hổ trợ tài chánh Hoa Kỳ, hầu giảm bớt  rào cản thương mãi. Tương tự như thế, OPIC phải thắt chặc  hổ trợ  năng lượng sạch của OPIC với những đầu tư  tình thế mở rộng hơn  cho các công ty năng lượng sạch.  Cả hai  tổ chức  cũng phải khuyến khích  các quốc gia tiếp nhận củng cố  hậu thuẩn của họ cho năng lượng sạch .                                                           

 
                Đa số những sáng kiến này, đặc biệt khi tụ điểm  vào cứu cánh  thương mãi hơn  của quang phổ  sáng tạo ,  có thể gặp tổn phí lớn lao. Nhưng chúng cũng có nhiều lợi lộc, không những trên phương diện  xén bớt  tiêu thụ dầu lữa toàn cầu và giảm bớt  phát thải khí nhà kiếng, mà còn  giúp   các nhà  sáng kiến và các công ty   năng lượng sạch Hoa Kỳ.  Khi nói đến  thay đổi khí hậu, chúng có thể là những lựa chọn thay thế  hấp dẫn hơn so với các lựa chọn khác, có khuynh hướng  liên hệ đến  hổ trợ tài chánh  dàn trải  năng lượng sạch  ở thế giới đang mở mang, không có giây thắt chặc nào  cột vào.  Tiền bạc  tăng cường các  công ty  Hoa Kỳ  năng lượng sạch   dù cho  giúp đở   các nền kinh tế  lớn đang trổi dậy   chấp nhận các kỷ thuật tiên tiến, có lẽ sẽ dễ dàng bán ra trên phương diện chánh trị hơn là  ngân khoản không thật rỏ ràng xiềng xích  vào các mục đích kinh tế Hoa Kỳ
              
                  Hãy cùng nhau thắng cuộc
                   
                 Không một sáng kiến chánh sách nào sẽ giảm bớt yêu cầu  dầu lữa, hạ bớt các khí phát thải nhà kiếng , hay  tạo dựng thị trường lớn cho  năng lượng sạch Hoa Kỳ cả , trừ phi chúng cuối cùng  tăng cường được  đòi hỏi năng lượng sạch khắp thế giới và đặc biệt ở Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ.  Một hệ thống làm giảm mạnh phí tổn năng lượng sạch phải tiến tới một bước dài, hướng về  đề xướng  những thị trường to lớn hơn:  năng lượng sạch càng rẽ hơn thì  các quốc gia sẽ  càng  mau làm ra các chánh sách thực thi  đề xướng chấp thuận. Một phương cách  giúp bảo đảm  các nước to lớn đang phát triễn mau trở thành các nhà  sản xuất thay vì chỉ là những nhà tiêu thụ các kỷ thuật tiên tiến   sẽ làm hạ thêm  phí tổn , vì chưng   các quốc gia này có thể  thường khai thác nhân công   địa phương rẽ hơn  và  hạ  thang kinh tế- economy of scale, đặc biệt khi họ sản xuất cho  chính thị trường mình. Ở Brasil , Trung Quốc và Ấn Độ,  các nhà sản xuất năng lượng sạch được trao quyền , cũng có thể là những khách hàng quan trọng  thúc ép  thiết lập  những thể lệ  điều hòa và khuyến khích  năng lượng sạch  mạnh mẽ hơn, không khác gì mấy ở Hoa Kỳ . Ở Trung Quốc  các nhà chế tạo dùng mặt trời  đã thúc đẩy yêu cầu  dùng mặt trời nội địa  mạnh mẽ hơn, hầu nốc sạch cung cấp thặng dư .

 
              Chắc chắn là can thiệp tích cực của chánh phủ Hoa Kỳ   làm thị trường năng lượng sạch hoạt động tốt đẹp hơn,  sẽ vẫn còn hiểm nguy riêng mình.  Ngay cả những  nhà làm chánh sách thông minh và thông hiểu  cũng hay làm nhiều lầm lỗi, Vài kỷ thuật họ hổ trợ đã tỏ ra  là những bế tắc thương mãi và những quyền lợi    các hảng Hoa Kỳ và các hảng chung sức cộng tác tiềm thế ở  Brasil, Trung Quốc,  Ấn Độ  sẽ đôi khi  mâu thuẩn, xung đột.  Tài nguyên sẽ bị xài phí.  Nhưng phí tổn so với  hiểm nguy  thụ động - không  hoạt động  ít hơn nhiều.

 
           Thành công của các quốc gia khác  về năng lượng sạch không đương nhiên là  Hoa Kỳ thất bại.  Hoa Kỳ có thể hưởng nhiều lợi lộc  từ các sáng kiến năng lượng sạch  quanh thế giới, nếu như Hoa Kỳ vẫn đeo đuổi  những cố gắng vạm vỡ của mình  tại Hoa Kỳ.  Mỗi nền kinh tế chánh đều có ưu điểm của mình  khi bàn đến   sáng tạo và phát triễn  kỷ thuật năng lượng .  Một chánh sách Hoa Kỳ sáng suốt  phải nhắm  tạo dựng một môi trường sáng tạo toàn cầu , cùng dệt ra những sức mạnh  riêng biệt  đeo đuổi những mục đích  năng lượng chung.  Không phải ai cũng thích là thành phần gói hàng đâu .  Vài công ty Hoa Kỳ sẽ chà xát  những cố gắng  có cơ giúp đở những  nhà cạnh tranh họ ở  thế giới đang mở mang.  Vài nền kinh tế đang trổi dậy  cũng chống cự  mở rộng cho những hảng Hoa Kỳ tương tự . Chỉ nới rộng thị trường  mới hy vọng mọi người  sẽ cùng nhau chia sẽ miếng bánh ngọt lớn hơn .

         Lựa chọn thay thế không phải là một thế giới trong đó Hoa Kỳ sẽ ngự trị một mình lảnh vực năng lượng sạch , ngay cả khi một quốc gia nào đó giải quyết những vấn đề cho Hoa Kỳ. Mà có lẽ sẽ là  một quốc gia trong đó  phí tổn năng lượng sạch sẽ không giảm bớt mau lẹ  như cần thiết  và khi  những thị trường đồ sộ các kỷ thuật năng lượng sạch không cụ thể hóa được,  Ở ca này Hoa Kỳ và thế giới sẽ cùng thua !

 ( Irvine, Ca Li -Hoa Kỳ ngày 8 tháng giêng 2011 )

 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851894 visitors (2209416 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free