Lên mạng ngày 5/6/2010
CẨN THẬN VỚI LON HỘP XỐP VÀ NHỰA PLASTIC ĐỰNG THỨC ĂN
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Gần đây nhiều tin đồn về các lon hộp xốp và nhựa plastic đựng thức ăn lúc đem hâm nóng trong lò vi ba (microwave oven) sẽ thải ra các chất độc có hại cho sức khỏe.
Food safety: Microwaving food in plastic: dangerous or not?
Hiện nay, dân chúng bên nhà cũng rất hoang mang trước tin đồn lon hộp xốp, khăn giấy và thậm chí cả đến giấy vệ sinh nhập từ Trung Quốc có nhiễm chất độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông tin lon hộp xốp có chứa chất gây ung thư: người có trách nhiệm nói gì?
Trong cuộc sống hằng ngày, lon hộp plastic dùng chứa thực phẩm và lò vi ba (microwave oven) là những vật dụng rất cần thiết và rất tiện lợi cho mọi gia đình.
Bạn thử mở tủ bếp ra mà xem. Ôi thôi, sao mà lỉnh kỉnh đủ thứ! Nào là lon bơ, nào là hộp margarine, hộp sauce, hộp cà rem, hộp tofu v,v… tất cả đều là hộp không! Đây là “chiến lợi phẩm” mà các bà xã kim chỉ đã cắc ca cắc cũm chịu khó giữ lại để lỡ lúc nào cần đến thì có sẵn mà xài.
Ngoài lon hộp ra, chúng ta cũng phải kể đến một sản phẩm đặc biệt khác nữa, đó là màng nhựa plastic (cling wrap, pelliculle plastique, pelli moulante). Loại màng này được sử dụng rộng rãi để bịt tô canh, dĩa đồ xào, hay để bao miếng bánh lại cho nó vừa hạp vệ sinh mà cũng lại vừa đẹp mắt nữa. Trong chợ, màng nhựa cũng được thấy sử dụng để bao, để gói thực phẩm, thịt cá, rau cải, bánh trái, và fromage v,v…
Sự tiện ích của đồ nhựa plastic đã quá rõ ràng rồi, nhưng gần đây một số nhà khoa học trên thế giới đã cảnh giác mọi người về mối nguy cơ của chất plastic có thể gây hại đến sức khỏe.
Đặc biệt là khi thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với plastic lúc được đem hâm nóng trong lò vi ba. Trong điều kiện này, nhiệt độ có thể giúp cho một số chất độc trong màng nhựa có điều kiện nhiễm vào thức ăn. Khoa học gọi đây là hiện tượng di chuyển plastic (plastic migration).
Migration of chemicals from plastic into food
Cơ quan trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm Joint Food Safety and Standards Group của Anh Quốc đã đặc biệt quan tâm và nghiên cứu vấn đề này từ nhiều năm nay rồi.
Các chất liệu nào nguy hiểm nhất?
Nói chung thì các vật dụng nào có chứa chất plastic PVC (polyvinyl chloride) đều được xem là nguy hiểm hết! Để tăng tính chất dẻo dai của sản phẩm, nhà kỹ nghệ thường cho trộn vào thêm chất di-(ethylhexyl) adepate, gọi tắt là DEHA. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao lúc hâm trong lò vi ba, chất DEHA được thải ra từ màng nhựa và nhiễm vào thức ăn. Thực phẩm càng chứa nhiều dầu mỡ thì phản ứng càng mạnh hơn. Mức độ tiếp xúc giữa màng nhựa và thực phẩm cũng như thời gian hâm nóng lâu hay mau, quyết định độ nhiễm của chất độc nhiều hay ít .
DEHA ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
DEHA được các nhà khoa học gọi là chất làm phá vỡ hoạt động nội tiết tố (endocrine disrupter). Bởi lý do này nên nó ảnh hưởng đến chức năng của tuyến sinh dục, làm giảm số lượng tinh trùng, tạo ra quái thai, và có thể gây ra cancer nữa. Ghê chưa!
Nhưng thật ra, đây mới chỉ là kết quả thí nghiệm trên loài chuột mà thôi.
Mối liên hệ giữa chất DEHA và sức khỏe con người vẫn còn là một giả thuyết, nằm trong vòng tranh luận và dự đoán mà thôi.
Vẫn còn trong vòng tranh luận
Kỹ nghệ plastic Hoa Kỳ cho biết là hai cơ quan US Food & Drug Administration (FDA) và Environmental Protection Agency (EPA) đều xác nhận là công chúng không nên lo ngại vì lẽ các sản phẩm plastic hiện có trên thị trường đều đã được thông qua các thủ tục xét nghiệm chặt chẽ. Tất cả đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn mà cơ quan FDA đã đòi hỏi.
Tuy vậy vẫn có một số người còn hoài nghi.
Hiệp hội các nhà tiêu thụ Hoa Kỳ (Consummers Association) cũng như một số nhà khoa học trên thế giới đều e dè thận trọng trước những lời tuyên bố đầy lạc quan của chánh phủ và của giới kỹ nghệ đã đưa ra.
Tại Canada thì sao?
Santé Canada không mấy quan tâm đến vấn đề plastic cho lắm vì lẽ chưa có báo cáo cụ thể nào nói lên hiểm họa cấp thời của plastic cả.
Tuy vậy vẫn có một số nhà sản xuất vật liệu plastic như Dow Brands (Saran wrap, Handi wrap, Strech’n seal) nhằm mục đích quảng cáo, đã cẩn thận cho ghi chú thêm cách sử dụng an toàn trên sản phẩm của họ bán ra. Chẳng hạn như đối với hiệu Saran Wrap, chúng ta thấy có ghi câu: dùng để bịt thức ăn lúc hâm nóng trong lò vi ba trong một thời gian lâu dài ở nhiệt độ cao!
Hiệu Handi Wrap thì có ghi câu: chỉ được sử dụng để hâm nóng trong một thời gian ngắn mà thôi!
Strech’n Seal: không được đem dùng trong lò vi ba!
Cũng có những hiệu khác chỉ nêu những câu chung chung như: rất hữu ích, tiện lợi và lý tưởng cho lò vi ba!
Tại Quebec có 9 hiệu màng nhựa có mang câu chỉ dẫn đặc biệt, chẳng hạn như: có thể dùng cho lò vi ba (aussi pour micro onde, microwaveable).
Câu này do hiệp hội các nhà sản xuất hàng bách hóa (Grocery Products Manufacturers of Canada) tự đặt ra chớ không có điều lệ nào của chánh phủ quy định hết.
Nên cẩn thận!
Hiện tượng di chuyển plastic còn rất mới mẻ, chưa rõ rệt cho lắm. Người thì nói nguy hiểm, người thì nói không. Nếu chất plastic thật sự có hại thì cũng cần hội thêm nhiều yếu tố khác nữa mới có thể ảnh hưởng thật sự đến sức khỏe, chẳng hạn như phải ăn thường xuyên trong một thời gian thật lâu dài. Thôi thì tốt hơn hết là chúng ta nên cẩn thận và đề phòng:
1* Chỉ sử dụng loại vật dụng plastic nào có ghi chú câu: For Microwave use, Microwave safe, Microwaveable, Aussi pour Four à Micro Onde v,v…
Tuyệt đối không sử dụng lại các lon, hộp cũ đã được dùng để đựng các thực phẩm lạnh như hộp đựng tàu hũ, hộp bơ, hộp margarine, hủ đựng yogurt, hộp cà rem vv…để đựng thức ăn và đem hâm nóng trong lò vi ba. Ở nhiệt độ cao, chúng sẽ bị méo mó, tiết ra mùi hôi lạ thường và đồng thời cũng tiết ra những chất nguy hại cho sức khỏe nữa.
2* Mỗi khi cất vào tủ lạnh cũng vậy, nên tránh có sự tiếp xúc trực tiếp giữa màng nhựa với thức ăn, đặc biệt là với những món có chứa nhiều mỡ dầu.
3* Nhớ gỡ bỏ màng nhựa đậy bịt thức ăn mỗi khi đem hâm nóng trong lò vi ba. Nếu có muốn giữ màng này lại thì phải chừa hở một khoảng cách độ 2.5 cm trên mặt thức ăn, và nên để hở một góc cho hơi nước dễ bốc ra ngoài.
4* Không nên đem hâm nóng trong lò vi ba các vật liệu bằng chất styrofoam, là chất liệu xốp nhẹ mà có người thường hay gọi là chất mốp. Lon hộp bằng styrofoam sẽ bị mốp méo, bốc mùi hôi khó chiụ và thải ra chất styrene không tốt cho sức khỏe.
Trong trang nhà của Hội Dược Sĩ VN tại Hoa Kỳ, mục Giải Đáp Thắc Mắc, DS Trần Đức Hiếu có nói về vấn đề nầy.
QUESTION : Ông Quang ơi! Nếu có thể được xin Ông viết cho một bài về việc sử dụng những cup và hộp bằng foam để đựng thức ăn, có nguy hại gì cho sức khỏe không,vì tôi mới có một người khách hàng cho biết rằng cô ta đi mua cá kho Food To Go, mang về nhà để vào microoven hâm nóng, cup foam bị chảy dính vào đồ ăn, nhưng cô ấy vẫn mang ra ăn, vài ngày sau thấy đau bụng, đi Bác sĩ cho uống Donnatal không hết đau, gọi điện thoại đến nhà thuốc hỏi ý kiến xem có gì nguy hiểm đến tính mạng không,tôi bèn nghĩ tới Ông, xin cho biết ý kiến , Cám ơn nhiều, Trần Đức Hiếu.
TRẢ LỜI:
Kết luận: Tại Hoa Kỳ, sử dụng các loại cup hoặc lon hộp xốp (styrofoam) đựng thực phẩm (kiểu Food To Go) rồi đem hâm nóng trong microwave oven cũng không có gì phải đáng ngại lắm. Một số người có thể bị nhạy cảm với những nồng độ nhỏ styrene, bị nhức đầu, chóng mặt, xót ruột, nôn mửa, mệt mỏi đôi chút...
Xài đồ đựng bằng styrofoam có bị cancer không? Không chắc lắm!
Chất lượng và tính an toàn của lon hộp styrofoam đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và được FDA áp pru rồi.
WHAT'S INSIDE THAT CONTAINER? Foamed cups, trays, egg cartons, etc. are made of polystyrene foam products, which are 95 percent air and 5 percent polystyrene. The foam is also referred to as styrofoam, which is a trade name of polystyrene made activities of styrene (a monomer). Styrene, commercially available since the 1930s, was first used in the manufacture of synthetic rubber and, later on, as automobile parts, electronic components, boats, etc. Styrene is also present in many foods and beverages, including beef, strawberries, peanuts, and coffee beans. It is also approved by the US FDA as a flavoring agent. While styrene may have some toxic properties, polymerization has made polysterene non-toxic since polymers, in general, cannot be absorbed due to its huge molecular weight. Nevertheless, it should be remember that all packagings (including polystyrene by Dow Chemical. Polystyrene is made from styrene, a petroleum by product, through the process of polymerization. The polymerization reaction has, in a way, inactivated the biological, paper, plastics, etc.) contains substances that can migrate or transfer to food or beverage. Leaching of a small amount of styrene would not be unusual, especially when the container melts. At high doses (emphasis added), styrene fume is irritating to the eyes, skin, and mucous membranes. Signs and symptoms of exposure may include fatigue, headache, CNS depressant, muscle weakness, dizziness, and significant irritation of the esophagus and stomach. The International Agency for Research on Cancer (IARC) has determined that there is inadequate evidence for carcinogenicity in humans. However, a metabolite of styrene, styrene oxide, is carcinogenic. Treatment of over-exposure is symptomatic. Activated charcoal would be preferred in case of poisoning.
CONCLUSION: Are food contained in polystyrene foam safe? Yes, they are since systemic absorption of polymers is almost impossible. Polystyrene meets stringent FDA standards for use in food packaging and is safe. However, in circumstances when small amounts of styrene are present, some sensitive persons may develop transient mild reactions including GI irritation, nausea, vomiting, and fatigue. Can we get cancer from using foam containers? Very unlikely.
5*Trước khi làm tan đông (defrost) thịt trong lò vi ba, nhớ gỡ bỏ màng nhựa cũng như vỉ đựng bằng styrofoam ra ngoài .
6*Không nên bỏ các loại rau cải như broccoli, bông cải trắng v,v… vào bao plastic (sandwich bag) để đem hâm nóng trong lò microoven.
Kết luận
Phải chăng đây là mặt trái của sự tiến bộ khoa học?
Hình như ngày nay các trường hợp bị cancer xuất hiện nhiều hơn ngày xưa. Có lẽ đúng vậy, nhưng cũng có thể là nhờ vào các phát minh không ngừng của khoa học mà các phương pháp chẩn đoán bệnh cũng chính xác hơn ngày xưa, lại nữa con người cũng có khuynh hướng sống lâu hơn nên bệnh cancer càng dễ được phát hiện ra.
Hiện nay (2010) tại Canada, bệnh cancer là nguyên nhân tử vong đứng hàng đầu.
Thỉnh thoảng, những tin giựt gân loại này thường được tung ra làm mọi người hoang mang lo ngại.
Đúng hay sai? Không ai dám khẳng định trả lời một cách chính xác được, nhưng rồi dần dần chúng ta cũng phải quên nó đi và tiếp tục cuộc sống bình thường mà thôi!
Hơi đâu mà lo.
Que sera, sera ….whatever will be, will be!
Montreal, June 03, 2010