MỤC LỤC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lên mạng ngày 8/8/2011
Cố gắng hiểu biết và lạm bàn về:
Phát triển tỉnh Hậu Giang
G S Tôn Thất Trình
Chuyện tình như một dòng sông, (sông Hậu)
Sông thì ở lại, nước thời cứ đi.
Sông xưa còn đó mà tê tái sầu
(Nguyên Nhung, tháng 5-6, 2003)
Sông Cửu Long chín cửa hai dòng,
Người thương anh vô số, nhưng anh chỉ một lòng với em.
Sông dài cá lội biệt tăm,
Phải duyên chồng vợ, ngàn năm em cũng chờ.
Phải duyên thì lấy, đợi chờ nhau chi .
(Trích ca dao của Nguyên Nguyên – 2003)
Vị trí, hành chánh
Tỉnh Hậu Giang, sau năm 1975, trở thành tỉnh Cần Thơ và thị xã Cần Thơ là tỉnh lỵ của tỉnh Cần Thơ. Tổng diện tích tỉnh Cần Thơ , trước khi phân chia là 2980 .6 km2 . Cuối năm 2004 , thị xã Cần Thơ và vài thị trấn xung quanh trở thành Thành Phố Cần Thơ do Trung Ương quản trị. Phần Cần Thơ còn lại trở thành tỉnh Hậu Giang “mới”. Diện tích tổng thể là 1 608 km2 , 4% diện tích châu thổ sông Cửu Long hay 0.4% diện tích tòan thể Việt Nam. Dân số năm 2004 là 772 000 người. Tháng giêng năm 2009, chỉ còn 756 625, chứng tỏ có sự di cư dân tỉnh nhà lên TP Cần Thơ, miền Đông Nam Bộ hay Tây Nguyên cư trú, làm ăn (? ). Ba tộc dân chánh là Kinh, Khmer và Hoa, hòa thuận sát cánh, cần mẫn phát triễn tỉnh, tuy vẫn duy trì những nét đa dạng văn hóa, kiến trúc, tôn giáo , phong tục… Trên phương diện hành chánh hiện nay, tỉnh Hậu Giang gồm một thị xã-tỉnh lỵ là Vị Thanh, một thị xã – township là Ngã Bảy và 5 huyện : Châu Thành, Châu Thành A , Long Mỹ , Phụng Hiệp và Vị Thủy. Cả 7 đơn vị hành chánh đếm được 75 xã và phường ( của 2 thị xã, tỉnh quản trị ).
Hậu Giang nằm “giữa” Châu thổ sông Cửu Long, có tỉnh lỵ Vị Thanh cách thành phố Cần Thơ 60km theo quốc lộ 61 , nhưng sẽ chỉ còn 40 km với xa lộ cao tốc lằn đúc bê tông và trải nhựa Thành phố Cần Thơ đang xây dựng. Phía Bắc , tỉnh Hậu Giang giáp Thành phố Cần Thơ , còn có tên là Tây Đô ( thủ phủ miền Tây ) mạnh lớn, năm 2005 đã có trên 1 .135 200 người. Nam giáp tỉnh Sóc Trăng dọc bờ Sông Hậu , một nhánh sông Củu Long có tiềm thế lớn lao cung cấp nước ngọt, chuyên chở đường sông và đường biển, khai thác cát đắp bờ đê, lấp trũng lầy… và tỉnh Vĩnh Long là đường sông chánh đi đến hai cảng sông quốc tế là Cái Củi và Cần Thơ về phía Đông, và các tỉnh Kiên Giang - Rạch Giá, Bạc Liêu về phía Tây. Giao thông đường thủy tiện lợi nhờ hệ thống kinh đào và sông rạch thiên nhiên chằng chịt : sông Hậu , sông Cần Thơ, sông Cái Tú, kinh Quan Lộ, kinh Phụng Hiệp , kinh Xà No , sông Cái Sắn …. Các tỉnh lộ nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 61 và quốc lộ 61B .
Sơ lược xuôi dòng lịch sử
Hậu Giang – Cần Thơ thành hình sau hẳn vùng “cao” (Đồng Nai – Sài Gòn) và vùng “thấp” hơn (Hà Tiên) trên con đường Nam Tiến mở mang đất mới, theo tiến trình xây dựng đất nước của cha ông chúng ta. Cuối thế kỷ thứ 17, Mặc Cửu sinh quán ở Lôi Châu , tỉnh Quảng Đông, không chịu qui thuận triều đình Thanh, đã cùng nhiều người Tàu đến Hà Tiên bằng đường biển và định cư ở đây, dưới thời các chúa Nguyễn Phước Đàng Trong. Tháng 8 năm 1708, chúa Minh phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh trấn giữ Hà Tiên. Mạc Cửu xây dựng thành lũy, phố xá Hà Tiên gọi là Phương Thành. Năm 1732, tòan thể đất đai miền Nam được chia ra làm 3 dinh trấn là dinh Phiên Trấn ( Gia Định ). dinh Long Hồ ( Vĩnh Long )và trấn Hà Tiên . Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tích ( hay Mạc Thiên Tứ ) được kế nghiệp cha. Và phát triễn trấn Hà Tiên rộng lớn hơn cha nữa. Từ Hà Tiên, ông mở rộng thêm trấn Hà Tiên đến bờ bên phải của sông Hậu. Hòan tất công trình mình năm 1739, Thiên Tích lập ra 4 “đạo” là Long Xuyên ( Cà Mau ), Kiên giang ( Rạch Giá ), Trấn Giang ( Cần Thơ )và Trấn Di ( phía bắc Bạc Liêu ); cả 4 đạo trực thuộc Hà Tiên.
Nhận thức được tầm quan trọng của Trấn Giang làm hậu cứ chắc chắn cho Hà Tiên, trong chiến tranh giữa Xiêm- Tiêm La ( Thái Lan ngày nay) và Chân Lạp, luôn luôn cố tình lấn áp và gây rối lọan ở lảnh thổ Hà Tiên, Mạc Thiên Tích cố gắng xây đắp Trần Giang thành một căn cứ quân sự, kinh tế , thương mãi và văn hóa. Năm 1748, Nặc Nguyên con của Nặc Thâm đem quân Xiêm La về đánh đuổi vua là Nặc Tha ( con Nặc Yêm ) và lên làm vua. Nặc Nguyên thường đem quân đánh cướp người Côn Man - Vô Tì Man là nguời Chiêm Thành ( hay Chăm , Chàm ) trấn Thuận Thành Phan Rang – Phan Thiết , sau khi đất đai Chiêm bị người Việt chiếm cứ, đã chạy sang lưu cư đất Chân Lạp, nên năm 1753, chúa Võ Nguyễn Phước Khóat sai cai đội Thiện Chinh ( không rỏ họ ), ký lục Nguyễn Cư Trinh đem đại binh đánh Chân Lạp, dụ người Côn Man bỏ đất Kha Khâm xuống Bình Thanh, nhưng dọc đường bị quân Chân Lạp đánh úp. Cư Trinh đem binh đến cứu rồi hộ vệ 5000 người Côn Man về tá túc ở chân núi Bà Đen – Tây Ninh ngày nay. Võ vương lại sai Trương Phước Du thống suất quân sĩ, dùng người Côn Man làm hướng đạo, đánh sang tận Nam Vang – PhnomPenh. Nặc Nguyên thua chạy về Hà Tiên, nương tựa Mạc Thiên Tích.
Năm 1756, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tích làm trung gian xin hiến đất hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp và nạp lễ cống còn thiếu 3 năm trước để chuộc tội. Nguyễn Cư Trinh xin Võ Vương nhận lời. Năm sau 1757, Nặc Nguyên mất. Chú họ là Nặc Nhuận quyền coi việc nước. Võ Vương bắt phải hiến hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc thì sẽ nhận cho làm vua. Rễ Nặc Nhuận là Nặc Hinh giết bố vợ, cướp ngôi. Con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên. Nhờ Mạc Thiên Tích xin hộ, Nặc Tôn được Võ Vương sắc phong làm vua Chân Lạp, dâng đất Tầm Phong Long tạ ơn. Võ Vương sai dời dinh Long Hồ đến xứ Tầm Bao (tỉnh lỵ Vĩnh Long ngày nay ),đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc , đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang. Thiên Tích xin đặt Giá khê ( Rạch Giá ) làm đạo Kiên Giang, Cà Mau làm đạo Long Xuyên, cả hai đều thuộc trấn Hà Tiên. Kể từ đó, Trấn Giang càng thịnh vượng thêm lên và trở thành một “căn cứ dịch vụ binh bị, phòng thủ” cho miền Hậu Giang. Vượt lên trên căn cứ phòng thủ là nhờ Trấn Giang ở vị trí một đường sông quan trọng, bờ phía Tây sông Cần Thơ, trở thành một nơi dân gian mọi nẻo khắp nước nhà đến nơi tụ họp, cư ngụ sinh sống, phát triễn mạnh mẽ trong giai đọan hổn lọan lịch sử kế tiếp từ 1771 đến 1787.
Sau khi chiếm đóng Phú Xuân năm 1774, tháng ba năm 1777 quân Tây Sơn tấn công Gia Định. Năm đó chúa Định, Nguyễn Phước Thuần- Thái Thượng Vương đã đến Cần Thơ họp quân với Mạc Thiên Tích chống giữ; sai con Thiên Tích là Tham tướng Tử Duyên, hợp với các đạo binh cần vương đi đánh Tây Sơn, nhưng bị thua. Tháng 8, quân Tây Sơn tràn xuống miền Tây và chiếm Trấn Giang. Tháng giêng 1785, Long Nhương tướng quân nhà Nguyễn Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh thắng 20 000 và 300 chiến thuyền quân Xiêm La ,mượn tiếng tiếp viện giúp đở chúa Nguyễn Phước Ánh, nhưng thật sự xâm lăng tàn phá, ở Rạch Gầm – Xòai Mứt( Tiền Giang ). Năm1787, quân Tây Sơn rút khỏi miền Tây và quân chúa Nguyễn Phước Ánh tái chiếm miền Tây, kể cả Trấn Giang, từ năm 1788 mãi đến thời Pháp xâm lựợc. Năm 1803, vua Gia Long định lại bản đồ đất đai vùng sông Hậu, đổi tên dinh Long Hồ là Hòang Trấn, sau cải danh lại là Vĩnh Trấn. Năm 1808 lại đặt tên mới là trấn Vĩnh Thạnh, đặt Trấn Giang trực thuộc Vĩnh Thạnh. Năm 1813, vua Gia Long lấy đất đai bên phải bờ sông Hậu kể luôn cả Trấn Giang – Cần Thơ cũ thành trấn Vĩnh Định ( lỵ sở là thị trấn Định Viễn của Vĩnh Thạnh ). Năm 1832 Vua Minh Mạng ra dụ đổi tên trấn thành tỉnh , và lập ra 6 tỉnh -Lục Tỉnh Nam Kỳ. Vua Minh Mạng còn cắt Vĩnh Định ( Cần Thơ cũ ) khỏi sở lỵ Định Viễn ( tỉnh Vĩnh Long ) và đặt Cần Thơ thuộc thị trấn Tân Thành ( tỉnh An Giang ). Năm 1939, vua Minh Mạng đổi tên Vĩnh Định thành Phong Phú, thuộc thị trấn Tịnh Biên ( tỉnh An Giang ). Và lấy xã Tân An làm sở lỵ Phong Phú. Sau đó trấn Phong Phú trở thành phong phú, thịnh vượng thật sự và thanh bình, an lạc, khác hẳn các tỉnh miền Tây, thời bấy giờ.
Cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, là thời kỳ thay đổi mảnh liệt 6 tỉnh Nam Kỳ. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ ( Nam Bộ), năm 1862. Ba ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp tự bỏ hòa ước đã ký với triều đình Huế, chiếm luôn 3 tỉnh Nam Kỳ còn lại là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày mồng một tháng giêng năm1868, thống đốc Nam Kỳ - Cochinchina ra quyết nghị đặt Phong Phú ( Trấn Giang -Cần Thơ ) và Bải Sào ( Sóc Trăng ) thành một đơn vị hành chánh gọi là “quận” ( district ), đồng thời lập “ tòa bố”hay tòa hành chánh tỉnh ( ? ) ở Sa Đéc .
Ngày 23 tháng 2 năm 1876, thống đốc Cochinchina làm một nghị định mới đặt Phong Phú và Bạc Trang (?) ( một vùng của tỉnh lỵ Lạc Hòa, tỉnh Vĩnh Long ) thành một đơn vị hành chánh duy nhất gọi là “arrondissement “ có tòa bố ở Trà Ôn. Năm sau, tòa bố dời lên ở Cái Răng ( Cần Thơ ). Ngày 30 tháng tư năm 1876, thống đốc Nam kỳ, tướng Bonard, ra một nghị định mới lấy quận Phong Phú và một phần hai “quận” An Xuyên và Tân Thành làm thành arrondissement Cần Thơ có trung tâm là Cần Thơ ( ở xã Tân An, xã chánh quận Phong Phú ). Năm 1889, Pháp đổi tên arrondissement thành tỉnh – province và huyện thành quận - district .
Từ năm 1876 đến năm 1954, lảnh thổ hành chánh Cần thơ duới thời Pháp thuộc không thay đổi. Tuy nhiên , trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến sửa đổi đôi chút lảnh thổ hành chánh Cần Thơ. Thêm quận Thốt Nốt của tỉnh Long Xuyên, các quận Long Mỹ, Gò Quao, Giòng Riềng, thị trấn Rạch Giá tỉnh Rạch Giá, quận Kế Sách ( Sóc Trăng ) và trả lui hai quận Trà Ôn và Cầu Kè lại tỉnh Vĩnh Trà ( Vĩnh Long- Trà Vinh ). Năm 1956, tổng thống Cộng Hòa Thứ Nhất Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Năm 1961 một phần Long Mỹ, Vị Thanh được tách ra khỏi Cần Thơ để thành lập tỉnh Chương Thiện. Tháng 11 năm 1954, Long Mỹ, các quận Gò Quao, Giồng Riềng, thị trấn Rạch Giá được trả lại cho tỉnh Rạch Giá – Kiên Giang, quận Kế Sách trả lại cho tỉnh Sóc Trăng - Ba xuyên, quận Thốt Nốt trả lại cho tỉnh Long Xuyên. Cần Thơ nhận hai quận mới là Trà Ôn và Cầu Kè như trước. Năm 1957, quận Long Mỹ cũng được trả lại cho tỉnh Cần Thơ một lần nữa. Năm 1958, quận Kế Sách tỉnh Sóc Trăng cũng được trả lại cho tỉnh Cần Thơ. Năm 1963, quận Thốt Nốt tỉnh Long Xuyên cũng được trả về cho tỉnh Cần Thơ và xã Vị Thanh được nhập vào Cần Thơ. Năm 1969, thị trấn Cần Thơ tách ra khỏi tỉnh Cần Thơ, đặt trực thuộc Đại biểu Miền Tây Nam Việt Nam. Năm 1971, thị trấn Cần Thơ trở về lại tỉnh Cần Thơ.
Sau năm 1975, chánh phủ ra nghị định ngày 24 tháng 3 năm 1976, nhập Cần Thơ, Sóc Trăng và thị trấn Cần Thơ thành một tỉnh mới tên gọi là Hậu Giang, tỉnh lỵ là thị trấn Cần Thơ . Tháng 12 năm 1991, quốc hội khóa thứ 8 ra nghị định chia tỉnh Hậu Giang ra thành hai tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ngày 1 tháng giêng năm 2004, tỉnh Cần Thơ chia hai thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung Ương Hà Nội.
Địa hình
Tỉnh Hậu giang nằm giữa châu thổ sông Cửu Long , như đã nói trên. Sở dĩ Việt Nam gọi tên quốc tế sông Mê Kông là sông Cửu Long, vì sông chảy ra biển Đông theo hai nhánh chánh, qua 9 giang khẩu – cửa biển : sông Tiền với 6 giang khẩu là Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cỗ Chiên, Cung Hầu; Hậu Giang với 3 giang khẩu: Định An, Ba Thắt và Tranh Đề. Sông Mê Kông dài 4400km, phát nguồn ở dãy núi phủ tuyết Tanghla, Cao Nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Miến Điện- Myanmar, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam . Ở Trung Quốc tên Anh là Lan Cang Jiang ( đọc theo giọng Piyin ) – River of The Stone , rồi Dragon Running River, Turbulent River, Mother River Không, Big water và The Nine Dragon.
Diện tích tổng cọng tòan thể châu thổ sông Mê Kông là 49 520 km2 , phần châu thổ ở Việt Nam ( châu thổ sông Cửu Long ) là 39 567 km2 , gấp ba lần đồng bằng Sông Hồng. Năm 2004, 18 triệu dân sinh sống ở châu thổ sông Cửu Long nghĩa là 22% tổng số dân cả nuớc năm đó, tại 13 tỉnh ( 12 tỉnh, nếu không kể Thành phố Cần Thơ ) của Đồng Bằng sông Cửu Long là Long An, Đồng Tháp, An Giang,Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Cao độ châu thổ Cửu Long trong 13 tỉnh này trung bình từ 0.5 đến 3m ( có sách ghi là trung bình 4- 10m ) trên mực nước biển. Ngọai trừ các hòn núi nhỏ vùng “Năm Non Bảy Núi - Thất Sơn” , nơi trú ẩn của những anh hùng chống Pháp hồi cuối thế kỷ thứ 19 sang đầu thế kỷ thứ 20 , thuộc tỉnh An Giang như núi Ba Thê 221m , núi Cô Tô 614m, núi Vồ Bò Hong 714 m , núi Sập ( Thọai Sơn), núi Tượng , núi Gấm hay núi Cẩm…., và núi Sam cao 230m cách tỉnh lỵ Châu Đốc 5 km. Núi Sam nổi tiếng, vì nơi đây có miễu Bà Chúa Xứ ( có lẽ thuộc đạo Bà La Môn ), chùa Tây An của đức Phật Thầy Tây An Đòan Minh Huyên, còn có tên là Bửu Sơn Kỳ Hương, nguồn gốc Phật giáo Hòa Hảo (theo Nguyễn Thanh Liêm, 2006 ).
Chiếu theo tài liệu của Thái công Tụng ( Vietnammologica – 2005 ), đất đai của tỉnh Hậu Giang gồm hai lọai chánh: đất phù sa và đất phèn. Đất phù sa hình thành dọc sông Hậu. Có thể phân biệt ra thành đất phù sa địa hình cao , hình thành trên trầm tích sông, có mức phì nhiêu cao; các đất phù sa địa hình thấpxa sông Hậu, phát triễn trên trầm tích phù sa sông biển hổn hợp, trong đó phù sa sông chiếm ưu thế. Cao độ các đất này từ 0.5 dến 1.2 m, do đó thủy cấp cũng dao động: nơi nào thủy cấp sâu thì thiếu nước cho trồng trọt, nơi nào có chỗ trũng thì khó tiêu thoát nước. Vùng đất này còn chịu ảnh hưởng của thủy triều và lũ lụt nên nhiều nơi nước ngọt quanh năm tự chảy vào ruộng, giúp phát triễn tốt đẹp lúa, cây ăn trái, hoa màu , rau đậu v.v… Các đất phù sa này chỉ mới hình thành khỏang 6000 năm, nên không có lớp latêrít hay sạn sỏi trong tiết( phẩu ) diện đất. Đất phèn tỉnh Hậu Giang là đất phèn tiềm tàng gặp ở các địa hình trũng thấp, tại những vùng ngập nước sâu nhất và lâu nhất như ở Vị Thanh. Đất thường bị ngập nước và dưới lớp đất mặt có một tầng đất chứa nhiều xác bã và ống rễ thực vật một tầng đất chứa vật liệu sinh phèn như pyrite – sulfite sắt ( Fe S2 ). Đất tầng sinh phèn này thường không sâu, nên khi thủy cấp trong đất hạ thấp thì tầng sinh phèn sẽ bị oxythóa độc hại cho cây trồng. Còn có thể gặp đất phèn họat động, sinh phèn nhiều hơn ở địa hình cao hơn đất phèn tiềm tàng, thóat thủy nhiều hơn, đất chua hơn ( pH thấp hơn ). Đó là vài nơi các vùng tràm Long Mỹ - Hỏa Lựu ( ? ), Mỹ Hòa – Phụng Hiệp ( ? ) hay vài nơi Tân Hiệp – Cái Sắn hay Nông trường Cờ Đỏ ( ? ). Hàm lượng phèn biến đổi theo thời gian và không gian từ vùng cao xuống vùng thấp, tích tụ phèn ở các lòng chảo, gọi là “ rốn phèn” hướng phèn từ các vùng cao xung quanh.
Khí hậu, thủy văn
Tỉnh Hậu Giang cũng như Đồng Bằng Sông Cửu Long không chia mùa theo nhiệt độ như Đồng Bằng Sông Hồng. Nhiệt độ trung bình khá cao, trên 250C , ít biến thiên. Tháng nóng nhất trước khi mưa là tháng tư, trung bình 290C. Vì ảnh hưởng gió mùa Tây Nam nên mưa từ tháng 5 đến tháng 11, và khô hạn từ tháng 12 đến tháng tư .
Lưu lượng trung bình của sông Cửu Long là 15 000 m3/giây ( có sách ghi là 10 700m3/giây ) có khi cao đến 53 000m3/giây vào mùa nước lũ, và chỉ còn 2000m3/giây. Lũ lụt xảy ra hàng năm ở Sông Cửu Long từ tháng 7 đến tháng 11, làm ngập lụt chừng 40 – 50 % đất đai , ước lượng chừng 16 000 km2 xuyên qua 9 tỉnh ( An Giang, Bến Tre, TP Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long ( Phạm Anh Dự- 2007 ).Đĩnh lũ lụt là giữa cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Bề sâu nước lũ lụt mùa lũ bình thường ở châu thổ là 0.5m đến 4m gọi là lũ thấp . Lũ ngập vừa phải cao 4.0 -4.5 m và lũ ngập cao 4.5m hay hơn nữa là lũ lụt cao hay tai họa ( cũng theo Phạm Anh Dụ - 2007). Lũ lụt cao khi ba yếu tố sau đây trùng hợp : trước tiên là là thể tích nước cao ở thượng nguồn do bảo tố hay hệ thống áp xuất nhiệt đới thấp ; thứ hai là mưa nhiều và lớn xảy ra ngay chánh ở châu thổ sông Cửu Long ; thứ ba là ( thủy ) triều cao làm nước dâng cao thêm ở kênh ( kinh ) và sông rạch, làm giảm bớt khả năng tiêu thóat thủy của chúng. Theo hình đính kèm, tỉnh Hậu Giang phần lớn nằm trong chế độ lũ lụt lớn ( 1 lần trong vòng 20 năm ) cũng như thời gian một mùa lũ lụt cường độ trung bình kéo dài 4 tháng ( một lần trong vòng 5 năm - Hook và al – 2003 ). Lũ lụt lớn, cường độ cao có thể kéo dài thời gian ngập đến 6 tháng. Lũ lụt là tai họa nhưng cũng có ích cho nông nghiệp. Đặc biệt cho tứ giác Long Xuyên và vùng Hậu Giang nhờ nước sông Hậu chuyễn về chứa nhiều lượng phù sa ( nồng lượng phù sa là 0.250Kg/m3), không bị phèn rữa và cây cỏ lọc hết phù sa như ở sông Tiền. Mùa khô, khi lưu lượng nhỏ hơn 6000m3/giây, nước ngọt bắt đầu khan hiếm. Trong tương lai, theo Ủy Ban Liên Quốc gia về Thay đổi khí hậu – Inter governemental Panel on Climate Change ( IPCC) tiên đóan là sự cố thời tiết khắc nghiệt sẽ làm lũ lụt tai hại hơn và bảo tố ở bờ biển Đông Nam Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến mức độ cao lũ lụt châu thổ ( Lê Thị Xuân Lan -2007). Hơn nữa, thành quả một nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới giải tỏa năm 2007 cũng tiên đóan là Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn , khi mực nước biển dâng cao thêm 1 m ( Dasgupta và al . 2007 ), có phương làm tràn ngập hư hại 40 000 km2 ( 4 triệu ha) đất phì nhiêu nhất của châu thổ sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Sông ngòi kinh rạch thiên nhiên và kinh rạch đào tay, đào xáng
Vì vậy đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long là sông ngòi, kinh rạch, huyết mạch nối liền giữa vùng này và vùng khác, giữa huyện ( quận theo tên cũ ) này với huyện khác, giữa làng này với làng khác, chằng chịt nhiều lúc không biết đâu là vàm, đâu là ngọn. Sông ngòi thiên nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu của việc đi lại bằng thuyền ghe hoặc tháo nước phèn , nước mặn trên những cánh đồng đầy lung vũng tích đọng lại nên cư dân trong vùng đã nghĩ ra cách đào thêm kinh rạch như một nhu cầu thiết yếu cho đời sống nông nghiệp vả một vùng bình nguyên này. ( Lương Thư Trung - 2003 ) . Cũng theo Lương Thư Trung, ở tỉnh Cần Thơ ( tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ sau 2004 )đáng kể là các kinh đào Vùng Cái Sắn , Tân Hiệp thời đệ Nhất Cọng Hòa, kể từ khi có đồng bào từ miền Bắc di cư vô Nam sau hiệp định Giơ Neo ( Genève) làm mạch nước tháo rữa phèn cánh đồng Núi Sập, Định Mỹ, Phú Hòa đổ về phía Tân Hiệp, ra con sông nối Cái Sắn với Rạch Giá. Thời Pháp thuộc, trước nhất phải kể đến kinh Quan lộ Phụng Hiệp, nối liền Sóc Trăng ( Ba Xuyên ), Bạc Liêu và Cà Mau ( An Xuyên ) với Cần Thơ, đào năm 1915 dài 140 km; kinh Quan lộ Giá Rai nối liền Giá Rai - Bạc Liêu với Vị Thanh, Hỏa Lựu -Chương Thiện (cũ) đào năm 1920 dài 17km ; kinh Hồng Dân ( Ngăn Dừa ) biên giới 3 tỉnh Bạc Liêu- Hậu Giang - Kiên Giang đào năm 1925 dài 18 km ( Hùynh Minh - 1998 ). Miệt Cần Thơ -Hậu Giang, còn nên kể đến những con kinh đào xáng ( kinh đào xáng hay đào bằng tay luôn luôn thẳng tắp bằng hai hàng cây dọc hai bờ kinh; trái lại sông rạch thiên nhiên, dòng nước chảy quanh co uốn khúc như rắn bò ngoằn ngèo giữa những cánh đồng rộng bao la., chẳng hạn kinh Xà No dài 40km chạy từ Cái Răng – Cần Thơ qua Vị Thanh - Hậu Giang, ăn thông với kinh Ô Môn và nhiều kinh rạch thuộc Rạch Giá như vùng Cầu Đúc, Cầu Sinh, Gò Quao, Vĩnh Thuận, tạo thành một hệ thống thóat nước phèn thật quan trọng cho cả vùng Phong Điền, Cầu Nhím, Long Mỹ, Hỏa Lựu, Vị Thanh; các kinh Ô Môn, kinh Thị Đội từ Thới Lai đi Rạch Giá , kinh Lacoste từ Rạch Gòi đi Cái Dứa, kinh Saintenoy chạy dọc từ Rạch Gòi, Phụng Hiệp đến Sóc Trăng theo tuyến đường bộ, kinh đào tay Ngã Bảy( Cần Thơ Phụng Hiệp ) “ Ngã Bảy Phụng Hiệp, Bãy Ngã Tình” ( Song Lê - 1998 ) có 3 ngã chánh “ … từ Phụng Hiệp đi ngã Cái Côn ( Vàm Cái Côn là chỗ tiếp giáp với sông Hậu để qua huyện Trà Ôn – Vĩnh Long, nơi đây vào mùa gió chướng những ngọn sóng bạc đầu đổ tràn về hướng Cần Thơ nhận chìm nhiều ghe xuồng làm chết đuối nhiều người ) đổ ra sông Hậu …, từ Phụng Hiệp xuôi kinh Búng Tàu sẽ đi Ngã Năm, Vĩnh Thuận- Cà Mau, từ Phụng Hiệp theo kinh Lái Hiếu qua Trà Bang, Long Mỹ đi Vị Thanh, Rạch Giá. Bốn Ngã còn lại nối liền kinh rạch trong phạm vi huyện -tỉnh như Xẻo Môn, Sóc Trăng. Vùng Vị Thanh còn có các con kinh nhỏ Pháp đào xuyên qua những khu rừng tràm từ ngã ba Nước Trong bắt đầu từ kinh “zero” , kinh Một, kinh Hai , kinh Ba , kinh Bốn , kinh Năm thuộc xã Hỏa Lựu với những cụm rừng tràm chạy dài hai bên bờ kinh tít mù … Đặc biệt trại cải tạo sau năm 1975, giam giữ tù đày quân cán chính Cộng Hòa ở giữa kinh Năm, nước phèn xanh trong leo lẻo, vắng lặng như tờ với cánh đồng đầy phèn, đĩa, vắt và rừng tràm tiếp rừng tràm cùng dây chọai, gai ráng, dứa rừng, dây mây chằng chịt, không thể quên được những cái dốc thăm thẳm cuộc đời ( Lương Thư Trung – 2003 ).
Danh lam thắng cảnh
Trước hết là tỉnh lỵ thị xã Vị Thanh từ xưa vẫn là một trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam nước nhà. Nay vẫn còn là một trong những thị trấn xuất khẩu và sản xuất gạo lớn nhất Việt Nam . Vị Thanh là cơ quan trung ương tỉnh phát triễn văn hóa, chánh trị, kinh tế, y tế, giáo dục , khoa học – kỷ thuật, nốt giao thông chánh nối liền các huyện, xã trong tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm quốc phòng và an ninh quan trọng. Vị Thanh đang cố tâm đạt các tiêu chuẩn thành thị trấn hạng III nước nhà.
Chợ nỗi Phụng Hiệp
Thứ đến là chợ nổi Phụng Hiệp, cách TP Cần Thơ 30km và tỉnh lỵ Vị Thanh 38km. Du khách có thể thăm viếng ngòai chợ nổi một vùng nổi tiếng trồng đủ lọai cây trái và mía. Nay đang dự trù xây cất một trung Tâm công nghệ chế biến nông phẩm tỉnh nhà, công nghệ dệt may , cơ khí và vật dụng gia thất … Phụng Hiệp còn là một nơi tiêu khiển sinh thái cho Tây Đô, với làng sinh thái tại lũng ( swamp ) Ngọc Hòang, dự trù có sân gôn 36 lỗ ở vùng đệm của lũng, khu thương mãi và nhà máy nước nâng cấp.
Khu di tích Long Mỹ
Long Mỹ, cách Vị Thanh 21 km về phía Nam và cách TP Cần Thơ 60km. Ngòai đặc điểm chung là vùng trồng lúa gạo, cây ăn trái nhiệt đới, Long Mỹ nguyên là một khu kháng chiến chống Pháp và chống Cộng Hòa, cho nên còn có nhiều di tích quân sự, có thể biến thành những vị trí du lịch, như ở xã Vĩnh Viễn hay ở xã Lương Tâm. Đặc biệt hơn hết là Vườn Cò - Stork Garden ở Xã Phiên có hàng ngàn nhiều lọai cò và 30 lòai chim khác đến đậu.
Bưởi 5 roi Châu Thành
Huyện Châu Thành A ở trên quốc lộ 1A cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 10 km về phía Nam và cách Vị Thanh 25km về phía Tây Bắc. Châu Thành A là nơi nên thăm viếng các trại chăn nuôi tuyễn chọn heo, bò, gà, vịt, và các vườn cây trái , xòai , măng cụt , cam , quýt , bưởi nhất là lọai bưởi Năm Roi da màu vàng, hình trái lê to, có phần lớn hơn, ngon hơn bưởi tương tự Oroblanco của bang Ca Li. ( Bưởi Năm Roi còn thấy nhiều ở làng Phú Hửu, huyện Châu Thành năm trên quốc lộ 61 và quốc lộ Nam Sông Hậu nối với TP Cần Thơ cách Vị Thanh 64 km ). Hay Thăm viếng các vườn cây trái và đền tượng kháng chiến Tầm Vu.
Vài vị trí danh lam khác là thị trấn Ngã Bãy , cách Vị Thanh 49 km về phía Đông, nơi đất đai hòan tòan bằng phẳng, viễn cảnh đẹp đẻ, 7 nhánh sông ngòi và kinh đào giao duyên, có chợ nổi làng buôn bán trên ghe thuyền, xuồng, không những trái cây mà còn cả cá - tôm sông; làng rừng tràm Vị Thủy, nơi có nhiều lọai cò, chim hoang dã đến tụ họp, cư ngụ, làm tổ …
|
Chợ Nổi Ngã Bảy |
Phần II:
Lạm bàn phát triễn tỉnh Hậu Giang
II-A : Nông Nghiệp
“ Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Biển, hồ lai láng, cá bầy đua bơi…”
Nhưng cũng là:
“ Tới đây xứ sở lạ lùng,
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh …”
và
“ Thắp đuốc tìm giàu, giàu chẳng thấy,
Cầm gươm chém khó, khó theo sau …”
( Lê Tùng Minh, 2003 )
1) Phát triễn lúa gạo ở Việt Nam, ĐBSCL và tỉnh Cần Thơ cũ ( tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ sau 2004 )
Như chúng ta đã thấy ở trên phát triễn nông nghiệp , chủ yếu là lúa gạo ở tỉnh Hậu Giang trấn Hà Tiên chỉ có thể thực hiện có ý nghĩa sau khi không còn chiến tranh nội địa tương tàn hay xâm lăng, không còn thay đổi liên miên nhiều địa danh lảnh thổ từ năm 1887 đến năm 1945 là thời kỳ lệ thuộc Pháp ( bảo hộ hay thuộc địa), đất nước chia ra ba kỳ là Bắc Kỳ , Trung Kỳ và Nam Kỳ và Pháp bảo hộ luôn Cam Bốt và Lào. Theo kỷ sư Canh Nông Trần Văn Hửu, nguyên thủ hiến Nam Kỳ và là người Việt Nam lai giống tuyễn chọn lúa cải thiện đầu tiên ở Việt Nam ( lai giữa giống “ Caroline” O. japonica (? ) và giống “Tàu Hương” O. indica địa phương tại Trung tâm thí nghiệm lúa đầu tiên ở Cần Thơ, thành lập năm 1913 ), năm 1836 diện tích ruộng đất Nam Kỳ là 226 000 ha, năm 1868 trụt xuống chỉ còn 215 000 ha ( Pháp chiếm ba tỉnh Miền Tây), nhưng năm 1870 đã lên đến 522 000 ha và năm 1944- 45 là 2 245 000 ha , trong số diện tích đất đai tòan thể châu thổ sông Cửu Long là 5.9 triệu ha ( kể luôn phần châu thổ thuộc Cam Bốt ) . Tòan cõi Việt Nam năm 1944 trồng được 4 862000 ha và năm 1955 rớt xuống 4 442 000 Ha ( theo FAOSTAT, 2000 ) . Truớc thời Cách Mang Xanh lúa gạo do các giống Thần Nông –IR đem lại giữa thập niên 1960, diện tích lúa gạo ở Việt Nam cũng đã tăng trở lại, đạt 4 930 000 ha năm 1969, trên mức cao nhất năm 1942 là 4 917 000 ha ( cũng theo FAOSTAT ). Năng xuất trung bình là từ 1, 79 tấn ( t)/ha năm 1969 đến 1. 94 t/ha năm 1965.
Lúa Thần Nông 8 – IR 8 ( trồng ở BắcViệt sau năm 1975( ? ) dưới tên Nông Nghiệp 8 – NN8) thí nghiệm đại trà năm 1966- 67 ở đồng phèn tiềm tàng kế cận đại học Cần Thơ do kỷ sư Cao Đẳng Nông Nghiệp Sài Gòn Trần Đăng Hồng, lúc đó là giảng nghiệm viên Trường Nông học viện Cần Thơ trách nhiệm ( nay là tiến sĩ kiểm kê di truyền- sinh lý thực vật học, giáo ( giảng ) sư viện đại học Anh Reading ) thành công mỹ mãn, đưa năng xuất lúa đất phèn này lên trên 5 tấn(t) lúa/ ha (trong khi nông dân quanh vùng chỉ bình thường thu họach 1.-1.5 tẩn/ha ), sau khi USAID thất bại gieo đại trà năm trước vài trăm ha IR 8 ở thung lũng Võ Đắt, tỉnh Bình Tuy cũ ( thuộc tỉnh Bình Thuận, nay là một tỉnh Miền Đông Nam Bộ , không còn thuộc Duyên Hải Miền Nam Trung Bộ nữa ) và phải kể là người công đầu thực hiện phong trào trồng đại trà các giống lúa Thần Nông sau đó, ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Nhờ các giống lúa cao năng mới, ngắn ngày hơn, không có hay ít quang kỳ tính nên có thể làm nhiều vụ trên mỗi ha một năm, nhập khẩu nhiều phân bón hóa học, bơm nước, bảo vệ mùa màng( trị sâu bệnh ), thay đổi lề lối canh tác trồng lúa cỗ truyền và chánh sách đổi mới từ kinh tế đến điền địa, từ năm 1986, trả lại cho nông dân quyền khai thác ruộng đất, buôn bán lúa gạo tự do hơn v.v…., cho nên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL ( gồm luôn tỉnh Hậu Giang – Cần Thơ, đã tăng vụ: năm 1990 đất trồng lúa cả năm là 2 580 000 ha , trong khi vì chiến tranh khóc liệt thêm, diện tích gieo trồng lúa đã giảm xuống chỉ còn 1 855 000 ha năm 1975. Năng xuất cũng đã tăng lên trung bình là 3.67 tấn / ha; năng xuất trung bình thời Pháp thuộc cho tòan quốc chỉ tăng trong vòng 80 năm lệ thuộc từ 1.2 tấn / ha đến 2 tấn /ha; năng xuất lúa miền Bắc luôn luôn cao nhất trong 3 miền Băc - Trung- Nam vì hệ thống tưới tiêu lớn hơn, dùng phân hửu cơ ( phân chuồng và phân xanh – bèo hoa dâu Azolla), phân lân- phosphor (P) thiên nhiên và sức lao động nhiều hơn.
Năm 2000, diện tích lúa cả năm ở ĐBSCL theo Niên Giám Thống Kê đạt 3 945 000 ha. Riêng tỉnh Cần Thơ cũ trước 2004, năm 2000 diện tích trồng lúa cả năm đã là 413 400 ha. Vụ ( mùa ) Đông Xuân( tháng 12 -3 ) ĐBSCL trồng 1 520 600 ha ( Cần Thơ: 180 300 ), năng xuất 5.26 t/ ha ( Cần Thơ: 5.71t/ha ). Vụ Hè Thu( tháng 4-7 ) là 1 881 600 ha ( Cần Thơ 233 100 ha), năng xuất 3.72t/ha ( Cần Thơ: 3.66t/ha ). Vụ Mùa , trước đây gọi là lúa mùa tháng 10,( tháng 7-12 ) là 442 900 ha ( Cần Thơ: 32 600 ha ), năng xuất 3.12 t/ha ( Cần Thơ khỏang 3.5- 3.6 t/ha ? ). Khuynh hướng chuyễn đổi mùa vụ ở ĐBSCL cũng rất rỏ rệt : vụ Đông Xuân đã tăng từ 100 000ha lên trên 1.5 triệu ha; vụ Hè Thu từ 250 000 ha lên gần 2 triệu ha ; vụ Mùa trái lại giảm từ 1.5 triệu ha xuống chỉ còn độ 600 000 ha trong 25 năm qua. Công trình thủy lợi ở Đồng Tháp Mười ( và An giang , Kiên Giang )có hiệu quả lớn đã biến đổi gần 600 000 ha lúa nổi một vụ, năng xuất thấp kém ( 2-3 t/ha ) thành vùng lúa cao năng hai vụ một năm ( năng xuất mỗi vụ 4- 6 t/ha ). Các giống lúa sớm trước tiên là các giống IR 36, IR 42, IR 48 … và cuối cùng lúa IR 64 để xuất khẩu (năm 2000 lúa này tiếp theo lúa IR36 , đã được trồng khỏang 10 triệu ha ở Châu Á) và các giống cực sớm, rất ngắn ngày từ gieo đến thu họach do Trung Tâm Tuyễn Lựa Giống Ô Môn lai tạo, tuyễn chọn như OMC S95, OM CS96, OM CS 97 và OM CS 99 tránh lũ lụt hay hạn hán; nông dân ĐBSCL cũng ưa thích các lúa phẩm giá, chất lượng cao như IR64, IR 9729, OM 997- 6, OM 1706, OM 2031, OM 14190, …, MTL 145, VN D 95- 20…. Vào thập niên 1990, tại ĐBSCL, 40 giống cải thiện đã được nông dân trồng, chiếm 60% diện tích trồng lúa tòan thể châu thổ ( Huỳnh Quang Tín và al – 1996 ).
Nhiều vùng lúa đặc thù nay chỉ còn là truyền thuyết ( lúa nổi – lúa sạ , lúa cấy hai lần, lúa mùa “ tháng 10”dài ngày, chỉ làm được một vụ một năm ?…) và tăng vụ, nhưng nay lại đổi vụ, tăng năng xuất
Tưởng cũng nên nhắc lại là lúa nổi - floating rice , riz flottant, lọai gieo vào ruộng, sẽ mọc lên cao dần theo mực nước dâng cao lên từ 1.5m đến 4.5 m, đã được ông Phan Văn Vàng sống về nghề nuôi cá sấu bên Miên mua đem về trồng ở Châu Đốc – Long Xuyên cuối thập niên 1920 ( ? ). Các giống lúa nổi còn trồng vào đầu thập niên 1980 như Nàng tây đùm, Nàng rừng, Tàu binh … năng xuất trung bình chỉ 2t/ha, hay lẫn lộn các giống lúa hoang dại - lúa ma … nên gạo trắng thường pha đỏ, có tên là “gạo cargo” phẩm giá kém cõi, tuy có thị trường lớn Á Châu vào giữa hai thế chiến. Như đã nói trên, thủy lợi cải tiến tuy chưa hòan tòan, đã giảm diện tích lúa nổi xuống chỉ còn khỏang 30 000 ha , chắc có lẽ nay đã biến mất ( ? ) hết. Từ( gieo ) sạ ( vải )– broadcast được ghép ở miền Nam vào từ lúa, trước đây thường dùng gọi lúa nổi là “ lúa sạ” vì lúa nổi chỉ sạ - vải giống không ủ mọc mầm, không gieo hột làm nương mạ đem cấy. Nhưng nay lúa trồng nhiều vụ ở BSCL 80 % là sạ gieo hột, ít cấy mạ hơn, hoặc gieo giống trực tiếp theo hàng chạy máy hay đẩy tay cho kịp thời vụ, có thể tiết kiệm nhiều hột giống hơn. Ở các nơi trũng lầy Vùng Cần Thơ- Hậu Giang vào thập niên 1950- 60, cách làm “nương mạ cấy hai lần” để thích nghi hơn với lũ lụt, hình như nay cũng đã biến mất, với thay đổi vụ trồng, cấy các giống cực sớm, hay các giống lúa Thần Nông hay Ô Môn, cao năng, thân (giàn ) cao hơn, chịu ngập nước mức cao hơn, lâu ngày hơn, chịu phèn nhiều hơn ( ? ). Các ruộng “lúa nổi – lúa sạ” hay “lúa cấy 2 lần” nay chỉ còn là truyền thuyết !
Khuynh huớng tăng diện tích mùa vụ và năng xuất vẫn tiếp tục, 10 năm sau năm 2000, tuy có thăng trầm đôi chút hàng năm, vì lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh phá hại như nạn rầy nâu – brown plant hopper và bệnh virus liên hệ, cũng như bệnh bạc lá ( cháy bìa lá ) vi khuẩn – bacterial leaf blightnăm 2007, thời tiết thế giới thay đổi như El Nino năm 2008 v.v…., Việt Nam ước lượng năm 2010 thu họach 38, 5 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác hai ba vụ khỏang 7.6 triệu ha gần 800 000 – 1 triệu ha cao hơn thu họach lúa thu họach tòan quốc năm 1995 chỉ là 6 766 000 ha . Năng xuất trung bình năm 2010 là 5.25 t/ha, cũng cao hơn trên 1t/ha năm 1995, chỉ mới là 3.6t/ha . Trong tương lai, bộ Nông Nghiệp dự tính duy trì diện tích trồng lúa ở khoảng 3.8 triệu ha một năm với 3.2 triệu ha trồng 2 hay 3 vụ một năm từ 2011 đến 2020. Hiện nay diện tích ruộng canh tác lúa tòan quốc là 4.1 triệu ha, Bộ dự trù chỉ giảm chút ít, chừng 5700 ha đến năm 2020 và 19 000 ha đến năm 2030, phần lớn do ảnh hưởng chánh là thay đổi khí hậu thế giới gây ra. Tăng vụ chỉ có thể thực hiện khi ruộng canh tác có hệ thống tưới tiêu hửu hiệu. Sản lượng và năng xuất sẽ không giảm mà còn có cơ gia tăng nhờ chuyễn đổi vụ, đặc biệt là nới rộng thêm các vụ Thu Đông lên thêm100 000 ha nữa, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam và giảm bớt vụ Hè Thu, mỗi tỉnh chừng 30-50 000 ha, vì trong vụ Hè Thu năng xuất kém và gía lúa lên xuống quá mạnh ( Bùi Bá Bổng tháng tư năm 2011 ). Đầu năm 2011, TP Cần Thơ và tỉnh An Giang làm tiền phong cho chương trình chuyễn vụ này. An Giang tăng thêm 50 000 ha và TP Cần Thơ tăng thêm 30 000 ha. Tăng thêm 100 000ha vụ Đông Xuân nữa ở ĐBSCL , thì mức sản xuất lúa gạo nước nhà sẽ được duy trì, bù chì được tai họa thiên nhiên và mất mùa đang xảy ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đầu năm 2011( ? ) .
Duy trì xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo một năm , hay cố vượt Thái Lan tiến lên đầu hạng và sản xuất lọai gạo phẩm gíá tương đương Thái Lan ?
Môt cách tổng quát, kinh tế Việt Nam căn bản vẫn còn là nông nghiệp dựa trên lúa gạo, dù chánh quyền đã đề ra kế họach là năm 2020, Việt Nam sẽ công nghệ hóa và dịch vụ hóa , tổng lợi tức trên hẳn nông nghiệp. Lúa gạo được trồng trọt trên 82 % đất có khả năng canh tác nước nhà, cung cấp 80% carbohydrat và 40 % protein cần thiết cho mỗi người dân sinh sống ở Việt Nam. Phần lớn lúa trồng ở hai châu thổ phì nhiêu là châu thổ Sông Hồng miền Bắc và châu thổ Sông Cửu Long miền Nam. Khỏang 52 % lúa sản xuất ở châu thổ Sông Cửu Long và 18% ở châu thổ Sông Hồng. Năm 2010, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu sản xuất và xuất khẩu lúa gạo thế giới. Tình trạng lúa gạo ở Việt Nam cách đây vài chục năm thật thê thảm, (sản xuất không đủ ăn trong nước, không có ngọai tệ mua gạo, sau năm 1975 phải mua lúa miến, bo bo - sorghum rẻ tiền heo ăn cho người đô thành đô thị ăn ; nông dân bị cưỡng chế vào hợp tác xã nên chỉ làm ruộng cầm chừng đủ ăn, không muốn đạt chỉ tiêu đề ra vì lúa gạo mình sản xuất dư thừa phải nạp cho nông xã, lúa gạo không được phép chuyên chở buôn bán ngòai khuôn khổ Hợp Tác Xã .. ) khác hẳn tình trạng hiện tại. Trong thập niên 1960, nước nhà phải nhập khẩu lúa gạo vì sản xuất trong nước ngưng trệ . Sử dụng các giống lúa cao năng Thần nông – IR cuối thập niên 1960 không bù chì được sản xuất gia giảm vì chiến tranh khốc liệt gia tăng từ cuối thập niên này và chính sách kinh tế ( và điền địa ,ruộng đất, thương mãi nông nghiệp…) không thích nghi từ năm 1975 đến “Đổi Mới “( 1986 ). Chỉ hai ba năm sau vào năm 1989 (? ) Việt Nam đã bắt đầu thực sự tái xuất khẩu gạo , bình quân vào thập niên 1990 khỏang 2 -3 triệu tấn, đã có phần trội hơn thời Pháp thuộc . Đa số gạo Việt Nam xuất khẩu thời gian này, thuộc lọai gạo chứa 15 % , 25 % tấm hay cao hơn nữa ( gạo 5% tấm là gạo thường xuất khẩu trên thị trường thế giới ). Dĩ nhiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu lúc đó thấp hơn các giá gạo đồng hạng, đồng phẩm gía từ 20 đến 60 đô la một tấn. Chưa đầy 15 năm sau “Đổi Mới”, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới: trung bình mỗi năm 3- 4.5 triệu tấn từ năm 1996 – 2000, đứng hàng thứ hai chỉ sau Thái Lan 5.2- 6.67 triệu tấn, trên hẳn Hoa Kỳ đứng hàng thứ hai 2.29 – 3.16 triệu tấn, trong thời gian này ( FAOSTAT , 2000 ). Năm 1999 , Việt Nam xuất khẩu 4.55 triệu tấn gạo, trị giá hơn một tỉ đô la Mỹ .
Thời kỳ 10 năm kế tiếp 2000 -2010, Việt Nam còn gia tăng mức xuất khẩu lúa gạo thêm nữa. Nhờ sản xuất tăng cao hơn, quá hẳn mức gia tăng tiêu thụ gạo cần thiết ước lượng phải thêm là 100 000 – 150 000 tấn một năm do dân số gia tăng, dù gạo tiêu thụ mỗi đầu người Việt Nam có phần gia giảm đôi chút. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 4. 65 triệu tấn. Năm 2008, xuất khẩu 5.95 triệu tấn, dù thời tiết bất lợi do hiện tượng El Nino gây ra. Năm 2009, xuất khẩu khỏang 6,0 triệu tấn, ( từ 5.5 triệu tấn đến 6.2 triệu tấn tùy cơ quan quốc tế như Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ - USDA , CIA hay nội địa ước lượng ). Năm 2010 Việt Nam xuất khẩu 6.6 triệu tấn gạo (vượt Thái Lan rồi chăng ? ) và thu vào 2. 87 tỉ đô la Mỹ ( USD ). Nhờ gạo Việt Nam bán ra giá cao hơn; chẳng hạn, ngày 12 tháng 8, giá FOB gạo Việt Nam xuất khẩu là 442.67 đô la Mỹ / tấn. Điều đáng nói là mấy năm gần đây, ĐBSCL nhập nội qua biên cương hai nước Việt- Miên, không biết đích xác là bao nhiêu, vì gạo Cam bốt chuyễn qua Việt Nam bằng ghe xuồng nhỏ khó lòng theo dõi, có lẽ chừng 450 000 – 500 000 tấn gạo Cam Bốt ( nếp nhập nội ở miền Bắc từ Lào không đáng kể ) theo ước lượng mùa 2009- 2010. Tháng 10 năm 2009, các hảng Cam Bốt và Việt Nam thiết lập một liên doanh chuyên xay chà lúa gạo và xuất khẩu tên gọi là Cambodia- Viêt Nam Foods Company – Cavifoods, tọa lạc ở thủ đô Nam Vang – Phnom Penh ( 33% cho Công ty Đầu Tư và Phát Triễn của Cam Bốt và 37 % cho Vinafood 2, một trong 2 công ty lớn của Vinafood – VFA , một Liên Hiệp Hội các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam để qui định giá cả và số lượng xuất khẩu ở Việt Nam, và 30 % cho Công ty Thương Mãi Xanh Cam Bốt), trị giá tư bản đầu tư đăng ký 8 triệu đô la Mỹ, có môn bài cho phép hoạt động 99 năm. Mọi nhập nội lúa gạo Cam bốt xảy ra đầu năm dượng lịch, sau vụ mùa chính đã thu họach xong ở xứ Chùa Tháp. Gạo Miên nhập khẩu hầu hết sử dụng tiêu thụ ở nội địa Việt Nam sau khi xay chà, vì chưng đa số gạo trồng vụ này ở Việt Nam là để xuất khẩu. Phục hồi mau chóng nông nghiệp Cam Bốt, tăng vụ, tăng năng xuất phần châu thổ sông Cửu Long thuộc Cam Bốt cũng như việc chấn chỉnh thêm lề lối canh tác lúa lai ưu thế lai F1 siêu năng cao năng hơn ở vùng châu thổ sông Hồng… ( chưa áp dụng ở ĐBSCL), tương lai sẽ giúp Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo hơn Thái Lan ?
Diện tích ruộng đất tỉnh Hậu Giang, sau khi tỉnh Cần Thơ chia ra thành tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ, năm 2008 - 2009 khỏang 80 000 ha; trung bình sản xuất 1 triệu tấn lúa một năm, so với khỏang1300 000 tấn của riêng TP Cần Thơ. Đất trồng lúa được 2- 3 vụ ở Hậu Giang cũng ít hơn, vì thóat thủy chưa hòan thiện, nhiều vũng lầy, đất nhiều phèn tiềm thế hay họat động hơn. Mỗi năm , Hậu Giang góp phần xuất khẩu chừng 350 000 – 400 000 tấn vào tổng số gạo cả nước nay xuất khẩu trên 6 triệu tấn một năm. Vấn đề cho tỉnh Hậu Giang là không đủ kho tồn trử lúa gạo tại địa phương chừng 12 % và nhà máy xay chà lúa gạo chừng 17 % , tổng số gạo tỉnh nhà xuất khẩu mà thôi. Tiềm năng sản xuất lúa gạo riêng cho tỉnh Hậu Giang vài năm tới có thể trên 1500 000 tấn, và xuất khẩu trên 600 000 tấn gạo một năm. Điều đáng mừng cho lúa gạo tỉnh nhà là mùa Đông Xuân 2005- 2006, tỉnh đã trồng đuợc trên 1500 ha hai giống lúa cao năng , phẩm gía tốt là Jasmine 85 ( lọai gạo Jasmine 85 là gạo Thái Lan, Việt Kiều và Hoa Kiều thích mua ăn ỏ bang California ) và VD 20.
ĐBSCL có khỏang gần 3 triệu đất đai trồng lúa, sản xuất trên 50% lúa gạo nước nhà và hơn 90 % gạo xuất khẩu như đã kể trên. Năm 2010, ĐBSCL cũng có 3193 máy gặt – đập - combined harvester, 4243 máy cắt gặt khác – other reaping machines, 7000 đơn vị sấy khô lúa – rice drying units , đã sấy khô được 26 % lúa vụ Hè Thu ( mùa mưa ) mùa hè năm ngóai. Tuy nhiên, tỉnh Hậu Giang cũng như 12 tỉnh khác của ĐBSCL, chưa đầu tư đủ về các kỷ thuật hậu thu họach lúa liên quan đến sấy khô , xay chà , tồn trữ , cho nên mất mát sau thu họach tiếp tục ảnh hưởng đến phẩm giá gạo Việt Nam xuất khẩu.
Sơ lược về gía tối thiểu mua lúa bảo vệ nông dân trồng lúa, lúc trúng vụ, giá hạ
Sự kiện “ được mùa , giá hạ” vẫn còn tồn tại ở ĐBSCL. Gạo Việt Nam xuất khẩu giá kém hơn Thái Lan nhiều , tuy vẫn còn cao hơn gạo Miến Điện – Myanmar, nước đứng đầu xuất khẩu thế giới với gạo cao phẩm trước Thế Chiến Thứ II khỏang chừng 100 đô la /tấn và thị trường xuất khẩu bấp bênh.
Hai chánh sách chánh vài năm gần đây áp dụng ở Việt Nam cho xuất khẩu gạo là giá lúa sàn mua lúa gạo xuất khẩu- Minimum Export Price( MEP ) và các thể lệ đăng ký khế ước xuất khẩu – contract registration. Chức quyền Việt Nam vẫn xem MEP là khẩn thiết để bảo vệ mức lời cho nông dân trồng lúa. Chẳng hạn cho Năm Thị trường – Market Year 2009 , VFA đặt gía sàn mua lúa xay chà ra gạo 5% tấm là 470 đô la một tấn, lần thứ nhất vào tháng 2 năm 2010. Thế nhưng hai tuần sau, hạ giá MEP xuống 420 đô la/tấn, rồi hạ thêm giữa tháng 3 xuống còn 400 đô la, vì lúa Đông Xuân ở ĐBSCL được mùa to. Vụ Đông Xuân thường là vụ lúa lớn nhất nước nhà. Ngày 12 tháng 3 năm 2010, Chánh phủ yêu cầu Bộ Tài Chánh phối hợp với bộ Nông Nghiệp để qui định và công bố phí tổn sản xuất “chánh thức official” để chức quyền địa phương có thể tuyên bố giá mua lúa thích nghi, cũng là giá lúa mà doanh nhân lúa gạo địa phương dùng để mua lúa trong tỉnh. Tuy nhiên, đa số các nhà xuất khẩu gạo chỉ đầu tư duy nhất vào nhà máy chà xát gạo ( làm bóng- polishing, phân lọai màu sắc v.v…), nên thật sự xay chà lúa gạo – milling process là do các doanh nghiệp nhỏ bé tư nhân địa phương lo liệu. Những doanh nghiệp tư nhân này mua lúa từ các mối lái trung gian. Qua nhiều cấp bậc trung gian như vậy, thật khó lòng cho chánh phủ kiểm sóat giá sàn, giá tối thiểu mua lúa, hầu đem lại lợi ích dự tính giúp nông dân trồng lúa. Theo VFA, phí tổn sản xuất lúa ( thóc ) MY 2009 vụ Đông Xuân là 2500 đồng VN một kg, cho nên VFA định giá lúa mua tối thiểu là 4000 đồng/ kg là một giá mua phải chăng. Đầu tháng 3 năm 2010, VFA chỉ thị cho các thành viên Liên Hội mua và tồn trữ 1 triệu tấn gạo đã xay chà, để cho giá lúa nội địa khỏi tụt dốc, khi vụ lúa trúng mùa. Cuối tháng 3, VFA tuyên bố mua thêm lần thứ hai 500 000 tấn nữa, đưa tổng cọng số gạo mua MY2009 lên 1.5 triệu tấn. Theo VFA, nhờ phương cách định giá lúa tối thiểu hiện hửu, giá lúa địa phương là 4200 – 4300 VND /kg vẫn cao hơn giá sàn tối thiểu qui định là 4000VND /kg đã nói trên. Thể lệ đăng ký khế ước cho VFA, ngòai việc kiểm sóat số lượng thể tích gạo xuất khẩu, còn có nghĩa giúp đở các nhà xuất khẩu xếp đặt, định ngày giờ thuê tàu chuyên chở gạo ở đến các nước nhập khẩu gạo Viêt Nam .
Xuất khẩu gạo tỉnh Hậu Giang tùy thuộc các công ty xuất khẩu thuộc TP Cần Thơ. Theo thống kê, các công ty tu mua, xay chà, đánh bóng … TP Cần Thơ mỗi năm thu lợi khỏang 70 triệu đô la Mỹ , thu mua xuất khẩu chừng 300 000 tấn gạo của tỉnh Hậu Giang. Năm 2011, Hậu Giang đã đề nghị VFA lập một công ty xuất khẩu gạo, tọa lạc ở tỉnh nhà, khởi sự xuất khẩu 10 000 tấn gạo trực tiếp, không qua các công ty xuất khẩu Cần Thơ.
2) Cần thêm nhiều cải tiến cây trồng công nghệ, vườn cây ăn trái
Trong số 140 000 ha đất trồng trọt được , gần 60 000 ha dùng để trồng mía làm đường, trồng khóm (dứa, thơm vườn cây ăn trái ( quả ), vườn cây trái và vườn“rau cải , đậu, một ít nấm ăn”.
2-a) Mía đường và mía mềm ép uống nước
Năm 2007, Công ty Đường Cần Thơ – Cần Thơ Sugar Company ( Casuco) đã thiết lập xong 2 nhà máy đường ở Vị Thanh và Phụng Hiệp và tỉnh Hậu Giang còn có thêm nhà máy đường và chưng cất rượu Long Mỹ Phát. Mía Hậu Giang sản xuất được Casuco ký giao kèo bảo đảm mua năm 2007 là 3200 – 3500 một tấn, diện tích mía năm đó trên 8000 ha. Báo cáo tỉnh năm 2007 cũng cho biết tỉnh sản xuất đến 1.4 triệu tấn mía, nghĩa là năng xuất 150t/ha , có phần nào quá lạc quan, sai lầm chăng?, trong khi năng xuất trung bình của 300 000 ha mía tòan quốc chỉ đạt 50 – 53 tấn/ha ( Niên Giám Thống Kê 2003). Hậu Giang có ưu điểm hơn các vùng trồng mía khác là có kênh sông rạch chuyên chở mía đốn dễ dàng thuận lợi đến nhà máy ép mía và có mùa khô thu họach khá dài, nhưng khí trời tương đối nóng khó lòng có chữ đường cao. Khuyết điểm khác là đất phù sa tốt ít hay không ngập nước phần lớn đã chuyên sử dụng lập vườn cây trái, nên phải lên líp cao trồng mía ở những đất phèn tiềm tàng, tuy có thể phì nhiêu hơn các vùng phèn trồng mía quanh sông Vàm Cỏ vùng Đồng Tháp Mười , nhờ nước sông Hậu chứa nhiều phù sa hơn như đã nói ở phần tổng quát. Phải tuyễn chọn thêm hay du nhập các giống mía ( Ấn Độ, Ba Tây , Inđônexia các đảo hay các xứ biển Trung Mỹ. . những xứ có vùng khí hậu nhiệt đới, không phải bán ôn đới như Hạ Uy Di , Florida ,Đài Loan , Trung Quốc …, có năng xuất mía cao hơn 100 – 150t/ha ; chữ đường cao hơn 12 – 14 %,; năng xuất các mùa mía sau mùa gốc 3- 4 năm vẫn khá cao. Chuyên chở dễ dàng, thiết tưởng cũng nên nghĩ đến các mía ép làm nước mía ( nhiều giống cỗ truyền thân mềm, nhiều thân, nhiều nước tuy chữ đường không cao lắm) cho các quán hàng rong bán nước giải khát ở đô thị các tỉnh miền Đông...
2 b) Khóm- Thơm- Dứa
Tỉnh Hậu Giang cũng cho biết năm 2007 là sản xuất được 10 000 tấn khóm . Như vậy diện tích thơm –khóm tỉnh Hậu Giang chừng 6-8 000 ha . Cả ba cây có từ ngữ khóm - thơm - dứa đều thuộc lòai thực vật Ananas comosus ( L ) Merr. ,tên chung tiếng Anh là pineapples. Nhóm khóm trồng ở Hậu Giang cũng như ở miền Nam thuộc nhóm Queen , trong khi nhóm trồng ở miền Bắc là thơm Ta , lọai cỗ truyền Victoria thuộc nhóm Spanish và nhóm thơm Tây Victoria/Queen. Không thấy trồng nhóm thơm- dứa Singapore Spanish vì trái nhóm này bị bệnh trái đổ gục trước khi chín, do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra. Hai nhóm Cayenne và Queen tuồng như kháng đươc vi khuẩn này. Miền Bắc có du nhập, tuyễn chọn các giống Smooth Cayenne từ Trung Quốc là “ China” và “Chân Mộng” có thể thích hợp cho miền Bắc trồng làm thơm ,dứa đóng hộp. Nhóm khóm địa phương Queen rất ngon ngọt để gọt xắc lát ăn tươi , nhưng trái không có hình trụ ( cho ít khoanh lát thịt tròn rịa , đồng đều hơn các giống Smooth Cayenne ) và mắt qúa sâu, gọt hết mắt mất thịt nhiều hơn. Vì vậy, làm công nghệ đóng hộp khóm là thất sách, khi không còn khối Nga Sô Viết bó buộc đổi chác phải mua khóm đóng hộp Việt Nam trả nợ ( ? ) nữa. Năm 2004 nhà máy đóng hộp khóm của Công ty Sinh học Thái Dương – Thái Dương Biological Company ở Vị Thanh phải đóng cửa, Dân Vị Thanh và tỉnh Hậu Giang đã phải giảm bớt nhiều diện tích trồng khóm. Tái lập nhà máy trồng khóm xuất khẩu ở Vị Thanh là phi kinh tế thương mãi, nếu không tìm ra được cách thức khác cách đóng hộp khoanh lát khóm ( không rỏ kỷ thuật làm nước khóm cô đặc hiệu quả kinh tế ra sao, thị trường ra sao ? ) , cải thiện tìm ra giống khóm Queen mới tốt hơn, năng xuất cao hơn, dáng hình lăng trụ hơn , ít mắt sâu hơn … và thử nghiệm thành công các giống mới Smootth Cayenne ở địa phương. Miền Nam đã du nhập các giống Smooth Cayenne Hạ Uy Di và Úc Châu từ năm 1999. Không rỏ thử nghiệm kết quả ra sao ở đất trồng khóm tỉnh Hậu Giang , nhưngkhí hậu miền Nam, ĐBSCL có mùa nắng tương đối dài, khó thiết lập các khu sản xuất đại trà thơm, dứa Smooth Cayenne, trừ phi có đủ nước ngọt tưới thơm, dứa mùa nắng. Khóm- thơm -dứa thích đất acid , pH khỏang 4-5 , nghĩa là đất lọai phù sa phèn tiềm tàng. Trên pH này, thơm dứa khóm không mọc được. Miền Nam nóng ấm, cây mọc mau , phát triễn mạnh hơn miền Bắc. Những ngày nhiệt độ lên qúa cao có thể làm cháy trái – sunburn . Đất trồng khóm, thơm, dứa không cần phải phì nhiêu, miễn là cung cấp thêm đúng kỹ đầy đũ dưỡng liệu, phân bón hóa học. Thơm, dứa, khóm có thể thu họach suốt năm, vì có thể khiển hoa– forcing cho nở hoa bất cứ lúc nào, tùy theo khí hậu, dùng hóa chất sinh hoa ( như ethylene và các chất cảm ứng ra hoa khác ). Vấn đề trồng thơm Smooth Cayenne đóng hộp xuất khẩu thay thế khóm ở Việt Nam là năng xuất vào năm 2003 – 2004 của Smooth Cayenne trồng ở miền Bắc còn quá thấp 10 – 12 t/mẩu, trong khi ở các nước Đông Nam Á, năng xuất Smooth Cayenne trung bình đã là 25t/ha và trung bình ở Úc Châu là 80t/ha ( Narong Chomchalow- FAO , 2004 ).
2 c ) Cải tiến vườn cây ăn trái Hậu Giang – Cần Thơ nhắm vào xuất khẩu
Năm 2003, ĐBSCL trồng đuợc 204 568 ha cây ăn trái, trong tổng số tòan quốc là 325 077 ha, hạng nhất nước nhà, 6 lần hơn diện tích trồng cây ăn trái miền Trung Du Bắc Việt đứng hàng thứ hai 32 335 ha và 9 lần hơn Đồng Bằng sông Hồng ( 12 774 ha ) ( TS Vũ Mạnh Hải- 2003 ). Tổng sản lượng trái cây thu họach năm đó là 2 276 300 tấn. So với năm 2000, mức tăng gia tổng diện tích cây ăn trái 13.8% và sản lượng 15 %. Trái cây chánh là chuối, vãi – nhãn, cam –quýt- chanh- bưởi( citrus, cây có múi ), thơm-dứa –khóm, pineapple, xòai . Diện tích quan trọng ở tỉnh Cần Thơ cũ (tỉnh Hậu Giang + TP Cần Thơ ): cây có múi là 13181 ha, xòai 3500 ha, chuối 3000ha, ngòai khóm , long nhãn, hồng xiêm – sapôchê, xòai riêng, măng cụt, chôm chôm, ổi , mảng cầu xiêm , đu đủ . Năm 2007, diện tích cây ăn trái không kể khóm chừng 10 000 ha. Quan trọng nhất là cây có múi : ba giống trồng đáng kể là Cam Đường (sugar sweet orange ), một lọai cam mật( cam ngọt –sweet orange ) tương tự nhóm cam Valencia ngọai quốc nổi tiếng miền Bắc là “ Xã Đòai”,“Vân Du”, “ Sông Con”; Cam Sành, một loại quýt - King Mandarin và Bưởi Năm Roi đã kể ra ở phần I tổng quát. Hai lọai cam Cam Đường và Cam Sành ở tỉnh nhà cũng như ở miền Nam bị bệnh virus nổi gân Xanh bạc Vàng lá- Greening disease tàn phá nặng nề do rầy chổng cánh truyền qua, Trung tâm Cây ăn trái Long Định - Tiền Giang đang cố tâm ngừa trị ( hình như trồng ổi khỏi hay ít bị bệnh greening hơn, theo các chuyên viên Việt Nam ở Long Định ) . Bưởi Năm Roi là bưởi to hình trái lê ( dễ phân biệt với bưởi to trái tròn Oroblanco nổi tiếng gần đây ở bang Ca Li, Hoa Kỳ ), da vàng xanh khi trái chín . Trái cân nặng 1800 gr, tép tách rời khỏi ỏ múi dễ dàng, thịt màu vàng lợt, nhiều nước, ngon ngọt, đậm đà, độ Brix 8.3 % . Trái không hột nếu trồng riêng rẽ xa cách các giống bưởi khác . Xuất khẩu được. Tỉnh đang chỉ thị cho Hợp tác Xã Phú Thạnh, xã Phú Hửu và huyện Châu Thành phát triễn nhãn hiệu thương mãi “ Bưởi Năm Roi Phú Hửu”. Không rỏ Năm Roi Phú Hửu có gì khác biệt Năm Roi huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long không ? Và có thể nào tuyễn chọn tăng thêm kích thước trái cũng như độ Brix không, ít nhất cũng phải gần bằng như Bưởi Da Xanh của hai huyện Mõ Cày , Châu Thành tỉnh Bến Tre và huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang ? Cây bưởi da xanh mọc rất mạnh mẽ, trái tròn, khi trái chín da vẫn xanh, tép cũng tách rời vỏ múi dễ dàng, thịt màu đỏ hồng, độ Brix 11- 12 % , trung bình ít nước hơn Năm Roi, nhưng mùi vị có vẽ ngon ngọt hơn. Da Xanh có một khuyết điểm là luôn luôn có nhiều hột . Năm 2007, tỉnh Hậu Giang cố tâm phát triễn thêm trên 500 ha vườn cây ăn trái thích hợp dọc quốc lộ 61, nhưng nên cố tránh trồng lẽ tẽ, manh mún, nhắm vào các lọai dễ xuất khẩu như chuối cau, bưởi Năm Roi, cam Sành kháng bệnh Greening , sầu riêng hạt lép , chôm chôm , măng cụt , lọai trái nặng hơn 80 gr/trái, ổi ruột đỏ, xòai cát Hòa Lộc , đu đủ ( trái đều kích thước ,cân lượng , khỏang 1 kg / trái) sa pô chê loài mới v.v…
Lẽ dĩ nhiên Hậu Giang cần cải thiện thêm các lòai cây thực phẩm khác, đặc biệt tuyễn chọn cây khoai mì ( sắn )- cassava , manioc cao năng hơn trên đất nhiều phèn, tuy khoai mì đã là một cây chịu phèn, chịu độcc hại vì chất aluminium và sắt hơn nhiều lọai cây trồng khác ,cũng các giống khoai mì làm thực phẩm nuôi tôm – cá và gia súc, gia cầm tốt, rẽ tiền hơn cám, tấm gạo … Ngòai đa lọai thêm cao rau, đậu, hoa kiểng nhiệt đới cải tiến có cơ xuất tỉnh hay nhiên hậu xuất khẩu được, nông nghiệp Hậu Giang cũng nên nghĩ đến vành đai xanh rau hoa, vành đai trắng –sửa tươi cho trẻ em như đã thành công ở Đồng Nai – Biên Hòa, phải thiết lập cho mọi thị trấn dự trù khuếch trương ở tỉnh nhà đến năm 2015 – 2020 ( 30 ), đặc biệt hướng về cung cấp cho Tây Đô - đô thị TP Cần Thơ đang lớn mạnh ; ngay cả lọai nông nghiệp thẳng – vertical agriculture các đô thị, thị trấn thế giới đang điều nghiên ?
II- B ) Ngành thủy sản
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đứng hàng thứ sáu trên thế giới xuất khẩu hải sản- seafoods . Năm 2010, trị gía xuất khẩu hải sản là 4.94 tỉ đô la Mỹ tăng 16.3 % so với năm 2009 ( năm 2009 trị giá 4.2 tỉ, giảm 6.7% so với năm 2008 ) . Việt Nam cũng đã xuất khẩu năm 2010, khỏang 120 000 tấn nghêu sò- shell fish trị giá 498 triệu đô la, chiếm 9.4 % tổng số hải sản xuất khẩu. Mức xuất cảng cá ngừ - tuna trị giá 300 triệu và cua trị gíá 150 triệu . Hai hải sản xuất khẩu là mực – cuttle fish và mực ống – squid. Tôm xuất khẩu, kể cả tôm càng xanh nước ngọt -fresh water prawn nước ngọt, trị giá 2 tỉ đô la. Sản lượng cá xuất khẩu năm 2010 là 650 000 tấn trị gía 1.4 tỉ, trong số này cá tra ( basa ) – catfish nuôi ao , bè . .vv…đóng vài trò quan trọng nhất . Bộ Nông nghiệp cho biết trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng sản lượng hải sản xuất khẩu đã đạt 2,6 tỉ đô la , tăng 28 % so với cùng thời gian năm ngóai . Dù Việt Nam gặp nhiều rào cản xuất khẩu hải sản, thị trường chánh yếu vẫn còn mạnh mẽ thêm, tỉ như Hoa Kỳ, tăng thêm 49.6 % , Hàn Quốc ( Nam Hàn ) tăng 33.3 %, Hiệp hội Âu Châu cũng tăng .
Sáu tháng đầu năm 2011, sản lượng cá đánh bắt- catch landing là 1 251 900 tấn, tăng 1.4 % so với 6 tháng đầu năm 2010; sản lượng cá đánh bắt ở biển là 1 170 000 tấn và ở nội địa là 81 600 tấn . Đánh bắt cá nội địa tuồng như có phần ít đi, nhiều người cho là do các đập thủy điện thượng nguồn, đặcbiệt ở Trung Quốc và Lào gây ra, nhưng đối với châu thổ Cửu Long thuộc hạ nguồn sông Củu Long có thể không hòan tòan như vậy vì lý do ngay cả hạ nguồn sông Mê Kông đã có nhiều khu vực ngư sản riêng biệt. Năm 1990 cá nội địa đánh bắt ở châu thổ sông Cửu Long ước lượng chỉ 60 – 90 000 tấn một năm ( FAO 1992 ), năm 2002 đã lên trên 450- 500 000t ( Niên giám Thống Kê – 2002 ): 1 327 500t thủy sản đánh bắt, cá biển đánh bắt là là 499 000t cá nuôi là 268 000t, tôm nuôi đã lên đến 145 000t . Thủy sản nuôi trồng nội địa- domestic aquaculture lại tăng đáng kể 6 tháng đầu năm 2011; tăng 5.3 % so với năm 2010, đưa mức sản xuất lên đến 1 260 000 tấn. Mức sản xuất cá tra - Pangasius hypoththalmus hay cá tra sutchi- Pangasius micronemus hay cá ba sa Pangasius boncourti ( đầu nhỏ hơn cá tra, bụng to, thân tòan màu trắng cho nên bas a còn có tên là cá bông lau ) ở Việt Nam , năm 2008 ,đã trên 1.1 triệu tấn, đứng hàng thứ nhất thế giới trên hẳn Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Myanmar, Bangladesh, Trung Quốc ( POSMA , FAO 2009 )trong tổng số sản xuất cá tra tòan cầu, đỉnh cao nhất năm 2005 là 2. 6- 2.7 triệu tấn. Trị giá cá basa Việt Nam xuất khẩu năm 2010 đã trên 1. 4 tỉ đô la. Nuôi trồng thủy sản nước nhà sử dụng hơn 1 triệu nhân công, phần lớn là phụ nữ, cứu đói giảm nghèo hửu hiệu trong số 4. 7 triệu công ăn việc làm lao động cho tòan ngành thủy sản đánh bắt, nuôi trồng nước nhà và 0. 7 triệu nhân công dùng chế biến và dịch vụ thương mãi của ngành
Sản xuất chánh cá tra basa là ở tỉnh An Giang- Châu Đốc. Còn tỉnh Hậu Giang lại mong muốn nâng phát triễn cá “thát lát” lên hàng hai xuất khẩu cá nước ngọt nước nhà, chỉ sau cá tra. Cá thát lát tên khoa học là Notopterus notopterus Pallas, một lọai cá nước ngọt, sống ở sông rạch đầm lầy nơi có cây cỏ thủy sinh vùng nhiệt đới. Đặc biệt cá that lát rất dễ ăn và ăn ít bởi bao tử con lớn nhất ( cỡ 200gr ) cũng chỉ bằng đầu ngón tay. Thịt cá thát lát thuộc lọai ngon vào bậc nhất trong số các lòai cá nước ngọt, đặc biệt có độ dai đặc trưng, sơ chế thành nguyên liệu các lọai chả cho nhiều món ăn ngon, từ món dân giả đến đặc sản nhà hàng, chế biến xuất khẩu cả chục năm nay ( Nguyễn Hòang Tuấn - 2000 ). Tuy nhiên cần hòan chỉnh, ít nhất không thua kém kỷ thuật nuôi cá basa, từ sản xuất con giống – cá bột tốt sạch bệnh nuôi thương phẩm ( năm 2000 vẫn chưa phân biệt được cá đực và cá cái thát lát, vì sản xuất cá bột giống cần tiêm số kích dục đực - cái nhiều lần khác nhau, nuôi cá mau lớn bán canh hay thâm canh cần ao, hồ tòan đực … ) , thức ăn nhất là thức ăn viên chưa rẽ và hiệu quả chuyễn hóa thực phẩm qua thịt cá chưa cao làm môt số ao hồ cá ba sa tiểu nông lỗ lã nặng khi giá mua cá hạ, cách thức nuôi lồng bè thâm canh cao năng chưa hòan tòan bền vững, nuôi cá ( và tôm càng xanh ) ruộng phát triễn kém chưa đến 50 % diện tích khả năng, thị trường quốc tế xuất khẩu nhỏ bé, không như cá basa đã có 80 quốc gia chịu hỏi mua …
Viêt Nam đã nuôi được cá vồ, lọai cá da trơn đầu có 2 đốm đen, cádứa , cá sóc sọc là lọai cá da đen – black fish ( cá basa , cá tra, cá thát lát… là lọai cá trắng – white fish ) sống ở đầm đìa , di chuyễn được trên cạn nhờ có mang phụ hấp thu được cả oxygen không khí trời, thuộc các nhóm Clariidae như Clarias batrachus ; Ophicephalidae như cá lócChanna. striata; Bagridae như Trichogaster tricopterus . Không rỏ tổ chức Đan Mạch trong khuôn khổ Ủy ban Quốc tế Lưu vực sông Mê Kông, nay vào thế kỷ thứ 21( 2010- 2011) đã giúp tiến bộ như thế nào về kỷ thuật thuần dưỡng cá bản địa nông dân nuôi,tiến tới môn bài độc quyền cá thuần dưỡng Việt Nam như cá rô đồng( cá rô đồng đầu vuông vài năm gần đây đã được nông dân Hậu giang nuôi khá nhiều, kỷ thuật làm sinh sản nhân tạo cá bố mẹ bằng thuốc kích dục DHG sản xuất cá con giống( cá bột ) đã thành công, sau 3 tháng nuôi thâm canh đã có cỡ thương mãi)( Phương Thanh- 2010 ) ; cá sặt rằn, … ? Trong tương lai cần lưu tâm thêm công tác thuần dưởng này đến các cá thịt ngon như cá đao , cá hô – giant Mekong catfish to lớn nhất nước nhà có con trên150- 200 kg– từ Biển Hồ TonleSap xuống, cá cháy( Lates sp. ) vùng cửa biển Cần Thơ - Sóc Trăng, cá đuối lớn , cá phèn, cá úc , cá sửu. Đặc biệt nuôi lọai cá không ăn thịt, chỉ ăn và tăng trưởng mau lẹ thức ăn nguồn gốc thực vật hay ăn tạp với động vật địa phương : trùn, sâu bọ v.v… Hiện tại, ĐBSCL kể cả tỉnh Hậu Giang , nên chú ý cải thiện, khuếch trương hơn nữa nuôi cá bống tai tượng hai lòai Osphroemus gourami và O. exodon ( loài bống tai tượng có răng nhô) hay cá chim trắng nước ngọt Colossomor brachypomon, nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng nhập từ Trung Quốc, một lọai cá ăn tạp không cần xay cá hồng Phú Quốc hay nhiều lọai cá linh địa phương để nuôi cá basa, cá tra, mà cũng mau lớn khi ăn thức ăn tự gom góp từ phân heo, phân gà, rau muống, bèo, tảo, và tại sao chưa thử nuôi bè cá heo ( tiếng kêu như heo ) da xanh , đuôi đỏ , thịt cực kỳ ngon , cao giá ( Huỳnh Văn- 2010 ). Nuôi cá nước ngọt không những phải hội nhập với trang trại nuôi gà, nuôi heo mà riêng ở tỉnh Hậu Giang nên nghĩ thêm đến hội nhập với nuôi bò, nuôi trâu, nhất lọai trâu nhiều sửa như trâu Murrah trên sông, kênh, rạch đang cải thiện, bổ sung cung cấp sửa cho bò sửa vành đai trắng Tây Đô ( ?) . Nhất là mới đây trường nông nghiệp Cần Thơ cho biết dùng trâu lọai nặng 550 kg họat động trên đất đai ẩm và bùn lầy, chuyên chở lúa , hửu hiệu kinh tế hơn máy cày ( Phạm Tấn Nhã và al, 2008 ? ).
Năm 2005, Hậu Giang thâu lợi tức xuất khẩu 130 triệu đô la Mỹ , 97 % về biến chế thủy sản, một phần còn phải mua của Kiên Giang, Bặc Liêu, Sóc Trăng , Cà Mau ( ? ) . Cuối năm 2010, mức xuất khẩu Hậu Giang đã vượt quá 300 triệu đô la, trong khi nhập khẩu năm 2010 chỉ có 30 triệu đô la . Không rỏ phân chia phần lúa gạo , phần thủ sản phần cây ăn trái ( kể cả khóm ) ra sao .
II. C : Hạ tầng cơ sở và công nghiệp hóa
Năm 2010, lợi tức mỗi đầu người tỉnh Hậu Giang là 897 đô la Mỹ, tăng 2.1 % so với năm 2005, khỏang 427 đô la ). Còn thua mức trung bình mỗi đầu người Việt Nam năm 2010 là 1218 đô la Mỹ. Còn thua mức trung bình của Bà Rịa- Vũng Tàu ước lượng cho năm 2010 là 1150 đô la. Như vậy Hậu Giang cũng khó lòng đạt mức trung bình của VN là 4357 đô la năm 2025( ước lượng của Goldman – Sach), tương đương với lợi tức mỗi đầu nguời Thái Lan hiện nay. Dù cho mức tăng gia lợi tức thời gian qua của Hậu Giang trung bình là 16. 34 %, cao hơn mức trung bình quốc gia là 9- 10 % một năm. Hậu Giang cần theo dõi buớc tiến công nghệ, dịch vụ hóa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nếu không theo kịp Đồng Nai - Biên Hòa.
Muốn công nghiệp hóa cần phát triễn hạ tầng cơ sở giao thông, viễn thông, điện nước, xây cất .. và đào tạo giáo dục cập nhật tri thức cao phẩm hơn nữa lao động tỉnh nhà …
1 ) Hạ tầng cơ sở.
Sau khi tách rời khỏi TP Cần Thơ, lúc tỉnh Cần thơ cũ chia hai vào ngày mồng một tháng giêng năm 2004, Hậu Giang gặp rất nhiều khó khăn hơn các tỉnh ĐBSCL khác, cơ sở giao thông vận tải tỉnh yếu kém. Có ba quốc lộ đi ngang qua tỉnh là quốc lộ 1, quốc lộ 61 và quốc lộ Nam Sông Hậu. Mặt đường lộ không rộng, giới hạn dân chúng di chuyễn và chuyễn vận hàng hóa. Dù mật độ đường cao, nhưng đa số đường xây cất phẩm giá thấp. Khỏang 36 % mặt đường đắp đất hay vật liệu thô hào ,và chỉ 74 % trải nhựa. Hệ thống đường chỉ thích hợp cho xe hai bánh hay xe ô tô nhỏ , không phải cho xe vận tải. Hệ thống đường xá nông thôn đặc biệt được tỉnh lưu tâm, hầu lấp hố cách biệt phát triễn nông thôn và thị thành. Đến năm 2006, 298.6 km đường xá trong tỉnh đã được trải nhựa, đổ bê tông, 252.29km đường xá khác được cũng cố và tỉnh xây 295 cầu ( tổng số dài 4966,5 m ) . Năm 2007 , tỉnh dự liệu xây dựng dương ô tô chạy được đến 10 xã và năm 2007 thêm đường tương tự đến thêm 7 xã nữa. Từ năm 2007, hầu thõa mãn nhu cầu công nghiệp tân tiến hóa tỉnh Hậu Giang phối hợp với Bộ Giao Thông đẩy mạnh tốc độ tân trang, nâng cấp hai quốc lộ 1 và 61, cầu Cái Tu , xa lộ Nam Sông Hậu ( khai thông ngày 09 tháng 3 năm 2011 ?) và đường bộ Quản Lộ- Phụng Hiệp , xây dựng các Đường Tây Sông Hậu , Bốn Tổng – Một Ngàn và Vị Thanh -Cần Thơ , giúp cầu treo Cần Thơ lớn nhất Đông Nam Á, khánh thành ngày 24 tháng 11 năm 2009 , có xa lộ đến các tỉnh vùng sông Hậu.
Quan trọng cho tương lai giao thông tỉnh Hậu Giang là các kinh -đường thủy vận nối đến cảng quốc tế Cái Củi, sau khi chánh phủ đã quyết định mở rộng, đào sâu bùn, cát đọng lòng sông thường làm tàu bè mắc cạn ở cửa Định An và lập các cảng Quan Chánh Bố ở Trà Vinh, Đại Ngải ở Sóc Trăng . Từ trước, 60 -70 % hàng hóa Hậu Giang phải chuyên chở đừong bộ, rồi xuất khẩu ỏ các cảng TP HCM hay Bà- Rịa – Vũng Tàu . Khi hòan thành đợt hai dự trù vào cuối năm 2012 ( ? ) cảng quốc tế Cái Củi sẽ tiếp nhận được tàu côngtengnơ hay cargo trọng tải đến 20 000 tấn ở bến 3, trang bị máy móc đầy đủ, kho tồn trữ hàng rộng rải… Hai bến 1 và 2 hòan tất năm 2010, chỉ mới nhận được tàu 10 000 tấn như cảng sông Cần Thơ hiện nay. Cảng Cái Củi sẽ có khả năng 4.2 triệu tấn hàng hóa một năm. Hai kênh Xà No và Phụng Hiệp là đường thủy quốc gia từ TP HCM xuống suốt châu thổ miền Tây đến Biển Tây, nối liền các tỉnh châu thổ sông Cửu Long đến Cam Bốt, Biển Tây và các nước Đông Nam Á.
2) Công nghệ hóa qua kiểu mẩu công viên và cụm công nghệ
Công nghệ bằng cách thiết lập các khu, công viên công nghệ như ở các tỉnh miền Đông thường gặp rất nhiều khó khăn. Hậu Giang cần duyệt xét lại mô hình kiểu mẩu này. Hiện ĐBSCL có 111 công viên hay cụm công nghệ - industrial parks IP or clusters IC, đang xây dựng hay đang họat động, nhiều nhất ở các tỉnh Long An, Kiên Giang , Cà Mau, TP Cần Thơ ( 11 IP và Hậu Giang ( 3 IP ), chiếm một số diện tích là 24 000 ha. Phần lớn là đất đai phì nhiêu của cư dân địa phương đặc biệt là giới nông dân. Đa số IP và IC cho thuê đất khỏang chừng 35- 40 % diện tích IP , nhưng tỉ lệ cho thuê đất còn rất ít ỏi, chừng 5%. Trên 300 ha đất đai IP Sông Hậu của tỉnh Hậu Giang, tọa lạc tại một vị trí trên bờ sông rất thuận tiện giao thông, chỉ mới có một nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu đang xây dựng, thuộc Công ty Liên Doanh Hải Sản Minh Phú . Các IP đổ lỗi cho rằng có quá nhiều công ty chơi trò cạnh tranh nhau và hạ tầng cơ sở không phát triễn đầy đủ trong vùng. Hơn nữa, nhiều IP dự tính đã ngưng công tác nhiều năm qua , làm hàng ngàn ha đất chờ đợi vì giải tỏa đất đai và chương trình xây cất ngưng trệ. Gồm có các IP Hưng Phú, Ô Môn, Thốt Nốt dọc theo sông Hậu. Triễn khai IP trong vùng chiếm qúa nhiều đất ruộng tốt , làm nông dân trồng lúa than phiền. Nông dân phải đối đầu với chức quyền địa phương qúa hồ hởi, muốn chuyễn hướng nông nghiệp mau qua công nghệ , muốn đi ngõ tắt làm giàu mau hơn. Chẳng hạn tỉnh Vĩnh Long qui họach thêm 5 IP nữa ở các huyện Long Hồ, Bình Minh và Măng Thít trên một diện tích ruộng vườn là 2000 ha, hơn phân nữa đã canh tác trồng trọt. Chức quyền tỉnh xin chánh phủ duyệt y chuyễn hóa cách sử dụng đất đai này, lấy lý do là năng xuất các đất này quá kém! Trung bình phải tái định cư 3 hộ trên một ha chuyễn qua IP. IP Long An chiếm trên 8000 ha năm 2010; trong 10 năm qua đã phải tái định cư hàng chục ngàn gia đình qua các đất đai đầy phèn ở các huyện Bến Lức, Đức Hòa và Thủ Thừa. Dù nông dân phải di tản tái định cư nhận tiền bồi thường tương xứng, họ mất hết phương tiện sinh sống vững bền. Cách đây 5 năm , cư dân xã An Lạc huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng , gồm phần lớn nông dân nhèo đói, rất hoan hỉ đón nhìn dự tính xây dựng IP Cái Côn trong xã, hy vọng chuyễn hóa khỏi nông nghiệp sẽ thay đổi đời sống của họ. Tuy nhiên IP không thành hình . Trong khi đó, đa số nông dân đã tiêu hết tiền bồi thường, và không còn đất trồng trọt sinh sống .
Thiếu một kế họach chiến lược tổng quát, không phải riêng cho tỉnh Hậu Giang hay TP Cần Thơ mà phải gồm tất cả mọi tỉnh ĐBSCL, theo nhiều chuyên gia là khuyết điểm chính phát triễn IP miền ĐBSCL ( Lưu Phước Lương, 2011). Thành quả là các IP của miền xoay quanh một lọat lớn công nghệ giá trị thấp kém , mà lại không liên kết gì nhau cả. Các công nghệ hướng về xuất khẩu trông cậy vào nhân công rẽ mạt và tài nguyên thiên nhiên dồi dào hơn là trên các kỷ thuật mủi nhọn, tri thức, có giá trị cọng thêm lớn. Chức quyền tụ điểm vào các công nghệ chế biến cường độ nhân công cao như thực phẩm và thủy sản, thực phẩm gia súc gia cầm, nước uống, dày dép và áo quần ; không phát triễn bao nhiêu công nghệ cao kỷ cả. Ngay các công nghệ chế biến nông ngư phẩm cũng sử dụng những kỷ thuật lỗi thời, phí tổn cao và rất ít khi chịu áp dụng kỷ thuật tân tiến, cận đại ( Vũ thành Tú Anh, 2011 ) . Khi họ chịu làm, thì chỉ cải thiện vài chức năng thôi. Các chuyên viên ước lượng là phải đổi mới ít nhất là 80% kỷ thuật nhà máy để công nghệ có thể cạnh tranh thắng lợi. Chỉ mới có một số rất ít IP chuyên nghiệp đặc trưng như IP “Mỹ Qúy Ngành Cá” tỉnh An Giang và IP Cà Mau “ Khí dầu Điện - Đạm và Protêin” . Chí phí đầu tư cao thành lập cơ sở tiện nghi sản xuất đã làm chán nản các nhà đầu tư chịu thuê đất ở các IP. 30% tổng phí đầu tư xây cất là để xây một nền móng công trình cho vững chắc, vì địa chất vùng rất lỏng lẻo. Thay vì xin thành lập thêm nhiều IP-IC, các tỉnh DBSCL có lẽ phải cố gắng trước tiên tạo ra thêm giá trị cọng cho các sản phẩm nông ngư ,bằng các đầu tư vào các nhà máy biến chế hay nông ngư trang sử dụng những kỷ thuật cận đại (Trần Thanh Bé , 2011) .
( Irvine , Ca li , Hoa Kỳ, ngày mồng 4 tháng 8 năm 2011 )
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860969 visitors (2232067 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|