TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Sinh tố B12
 
Lên mạng ngày 20/5/2011

 
 
SINH TỐ B12 TRONG DINH DƯỠNG
 
 
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Nguyễn Thượng Chánh, DVM
 
 
 
VITAMIN B 12(cyanocobalamin), cần trong việc tạo lập hồng huyết cầu, có ích cho tủy xương, giúp tế bào phân cắt và tăng trưởng cũng như bảo vệ bao myelin của dây thần kinh...
 
Vitamin B12 còn hoạt động phối hợp với chất folic acid hay folate (Vitamin B9) trong các biến dưỡng của một vài loại amino acids, acids béo và DNA.
 
 
                                                                 ***
 
Vậy, Vitamin B12 từ đâu mà có?
 
B12 được tổng hợp bởi một vài loại vi sinh vật sống trong bộ máy tiêu hóa của thú vật.
Ở các loài thú nhai lại (ruminant) như trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, cũng như các loài vi sinh vật trong dạ cỏ (rumen) tức là bao tử thứ nhất có nhiệm vụ chuyển hóa chất cellulose từ rơm rạ và cỏ ra thành các chất dinh dưỡng, đồng thời cũng tổng hợp ra vitamin B12.
 
Một khi được hấp thụ vào máu, B12 được phân phối đi khắp nơi.
Ở loài bò, gan là cơ quan chứa nhiều B12 nhất, kế đến là thận.
Ở người, phần kết tràng (colon) của ruột già là nơi vi khuẩn tổng hợp B12, nhưng vitamin nầy không được hấp thụ tại đây mà lại bị thải ra ngoài theo phân...
 
Trong môi sinh, một vài loại vi khuẩn trong đất cũng tổng hợp được vitamin B12.
Đểcho việc tổng hợp B12 có thể xảy ra được cần phải có sự hỗ trợ của một bần tố (oligoelement), đó là cobalt. Chất nầy hiện diện trong đất và trong rau cỏ.
Thú vật lúc ăn cỏ thường ăn luôn cả đất cát có chứa vitamin B12, nhờ vậy chúng thỏa mãn đủ nhu cầu về vitamin nầy...
Đối với con người, chúng ta thường rửa sạch rau quả mỗi khi ăn, và vitamin B12 hiện diện trong đất cát bám ởbên ngoài mặt các rau quả nầy, phần lớn đều bị trôi đi hết.
Ở một số loài vật như thỏ, chúng thường có thói quen ăn phân trở lại mỗi khi được bài tiết ra ngoài. Sự kiện nầy giúp chúng thỏa mãn đủ nhu cầu về B12...
 
Các nhà khoa học đều xác nhận rằng hầu như tất cả các thức ăn nguồn gốc thực vật đều không có chứa vitamin B12, ngoại trừ một vài loại thực phẩm, như đậu nành ủ lên men Miso (giống như tương) của NhậtBản và Tempeh của Nam Dương, tảo vi sinh Spurilina, Chlorella và rong biển Nori, Wakame, v.v.
Các loại thực phẩm vừa kể trên, phần lớn đều có chứa những chất tương tự như vitamin B12, nhưng lại không có hoạt tính (inactive), khoa học gọi chúng là B12 analogues, cơ thể không thể sử dụng được. Chỉ một số rất ít B12 còn lại mới là B12 thật sự hữu dụng mà thôi!
 
Có một điểm cần nên nhớ là miso, tương, chao, nước tương và xì dầu đều rất…mặn vì có chứa rất nhiều muối sodium, nếu ăn nhiều và ăn thường xuyên sẽ có hại cho tim hay thận hoặc có thể làm tăng áp suất động mạch. Vậy chúng ta hãy nên cẩn thận!
 
Ngoài ra, các loại men dinh dưỡng như men bia (brewes’s yeast)cũng có chứa B12.
Men bia dưới dạng viên hoặc bột được dùng để uống hoặc pha vào nước trái cây nhằm mục đích bồi bổ sức khỏe. Spurilina và men bia được thấy bán trong các tiệm thuốc tây và trong các tiệm bán thực phẩm thiên nhiên...
 
Nói tóm lại, nguồn cung cấp B12 tốt nhất của chúng ta vẫn là từ các sản phẩm gốc động vật
 
B12 có nhiều nhất trong gan (100gr gan chứa 60mcg B12), kế đến là trong thận, thịt bò (100gr có 0.6mcg B12), thịt gà (0.3mcg), thịt heo (0.6mcg), trong cá (4-5mcg), hột gà (0.5mcg), tôm cua sò và trong sữa, fromage (0.25-0.5mcg)...
 
Khi chúng ta dùng những thực phẩm có chứa Vitamin B12, chất hydrochloric acid trong dịch vị tiêu hóa sẽ giúp phóng thích B12 ra ngoài.
 
Đồng thời một chất khác được gọi là yếu tố nội tại (intrinsic factor) tiết ra từ niêm mạc bao tử sẽ kết hợp với vitamin B12. Lúc đi qua phần hồi tràng (ileum) của ruột non, B12 sẽ được các thụ thể chuyên biệt (specific receptors) tại đây hấp thụ vào máu. Ruột già không hấp thụ được B12.
 
Trong cơ thể, phần lớn B12 được dự trữ trong gan
 
Nhu cầu hằng ngày của chúng ta về B12 rất ư là thấp, khoảng 2.5 - 3mcg (micrograms).
Nhu cầu nầy phải cao hơn đối với phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc đang cho con bú.
 
Vì thực vật không có B12 nên các người ăn trường chay thuần túy (vegan) cần phải uống thêm các supplements có chứa B12, hoặc dùng những loại sản phẩm hay thức ăn đã được tăng cường (fortified) thêm B12. Nhờ gan có khối dự trữ dồi dào cho nên trong điều kiện ăn uống thiếu B12, thì cũng phải từ 3 năm trở lên mới thấy các triệu chứng của việc thiếu vitamin B12 xuất hiện ra.
 
Thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy bần thần mệt mỏi, kèm theo các dấu hiệu của hiện tượng thiếu máu, dễ bị lạnh, lâu ngày sẽ có các triệu chứng thần kinh, thay đổi tâm tính, trí nhớ kém, trầm cảm, tê tay tê chân, mất thăng bằng lúc đi đứng, v.v.
 
Bệnh thiếu máu do thiếu B12 được gọi là bệnh thiếu máu ác tính (pernicious anemia) rất nguy hiểm.
 
Đôi khi ăn uống đầy đủ B12 nhưng vẫn bị thiếu máu như thường, trường hợp nầy xảy ra khi B12 không được hấp thụ ở ruột non vì thiếu sự trợ giúp của hydrochloric acid, hoặc thiếu chất nội tại của bao tử.
 
Ngoài ra, rượu hay thuốc lá cũng như một vài loại thuốc ngừa thai hay các thuốc làm giảm độ chua (antacid) của bao tử chẳng hạn như Tagamet, Zantac, Nexium, Pepcid cũng có thể làm giảm phần nào sự hấp thụ của B12.
 
B12 ở phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
 
B12 đi qua màng nhau trong thời gian mang thai và hiện diện một cách tự nhiên trong sữa mẹ. Để cung cấp đủ nhu cầu B12 cho đứa bé, những bà mẹ cần phải ăn uống cho đầy đủ.
Những bà mẹ ăn chay cần phải uống thêm sinh tố B12.
 
B12 ở người cao tuổi
 
Tình trạng thiếu B12 có thể xảy ra ở người cao tuổi bởi những nguyên nhân như sau: bữa ăn thiếu sự đa dạng, hoặc ăn ít…
 
Các cụ thường bị rơi vào tình trạng kém hấp thụ B12 từ thực phẩm.
 
Lại nữa, có khoảng từ 10% - 30% người già thường hay bị viêm teo bao tử mãn tính (gastrite atrophique chronique). Vào lứa tuổi trên 80, tỉ lệ nầy có thể lối 40%.
Đây cũng là một nguyên nhân chính của bệnh lý nói trên. Tuổi càng cao thì bị viêm teo bao tử càng trầm trọng thêm hơn nữa.
 
Biểu lộ của bệnh là acide chlorhydrique tiết ít đi trong bao tử và làm giảm hấp thụ B12 hiện diện trong các chất đạm proteine của thực phẩm.
Cùng một lúc với sự tuột giảm nồng độ của acide chlorhydrique, là sự gia tăng của các nhóm vi khuẩn đường ruột.
Chính các loại vi khuẩn nầy sử dụng B12 để tăng trưởng và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu B12 trong cơ thể.
 
Bệnh viêm teo bao tử có thể có nhiều nguyên nhân và thường được thấy ở các bệnh nhân mắc phải chứng thiếu máu ác tính.
 
Một số duợc phẩm có thể ảnh hưởng vào sự hấp thụ B12:
 
+/ Acide folique: Về phương diện sinh hóa, acide folique và B12 kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Bởi vậy việc tổng hợp ADN trong các tế bào tạo huyết (cellules hématopoiétiques) sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu một hoặc hai chất trên.
 
+/ Inhibiteurs de la pompe à protons (IPP): Các loại thuốc nầy được sử dụng để trị loét bao tử ulcère gastro duodénal bằng cách làm giảm sự tiết ra acide chlorhydrique trong bao tử và có khả năng cản trở việc hấp thụ B12 có trong thực phẩm. Tuy nhiên, sự hấp thụ B12 tự do (B12 libres) không bị ảnh hưởng bởi việc uống các loại thuốc IPP. Thí dụ thuốc Omeprazole (Losec) và Pantoprazol (Pantoloc)…
 
+/ Antagonistes des récepteurs H2: Các thuốc trị loét bao tửloại nầy ảnh hưởng vào việc hấp thụ B12 cũng tương tợ như đối với IPP. Thí dụ như Cimétidine (Tagamet), Ranitidine (Zantac)…
 
+/ Metformine: hay Glucophage, thuốc trị tiểu đường. Ảnh hưởng của thuốc vào sự hấp thụ B12 chưa được sáng tỏ cho lắm.
 
 
Các suppléments vitamin B12
 
Tại Canada các loại bổ sung hay suppléments vitamin B12 để uống được trình bày dưới dạng viên, viên để dưới lưỡi và dạng lỏng.
Ngoài ra còn còn có dạng tem để dán ngoài da (vitamin B12 patch, bandes fondantes). Thuốc sẽ từ từ ngấm qua da để vào cơ thể.
 
Trong đa số trường hợp, các suppléments B12 được thấy dưới dạng cyanocobalamine, hoặc dạng cobolamine cristalline. Tuy nhiên một số viên cũng có thể chứa chất méthylcobalamine hoặc một dạng nào khác của B12.
Thường thì các suppléments B12 dễ hấp thụ nếu được uống lúc ăn.
 
Đối với các viên B12 để ngậm dưới lưỡi comprimés sublingaux, theo như nhãn hiệu ghi, chúng có tính khả dụng biodisponibilité cao hơn các viên B12 để uống.
 
Ngày nay, người ta cũng thường hay dùng dạng chích để trị trường hợp cơ thể thiếu B12.
 
Tại Québec, vitamin B12 dạng uống không được cơ quan bảo hiểm sức khỏe của chánh phủ (RAMQ) trả tiền, ngược với dạng chích. Ngoài ra, cũng chưa có một sự ấn định rõ rệt nào về liều lượng và thời gian sử dụng vitamin B12 qua ngõ miệng per os.
Theo các tài liệu có được từ 1968 thì dạng uống cũng hữu hiệu như dạng chích vậy.
Nói chung, vitamin B12 loại viên để uống cho thấy rất an toàn và hữu hiệu mà giá cũng không mấy gì đắt lắm.
 
Vitamin B12 là đề tài tranh luận chính yếu giữa phe ăn chay và phe ăn mặn
 
           Phe ăn chay hù dọa mọi người về hiểm họa bệnh tật và cancer do việc ăn thịt có thể gây ra…
           Phe ăn mặn thì cũng phóng đại các ảnh hưởng tiêu cực như ăn chay sẽ bị mất sức khỏe, sẽ bị
           thiếu vitamin B12; hoặc dễ bị thiếu máu, dễ bị hết xí quách, v.v.
          
 
         Kết luận
 
Tại Bắc Mỹ, vấn đề thiếu sinh tố B12 rất hiếm thấy xảy ra.
Tuy nhiên, các cụ cao tuổi ăn uống yếu kém, các sản phụ cũng như các người ăn chay khắc khe nên lưu ý đến điểm nầy.
Uống thêm supplément B12 là chuyện cần phải bàn đến vậy./.
 
 
 
 
Tham khảo:
 
-Julie Simard Sauvageau, B. Pharm-Tout sur la vitamine B12! Formation Continue- L’ Actualité Pharmaceutique 1 Mai 2011- Québec
 
Montreal, May 19, 2011
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 854935 visitors (2217368 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free