MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lên mạng ngày 11/8/2010
Trân Châu Trung Quốc
G S Tôn Thất Trình
Xin bạn cùng chia xẻ với chúng tôi say mê thời niên thiếu, hai sách “Gió Đông: Gió Tây “ và “Đất Lành “ của bà Pearl Buck (tên trung quốc là Trái Trân Châu) và lạm bàn truyện mới về bà :
Một chuyện kể rạng danh văn hào Pearl Buck :
Trân Châu Trung Quốc
G S Tôn Thất Trình
|
Nữ văn Hào Pearl Buck
|
|
Bà Pearl Buck (bên trái) chụp với gia đình khi còn nhỏ |
Pearl S. Buck ( 1892- 1973 ) là một trong những số tác giả Mỹ nổi danh nhất ở các thập niên 1930-40; dòng họ nguyên bản là Sydensticker , biệt hiệu là John Sedges, sinh tại thị trấn Hillsboro , Tây - West Virginia , Hoa Kỳ. Cả thời niên thiếu bà sống ở Trung Quốc, tại Thanh Cương - Chinkiang, trên bờ sông Dương Tử. Bà đã học nói tiếng Tàu, trước khi nói tiếng Anh. Cha mẹ là nhà truyền giáo Tin Lành. Cuộc sống của bà ở Tàu có lúc rất điêu đứng. Khi bà còn thơ ấu, gia đình bà đã phải chạy trốn “ Nổi Loạn Thái Bình Thiên Quốc - Boxer Rebellion “. Bà thành hôn lần thứ nhất với Tiến sĩ canh nông John Lossing Buck và làm thông dịch viên cho chồng, chu du khắp nước Tàu. Vào thời gian này, Trung Quốc khởi sự “ Cải Cách Tự do - Liberal Reform “ , đặc biệt theo “ Phong trào Mồng 4 Tháng 5 “ từ năm 1917 đến năm 1921. Năm 1924, bà trở về Hoa Kỳ để tìm cách săn sóc cho con gái đầu lòng mắc bệnh trí óc ngu si, chậm phát triễn - mental retarded . Năm 1926, bà đậu thạc sĩ- MS văn chương, viện đại học Cornell. Gia đình Bucks trở lại Trung Quốc năm 1927. Trong thời gian Nội chiến Quốc –Cọng, họ phải di tản sang Nhật và bà Pearl Buck không bao giờ trở lại Trung Quốc nữa. Năm 1935, bà ly dị chồng thứ nhất, tái giá với Richard Walsh, chủ tịch hảng xuất bản John Day Company và di chuyễn về bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.
|
Nữ sĩ Pearl Buck đang đàm đạo với tổng thống Kennedy (bên trái) trong buổi lễ vinh danh các văn hào Nobel Mỹ năm 1962 tại tòa Bạch Ốc. |
Bà nhiều tinh thần bác ái, nhân từ, tham gia vận động lớn cho quyền lợi đàn bà, biên tập viên Tuần Báo Á Châu - Asia, vị tha, nổi danh nhờ các truyện kể đời sống Trung Hoa , đoạt giải thưỏng Nobel Văn Chương năm 1938 . Bà là người Hoa Kỳ thứ ba đoại giải này, sau hai văn hào Sinclair Lewis và Eugene O’Neill. Quyết định tưởng thưởng của Viện Hàn Lâm Thụy Điển lúc đó, đã gây tranh cải, đặc biệt ở các nhà bình luận văn chương , tin rằng Pearl Buck không đủ vóc dáng văn hào giải Nobel có ý định xác nhận. Công trình văn hóa, văn chương của Pearl Buck gồm 80 bài bản xuất bản : truyện, kịch, truyện ngắn, thơ, sách cho trẻ em và tiểu sử . Bà viết 5 sách truyện dưới tên John Sedges và dịch truyện Lương Sơn Bạc bị cấm đời nhà Tống của Lo Guang Zhong ( 1330- 1400) , tái xuất bản dưới tên là “ Tứ Hải Giai Huynh Đệ - Người Bốn Biển Đều là Anh Em “ - All Men Are Brothers. Ngày nay, các sách truyện của Pearl Buck thường được xem là đã lỗi thời, dù có nhiều cố gắng muốn phục hồi địa vị công trình của bà. Trước đảo chánh Nhật tháng 3 năm 1945, sách bà không được phổ biến nhiều ở Việt Nam, vì chánh quyền thuộc địa đương thời chỉ muốn phô trương các văn hào Pháp . Nhưng các năm 1945- 46 , chúng tôi đã say mê đọc truyện về đời sống và dân quê Tàu, khi các bản dịch ra quốc văn những truyện Pearl Buck viết trước đó được phát hành .
Tóm tắt hai truyện Gió Đông :Gió Tây và Đất Lành
Truyện Gió Đông : Gió Tây - East Wind : West Wind là cuốn Pearl Buck viết, xuất bản đầu tiên năm 1930, được giới bình phẩm văn chương tán thưởng. Đây là một cuốn sách viết đơn giản, giới thiệu tốt đẹp về cách sinh sống người Hoa . Chuyện do chính mắt một cô gái Tàu truyền thống tên là Kiều - Kwei Lan kể ra, lấy chồng cũng người Hoa , một bác sĩ y khoa tốt nghiệp ở ngoại quốc và bà chị dâu, một người đàn bà ngoại quốc, tuồng như sống cả đời mình ở Trung Quốc như Pearl Buck vậy. Kiều Lan cũng xem chị dâu như thể một phụ nữ Hoa như mình .
Sách cũng mô tả tình huống của Kiều Lan mở mắt nhìn tự do và các quan điểm thế giới tây phương. Kiều Lan đã được dạy dỗ tin tưởng rằng dân tây phương có tài ma thuật đen tối, không hề có tí nào văn minh cả thảy. Mẹ cô nói với con gái là thượng đế - Trời đã phân Đông và Tây ra làm hai, ngăn cách ở giữa là một biển sâu thẳm . Cho nên không nên lân la, trà trộn với dân tây phương, chống lại ý Trời định . Khi Kiều Lan lấy chồng, một người cô đã đính hôn trước khi mẹ sinh ra cô; cô khám phá ra là chồng khác hẳn người cô mong đợi. Thoạt tiên, chồng cô không để ý gì tới cô cả. Nhưng khi bà gia, mẹ chồng khắc nghiệt với Kiều Lan, chồng cô rời bỏ mái nhà cha mẹ, đưa cô đến ở một nhà cận đại .
Đáng chú ý nhất là phần chuyện kể Kiều Lan quan sát và ngạc nhiên nhìn những đặc điểm nhà mới. Cô tự hỏi là tại sao họ lại đục một lỗ trên tường , phủ lên đầy gương rồi treo màn lên trên, thay vì chỉ cần phủ các lỗ bằng giấy màu , như ở các nhà Tàu cỗ truyền. Bị bó chân, nên cô thấy khó khăn phải lên xuống những bậc cầu thang trong nhà. Sau đó cô chịu để cho chồng tháo băng bó chân minh. Rồi họ thấy nối kết , trìu mến nhau. Cô bắt đầu tin tưởng chồng mình là một người thông thạo. Cô cũng thấy là chân không bị bó chặt, giúp cô lên xuống các bậc thang nhà dễ dàng hơn.
Khi cô sinh hạ một cháu trai, cô lo ngại là phải xa rời khi con lớn khôn hơn đôi chút, vì con trai theo thủ lệ thuộc về gia đình chồng. Lúc chồng cô từ chối không chịu rời con trai, cô thoạt tiên nghĩ rằng chồng ích kỷ và không làm tròn nhiệm vụ đối với cha mẹ, nhưng sau đó cô lại chấp thuận không chịu rời con.
Anh Kiều Lan cũng học ở Mỹ và lấy một phụ nữ Mỹ , tên là Mary . Họ trở về Trung Quốc hầu thuyết phục cha mẹ anh chấp nhận hôn nhân. Cô bênh vực, thay anh nói với mẹ, nhưng mẹ không lay chuyễn. Cha Kiều Lan cũng cư xử tốt với Mary. nhưng cũng không chấp nhận Mary vào gia đình. Cha mẹ Kiều Lan bảo anh cô đưa tiền cho Mary và trả Mary về Hoa Kỳ . Ông bà muốn anh cô cưới cô gái đã đính hôn, con gái gia đình họ Lý. Và anh cô chưa làm tròn nhiệm vụ là sinh cho gia đình một cậu trai. Mẹ Kiều Lan muốn cháu trai đầu do một phụ nữ Tàu đẻ ra, và lo ngại là Mary sẽ mang thai . Thật thế, Mary đã mang thai đứa cháu trai đầu lòng của họ .
Mẹ Kiều Lan đứng tim chết vì buồn phiền con trai mình không chịu rời bỏ bà Mỹ và cưới cô gái Tàu đã đính hôn. Cha anh đe dọa sẽ không để gia tài cho anh , nếu anh không lấy cô gái đã đính hôn. Cuối cùng, cả anh cô và Mary đều rời bỏ mái nhà cha mẹ : anh Kiều Lan hy sinh cả gia đình và nhà cửa cho vợ mình và Mary hy sinh Hoa Kỳ, nước sinh ra mình. Kiều Lan và chồng cả hai đều thấy nhục nhả về cuộc tình duyên này. Tuy nhiên, một cậu con trai sinh hạ đã cột chặt Đông và Tây vào nhau.
Pearl Buck đã kể chuyện Kiều Lan một cách rất kỳ lạ, ngoại lai. Ở mọi điểm ngừng, Kiều Lan so sánh phong cách Tàu cỗ truyền, truyền thống xử thế với phong cách tây phương chồng cô cho biết. Dần dần, cô học hỏi tìm ra được cân bằng giữa những gì cô cho là tốt đẹp ở lối sống tây phương và lối sống đông phương.
Truyện Đất Lành - The Good Earth, xuất bản năm 1931, năm đầu tiên đã bán 1 800 000 cuốn. Sách đã dược dịch ra hơn 30 thứ tiếng thế giới và đoạt giải thưỏng Pulitzer Price về truyện hư ảo năm 1932. Chuyện kể theo dõi đời sống của Vương Lung - Wang Lung , từ lúc anh ta còn là một nông dân nghèo khổ đến địa vị một điền chủ giàu có . Wang Lung lấy một nô lệ là Ô Lan từ nhà giàu họ Hoàng - Hwang . Cha mẹ Ô Lan bán con cho họ Hoàng vì nghèo khổ và cần tiền. Theo cỗ lệ Tàu, hôn nhân Vuơng Lung và Ô Lan đã được xếp đặt trước. Hôn thê không đẹp, hạ mình, khúm núm nhưng chia sẽ cùng chồng niềm say mê đất đai , nhiệm vụ và sống còn. Năm đầu, họ rất sung sướng : trồng trọt được mùa và họ sinh hai con trai. Rồi mùa màng thất bát, và Ô Lan lại sinh hạ một con gái . Gia đình di chuyễn về miền Nam và Vương Lung bỏ dự tính bán con gái. Cách mạng bùng nổ, nhà cửa bị cướp bóc và Vương Lung tìm ra một tài sản bạc vàng chôn dấu. Gia đình trở về quê cũ miền Bắc. Vương Lung mua đất và sau đó làm chủ nhà của họ Hoàng, nay đã nghèo đi. Vấn đề duy nhất cho họ Vương là con gái ngu ngốc, trí óc chậm tiến triễn, mắc luôn bệnh câm. Ô Lan đẻ thêm hai con sinh đôi , một trai, một gái . Ô Lan đau ốm khi sinh đôi và chết sau khi các con trai lấy vợ. Về già , Vương Lung thương yêu mua “cưới” một cô gái trẻ tên Sen - Lotus , cũng là nô lệ, để chăm non con gái ngu ngốc, đần độn. Con trai nhỏ nhất của ông rời nhà đi lính, vì yêu mến cô Sen nô lệ, vợ trẻ nhỏ của cha . Ông già Vương Lung hối tiếc chứng kiến là các con không chia sẽ niềm say mê đất đai của ông .
Sách Đất Lành còn có hai hồi đoạn tiếp theo : Các Con Trai - Sons xuất bản năm 1932 , tụ điểm trên người con trai trẻ nhất Vương Hổ - Wang The Tiger và Một Gia đình Chia rẽ - A House Divided , xuất bản năm 1935 là chuyện kể của Viên - Yuan . Ba hồi này cũng đóng chung lại thành một cuốn tên là “Nhà trên Đất Lành - The House of Earth”. Vào năm 1973, năm Pearl Buck lìa đời, bà đang viết dỡ cuốn “ Đất Đỏ - The Red Earth “ , một hồi đoạn” mới của “Đất Lành” mô tả con cháu cận đại của những nhân vật “ Đất Lành “ .
Trân Châu Trung Hoa : Pearl Of China
Ngày 14 tháng 4 năm 2010, bà Anchee Min xuất bản sách truyện Pearl of China hay Trân Châu - Pearl Trung Hoa , sách số 6 Min viết ra , nói về Pearl Buck. Sách này thám hiểm tình bạn hửu giữa Pearl Buck và một cô gái Tàu tên là Willow -Liễu , vừa để chứng tỏ lòng ngưỡng mộ, vừa là một hành động chuộc lỗi của Min đến Pearl Buck. Min viết : Năm 1971, tôi được chỉ thị tố cáo Pearl Buck ở Trung Quốc … Cố gắng tìm thêm hổ trợ quốc tế khi chối từ chiếu khán cho Pearl Buck vào Trung Quốc ( tháp tùng thăm viếng của tổng thống Nixon ) , bà Giang Thanh , vợ Mao Trach Đông tổ chức một chiến dịch quốc gia chỉ trích Pearl Buck là một “ kẻ đế quốc văn hóa Mỹ “ . Min đã tuân theo chỉ thị và không bao giờ tự hỏi xem là Giang Thanh có thành thực hay không. Dàn kịch chánh trị này thành công và bà Pearl Buck bí cấm vào Trung Quốc. Pearl Buck chết năm sau, đau buồn tận tâm trí là đã không thể trở lại quốc gia bà đã yêu mến chừng nào.
Cô thiếu nữ Anchee Min chưa bao giờ được đọc sách “ Đất Lành “ . Tuy vậy cô cũng tuân thủ bỏ sách bị liệt vào loại nguy hiểm , đầy căm thù, hổn láo và lăng mạ. Mãi cho đến năm 1996 khi Min di cư vào Hoa Kỳ, tự học tiếng Anh , đọc sách ‘Đất Lành” , tinh thần sa sút và khóc òa. ( Sách này của Anchee Min vẫn còn bị cấm đọc ở Trung Quốc) . Rỏ ràng là mối nối kết Min cảm giác về Pearl Buck rất sâu đậm - Min đã hiến tặng truyện Min viết cho Pearl Buck - và càng làm đáng tiếc cho thất bại mức quyến rũ của sách “ Trân Châu Trung Hoa “ .
Người kể chuyện Liễu Vệ ( ? ) - Willow Yee sống với bà nội Nãi Nại ( ? ) - Nai Nại và cha ở Trần Cương - Chen Kiang phía nam sông Dương Tử ỏ tỉnh Giang Tô - Jiangsu. Bà Yee và cha làm nhân công cho nông trại và nổi nhớ nổi bật nhất thời Yee còn non trẻ là đói. Khi lên 8, vào năm 1898 , Liễu là tay trộm cắp lành nghề, trộm cắp những gì cha Liễu bán được , hầu cả gia đình có thể ăn đủ no .
Rồi Liễu gặp một cô gái trẻ là Pearl, cha mẹ là Absalom và Carie Sydenstricker , những nhà truyền giáo phái Trưởng Lão - Prebyterian , đời sống Liễu đổi thay hẳn . ( Họ gặp nhau khi Pearl chụp được Liễu đang móc ví. ) . Cha Liễu trong lúc đó bị Absalom thu nhập vào đạo Tin Lành. Rồi sau đó , họ tạo ra một cộng đồng Tin Lành lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc.
Chuyện kể rộng lớn theo dõi Liễu và Pearl suốt cả cuộc đời . Kể cả khi Liễu bị buộc phải đính hôn lúc lên 14 tuổi , kết hôn không lấy gì làm hạnh phúc cho cả hai phụ nữ và rạn nứt xảy ra khi cả hai cùng thương yêu một thi sĩ Tàu .
Thế nhưng dù bị các lực chánh trị và địa lý lôi kéo đi xa , nối kết của họ vẫn bền vững cùng thời gian. Nhưng năm cuối cùng, khi Liễu bị bắt buộc phải tố cáo bạn mình, Liễu từ chối và phải trả đắt giá từ khước này .
Tình cảm bên sau “ Trân Châu Trung Hoa “ đáng phục, nhưng sách kể lại không thành công ở mức độ chuyện kể hay khi xem Pearl Buck là một nhân vật lịch sử quen thuộc. Tác giả Anchee Min thường di động xuyên qua lịch sử theo phương cách miễn cưởng lạ lùng. Vì đời sống của Pearl , Liễu kể theo viễn cảnh của Liễu, cho nên khô khan và xa xăm : “ năm 1932 Pearl đoạt giải Pulitzer về truyện “ Đất Lành”. Năm 1938 , Pearl đoat giải Nobel Văn Chương”.
Những bức thư Liễu viết cho Pearl cũng không có gì đáng thích thú: Liễu viết : “ tôi rất sung sướng khi được tin là cô vẫn dồi dào sức khỏe “. Các bức thư tuồng như là một linh kiện rẽ tiền để chuyện kể đi qua, không hoàn tất điều gì khác cả. Cũng đáng nghi ngại ngay cả ở một khúc đoạn sách truyện đáng chú ý nhất, những lúc bà Mao Trạch Đông xuất hiện . Phần lớn sách đọc như thể là một tiểu sử hơn là một bi kịch sôi nổi nhức đầu, nội chiến và mất mát.
Những yếu kém này ở “ Trân Châu Trung Hoa “ chói lòe lên là vì Min là một nhà văn xuất sắc và giàu cảm xúc, để ý tới chi tiết, như ai thân thuộc với các sách của Min đều biết rỏ. Min đã thám hiểm lịch sử Trung Quốc xáo động ầm ỉ và lịch sử của chính Mìn, theo những phương cách phong phú hơn: tỉ như hồi ký bán chạy nhất “ Đỗ Quyên Đỏ - Red Azalea “ và các truyện làm sửng sờ, tỉ như “ Trở Thành Bà Mao Trạch Đông - Becoming Madame Mao “. Khi viết hay , bà có uy lực dẫn độc giả đến những phương trời xa lạ và hấp dẫn. Điều này có nghìa chúng ta có thể chờ đợi truyện sắp tới của Anchee Min như thế đó!
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852125 visitors (2210100 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|