TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ
 
Lên mạng ngày 17/6/2010

Có lẽ Việt Nam cần hiểu biết chi tiết những khúc mắc Hiệp Ước An Ninh Hoa Kỳ -Nhật Bổn đã trên 50 tuổi , để qui định bang giao , an ninh với Hoa Kỳ và Nhật Bổn tình thế ngày nay chăng ?
 
G S Tôn Thất Trình
 
Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama, thủ lảnh Đảng Dân Chủ Nhật - Democratic Party of Japan DPJ thắng tổng tuyễn cử hè năm ngoái, thành lâp chánh phủ sau đó, vừa phải từ chức vì không đủ áp lực đòi hỏi Hoa Kỳ rút hẳn khỏi đất Nhật căn cứ không quân của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Futenma , Okinawa như đảng nhỏ liên kết Đảng dân Chủ Xã hội - Social Democratic Party SDP yêu cầuvà đã để cho thuộc cấp tham nhũng . Thế nhưng thủ tướng mới cùng đảng DPJ kế nhiệm ông, chưa có vẽ gì muốn tiếp tục đòi hỏi  Mỹ rời khỏi đất Nhật như vậy cả. Cho nên GS George R Packard , cựu khoa trưởng Trường Nghiên cứu   Quốc tế Tiên tiến - School of Advanced Internal Studies, Viện Đại học Johns Hopkins vẫn cho Hiệp Ước An Ninh Hoa Kỳ - Nhật Bổn - Security Treaty, nay đã ký kết trên 50 năm, là một một món hời cho đôi bên. Sau đây là trình bày của Packard ở tạp chí Ngoai Giao số tháng 3 /tháng 4 năm 2010, có lẽ Việt Nam cần biết rỏ hơn đôi chút trong việc lựa chọn an ninh quốc gia , trong tình thế ngày nay, với Nhật hay với Hoa Kỳ, trước sự bành trướng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại biển Đông, Thái Bình Dương ? .
Ngày 19 tháng giêng năm 1960, thủ tướng Nhật Nobusuke Kishi và bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Christian Herter, ký kết một hiệp ước lịch sử. Hiệp Ước trao cho Hoa Kỳ trách nhiệm phải bảo vệ Nhật Bổn nếu Nhật bị tấn công và cung cấp căn cứ, hải cảng cho Quân lực Hoa Kỳ ở Nhật. Thỏa hiệp đã sống thọ nữa thế kỷ, qua những cuộc đổi thay đáng ngạc nhiên về chánh trị thế giới - Chiến Tranh Việt Nam, Nga Sô Viết sụp đổ , Vỏ khí hạt nhân tràn tới Bắc Hàn, Trung Quốc trổi dậy - những cải vả hung hãn thương mãi, trao đổi chửi rủa nhau cùng khác biệt sâu đậm văn hóa và lịch sử giữa Hoa Kỳ và Nhật Bổn. Hiệp uớc đã sống lâu hơn mọi liên minh khác giữa hai đại cường quốc kể từ Hòa Bình Westphalia - Peace of Westphalia năm 1648 .
 Chính thành công rỏ rệt giữ an toàn cho Nhật và duy trì sức mạnh Hoa Kỳ ở Đông Á - East Asia làm ai đó có thể kết luận rằng Hiệp Ước có một tương lai sán lạn.  Nhưng ai đó có thể sai lầm. Thắng lợi to lớn tổng tuyễn cử tháng 8 năm 2009 của Đảng Dân Chủ Nhật DPJ, sau 54 năm không ngừng cai trị của đảng Dân Chủ Tự Do - Liberal Democratic Party - LDP  , đã nêu lên những câu hỏi mới ở Nhật, là liệu lợi ích của Hiệp Ước có còn nhiều hơn phí tổn không ?
 
 Mang nặng đẻ đau
 
Trở lui lại năm 1952, khi một hiệp ước sớm hơn ( làm căn bản cho hiệp ước năm 1960 ) thực thi mạnh mẽ, đôi bên đều nghĩ  rằng đây cũng là một món hời lớn. Nhật Bổn thu hồi độc lập, có thêm an ninh mà phí tổn rất thấp từ một quốc gia uy vũ trong vùng, và các sản phẩm Nhật xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ.  Khỏi cần nhu cầu xây dựng một lực lượng quân sự lớn lao, nên Nhật Bổn có thể tập trung vào phục hồi kinh tế. Phía Hoa Kỳ cũng nghĩ rằng hiệp ước có thể giúp Hoa Kỳ tung quyền lực vào miền Tây Thái Bình Dương; và khi có quân đội và căn cứ ở Nhật thì cũng làm cho các cam kết hiệp ước bảo vệ Nam Hàn và Đài Loan, chánh sách chận đứng Hiệp hội Nga Sô Viết và Trung Cọng, đáng tin cậy hơn .
Nhưng đăc biệt Nhật không lấy gì  làm thích thú cho lắm . Vì đó là một thỏa hiệp đàm phán giữa một kẻ thắng trận và một quốc gia bị chiếm đóng, không phải là giữa hai quốc gia ngang hàng nhau.  Chánh quyền Nhật chưa bao giờ chấp nhận trong lịch sử mình để quân ngoại quốc chiếm đóng đất nước, lúc đó đã phải chấp nhận sự hiện diện vô hạn định của 260 000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ, tại hơn 2 800 căn cứ khắp Nhật. Những dàn xếp để quân trú ngụ,  dành cho chánh quyền Nhât, không cần Quốc hội Nhật  chấp thuận. Điều này giúp cho Hoa Kỳ có quyền dẹp yên những rối loạn nội bộ lớn rộng, tại nước Nhật. Ngược lại những quyết đoán tốt nhất của họ, các nhà lảnh đạo Nhật đã bị bó buộc phải công nhận chánh phủ Trung Hoa Quốc gia của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan như thể là chánh phủ tòàn cõi Trung Quốc. Trong khi đó, chánh quyền Mỹ không cam kết gì đặc thù bảo vệ Nhật Bổn cả, và giữ cho mình quyền uy sử dụng quân đội bất cứ nơi nào ở Đông Á .
Ngay cả Hoa Kỳ cũng tiến tới nghi ngờ những điều khoản liên minh. Theo điều 9 hiến Pháp Nhật năm 1947, tướng Douglas Mac Arthur đã buộc Nhật “ phải từ bỏ quyền chiến tranh như thể là quyền độc lập, tự chủ quốc gia hay quyền đe dọa hay sử dụng quân đội đễ dàn xếp những tranh chấp quốc tế “ và thực thi điều khoản là Nhật không bao giờ còn được duy trì lực lượng trên bộ, trên biển và trên không; cũng như tiềm năng chiến tranh  nào khác nữa. Chánh phủ Hoa Kỳ sau đó hối tiếc ngôn ngữ này. Nhật Bổn có thể nêu ra điều khoản này để đứng ra ngoài những chiến tranh tương lai của Hoa Kỳ. Thật vây, thủ tướng Nhật Shigeru Yoshida đã tìm ra phương thế chống lại khẩn cầu Hoa Thịnh Đốn xây dựng quân đội Nhật. Không những Hoa Kỳ phải thực thi bảo vệ Nhật trong trường hợp Nhật bị tấn công, trong khi Nhật không có trách nhiệm đối phó tương xứng. Nhật nhấn mạnh là hiến pháp cấm Nhật thì hành quyền tự bảo vệ tập thể và cấm Nhật không được bao giờ gửi quân hay tàu chiến giúp Hoa Kỳ ở những cuộc hành quân chiến đấu .                   
Năm 1957, phấn chấn theo phồn thịnh đang lên và tinh thần quốc gia mới, thế hệ hậu chiến sinh viên đại học, các nhà trí thức mác xít, các nghiệp đoàn Nhât, trong những tầng giới khác, khởi sự làm trầy thêm bất bình đẳng đặt nằm trong Hiệp Ước. Quân nhân Hoa Kỳ sống ở căn cứ tại Nhật đem lại hình  tội và gây ra nhiều tai nạn, và Hiệp Ước vẫn còn hiểm nguy kéo Nhật vào chiến tranh với Trung Quốc hay Bắc Hàn hay với Nga Sô. Thủ tướng Kishi đặt cọc đời chính trị của mình bằng cách cải thiện nhiều điểu khoản Hiệp Ước cho Nhật. Sau 3 năm điều đình khó khăn, một Hiệp Ước tái xét, có thể bải bỏ sau 10 năm, được soạn ra. Chánh phủ Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Nhật nếu Nhật bị tấn công. Hoa Kỳ thỏa thuận tham khảo trước với Nhật về nhưng thay đổi quan trọng khi dàn trải quân hay thiết bị và khi sử dung chúng từ các căn cử ở Nhât mỗi khi hành quân chiến đấu.
 Dù rằng Hiệp Ước tái duyệt cải thiện lực đòn bẩy Nhật, các nhà tả phái Nhât trong số những người khác, sử dụng tiến trình phê chuẩn để bày tỏ họ không tán thành toàn thể hệ thống liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bổn. Kishi chiến đấu hàng tháng chống lại những chỉ trích tả phái; ẩu đả xảy ra ở Quốc hội và hàng ngàn dân Nhật phản đối ở những cuộc biểu tình trên đường phố. Ngày 19 tháng 5 năm 1960, Kishi bất thình lình cưỡng bách một cuộc bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp Ước ở Hạ Viện, gọi cảnh sát hốt đi các đối thủ xã hội chống ông, đang tổ chức thể thức ngồi xuống - sit down , ngăn cản không cho chủ tịch Ha viện  tái lập trật tự. Thủ đoạn này lại khiến cho biểu tình phản kháng ở đường phố càng lớn hơn, hung dữ hơn, làm một cuộc  viếng thăm quốc gia của Tổng thống Dwight Eisenhower phải bải bỏ. Cuối cùng Hiệp Ước được duyêt y và phê chuẩn ngày 23 tháng 6 năm 1960, nhưng Kishi lại tuyên bố từ chức ngay hôm đó. Đảng Dân Chủ Tự Do LDP, đảng bảo thủ chánh ở Nhật, đã học bài học là không thể nào ép đặt ý chí mình trên phe đối lập liên quan đến các vấn đề chiến tranh và hòa bình.           
  Con đường tiến tới cũng rất nhấp nhô. Cuối thập niên 1960, Nhật Bổn bị những cuộc biểu tình dữ dội dày vò, chống đối lại chiến tranh Hoa Kỳ ở Việt Nam. Năm 1971 , tức giận vì thặng dư  to lớn xuất khẩu Nhật sang Hoa Kỳ và điều xem như thể là một phản bội của thủ tướng Eisaku Sato ( Sato hình như hứa là sẽ giảm bớt nhập khẩu tơ sợi Nhật sang thị trường Hoa Kỳ, trao đổi vụ Hoa Kỳ trả lại kiểm soát Okinawa cho Nhật ), tổng thống Richard Nixon tống ba quả đấm mạnh vào mặt Nhật. Thứ nhất là sau nhiều năm làm áp lực Tokyo hổ trợ chánh phủ Đài Loan, Nixon không hề báo trước cho Nhật, gửi Henry Kissinger, cố vấn an ninh cho tổng thống, đến Bắc Bình thảo luận việc xích lại gần Trung Quốc. Thứ hai, cũng không báo trước, Nixon rút đồng đô la Mỹ ra khỏi tiêu chuẩn vàng kim ( kim bảng vị ) khiến cho giá trị đồng Yên , đồng tiền tệ Nhật,  lên cao và làm thiệt hại nặng nề nền kinh tế Nhật, hướng về xuất khẩu. Cuối cùng    Nixon kể ra Đạo luật Hoa Kỳ Giao thương với Kẻ thù năm 1917, để áp đặt một thuế 10% lên trên mọi nhập khẩu từ Nhật. Ba hành động này, dân Nhật ngày nay gọi là “ ba cú sốc Nixon- Nixon shocks “ , phá tan tành hình ảnh Hoa Kỳ là kẻ bảo vệ thiện cảm của Nhật.               
Thập niên 1980 còn gây gổ hơn nữa. Càng ngày càng thắc mắc thêm về thâm thủng cán cân thương mãi tiếp diễn, sự ngự trị các công ty Nhật trên nhiều thị trường Hoa Kỳ, các hàng rào thương mãi ngăn cản không cho sản phẩm Mỹ lọt vào thị trường Nhật, chánh quyền Hoa Kỳ, năm 1985 ép buộc Nhật ký một thỏa hiệp, trong đó sẽ giới hạn nhập khẩu chip computer Nhật vào Hoa Kỳ. Năm sau, Chánh quyền Hoa Kỳ lại   phạt Tokyo là đã vi phạm thỏa hiệp. Những biện pháp đối phó lại tiếp theo. Ngày 2 tháng 7 năm 1987, thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ dùng búa đánh vỡ tan một rađiô Toshiba vào lúc phát thanh tin tức buổi chiều ,  để phản kháng khi có tiết lộ là Toshiba đã bán kỷ thuật bí mật cho Nga Sô. Một nhóm nhỏ nhà văn chủ nghĩa xét lại, làm lan tràn ý niệm ở giới truyền thông Hoa Kỳ rằng Nhật Bổn đang phá hại công nghệ Hoa Kỳ . Theo biện cứ này,  Nhật Bổn đang muốn thắng trận xuyên qua các thủ tục thương mãi những gì Nhật không thể thắng ở Thế Chiến Thứ Hai. Đến cuối thập niên 1980, thận trọng đối với Nhật thật là cao độ, cường tính. Theo một thăm dò ý kiến Gallup năm 1989, 57% dân Hoa Kỳ nói rằng họ xem Nhật là mối đe dọa cho Hoa Kỳ , còn lớn hơn cả Nga Sô Viết nữa. Phải nhờ đến bong bóng kinh tế Nhật nổ tan và Saddam Hussein   xâm lược Kuwait, năm 1990, căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nhật Bổn mới không trở nên tồi tệ hơn.
Khi Bill Clinton lên nắm chánh quyền năm 1993, ông ta cũng như nhiều nhân viên  trong nội các ông, đều bị ảnh hưởng lớn lao về ý niệm là Nhật Bổn đã là Kẻ thù. Thế nhưng giá trị của Hiệp Ước An ninh giữa hai quốc gia đã được đưa trả lại Mỹ, đến Hoa Thịnh Đốn, sau khi Bắc Hàn thử nghiệm các vỏ khí hạt nhân vào năm 1993-94 và khủng hoảng eo biển Đài Loan xảy ra. Ở một báo cáo năm 1996, Joseph Nye, nguyên là thứ trưởng quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh quốc gia ( Hoa Kỳ ) đã thành công   để đôi bên đồng tuyên bố là Hoa Kỳ cam kết giữ lại 100 000 quân đội ở Đông Á và tái xác nhận là quyết tâm Hoa Kỳ bảo vệ Nhật Bổn. Tuy nhiên , vẫn còn nhiều hiểu lầm và  hớ hên: tổng thống Clinton đã cho dân Nhật một cú sốc khi ông viếng thăm Bắc Bình 9 ngày, năm 1998, và tuyên bố Trung Quốc là một kẻ chung sức chiến lược , và chỉ ngừng ở Tokyo hay Seoul có một ngày, không tuyên bố gì khác cả. Nhưng chỉ dẫn mới   hợp tác quốc phòng được chấp thuận các năm 1997-98 , lại ghi rỏ chi tiết về việc Hoa Kỳ nhập vào hổ trợ hậu phương ở Nhật và  Nhật cung cấp,  không cảng , trong trường hợp có khẩn cấp.  Sau khi Bắc Hàn thử nghiệm bắn lên hỏa tiễn liên lục địa hai tầng trên không gian Nhật năm 1998, Tokyo mới thỏa thuận hợp tác với Hoa Thịnh Đốn và chia sẽ kỷ thuật phòng vệ chống hỏa tiển liên lục địa.
 
Phí tổn và Lợi lộc
 
Dù vài xô xát, cả hai nước Hoa Kỳ và Nhật Bổn đã tìm thấy là lợi lộc nhờ Hiệp Ước thường nặng cân hơn là phí tổn. Qua nhiều năm, Hiệp Ước đã tiến trào từ một thỏa thuận ý định, trở thành một hệ thống hoạt động đáng tin cậy, hửu lý phải chăng. Chắc chắn lợi lộc cho Nhật đã luôn luôn rỏ ràng.  Nhờ núp dưới dù che chở hạt nhân của Hoa Kỳ, Tokyo rảnh tay thực hiện điều gọi là chủ nghĩa- doc trine Yoshida và  Nhật tụ điểm  vào phát triễn kinh tế.  Khỏi cần đòi hỏi chế tạo các vỏ khí hạt nhân, Nhật có thể gần như luôn luôn giữ ngân sách quốc phòng Nhật ít hơn 1% GDP. Hiệp Ước cũng duy trì Nhật nhập vào thị trường Hoa Kỳ, công dụng như áo cứu mệnh trên biển cả , đôi khi có tranh chấp thương mãi nặng nề. Mọi điểm này  giúp cho Nhật một cơ hội nuôi dưỡng những cội  rễ còn dễ lung lay thể chế dân chủ quốc hội, biến chúng thành một hệ thống phốp pháp và bền vững .           
Phía Hoa Kỳ , lợi lộc lâu dài của Hiệp Ước gồm cả phuơng cách ” một hàng không mẩu hạm không đánh chìm được “( theo lời thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone năm 1983) , để Hoa Kỳ thực hiện sách lược tiến tới ở Đông Á. Thỏa Hiệp giúp cho Hải Quân Hoa Kỳ một ưu điểm chiến lược, hầu quan sát những di chuyễn tàu chiến Nga Sô và trong trường hợp chiến tranh,   một con đường dễ dàng đóng chai hạm đội Nga Sô tại Biển Okhotsk. Lợi lộc cho Hoa Kỳ còn ở việc đóng quân phí tổn tương đối thấp ở Đông Á , đăc biệt  thêm nhiều ở trường hợp này,  vì lẽ Nhật cam kết là một chủ nhân tiếp đãi hào phóng.
 Qua nhiều năm, Nhật đã tiến nhiều bước thoa dịu mối lo ngại  của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là Nhật đã lướt ngựa tự do trên lưng Hoa Kỳ cho nền an ninh của Nhật. Năm 1977 , Nhật đã chế tạo trang bị và truyền thông hoạt động chung được với các lực lượng Hoa Kỳ trong nước Nhật, và bắt đầu tham dự vào những qui hoạch và huấn luyện chung tập trận quân sư. Năm 1983, tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và thủ tướng Nakasone đi đến một thỏa thuận là Nhật sẽ không còn cấm bán xuất khẩu kỷ thuật vỏ khí quốc phòng đến Hoa Kỳ. Dần dần, Nhật vượt qua ác cảm gửi quân đội ra ngoài nước. Năm 1992, sau khi đứng ngoài Chiến Tranh Vùng Vịnh Ba Tư - Persian Gulf War , Nhật thông qua luật cho phép quân đội Nhật tham gia các hoạt động Gìn giữ Hòa bình. Liên Hiệp Quốc. Từ năm 1992, Nhật đã tham chiến tại những sứ mệnh như vậy ở Cam Bốt, Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Đông Timor , Mozambique, các lảnh thổ Palestine và Rwanda.  Từ năm 2001 đến giữa tháng giêng năm 2010, Nhật đã duy trì các tàu hải quân ở Ấn Độ Dương để cung cấp nhiên liệu cho các lực lượng liên minh chiến đấu ở A Phú Hãn. Nhật cũng đưa 600 quân đến Iraq ( dù ở trong một vùng tương đối an ninh ) và Nhật ( dù có phàn nàn ) cho phép các tàu chạy hạt nhân ghé bến cảng Nhật . Ngày nay Nhật có ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ bảy trên thế giới.
 Một vấn  đề còn nhạy cảm về liên hệ giữa hai nước là vỏ khí nguyên tử. Thật dễ hiểu là Nhật rất dị ứng trên mọi điều hạt nhân, sau khi bị thả bom ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945, từ năm 1960 Nhật nhấn mạnh là không một vỏ khí hạt nhân nào có thể căn cứ trên lảnh thổ Nhật. Năm 1967, thủ tướng Sato tuyên bố đơn phương ba nguyên tắc này rất vang danh chống vỏ khí hạt nhân: Tokyo sẽ không chế tạo, không sở hửu hay du nhập vỏ khí hạt nhân vào Nhật . Điểm này đật ra vấn đề cho Tokyo. Vậy chớ tàu chiến và phi cơ Hoa Kỳ mang theo vỏ khí hạt nhân khi ngừng chân tại các hải cảng và không cảng Nhật, có vi phạm nguyên tắc thứ ba này không ? Một thỏa hiệp bí mật ký kết năm 1960 ( và được giải mật Ở Hoa Kỳ lúc đó ) lại cho biết là có thể. Tuy nhiên chánh phủ Nhật tiếp tục lấy quan điểm là không có một thỏa hiệp mật nào đã ký kết cả. Chánh phủ biện cứ là một trao đổi ghi chú kềm theo Hiệp Ước An ninh năm 1960 đòi hỏi Hoa thịnh Đốn phải tham khảo Tokyo trước khi đem theo bất cứ vỏ khí hạt nhân nào đến Nhật và Hoa thịnh Đốn chưa bao giờ làm như vậy cả thảy. Trong khi đó , chánh sách của chánh quyền Hoa Kỳ là không bao giờ xác nhận hay chối cải hiện diện vỏ khí hạt nhân Hoa Kỳ bất cứ ở đâu và vào lúc nào. 
 Nội các mới mẽ DPJ của Hatoyama, bổ nhiệm một pannen các chuyên viên uy tín ngoài nước Nhật điều tra xem thử có những thỏa hiệp bí mật giữa hai nước không ?    Vào thời gian bài này viết ra, pannen gần kề tuyên bố thật sự đã có những thỏa hiệp như thế, và tiết lộ là kể từ năm 1960, các chánh phủ Nhật kế tiếp nhau, đã nói dối dân gian Nhật. Những thu xếp khác cũng sẽ được bộc lộ: thu xếp cho phép hiện diện vỏ khí hạt nhân Hoa Kỳ ở Okinawa thời kỳ khẩn cấp, về một chiến lược chiến đấu chung, nếu có sự cố xung đột quân sự ở Bán đảo Triều Tiên và một phí khoản được xem là Nhật phải trả cho Hoa Kỳ, bồi hoàn phí tổn trả Okinawa lại cho Nhật, năm 1972 . Tiết lộ hiện diện những thỏa hiệp này có thể gây ra những tràng pháo bông , có thể đánh đổ nhiều chánh phủ. Ngày nay dân Nhật đã được giới truyền thông, báo chi thông tin tốt đẹp, để bước qua dễ dàng các hiện diện này.  Dù sao, tiết lộ sẽ cọng thêm vào trang phí tổn cho sổ cái Nhật. 
Kích thước và ảnh hưởng vết chân quân sự Hoa Kỳ ở Nhật ngày nay, chắc chắn là một khẩu xương ngang họng tranh chấp  đôi bên, trong những năm tháng sắp tới. Hiện nay còn 85 cơ sở cư ngụ 44850 nhân viên quân sự Hoa Kỳ và 44 298 thân nhân họ. Gần 75 5 quân đội trú dóng ở Okinawa , một đảo kích thước nhỏ hơn 1/3 kích thước quận Long Island , thành phố New York . Quân đội Mỹ hiện diện là một tiếp tục gây tội trạng cho dân chúng địa phương. Năm 2008, riêng tỉnh Okinawa đã báo cáo 18 tai nạn phi cơ , 6 ca lam ô nhiễm nước vì phế thải dầu, 18 đám cháy không kiểm soát và 70  tội trạng giết người, đốt nhà v.v…   Đó là không nói gì tới quận, huyện đèn đỏ gần các căn cứ quân sự. Chức quyền quân sự Hoa Kỳ mau lẹ nhấn mạnh là hình tội quân nhân Hoa Kỳ gây ra có thể xảy ra bất cứ nơi nào  và sác xuất quân nhân Hoa Kỳ phạm tội ở đây cũng chỉ tương dương những đám đồng đội, ở bất cứ nơi nào khác. Điều vừa kể ra lạc đề, vi dân Nhật đọc báo cáo về những tội trạng như vậy, tự hỏi là lợi lộc có lính ngoại quốc trú đóng trên dất Nhật, có thật sự nặng cân hơn phí tổn không ?
Một trong những vấn đề gây cấn  cho dân Nhật là khía cạnh “ hổ trợ của nước chủ nhân “ hay “ ngân sách cảm tình - the sympathy budget “ lên đến từ 3 đến 4 tỉ đô la một năm. Trở lại năm 1978, khi  còn dễ dàng chống trả chỉ trích từ Hoa thịnh Đốn nhờ thă/ng dư thương mãi tăng thêm, chánh phủ Nhật đồng ý đài thọ mọi chi phí nhân công cho 50 000 công nhân Nhật làm việc ở các căn cứ . 20 % nhân công này thật ra cung cấp dịch vụ tiêu khiển và thực phẩm: một danh sách do bộ Quốc Phòng Nhật thiết lập gồm có 76 người bán ba, 48 nhân viên máy bán hành tự động , 47 nhân viên chăm sóc sân gôn , 25 nhân viên xử lý câu lạc bộ, 20 nghệ sĩ thương mãi , 6 người chạy du thuyền, 6 giám đốc nhà hát, 5 nhân viên trang hoàng bánh ga tô, 9 nhân viên phụ giúp trò lăn bóng  trên bải cỏ , 3 hướng dẫn viên di du lịch và 1 nhân viên giữ súc vật. Một dân biểu hạ viện DPJ nói rằng: tại sao Nhật lại cần phải trả tiền phí tổn dịch vụ tiêu khiển những ngày nghĩ cho quân nhân Hoa Kỳ  ?                          
 
                     Ngoại giao vụng về
 
             Ngay sau khi một cô nữ sinh Nhật 12 tuổi bị 2 thủy quân lục chiến và một thủy thủ Hoa Kỳ hảm hiếp năm 1995 , bộ trưởng Quốc phòng Mỹ  William Perry đã di động một dự án giảm bớt hiện diện quân sự Hoa Kỳ ở Okinawa. Hai chánh phủ đồng ý thực thi một thỏa hiệp năm2006. Tuy nhiên thay vì gỉải quyết vấn đề, thảo luận lại gây ra một nứt rạn đầu tiên giữa thủ tướng Hatoyama và tổng thống Barack Obama. Trong 10 năm qua, thăm dò luôn luôn cho thấy là hơn 72 % dân Nhật có thiện cảm với Hoa Kỳ và 80% dân Hoa Kỳ xem Nhật Bổn như thể là đồng minh đáng tin cậy . Mùa thu năm ngoái, Obama được hơn 80 % dân Nhật thích thú. Dân Nhật đổ xô đọc tiểu sử và thu thập các diễn văn của Obama .
             Nhưng cả hai đều rất vụng về ở những bàn thảo đầu tiên. Một vấn đề liên quan đến căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến ở Futenma  ở thị trấn Ginowan tại Okinawa , mà 80 000 dân Nhật cư ngụ phàn nàn là bị quấy rầy cứ vài phút một , vì tiếng động điếc tai của máy bay Mỹ bay lên , hạ xuống phi trường. Theo thỏa hiệp năm 2006 giảm bớt hiện diện quân sư Hoa Kỳ ở Nhật, căn cứ Futenma sẽ  dời về  thị trấn Nago ở đảo Okinawa ít đông dân hơn, và khoảng 8000 thủy quân lục chiến và thân nhân sẽ chuyễn về Guam. Chánh phủ Hoa Kỳ yêu cầu Nhật trả phần lớn tổn phí di dời. Nhưng Tokyo liên tiếp đò có thêm thời gian để nghiên cứu những thay thế cho dự án . Hatoyama nói rằng Nhật sẽ không quyết định vị trí của Nhật , cho đến tháng 5 năm 2010 .
            Hatayama ở trong tình thế khó khăn. Những nhân viên đảng Dân Chủ Xã hội SDP,  muốn căn cứ Futenma hoàn toàn rời khỏi hẳn Nhật và đe dọa sẽ tách khỏi liên minh  cai trị, nếu thỏa hiệp 2006 thực thi. Và Hatoyama cần sự ủng hộ của SDP ở thượng viện, ít nhất là đến tháng 7 khi bầu cử lại. Những kẻ chống đối thỏa hiệp 2006 khác biện cứ là dời căn cứ Futenma về Nago sẽ làm hư hại đến các rạng san hô ngoài khơi đảo và như vậy tai hại tới công nghệ du lịch địa phương .
            Okinawa là tỉnh nghèo nhất nước Nhật. Lịch sử và văn hóa đảo khác  biệt phần Nhật còn lại và dân cư đảo có cảm giác họ là công dân hạng nhì. Họ nhớ lại là Okinawa đã phải chịu dựng đòn tấn công chánh, khi Mỹ xâm chiếm tháng 4 năm 1945, và rất nhiều người cho là quân đội Nhật đã bó buộc các lính Nhật tự sát hàng đống, thay vì đầu hàng quân dội Hoa Kỳ. Một thăm dò  dân Okinawa tháng 11 năm 2009, cho thấy hơn 52 %  dân chúng thích thú cũng cố và giảm thiểu số căn cứ Hoa Kỳ ở Nhật và hơn 31 %   lại muốn dời hẳn hoàn toàn mọi căn cứ Hoa Kỳ khỏi Nhật. Chỉ ít hơn 12 % mong muốn duy trì tình trạng hiện hửu, có lẽ vì hiện diện Hoa Kỳ đã trả tiền thuê nhà đất và thêm cơ hội có công ăn việc làm ở Nhật.
          Quân sự Hoa Kỳ xem Okinawa như thể là một đất phong, thái ấp riêng cho mình kể từ năm 1945.   Khoảng 12 500 quân Hoa Kỳ chết và 37 000 bị thương ở trận đánh Hoa Kỳ chiếm đảo Okinawa. Mãi cho đến năm 1972 khi Hoa Kỳ chánh thức trả lại đảo cho Nhật, quân sự Hoa Kỳ   cai quản đảo tự do, thường bất chấp ước nguyện của chánh phủ Nhật lẫn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Năm 1966, ở một sự cố , quân đội Hoa Kỳ bí mật chuyên chở vỏ khí hạt nhân từ Okinawa đến Honshu là đảo chánh lớn nhật của Nhật, vi phạm  rành rành thỏa hiệp 1966.  Giới quân sự Hoa Kỳ cũng chống cự vụ trả Okinawa lại cho Nhật và tiếp tục xem mình là chủ nhân trên đảo Okinawa. 
              Vài nhà quan sát hiểu biết , cả Mỹ lẫn Nhật , ở trong chánh phủ hay ở ngoài, tin rằng một giải pháp tốt đẹp sẽ là phối hợp căn cứ Không quân của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ Futenma với căn cứ Không Quân tại Kadena, một vùng ít dân hơn là Ginowan . Thế nhưng ganh đua giữa hai quân chủng khiến cho Thủy quân Lục chiến vẫn muốn có một căn cứ cho riêng mình. Vài nhà quan sát đã nêu lên câu hỏi tại sao Thủy Quân Lục chiến Hoa Kỳ lại đóng tại Okinawa ?  Họ bị cái gì đe dọa phải kháng cự lại ? Nhưng thay vì giải đáp những câu hỏi nêu ra hay các thắc mắc của Hatoyama, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robet Gates trường mặt tại Tokyo tháng 10 năm 2009, đòi hỏi  thực thi thỏa hiệp 2006.
           
Gầm gào ngớ ngẩn
 
Đáng lý Hoa Thịnh Đốn   phải cho nội các Hatoyama nhiều thời gian hơn để sàng lọc vị trí của Nhật trên vấn đề căn cứ Futenma . Và đáng lý chánh phủ Hoa Kỳ phải hân hoan nhìn thấy  một đảng thứ hai mạnh mẽ thắng cử , xem  đó như thể là một chứng cớ mầm mống dân chủ, mà chính chánh phủ Mỹ đã giúp gieo trồng, đã bắt rễ. Làm như thế, có nghĩa là không còn chờ đợi Nhật sẽ ngoan ngoãn tuân thủ chỉ thị của Ngũ Giác Đài .   Và cũng có nghĩa là công nhận  quyền hạn của các đảng chánh trị Nhật có quan điểm riêng về các vấn đề an ninh. Đây là lúc Tòa Bạch Ốc ( Tòa Nhà Trắng , chánh quyền Hoa Kỳ ) và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định lại quyền dân sự  kiểm soát chánh sách Hoa Kỳ đối với Nhật Bổn, đặc biệt trên những vấn đề quân sự. Thật là khờ dại đã để cho bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cố tâm bắt nạt Hatoyama ,chỉ mới  nắm chánh quyền có 1 tháng, hầu thực thi thỏa hiệp các chánh phủ Nhật trước, đã ký kết với chánh quyền Bush.
 Con đường khôn ngoan hơn sẽ là chấp nhận điều Nhật  gọi là “teishisei - vị thế thấp - low posture “. Hoa thịnh Đốn và Tokyo sẽ phải nhấn thân vào tái xét cân nhắc kỷ lưỡng   một loạt vấn đề   do Hiệp Ước An Ninh nêu lên. Nếu như có các luận cứ mạnh mẽ chiến lược phải duy trì Thủy Quân Lục Chiến ở Okinawa, chúng phải được thông tin công cọng, để dân chúng Nhật có thể quyết định, nếu luận cứ có tinh cách thuyết phục. Futenma chỉ là một thừa tố nhỏ của phương trình!.
Chánh phủ Hoa Kỳ phải tôn trọng khao khát Nhật muốn giảm bớt hiện diện quân sự Hoa Kỳ trên lảnh thổ Nhật như Hoa Kỳ đã tôn trọng khao khát tương tự của Đức , Nam Hàn và Phi Luật Tân. Hoa Kỳ phải chấp nhận tái duyệt thỏa hiệp qui định hiện diện quân đội Hoa Kỳ ở đất Nhật, mà vài người xem đó là những khêu gợi lại khẳng định tô giới dặc quyền ngoại giao thế kỷ thứ 19 của các nước đế quốc thực dân. Hoa Kỳ phải biết rằng cuối cùng chánh là các dân Nhật bỏ phiếu qui định  tương lai đồng minh ( với Hoa Kỳ).   Trên hết, các nhà đàm phán Hoa Kỳ phải bắt đầu bằng tiên đề  là hiệp ước an ninh với Nhật , tuy có tầm quan trọng , cũng chỉ là một thành phần của chung sức lớn hơn giữa 2 nền dân chủ và kinh tế lớn nhất thế giới . Hoa Thịnh Đốn có lợi khi sát cánh hoạt động với Tokyo trên các vấn đề môi sinh, y tế, nhân quyền , chống lại lan tràn vỏ khí hạt nhân và chống khủng bố.              
        Bù đắp lại di dời quân nhân và căn cứ Hoa Kỳ khỏi đất Nhật, chánh phủ Nhật phải góp phần lớn hơn nữa vào an ninh chung và hòa bình toàn cầu. Nhật phải tuyên bố minh bạch là Nhật có quyền dấn thân vào những chiến đấu tự bảo vệ tập thể.  Thật là ngu ngốc, nếu Nhật thiết lập một cọng đồng Đông Á mà không có Hoa Kỳ tham gia. Nhât cần hoạt động với Hoa Kỳ trong đàm phán 6 nước về giải tỏa  hạt nhan khỏi bán đảo Triều Tiên. Nhật cũng còn phải ngưng bảo vệ   lảnh vưc  nông nghiệp không có tí nào cạnh tranh và gia nhập   một thỏa hiệp tự do thương mãi với Hoa Kỳ , một ý nghĩ nêu ra đã 20 năm rồi và đã được đảng cầm quyền ngày nay DPJ tán thành ở tuyên ngôn tuyễn cử .
 
              ( Irvine , Nam Ca Li, ngày 16 tháng 6 năm 2010 )  

Trở lại Trang KH
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 861082 visitors (2232373 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free