TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thực phẩm nhập cảng
 
Lên mạng ngày 12/9/09

Canada Thực Phẩm
Nhập Cảng T Việt Nam
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
Mấy năm gần đây đồng bào mình tại Canada rất lo ngại trước tình hình một số thực phẩm và thủy sản nhập cảng từ Việt Nam đã bị cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm CFIA liệt kê vào danh sách cảnh báo vì đã vi phạm vào nhiều điều khoản đã được ký kết giữa hai quốc gia Canada và Việt Nam: sản phẩm không vệ sinh, bao bì nhãn hiệu và lon hộp không đúng quy định, có mùi lạ, thiếu cân, nhiễm khuẩn E.coli-Salmonella-Staphylococcus aureus, có chứa thuốc kháng sinh Chloramphenicol-Nitrofuran-Sulfonamide-Flumequine-Oxolinic acid, sản phẩm có chứa hóa chất lạ như Histamine-Sulphite hoặc hóa chất cấm sử dụng như Malachite Green-Leucomalachite Green.
 
Nên biết là theo danh mục của Bộ thủy Sản VN thì các chất sau đây bị cấm sử dụng trong việc sản xuất kinh doanh thủy sản: Aristolchia, Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine, Colchichine, Dimetridazole, Dapsone, Metromidazole, Nitrofuran (bao gồm Furazolidone), Romidazole, Malachite Green, Ipromidazole, Nitroidazole, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides và Trichlorfon (Dipterex).
 
 
Tóm tắt danh sách cảnh báo của CFIA tính đến ngày 2007/07/10 (IMPORT ALERT LIST SEARCH RESULTS AS OF 2007/07/10)
 
*Thực phẩm đóng lon/hộp (Canned)
*Thực phẩm tươi/sống (Fresh or Live)
*Thực phẩm ăn liền (Ready to eat)
*Đông lạnh/Muối/Các loại khác (Frozen/ Salted/Other): Cá tôm, sò ốc, thực phẩm các loại.
 
Năm 2005, 9% cá tôm VN nhập cảng vào Canada đã bị CFIA xét nghiệm. Kết quả cho thấy, 43% mẫu xét nghiệm có dương tính với chất cấm Malachite Green. Biết rằng lối 80% thủy sản nhập cảng từ Á châu đều có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam.
Xem chi tiết báo động của CFIA:
 
 
 
 
 
Canada đã làm gì?
 
Cơ quan CFIA có trách nhiệm kiểm soát tất cả thực phẩm nhập cảng vào Canada. Phương pháp và tần số xét nghiệm được dựa trên nguyên tắc thẩm định mức độ nguy hiểm (évaluation de risques) của sản phẩm và cũng tùy theo loại hàng hóa, tùy theo quốc gia xuất khẩu và hồ sơ của nhà xuất khẩu trong quá khứ. 
Ngày 17/7/2006, Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm CFIA đã ký một thỏa thuận với Cục Quản Lý Chất Lượng An Toàn về Thú Y và Thủy Sản, Bộ thủy Sản VN (National Fisheries Quality Assurance and Veterinary Directorate of the Vietnam Ministry of Fisheries, NAFIQAVED). Theo văn kiện này, phía VN phải chịu trách nhiệm kiểm soát việc sản xuất và chế biến thủy sản xuất cảng sang Canada, phải cấp giấy chứng nhận sản phẩm đã được sản xuất trong điều kiện vệ sinh, đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi và quy định về tiêu chuẩn của Canada về thủy sản nuôi, mà đặc biệt là sản phẩm không được chứa Choramphenicol, Nitrofuran, Malachite Green và Leucomalachite Green (riêng 2 chất nầy không được phép có dư lượng trên 0,5 ppb). Xem mẫu giấy chứng nhận của VN:
 
 
Ngày 30 Nov 2006, Canada đã đưa ra quy định mới là kể từ 1/1/2007 tất cả thủy sản nuôi và sản phẩm của nó đến từ VN đều phải chịu sự kiểm soát toàn diện 100%. Nếu có giấy chứng sức khỏe (Health certificate) do NAFIQAVED cấp và đạt tiêu chuẩn tốt trong quá khứ thì chỉ có 5% sản phẩm bị xét nghiệm mà thôi. Ngoài ra tất cả sản phẩm có thể bị xét nghiệm bất chợt (random) về vi trùng học, hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia và về các biến đổi mùi vị, xúc giác (sensory).
Nhiễm Malachite Green ở thủy sản nuôi trồng (thí dụ Cá Ba sa) là vi phạm thường được nói đến nhất.
 
 
 
VietNamNet Bridge - Vietnam's aquatic product exporters are not required to get certificates from the National Fisheries Quality Assurance and Veterinary Directorate (Nafiqaved) for their export batches to Canada as of Mar. 10.2007

Under an agreement between Nafiqaved, a subsidiary of the Vietnamese Ministry of Fisheries, and the Canadian Food Inspection Agency (CFIA), the Canadian agency will reduce its frequency in taking specimens to check antibiotic residue and those taken will not exceed 5 percent of seafood batches imported from Vietnam.

However, this regulation is only applied to those Vietnamese businesses which are eligible for exporting to Canada and have been licensed by Nafiqaved
 
 
Malachite Green (MG) là chất gì?
 
MG là một loại hóa chất trước kia đã được dùng trên thế giới để diệt nấm và diệt ký sinh trùng ở cá nuôi. Khi vào cơ thể cá, MG được chuyển ra thành chất Leucomalachite Green (LMG). MG bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cá nhanh hơn chất LMC. Cả hai chất đều có thể gây cancer nếu chúng ta ăn cá tôm nhiễm độc với dư lượng cao và ăn thường xuyên.
 
 
Dư lượng MG và LMG được cơ quan Y tế Health Canada cho phép ở tôm cá nuôi và sản phẩm của cá là 1 ppb (1 phần tỉ). Trên mức nầy sản phẩm không được phép bán cho người tiêu thụ. Cá tôm VN có dư lượng từ 0,5 ppb đến 1 ppb đều bị CFIA giữ lại đến khi nhà sản xuất trình đầy đủ bằng cớ, thông tin là sự nhiễm MG và LMG là vì rủi ro vô tình chớ không phải cố ý.
Ngày nay, MG đã bị cấm sử dụng trong việc nuôi thủy sản trên thế giới kể cả VN và Trung Quốc. Tại Canada MG chỉ được cho phép sử dụng để nuôi cá cảnh (poisson d’aquarium) mà thôi.
 
 
Chúng ta nên làm gì?
 
Mặc dù VN đã chính thức ký kết với Canada nhiều văn kiện về xuất cảng thực phẩm và thủy sản, tuy vậy vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết, vi phạm về mặt chất lượng và về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng xuất cảng. Các thông báo trong quá khứ của hai cơ quan FDA Hoa Kỳ và của cơ quan CFIA Canada đã nói lên tính chất nghiêm trọng của vấn đề thực phẩm xuất xứ từ VN.
 
 
 
Vấn đề thực phẩm nhiễm độc, thiếu vệ sinh, nguy hiểm, chứa hóa chất cấm sản xuất từ Trung Quốc và Việt Nam đã bị đồng bào và báo chí trong nước cũng như ở hải ngoại cực lực tố cáo trước dư luận thế giới.
 Chính quyền cộng sản VN đã nhìn nhận vấn đề nhưng tỏ ra bất lực, không đủ khả năng để sửa đổi lề lối làm việc cũng như để quản lý chặt chẽ ngành xuất cảng cá tôm cho phù hợp với yêu cầu và qui cách thương mãi của thế giới. Nạn tham nhũng, đút lót, bè phái từ trên xuống tới dưới là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bê bối hiện nay.
 
 Để bảo đảm sức khỏe, chúng ta cần cảnh giác và phải hết sức thận trọng đối với sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam... Đừng vì những lời quảng cáo ngon ngọt bóng bẩy của một số nhà doanh nghiệp thiếu lương tâm bên nầy cũng như bên kia cộng với sự làm ngơ hoặc sự hỗ trợ ngấm ngầm của chính quyền hiện hữu ở VN mà để bị đầu độc lần mòn trên mảnh đất tự do, quê hương thứ hai nầy!
 
 Nếu quý bạn có điều gì thắc mắc liên quan đến thực phẩm nhập từ VN xin hãy liên lạc với các cơ quan dưới đây:
 
-Canadian Food Inspection Agency (CFIA): www.inspection.gc.ca
            Tel (514) 283 8888
                  (613) 225 2342
 
-Health Canada: www.hc-sc.gc.ca
            Tel (613) 957 2988
 
 
 
Kết Luận
 
Thực tế cho thấy không ít bà con mình sống tại hải ngoại không ngớt ào ào về thăm quê hương chùm khế ngọt. Người Việt trong nước có điều kiện, có thế lực thì ngược lại càng ngày càng có mặt tại hải ngoại để du học, để làm ăn, để hát xướng, để định cư và để....
Còn các chợ Á Đông, chợ Tàu, chợ Việt thì tràn ngập hàng hóa Trung Quốc và Việt Nam.
Đúng là chạy Trời không khỏi nắng. Hỡi ôi!
 
  
Tham khảo
 
 
-          BS Thú Y Nguyễn Thượng Chánh. Cá tôm và chất malachite green. Take2Tango
 
Chạy Trời không khỏi nắng. Take2Tango
 
-          Canada xét nghiệm thủy sản nhập cảng như thế nào? vantuyen.net
 
 
-          VnEconomy. Xuất khẩu thủy sản“bơi” trong khó khăn
 
-          BBC. Thủy sản Việt Nam gặp khó khăn
 
-          VietBao.vn. Xuất khẩu nông sản khó khăn chồng chất trong năm 2009
 
 
Montreal, 09 Sept 2009

Trở lại Trang KH
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860844 visitors (2231751 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free