TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thuốc men ..
 
Lên mạng ngày 26/9/2009

THUỐC MEN
NHỮNG ĐIỀU MÀ HỌ KHÔNG NÓI RA
 
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh
 
 
 
Tạp chí L’Express.Fr số 14/6/2009 có đăng một bài phóng sự vô cùng quan trọng về tình hình thuốc men tại Pháp nhan đề “Médicaments-Tout ce que l’on ne vous dit pas”. 
 
Bài phóng sự được căn cứ theo tác phẩm «Ces médicaments qui nous rendent malades» của Bác sĩ Sauveur Boukris
 
 
Tình hình đáng ngại
 
Bác sĩ Sauveur đã mô tả cho dân chúng biết một tình hình không mấy sáng sủa của ngành dược phẩm Pháp nói riêng, và của cả thế giới nói chung.
 
Một số bác sĩ không nắm vững tường tận các phản ứng phụ của món thuốc.
 
Các đại công ty dược phẩm tưởng tượng và sáng chế ra thêm những bệnh không tưởng.
 
Các giới trách nhiệm thì thờ ơ trong vấn đề sức khỏe của dân chúng.
 
Các lobby vô cùng thế lực của các đại tài phiệt dược phẩm đã không ngừng lung lạc giới trách nhiệm y tế trong chánh quyền, và mê hoặc quần chúng về sự tiến bộ vượt bực của ngành dược phẩm.
 
Mục đích chính của các công ty dược phẩm là $$$tiền và chỉ tiền$$$ mà thôi!
 
Càng nhiều càng tốt để làm vừa lòng các cổ phần viên hơn là để phục vụ quần chúng.
 
Thuốc làm chết người khắp nơi
 
Bộ Y tế Québec, Canada ước lượng trong tổng số bệnh nhân nhập viện thì phải có từ 10-15% người cao tuổi có vấn đề thuốc men mà họ đang sử dụng hằng ngày.
 
Các giới chức y tế Hoa Kỳ cho biết tại xứ họ mỗi năm có vào khoảng 100.000 người chết vì thuốc men.
Năm 1998, Journal of The American Medical Association cho biết hằng năm có vào khoảng 106.000 người Hoa Kỳ chết vì lạm dụng thuốc men trong điều kiện bình thường.
 
Chẳng hạn như sai trái trong việc bác sĩ kê toa, chớ không phải có nguyên nhân do lạm dụng hay uống thuốc quá liều.
 
Trong vòng 25 năm vừa qua, lối 10% các loại thuốc mới tung ra thị trường phải bị thu hồi lại.
 
Pháp ước lượng mỗi năm số người phải nhập viện vì thuốc lối 130.000, trong số nầy có vào khoảng 8.000 – 13.000 người chết vì thuốc men, nghĩa là 2-3 lần cao hơn số nạn nhân chết vì tai nạn…xe cộ trên xa lộ!
 
Nạn nhân chết vì thuốc, phần lớn là những người trên 65 tuổi.
 
Số người già càng gia tăng, thì kéo theo sự gia tăng trong việc tiêu thụ thuốc.
 
Anh Quốc cũng vậy, có lối 10.000 người chết hằng năm vì những lý do thuốc men.
 
Một hỗn hợp chết người
 
Chắc mọi người đều còn nhớ vụ Micheal Jackson vừa qua. Anh ta chết vì phản ứng thuốc và vì có sự lạm dụng thuốc!
 
Tại Pháp, có rất nhiều bệnh nhân cao niên được bác sĩ kê toa trên 10, thậm chí trên 15-20 món thuốc khác nhau.
 
Một thứ thuốc cho bệnh thoái hoá khớp, một thứ cho cao máu, một thứ cho ngủ, một thứ cho tiền liệt tuyến prostate, một thứ khác cho cholesterol, v.v.
 
Rất thường thấy trường hợp người già uống các loại thuốc chống lo âu (anxiolytiques), đồng thời cũng uống luôn các thuốc lợi tiểu (diurétiques) cho vấn đề hypertension.
 
Sự phối hợp của nhiều thứ thuốc làm tăng nguy cơ giảm huyết áp, gọi là hypotension orthostatique, có nghĩa là lúc bệnh nhân ngồi dậy để ra khỏi giường thì huyết áp giảm tuột xuống quá đột ngột, khiến họ choáng váng té xuống sàn nhà và có thể bị gẫy xương như chơi.
 
Theo Bác sĩ S. Boukris, thì sự phối hợp cùa thuốc an thần và thuốc lợi tiểu là nguyên nhân của tình trạng té ngã nói trên!
 
Trẻ em và giới trẻ tuổi cũng là nạn nhân của thuốc
 
Như người lớn tuổi, trẻ em điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nạn nhân của các phản ứng phụ.
 
Một khảo cứu ở Đức thực hiện năm 2005, cho thấy phản ứng phụ của thuốc là nguyên nhân của 12% số trẻ em nằm bệnh viện.
 
Cơ quan bảo hiểm sức khỏe Caisse d’Assurance Maladie de l’Aude bên Pháp, cho biết chỉ trong năm 2001 có trên 1.000 toa AINS ( anti-inflammatoires non stéroidiens) không phù hợp cho trẻ em.
 
Trong số trên, có 108 toa thuốc Niaprazine (Nopron) thuộc nhóm anti-histaminique, cấm kỵ trè em dưới 3 tuổi, lại được sử dụng cho những trẻ em còn quá nhỏ tuổi… 570 toa có Eucalyptol (calyptol inhalant), cấm kỵ trẻ em dưới 12 tuổi vì có thể gây co giật.
 
Năm 2003, Anh Quốc cho biết có từ 30.000- 40.000 trẻ em được kê toa thuốc trị trầm cảm antidépresseurs, trong khi luật không cho phép các loại thuốc trên được sử dụng cho trẻ em ở một hạng tuổi nhất định nào đó!
 
Thuốc an thần gây ảo giác (calmants hallucinogènes)
 
Năm 2007, các giới trách nhiệm Úc Châu cảnh giác các bác sĩ bên đó về những hiện tượng rối loạn thần kinh gây nên bởi thuốc Zolpidem (Stilnox) thuộc nhóm thuốc ngủ hypnotiques.
 
Các rối loạn ghi nhận là ảo giác hallucinations, mất trí nhớ amnésie nhưng đáng ngại nhất là gây ra tình trạng mộng du somnambulisme lạ thường.
 
Một bệnh nhân thấy lúc nửa khuya đang đứng ăn trước tủ lạnh được mở rộng mặc dù cô ta đang ngủ. Sự kiện nầy khiến cô ta tăng 23 kg trong vòng 7 tháng.
 
Một người khác thức dậy khi đang cầm một cây cọ trong tay. Anh ta vừa sơn xong trong lúc ngủ cửa phòng của anh ta.
 
Có người khác thì họ lái xe đang lúc ngủ thật sự chớ không phải là đang ngủ gục.
 
Phản ứng phụ chết người
 
Đa số bất cứ một nhóm thuốc nào cũng đều có thể gây ra phản ứng phụ hết. Có thể chết người nếu bệnh nhân yếu sẵn.
 
Các thuốc chống viêm sưng để trị đau nhức khớp có thể gây loét bao tử ulcères gastro duodénaux và gây xuất huyết...
 
Các thuốc chống đau nhức thông thường như paracétamol (Doliprane, Efferalgan, Dalfalgan) có thể gây viêm gan trầm trọng.
 
Rồi còn các loại thuốc trị bệnh tâm thần (psychotropes) là tác nhân của 10%-30% ca nhập viện khẩn cấp bên Pháp, nhứt là các bệnh nhân cao tuổi.
 
Thuốc trị mụn ở thiếu niên có chứa chất Isotrétinoine (Proaccutane) có thể gây ra những phản ứng phụ quan trọng về tâm thần.
 
Tháng 3/2007, Cơ quan FDA đã cảnh báo các vấn đề do Proaccutane gây ra rồi.
Từ 1982-2000 đã có 37 ca quyên sinh (24 ca trong thời gian đang trị liệu và 13 ca sau khi trị), 110 ca nằm bệnh viện vì trầm cảm, có ý tưởng quyên sinh hay đang tìm cách quyên sinh, và 284 ca trầm cảm nhẹ không cần phải nằm bệnh viện.
 
Cai thuốc lá có hại
 
Năm 2001, thuốc Bupropion (Zyban) được tung ra thị trường.
 
Đây là chất amfébutamone mà ngày xưa được dùng như thuốc chống đói anorexigène, nhưng bị rút ra khỏi thị trường từ năm 1999 vì có phản ứng làm tăng huyết áp tim và phổi.
 
Kết luận
 
Thật vậy, tất cả thuốc men đều có thể có phản ứng phụ nào đó, nhưng cũng nên ghi nhớ rằng thuốc men cũng đã giúp hằng triệu người phục hồi sức khỏe lại bình thường, và giúp con người kéo dài thêm tuổi thọ...
 
«…Il est de bon ton depuis quelques temps dans les médias de faire le procès de l'industrie pharmaceutique...Certes, cette industrie, comme toutes les autres d'ailleurs n'est pas philantrope, certes, les médicaments entraînent parfois des effets indésirables mais que dire des milliers voire des millions de patients qui grâce à ces "horribles" médicaments sont guéris, soulagés, peuvent reprendre leurs activités, leur vie sociale. De ces patients là, et ce sont pourtant les plus nombreux, on ne parle pas. J'imagine que le ou les journalistes qui sont les auteurs de ces reportages ne prennent jamais de médicaments lorsqu'ils ont qui une migraine, qui une rage de dents, qui un lumbago..... Si l'espérance de vie a tant augmenté, c'est quand même un petit peu grâce aux médicaments qui permettent de mieux prendre en charge les problèmes cardio-vasculaires, le diabète et j'en passe... Alors arrêtons ce parti pris anti-industrie pharmaceutique…».
 
 
***Phản hồi của một dược sĩ hành nghề tại Pháp:
 
·         Dược sĩ mới là nạn nhân thật sự: áp lực từ khách hàng bệnh nhân không hài lòng như ý họ mong muốn hoặc có khi còn bị họ mắng chửi, và áp lực từ người có quyền uy tối cao là BÁC SĨ KÊ TOA.
 
«…Suite à votre article sur les médicaments, je déplore le fait qu'il n'y ait aucun témoignage des acteurs principaux de la chaine de distribution à savoir les pharmaciens. Je suis pharmacienne, salariée d'une officine de quartier et pour votre gouverne, sachez que c'est la pression du PATIENT et non pas toujours du labo, comme votre article le sous-entend, qui est parfois responsable de la iatrogénie. Tous les jours, je refuse des délivrances qui me semblent dangereuses ET JE ME FAIS INSULTER PAR LE PATIENT pour cela. J'appelle les médecins, qui prescrivent parfois "hors AMM" c'est à dire sans que l'indication ne soit adaptée au cas présent, j'ai des reflexions du style: je connais mon métier, je sais ce que je fais...Et moi? Que faire? Délivrer avec un risque ou ne pas délivrer et laisser le patient démuni? J'ai refusé de délivrer un jour du DIANTALVIC à une enfant de 13 ans ( VIDAL=CI ENFANT MOINS DE 15 ANS) malgré la prescription d'un " grand professeur de médecine": la mère était en larmes... Que répondez-vous à cela? Ce genre d'article est bon mais dommage que nous ne soyons pas concertés, nous gerons au quotidien la balance "bénéfice-risque" car c'est le patient que l'on éduque, parfois le médécin, mais c'est parfois le pot de fer contre le pot de terre!!!»
 
 
 
 
Tham khảo:
 
-         Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh. Mặt trái của kỹ nghệ Dược phẩm. Yduocngaynay.com
 
 
Montreal, Sept 25, 2009

Trở lại Trang Khoa học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860895 visitors (2231884 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free