TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Cao Bang
 
Lên mạng ngày 11/3/2010

Hiểu rỏ hơn về một tỉnh Đông Bắc Việt Nam, địa đầu biên giới giáp Trung Quốc , tộc dân Kinh là thiểu số :
                       
Thử lạm bàn phát triễn tỉnh Cao Bằng
G S Tôn Thất Trình

Hùng Vương đô ở Châu Phong ,
 Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng Thao Giang
Đặt tên là nước Văn Lang,
 Chia mười lăm bộ , bản chương cũng liền…
 Định yêu Hà Nội đổi thay ,
Ấy châu Giao Chỉ xưa nay còn truyền.
Tân Hưng là cõi Hưng Tuyên, 
Vũ Ninh tỉnh Bắc , Dương Tuyền tỉnh Đông . 
Ấy là Vũ Định tiếp cùng biên manh ….

( Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca )

Phần I khái quát .
 
      Vị trí
    
       Diện tích
 
      Cao Bằng là một tỉnh đồi núi cao vùng Đông Bắc , một tỉnh địa đầu biên giới xung yếu chiến lược  xã hội,  quốc phòng  giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lảnh thổ tỉnh phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc; đường biên giới dài 314 km. Phía tây là  Hà Giang và Tuyên Quang, phía nam là Bắc Kạn, phía đông Nam là Lạng Sơn. Chiều dài từ đông sang tây là 170 km và từ nam lên bắc là 50- 60 km.                        
            Diện tích tự nhiên nay ghi là 6637, 98 km2 ( 663,798 ha) .Tài liệu năm 2004 còn ghi là 6690. 72 km2   và năm 2006 là 6724.8 km2 , vì sửa đổi ranh giới với các tỉnh lân cận hay vì sau kết thúc cắm mốc  biên giới Việt Nam và Trung Quốc tháng 12/2009 đã phải chịu mất một số lảnh thổ như  suối rừng Bản Giốc ? … tiếp theo  chiến tranh với Trung Quốc xâm lăng Việt Nam, năm 1979 ? . Diện tích này chiếm 2.02 % diện tích cả nước.
 
        Kết cấu dân số, tộc dân
      
 Dân số năm 1999 là 491 055 người; năm 2004 là 508 200 người; năm 2006 là 518 900 người; đầu năm 2010 là 611 000 người. Với dân số này năm 1999, Cao Bằng chỉ xếp trên Bắc Cạn, Kon Tum,  đứng hàng thứ 59   trong tổng số   61 tỉnh thành cả nước . So với các tỉnh thuộc trung du và và miền núi phía bắc, Cao Bằng đứng áp chót, chỉ trên Bắc Cạn. Tỉ xuất gia tăng tự nhiên của Cao Bằng tương đối cao, thường vượt quá 2% . Nhưng nhờ hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Mức sinh giảm nhanh từ 3.68% năm 1991 xuống 2 02% và chừng 1.69% năm 2000. Tuy tỉ xuất gia tăng tự nhiên vẫn còn khá cao, nhưng tốc độ phát triễn dân số thực tế lại thấp, vì cường độ xuất cư khá mạnh. Đất canh tác ít, thiếu việc làm nên dòng xuất cư Cao Bằng tương đối lớn , phần lớn là hai tộc dân Tày, Nùng,  chủ yếu vào các tỉnh Tây Nguyên .Riêng ở tỉnh Đắc Nông , ước lượng nay có đến trên 100 000 người hai tộc dân Tày, Nùng .
        Cao Bằng có 22 tộc dân chung sống. Trong số này có 7 tộc dân chủ yếu xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo thống kê năm 1999 là Tày ( chiếm 43.9 % ), Nùng (32.8% ), Dao hay Mán ( 10.7 % ),  H’Mông hay Mèo ( Miêu ) ( 6.8 % ), Kinh ở hàng thứ năm về số lượng ( 3.9% ), Sán Chay (1.0 % ), Hoa ( 0.1%). Các tộc dân khác còn lại, mỗi tộc dân số lượng ít hơn 500 người, chỉ chiếm 0.72 % tổng số dân Cao Bằng. Người Tày đông nhất tập trung chủ yếu ở các huyện Hòa An, Trùng Khánh, và rải rác khắp các huyện thị còn lại. Phân đông người Tày cư trú ở vùng thấp , khai khẩn các lòng chảo, thung lũng và trên các sườn đồi làm thành ruộng bậc thang. Người Nùng đứng thứ hai về số lượng, phân bố nhiều nhất ở huyện Quảng Hòa, sau đó là Hà Quảng, Hòa An. Địa bàn của họ là  nơi chuyễn tiếp vung núi thấp và vùng núi cao. Người Dao cư trú xen kẻ với nhiều rộc dân khác như Lô Lô , Sán Chỉ , Sán Chay … ) cùng sinh sống trên vùng núi cao. Người H’ Mông tụ cư trên vùng núi cao, những thung lũng có địa hình hiểm trở với độ cao trung bình 800- 1000m và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Địa bàn cư trú của người H’Mông và Dao phần lớn ở các huyện vùng cao như Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông và một số xã vùng cao thuộc huyện Hòa An, Hà Quảng. Người Kinh  tập trung ở thị xã Cao Bằng và các huyện Hòa An và Nguyên Bình ( ở Nguyên Bình và Tĩnh Túc ). Người Sán Chay và các tộc dân ít người khác ( Lô Lô, Sán Chỉ, Sán Dìu , Ngái … ), cư trú ở các huyện vùng cao Bảo Lạc, Nguyên Binh .  
 
Phân chia hành chánh  qua  dòng lịch sử  
Cao Bằng là địa danh xuất hiện từ lâu đời ở nước ta . Trải qua các giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Dậu , Gò Mun của nền văn minh Sông Hồng  đến giai đoạn Đông Sơn các đời vua Hùng, vùng đất Cao Băng thuộc bộ Vũ Định, đất nước người Việt cỗ, tên nước là Văn Lang . Chúng ta được biết rằng   hơn 100 năm sau Câu Tiễn ( năm 333 trước Công Nguyên ), nước Việt ở Triết Giang bị quân Sở diệt, lìa tan xuống Giang Nam, rải rác theo miền bờ biển và lục địa như Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Lĩnh Nam. Ở đấy, họ hỗn hợp với thổ dân địa phương , thành lập các bộ lạc hay quốc gia nhỏ , tên chung là Bách Việt. Nhưng các bộ lạc nhỏ dần dần bị các bộ lạc lớn thôn tính , chỉ còn lại 5 nhóm Việt tộc có hình thức quốc gia là Đông Việt ở Ôn Châu , hay Đông Âu Việt , Mân Việt ở Phúc Châu , Nam Việt ở Quảng Châu, Tây Âu và Lạc Việt ở   phía Nam Quảng Tây và Bắc phần Đông Dương ngày nay.
Khi các tộc dân trên nước Việt Nam vươn lên định hình văn minh và nhà nước đầu tiên thì cũng là lúc ở phương Bắc một đế chế lớn, đế chế Tần thành lập và bắt đầu bành trướng xuống phương Nam . Năm 214 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng Đế   - Shin Huang Ti sai Đồ Thư và Sử Lộc  cầm quân tiến xuống phía Nam, vựợt sông Dương Tử, chiếm vùng đất mà người Trung Hoa gọi là vùng Bách Việt, lập ra 3 quận là Quế Lâm ( Kueili, nay là vùng bắc và đông Quảng Tây) Nam Hải ( Nan Hai tức Quảng Đông )  và Tượng Quận (  Hsiang vùng Bắc Việt ngày nay). Người Việt cỗ của nước Văn Lang - Âu Lạc đã anh dũng và bền bỉ đấu tranh đánh bại cuộc xâm lược qui mô lớn của đế chế Tần. Đồ Thư bị người địa phương kháng cự giết chết. Nhà Tần cử Nhâm Ngao ( hay Nhâm Hiêu ) làm hiệu úy quận Nam Hải và Triệu Đà (Chao T’o ) làm huyện lệnh Long Xuyên ( Lung Chuan ) thủ phủ quận Nam Hải. Cuộc đấu tranh của người Việt gian nan bội phần. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa bị nhận chìm trong máu lữa ( Khởi nghĩa hai bà Trưng năm 40, bà Triệu, họ Mai,  họ Phùng, họ Khúc… nổi dậy giành chính quyền năm 905 … ).
             Theo Hán tự, Âu Việt, Tàu đọc là Où Yuè, là những tộc dân sinh sống tại những vùng Việt Bắc núi non xa nhất nước ta, các vùng đất phía   tây tỉnh Quảng Đông , và miền Nam tỉnh Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay , ít nhất là  ba thế kỷ trước Công Nguyên.  Lạc Việt là những tộc dân đồng bằng ( phân chia theo sự tích “ Con Rồng Cháu Tiên “ ,Lạc Long Quân và Âu Cơ   hay sự tich Sơn Tinh và Thủy Tinh ? và Âu Lạc tộc dân sống ở vùng núi. Thủ đô của Âu Lạc nằm trong phạm vi tỉnh Cao Bằng- Việt Nam ngày nay . Năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán,  dòng dõi vua Thục ở Tứ Xuyên ( Se Chuan ) , bị nhà Tần  diệt mất nước vào năm 316 trước Công nguyên, đánh bại vua Hùng cuối cùng, nhập Lạc Việt ( người Việt đồng bằng ) với Âu Lạc , xây thành trôn ốc tại Cỗ Loa, xưng hiệu là An Dương Vương để nhớ lại lại cố hương là Hoa Dương và đặt tên nước là Thục, ở Tứ Xuyên ( Ba Thục ) đã mất với Tần. Nhưng đến năm 208 trước Công nguyên, nước Âu Lạc lại bị Triệu Đà thôn tính, đặt tên nước mới là Nam Việt.  Năm  111 trước Công Nguyên, quân nhà Hán đánh bại Nam Việt của Triệu Đà , thôn tính đất nước Văn Lang -Âu Lạc và trong thời gian đầu, cả nước Chăm ( Chàm, Chiêm Thành ) cỗ, tiếp tục chánh sách đô hộ hà khắc các đế chế Trung Hoa , dùng những mưu mô đồng hóa rất thâm độc. Mãi đến chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 do Ngô Quyền lảnh đạo, nhân dân ta mới  chấm dứt được nhục mất nước trên nghìn năm, dành lại độc lập dân tộc.
              Đời Lý, Cao Bằng thuộc đất Thái Nguyên. Đáng nêu ra là vào đời Lý , tướng Lý Thường Kiệt là vị tướng Việt duy nhất dám đánh quân Tàu xâm lược, tiến lên tận các vùng đất Quảng Tây , Quảng Đông Triệu Đà thôn tính của Văn Lang, làm bài ca hùng tráng, trử tình bất hủ sau đây     
                                    Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
                                    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư:
                                    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
                                     Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư .    
                                      Lý Thường Kiệt ( 1019 - 1105 )
                                     Đất nước Nam này, Nam đế chủ,
                                     Sách trời định phận rỏ non sông.
                                      Cớ sao nghịch tặc hòng xâm phạm ?
                                    Bay hãy chờ coi , chuốc bại vong !
                                                ( bản tạm dịch của Ngô Linh Ngọc )
                    Vào đầu triều Lê, Cao Bằng thuộc Bắc đạo, rồi đặt vào Ninh Sóc thừa tuyên, sau đổi thành Cao Binh Phủ. Nhà Mạc thất thế chạy lên Cao Bằng ( Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527 ), đóng đô ở Cao Bình, cách thị xả Cao Bằng 9 km , làm được ba đời vua tổng cọng 70 năm. Tuy Mạc Đăng Dung làm nhiều điều sỉ nhục cuối năm 1540, để cũng cố ngai vàng ( cắt đất, đúc người vàng làm đồ cống nạp cho Tàu, lên tận cửa ải tự cởi trần, trói mình, quỳ mọp trước sứ giả nhà Minh), nhưng chính nhà Mạc đã đưa nhiều người lên cư trú, tổ chức cai trị, mở các khoa thi … đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội của mảnh đất biên cương này. Nhà Lê dẹp xong nhà Mạc mới đặt tên vùng này là Cao Bằng và không để thuộc vào Thái Nguyên nữa.
             Điều đáng nói qua là năm 1958, Trung Quốc nhìn nhận một tộc dân nhỏ Trung Quốc ở 3 đảo nhỏ bờ biển tỉnh Quảng Tây (  thuộc thị trấn Jangpin là  Shanxi, Wutu và Wanwi, nay đã đuợc nối liền vào lục địa ) gọi đó là tộc dân Jing (  một số nhà Việt học cho đó là giọng Tàu đọc tên tộc dân Kinh (  tên Việt, tiếng Tàu đọc la yuè ),  nhưng theo từ điển Hán Việt, Jing lại có thể là một nước miền Nam sông Dương tử, tuồng như là nước Yên ( ? ) vùng Ngũ Hồ trong truyện “ kiếm hiệp giang hồ mới “ của Kim Dung, bị các tộc dân Hoàng Hà tiêu diệt; đàn bà đội nón lá, đàn ông chít khăn đóng như dân Lạc Việt vùng đồng bằng bờ biển sông Hồng. Trung Quốc hình như cũng ghi  tộc dân Jing là dân “ Lạc Việt- Kinh “ di cư  từ Việt Nam sang Quảng Tây, vào thời vua Lê cách đây 500 năm.   
              Đến thời Nguyễn, Cao Bằng được đặt là Hiệp Trấn, sau đổi thành phủ Trùng Khánh. Đến năm 1831, đặt thành tỉnh Cao Bằng, bỏ chế độ thổ mục, thổ hào. Ngày 27-12- 1875, Cao Bằng hợp nhất với Lạng Sơn, thành tỉnh Cao Lạng. Ngày 29 - 12- 1978, tỉnh Cao Bằng đựợc tái lập. Hiện nay, tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thị xã ( Cao Bằng ) và 12 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An ( Nước Hai ), Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An ( Đông Khê ), Thông Nông, Trà Lĩnh ( Hưng Quốc ), Trùng Khánh. Một điều đáng buồn là năm 1979,  Đặng Tiểu Bình gốc Ba Thục - Tứ Xuyên ( hay gốc Chuang hay Zhuang , tiếng Việt là Tráng,  Quảng Tây ? , vì Đặng tiểu Bình đã khuấy động dân Tráng nổi dậy chống chánh thể Quốc Dân Đảng Trung Hoa )  lại như các triều đại Tống, Minh, Thanh … xua 300 000 ( có sách nói là 600 000) quân 3 tỉnh Quảng Tây , Quảng Đông dòng dõi Bách Việt như Âu Việt, và Vân Nam xâm lăng Việt Nam, tàn phá 20 thị trấn, huyện lỵ , tỉnh lỵ quan trọng thuộc tỉnh Lạng Sơn như tỉnh lỵ Lạng Sơn, Đồng Đăng, Lộc Bình: tỉnh  Lào Cai như Cam Đường , Mường Khương, Bát Xát , Sa Pa - Chapa , Phố Lu- Bảo Thắng, Cốc Xam ; tỉnh  Lai Châu như Phong Thổ và tỉnh Cao Bằng như tỉnh lỵ Cao Bằng, Phục Hòa, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thoát Lãng, Hòa An, Đông Khê, Trùng Khánh, Thông Nông , Sóc Giang.      
               
              Địa hình
Cái cò lặn lội bờ sông,  
Gánh gạo đưa chồng , tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con,
 Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ca Dao
 
           Địa hình Cao Băng chia cắt phức tạp thành nhiều dãy núi xen kẻ sông suối, thung lũng hẹp; cao dần về phía tây - tây bắc và thấp dần về phía đông - đông nam. Phía tây và tây bắc các khối núi cao sừng sửng trên dưới 1000m, phần nhiều là núi đá vôi   các đỉnh nổi lên là đỉnh Phia Đa ( 1980m) , Phia Oắc ( 19 30m ).. Phía đông và đông nam địa hình thấp dần , sau khi qua đèo Mã Phục ( 620m ) là vùng Ba Châu chỉ cao   từ 800m trở xuống. Núi đá vôi tương đối phổ biến, có nhiều hang động và sông ngầm . Phần trung tâm của tỉnh là thung lũng sông Bằng ( Bằng Giang ) , kéo dài từ tây bắc xuống đông nam, dài 100km. Thung lũng này có cánh đồng Hòa An ( Nước Hai) tương đối rộng. Thị xã Cao Bằng ở vào nơi gặp nhau của các con sông, độ cao chỉ còn 150m.
            Về phát sinh, địa hình Cao Bằng  chia thành các  dạng :
            - tại khu vực Tân kiến tạo nâng lên với nền địa chất là trầm tích từ Cổ sinh đến Trung Sinh. Dưới tác đồng chủ yếu quá trình bào mòn, xâm thực, đã tạo ra các núi cao trung bình, xen lẫn núi thấp và thung lũng xâm thực tích tụ  ( như vùng Phia Oắc, Phia Đa …) hay các đồi trung bình, đồi cao xen lẫn thung lũng xâm thực - bồi tụ ( vùng Nước Hai, sông Hiến, phía tây và đông Hòa An ).           
- Dạng phổ biến nhất là dạng cácxtơ (Karst), phát triễn tại các khu vực Tân kiến tao nâng lên ( từ trung bình đến yếu và rất yếu ) với nền địa chất ưu thế là đá vôi. Do ảnh hưởng mạnh của các quá trình ngoại sinh đã tạo ra hàng loạt dạng địa hình cácxtơ như các khối cácxtơ trụi thấp ( đông và tây Hà Quảng ), núi cácxtơ xâm thực thấp, đồi cácx tơ xâm thực, cánh đồng cáxtơ ( Quảng Yên ).
Đồi núi Cao Bằng cũng như ở vùng Đông Bắc tỏa ra theo hai hình cánh cung.  Cánh cung Ngân Sơn, nằm phần lớn ở địa bàn Cao Bằng, trải dài từ Bắc Kạn lên tới Đồng Văn , phía tây thung lũng Sông Cầu. Xin nhắc lại là trên cao nguyên đá Đồng Văn có điểm Cực Bắc của Việt Nam là Lũng Cú, được mệnh danh là “nóc nhà của Việt Nam “ , nơi nổi tiếng  “ cúi mặt sát đất , ngẫng mặt đụng trời “. Cánh Cung sông Gấm cao trung bình 1000m, trải dài từ Tuyên Quang qua Cao Bằng lên tới Hà Giang.  
Về mặt sinh thái, lảnh thổ Cao Bằng có thể chia ra làm 4 tiểu vùng :
 -tiểu vùng núi đá vôi phía bắc và đông bắc, địa hình cao , chia cắt nhiều .Những thung lũng hẹp thiếu nước , xen kẻ các dãy núi đá vôi là đặc trưng chủ yếu của tiều vùng này
 - tiểu vùng núi, đất phía tây và tây nam tỉnh, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn
   - tiểu vùng núi thấp và đồi thuộc thượng nguồn sông Hiến, địa hình thoảng dần xuống bồn địa trung tâm, nhưng vẫn còn bị chia cắt mạnh, độ dốc còn lớn.
   - tiểu vùng bồn địa trung tâm Cao Bằng, địa hình thấp, tương đối bằng phẳng và là nơi trồng lúa lớn nhất của tỉnh Cao Bằng
            Địa hình núi cao , độ dốc lớn, chia cắt mạnh làm hạn chế đất canh tác, gây khó khăn cho một tỉnh nghèo, chủ yếu trông cậy vào sản xuất nông nghiệp; tạo nhiều cản trở cho việc giao lưu với các tỉnh lân cận, các trung tâm đô thị lớn nước nhà, cũng như trong phạm vi nội tịnh..
        
Khí hậu
Một chiều rừng mưa,
 Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc       
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng …        
Hửu Loan ( 1916-        )
 
          Án ngữ phía bắc vùng Đông Bắc, lại có địa hình núi cao nên nền nhiệt độ Cao Bằng giảm đi nhiều so với các tỉnh khác; nhiều nơi chỉ còn là tiêu chuẩn á nhiệt đới, bán ôn đới. Mùa đông Cao Bằng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của khối khí cực  đới  rìa phía Nam cao áp Sibetria tràn xuống, có xen khối khi nhiệt đới hóa cao áp phụ Đông Trung quốc tràn sang. Mùa đông lạnh và khô. Mùa hạ gió mùa tây nam thịnh hành, hội tụ với tín phong Bắc bán cầu .  
            Mùa đông nhiệt độ lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Phần lớn lãnh thổ Cao Bằng có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 15 0 C. Vùng Nước Hai, Sông Hiến , Cao Bằng , Phục Hòa, thời kỳ lạnh ngắn hơn, chỉ có 1 tháng dưới 150 C . Vùng thượng lưu sông Nheo, vùng Phia Oắc và phía tây Hà Quảng rét đậm hơn cả, thông thường có 1-2 tháng nhiệt độ xuống dưới 100 C. Ở các vùng cao,  thường xuất hiện sương muối, băng giá. Sương mù kéo dài 4- 5 tháng. Khi lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống dưới 0 0 C, thường xảy ra vào tháng giêng.
             Mùa hè , mát mẻ , ở vùng núi trung bình và núi thấp , trừ khu vực Nà Sản - Nà Vài. Phần lớn lãnh thổ còn lại đều có mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng vượt quá 26 0 C.  Nhiệt độ thời kỳ nóng nhất có khi lên tới 350 - 36 0 C ,vào tháng 7. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đều dưới 00 C . Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể trên 400 C.
             Ở Cao Bằng, mưa tập trung vào mùa hè.  Có nơi mùa mưa đến sớm và có chế độ mưa xuân - hè như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, phía tây Hà Quảng. Mùa mưa kéo dài sang thu, từ tháng 5 đến tháng 11, ở vùng núi thấp và núi trung bình. Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn tỉnh là 1500-1800mm. tập trung vào 4 tháng; cao nhất là ở Trùng Khánh, trung bình là Nguyên Bình, bắc Hà Quảng, Thông Nông, Ttà Lĩnh, Quảng Uyên cũ, Hạ Lang; thấp nhất ( 1300-1500mm) là Thạch An, Bảo Lạc .     
           Theo các đặc điểm khí hậu vừa kể, Cao Bằng có khi hậu á  nhiệt đới ( bán ôn đới ) gần giống bang Florida hay miền nam Texas, Louisiana … hơn là khi hậu  Ca Li, Hoa Kỳ .
                      Thủy văn
 
            Nguồn  nước mặt phân bố chủ yếu trên các sông suối, hồ đầm. Mạng lưới sông suối Cao Bằng thuộc các lưu vực sông Bằng ( Bằng Giang), sông Gấm( hay Gầm ), sông Quây Sơn . Quan trọng nhất là sông Bằng. Sông Bằng bắt nguồn từ Nà Vài ỏ cao độ 600m, chảy theo hướng tây bắc- đông nam, qua thị xã Cao Bằng đến Thủy Khẩu ( Tà Lùng ) sang Trung Quốc. Sông Bằng là một hệ thống sông lớn ở vùng Đông Bắc, chiều dài 108 km, diện tích lưu vực 4560km2, có đến 26 phụ lưu, chảy qua gần như giữa tỉnh. Trước khi vào bồn địa Cao Bằng, sông chảy trên vùng đồi sa diệp thạch, nhận một phụ lưu là sông Chi Lao. Ngang thị xã Cao Bằng, sông nhận thêm 2 phụ lưu quan trọng nữa là sông Hiến ở hữu ngạn và sông Trà Lĩnh ở tả ngạn. Các sông khác là sông Gấm ( huyện Bảo Lạc ) do sông Nheo và sông Nho Quế hợp thành, rồi chảy qua địa phận tỉnh Hà Giang. Sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng chảy qua huyện Trùng Khánh. Trên sông Quây Sơn, đoạn chảy qua Trùng Khánh có thác Bản Giốc đẹp nổi tiếng . Bên cạnh Thác Bản Giốc là động Ngườm Ngao, dài 3km, là một trong những động đẹp của Viêt Nam. Thác Bản Giốc nói riêng và quần thể sông Quây Sơn , động Ngườm Ngao có giá trị lớn vê du lịch và thủy điện.     
             Cao Bằng còn có một số hồ . Nổi tiếng là hồ Thang Hen nằm trên đỉnh núi cheo ,leo, cách mặt biển hàng nghìn mét, một thắng cảnh có giá trị du lịch. Hồ hình thoi, rộng 300m, dài 100m, ẩn giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên nhiều khối đá tai mèo ở huyện Quảng Hòa. Đặc biệt nước hồ hàng ngày có 2 đợt lên xuống giống như thủy triều . Nước hồ trong xanh quanh năm, kể cả mùa nước lũ. Cạnh hồ Thang Hen còn có hồ Thang Luông với một hòn núi nhô lên giữa hồ, rất ngoạn mục .
               Nguồn nước ngầm, nước khóang Cao Bằng khá phong phú. Nguồn nước khoáng Tân An có giá trị du lịch. Tuy nhiên nước ngầm nằm sâu hơn 100m, có nơi tới 1000m, nên việc khai thác có nhiều khó khăn.
 
Tài nguyên đất đai
 
            Thổ nhưõng Cao Bằng rất phức tạp, chia ra một số đất chính sau đây :
- Đất mùn vàng đỏ và đỏ vàng trên núi (Humic Ferralsols ) phân bố ở khu vực Phia Oắc, Phia Đa , thượng nguồn sông Hiến, có độ phong hóa ferralit ít hơn đất đỏ vàng (Ferralic Acrisol). Phản ứng hơi chua , độ no bazờ thấp , tầng mùn dày vi ở cao độ. Trên núi Phia Oắc, Phia Đa còn rải rác đất mùn alic ( Humic Alisols), đá phong hóa yếu tầng đất mỏng trên cùng là lớp thảm lá mục, có lá lẫn rêu ; xen lẫn với đất feralit. Tại các vùng núi đá vôi, phía đông và Tây Hà Quảng có loại đất mùn nâu đỏ, hàm lượng NPK không nhiều .
 - Đất feralit (Ferralic Acrisols) phát triễn trên các đá trầm tích, phổ biến hơn cả ở vùng đồi núi.   Bao gồm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Đất feralit vàng đỏ phát triễn trên các đá mácma acid, nghèo đạm, nghèo lân . 
   -Ở bồn địa Cao Bằng có đất phù sa, đất sialit - feralit ( nhiều hơn hết ), và đất ferralit. Đất phù sa chỉ gặp dọc theo các thung lũng sông suối.
     - Cũng hay gặp đất vàng tích vôi ( Haplic Calcisols, ), hình thành tại các  thung lũng đá vôi, xung quanh là núi đá vôi khép kín, địa hình khó thoát nước, chứa nhiều calcium và magnesium, pH cao. Đất nâu thẩm tích ( Luvic Calcisols) các thung lũng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đất đai các đồi núi xung quanh, màu nâu thẫm hay nâu vàng, lớp mặt đã kết von sắt, măngan. Đất đen carbonat ( Calcic Luvisols ), hình thành trên phong hóa đá vôi địa hình sườn dốc ., 
                        
 Tài nguyên rừng - thú vật
 
             Tài nguyên rừng và động vật Cao Bằng rất phong phú vì hai lý do : vị trí Cao Bằng đứng giữa hai vương quốc thực vật miền Toàn Bắc - Holartic và miền Nhiêt đới cỗ sinh - Paleotropic  và điều kiện thiên nhiên ( tự nhiên ) đa dạng. Rừng thiên nhiên Cao Bằng chỉ còn ở những nơi cao, có địa hình phức tạp như vùng núi Phia Oắc, Phia Đa hay trên các vùng đá vôi.  Ở đây có một số kiểu rừng: rừng á nhiệt đới   lá rộng thường xanh với quần hợp dẽ - sồi họ Fagaceae như loài Fagus longepetiola ở Sapa , loài Dẻ Cao Bằng Castanea mollissima đã được trồng trọt , Dẽ Bắc Giang Castanopsis boisii trái ăn được , Dẻ cau ( Dẻ đen , Dẻ óc ) Castanopsis   cerebrina , Kha thụ Sapa  Castanopsis  chapaensis , Kha thụ the Castanopsis fabrei, Kha thụ Lecomte Castanopsis lecomtei ở Sa pa trái cũng ăn được, Dẻ mang gai Lithocarpus echino phorus , Dẻ lỗ Lithocarpus fenestratus , Dẻ Lào Lithocarpus laotica , Dẽ cọng dài Lithocarpus longepediocellata , Dẻ trái nhiều Lithocarpus pleiocarpus, Dẻ xanh ( sồi lông ) Lithocarpus pseudosundaicus , Sồi sapa Quercus chapaensis, xen lẫn một số loài cây rụng lá ; rừng nhiệt đới hơi ẩm rụng lá rừng nhiệt đới ẩm xanh quanh năm.
              Lên các vòng đai cao , thường gặp các rừng ôn đới trên núi với thực vật họ đổ quyên Ericaceae chiếm ưu thế. Trên núi đá cao xuất hiện loại hình rừng lá kim như rừng Vân Xam vùng Hạ Lang.
Thảm thực vật rừng thiên nhiên Cao Bằng bị tàn phá nhiều. Những nơi  bị tàn phá mạnh mẽ , thì phát triễn rừng thứ sinh gồm cây gỗ hổn tạp , trảng cây lùm bụi và các loại trảng cỏ. Trong rừng có một số loài gỗ quý như thông tre ( kim giao trước đào , faux pemou ) Podocarpus neriifolius, đổ quyên tiểu mộc như đổ quyên madden Rhododendron maddenii, đổ quyên nuttal Rhododendron nuttalii, đổ quyên vân nam Rhododendron yunnanensis, sơn trâm sapa Vaccinium chapaensis , ( nhắc lại cho người Huế  đổ quyên fortune Rhododendron fortunei ở núi Bạch Mã là một tiểu mộc), đổ quyên đại mộc như đổ quyên cây Rhododendron arboretum , đổ quyên chén lá dạng lá Dầu Rhododendron sinofalconeri…, kim giao kết lợp ( thông nang ) Podocarpus imbricatus , La Hán tùng ( thông tre lá ngắn ) Podocarpus brevifolius , pơ mu ( thông mụ, kim giao wallich Podocarpus ( nay tên mới là Nageia ) hay Decussocarpus wallichianus  một loài gỗ quý hiếm. Hoặc nhiều dược liệu như đảng ( đẳng ) sâm ( còn gọi là Ngân đằng Codonopsis javanica họ hoa chuông Campanulaceae , sa nhân  Amomum villosum var xanthoides ( Amomum xanthoides ) đã được trồng trọt làm gia vị , ngũ gia bông ( bì) rừng còi Rubus cochinchinensis , một loại dum mâm xôi hoa trắng trái đỏ ), hà thủ ô  Streptocaulon griffitii thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae . ..
                 Khi rừng thiên nhiên bị tàn phá  thú vật rừng cũng giảm sút nhiều. Tuy nhiên ở Cao Bằng vẫn còn một số loài có giá trị như báo ( beo ) , cầy hương , hươu xạ, vọoc đen…  Cao Bằng đang dự trù thiết lập 3 khu vực  Bảo Tồn Thiên Nhiên   là khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Trùng Khánh, khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Núi Phia Oắc và khu Bảo Tồn Văn hóa Lịch sử Pắc Bó . Tổng cọng chỉ là 21 908 ha , ít hơn 18 % tổng số rừng thiên nhiên toàn tỉnh là 122 486 ha .
                 Năm 1994 , Việt Nam liệt kê 8 loài họ Mèo Felidae : Mèo Rừng . Mèo Ri , Mèo Cá , Mèo Gấm , Báo Lữa , Báo Gấm , Báo Hoa Mai và Hổ ( Cọp ).   Ngoại trừ Mèo rừng, 7 loài còn lại năm 2000, đều đã ghi vào Sổ Đỏ Việt Nam, danh sách CITES, sổ ghi những loài vật bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng, cấm săn bắt. Kích thước lớn nhất lẽ dĩ nhiên là Hổ. Loài hổ Việt Nam đã được các nhà khoa học gọi là Hổ( Cọp ) Đông Dương để tách biệt chúng với các loài hổ khác trong khu vực Châu Á . Tới vườn thú Hà Nội, chúng ta sẽ thấy loài hổ lớn nhất nặng đến 300 kg ở con trưởng thành là hổ Amua ( Amur ) của vùng Siberia lạnh giá , phía Bắc Châu Á và loại hổ Đông Dương có ở Việt Nam. Theo kiểm kê sơ bộ của Cục Kiểm lâm Việt Nam, hiện nước ta chỉ còn  khoảng trên 100 con hổ, rải rác từ miền Trung ra đến phía Bắc. Đứng thứ nhì về kích thước cơ thể phải kể đến nhóm Báo Gấm và Báo Hoa Mai .Báo Gấm nhỏ hơn Báo Hoa Mai chút đỉnh , nhưng chiều dài cơ thể tương đương nhau. Báo Hoa Mai có mặt khắp nước, ngoại trừ vùng đồng bằng Nam Bộ. Loài Báo Gấm chỉ mới ghi nhận ở một số tỉnh phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và tại Tây Ninh. Ở loài Báo Hoa Mai, đôi khi xuất hiện một kiểu hình hoàn toàn đen được gọi là Báo Đen , nhưng nhìn kỷ vẫn thấy những đốm tròn lờ mờ của báo Hoa Mai, rỏ nhất ở gáy , đùi sau và phần bụng gần đùi sau. Loài thứ ba là con Báo Lữa hay Beo Lữa , nhờ bộ lông màu vàng da bò hơi sậm màu .  Thảo Cầm viên Sài Gòn đã nghiên cứu thành công việc sinh sản Beo Lữa trong điều kiện nhốt loài thú này .
            Một trong những loài hiếm gặp và ít thông tin về chúng là Mèo Gấm, trọng lượng khoảng 2- 5 kg. Bộ lông màu gần giống Báo Gấm, nhưng các hoa vân nhỏ, không tách biệt rỏ rệt. Chúng sống trong rừng sâu có nhiều cây gỗ lớn. Hai loài sau cùng cần bảo vệ ở Việt Nam là Mèo RiMèo Cá . Tại Việt Nam chỉ mới ghi nhận chúng có mặt ở tỉnh Tây Ninh ( theo sách đỏ Việt Nam năm 2000 ). Mèo Cá to hơn Mèo Ri và bộ lông màu xám tro có đốm sậm. Mèo Cá chủ yếu ăn tôm cá, thường có mặt ở vùng đầm lầy ao hồ như U Minh Đồng Tháp v.v...
               Việt Nam có 22 loài thú linh trưởng - primates , chia ra 4 nhóm chính là Cu Li , khỉ , khỉ ăn lá ( còn gọi là vọoc ) và vượn. Pháp luật Việt Nam và quốc tế nghiêm cấm khai thác các loài cu li, khỉ ăn lá và các loài vượn. Sách Đỏ Việt Nam đã liệt kê các loài thú linh trưởng   thuộc các nhóm vừa kể vào các hạng mức bị đe dọa khác nhau, ngoại trừ hai loài là khỉ vàng và khỉ đuôi dài số lượng còn nhiều. Nhóm cu li chỉ có 2 loài là culi nhỏ- pygmy loris Nycticebus pygmaeus  và cu li lớn- slow loris Nycticebus bengalensis . Cu li lớn là loài có phân bố hẹp ở phia bắc Việt Nam . Nhóm khỉ Macaca sp . bao gồm khỉ đuôi lợn ( heo ) khỉ đuôi dài , khỉ mặt đỏ ( khỉ cộc ), khỉ vàng  - rhesus macaque  Rhesus macaque và khỉ mốc. Nhóm khỉ ăn lá còn gọi là vọoc-langur Trachypithecus sp.,  có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng rất cao. Nhóm vọoc lại có tới 4 loài đặc hửu nước nhà như vọoc Cát Bà , ( còn gọi là vọoc đầu trắng) Trachypithecus poliocephalus , vọoc mông trắng (hay vọoc quần đùi trắng ) Trachypithecus delacouri , chà vá chân xám Pygathrix cinerea và vọoc mũi hếch  Rhinopithecus avunculus.Cuối cùng là nhóm vượn dễ phân biệt vì chúng không có đuôi và tay dài. Việt Nam có 5 loài vượn là vượn đen tuyền -western black - crested gibbon Nomascus ( tên cũ là Hylobates) concolor  , vượn đen Cao Bằng ( còn gọi là con cao vít)- Eastern black -crested gibbon - được xác định là   loài riêng biệt năm 2002 Nomascus nasatus , vượn đen má trắng - northern White - cheeked gibbon Nomascus leucogenys leucogenys, vượn đen má trắng Siki - Suothern white cheeked gibbon  Nomascus leucogenys siki  và vượn đen má hung- Yellow - cheeked gibbon Nomascus grabriellae. Vượn ăn các chồi lá non và một số trái ( quả ) rừng. Các loài vuợn hay hót ( hú ) vào sáng sớm trước lúc bình minh và không hót những  ngày mưa.
                 Cầy hương cho xạ hương là một dược liệu quý. Thịt nó rất mềm, thơm, ngọt và ngon là một món ănđặc sản  trong nhà hàng khách sạn, có giá trị cao. Tên khoa học là Viverricula indica, họ cầy Viverridae , bộ ăn thịt Carnivora. Việt Nam nhận diện 11 loài cầy hương. Con đực có tuyến xạ nằm giữa hai tinh hoàn. Cầy hương nhỏ hơn cầy nhông , nặng 2- 4kg, chiều dài thân 540-630mm, đuôi dài 300- 430 mm. Cầy hương không sống trong rừng, sống đơn độc, kiếm ăn ban đêm. Chúng ăn côn trùng và chuột, một số chim , một số loài bò sát ( rắn , nhông ), một số loại quả ( trái) cây và rễ cây …  Cầy hương trong thiên nhiên ngày càng khan hiếm, nên người ta đã phải tổ chức nuôi. Cầy hương mỗi năm đẻ 1 lứa mỗi lứa 3- 5 con.Tuổi thọ của nó khoảng 8- 9 năm. Cầy hương làm giống cân nặng 1- 1.5 kg     Cầy hương nuôi chăm sóc tốt khối lượng tăng rất nhanh , có thể đạt 0.7- 1.0 kg /con / tháng.           
 
                                    Khóang sản
 
            Nhờ có lịch sử phát triễn địa chất phức tạp, Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại và đa dạng loại hình. Nghiên cứu địa chất cho biết Việt Nam đã hoàn tất bản đồ địa chất mọi vùng quốc gia theo  tỉ lệ thang đo 1:200 000 và năm 1991 đã hoàn thành 41 % bản đồ vùng địa chất có tiềm năng khoáng sản theo tỉ lệ 1:50 000. Năm 1995 đã thám hiểm  sơ khởi 500 nơi có khoáng sản. Mỏ đã xác định gồm có antimoine, bô xít, đá carbonat, đất sét, chromite, than đá, đồng, khí dầu thiên nhiên, đá quý, vàng, graphit, quặng sắt, chì, măngan, nickel, dầu lữa thô, đất hiếm, cát silica, đá phosphat apatit, pyrophyllite , thiếc, titanium, tungsten, kẻm và zirconium. Năm 2000, thám hiểm khoáng sản ở Việt Nam đã chậm lại vì thiếu tư bản và giá kim loại thấp trên thị trường thế giới, chỉ còn 2 công ty hoạt động khám phá vàng và kim loại không phải là sắt mà thôi.
            Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn năm 1999 ở  Cao Bằng là quặng sắt ( trữ lượng khoảng 100 triệu tấn ), bô xít ( 200 triệu tấn), măng gan ( 7 triệu tấn ) , và đặc biệt mỏ thiếc Tĩnh Túc ( huyện Nguyên Bình ) trử lượng khoảng 20 triệu tấn.  
               Quặng sắt phân bố ở Thạch Lâm, Bảo Lạc, thị xã Cao Bằng. Đây là những mỏ hình thành ở chỗ tiếp xúc giữa các khối granit của phức hệ Cao Bằng với tầng đá vôi tuổi Cỗ sinh - Paleozoic thượng. Các mỏ Na Lũng, Nà Rua tổng trữ lượng khoảng 50 triệu tấn chủ yếu là manhêtít hàm lượng sắt ( Fe ) trên 60% , trong khi quặng sắt ở Thái Nguyên ( chủ yếu ở Trại Cau ) lại gồm hai loại là manhêtit và limonit có hàm lượng Fe chỉ 50- 55 % , và hàm lượng măngan cao (Mn 3 - 4 % ).
                Quặng bô xít Cao Bằng cũng như ở miền Bắc Việt Nam tại Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La thuộc nguồn trầm tích diaspor, hàm lượng Al2O3  39- 65 % , mô đun silic khoảng 6-8 . Nhắc lại là bô xít Tây Nguyên các huyện Bảo Lộc Tân Rai - Lâm Đồng , các huyện tỉnh Đắc Nông và huyện Krong Nừng ( tỉnh Gia Lai - Pleiku ) trữ lượng lớn hơn nhiều 2258 triệu tấn trong tổng số trữ lượng toàn quốc là 2 772 triệu tấn; nguồn gốc là gypsít latêriít - basalt biến thành, sau khi tuyễn rữa hàm lượng Al203  là 47- 50% , mô đun silic 10- 20 .      
                 Quặng thiếc và vonfram tập trung ở vùng Phia Oắc.Thiếc Tĩnh Túc đã được khai thác từ thế kỷ thứ 15, chủ yếu là sa khoáng. Thời Pháp thuộc thiếc đã được khai thác mạnh mẽ và sau chiến tranh chống Pháp, công nghiệp khai thác và luyện thiếc đã được đẩy mau hơn nhiều. Vonfram phần lớn là quặng gốc, trữ lượng khoảng 23 000 tấn SnO2 . Ít hơn ở vùng Qùy Hợp Nghệ An  ( 36000 tấn thiếc sa khoáng và 50 000 tấn thiếc gốc ). Và có lẽ cũng ít hơn trữ lượng ở Lâm Đồng nữa.
                    Măngan phân bố ở vùng Trà Lĩnh nhưng còn có thể mở rộng ra ở vùng Trùng Khánh, Hạ Lang. Tổng sản lượng quặng măngan ở nước nhà khoảng chừng trên 3 triệu tấn quặng, hàm lượng 15- 35% . Một số mỏ ở Tuyên Quang, không phải ở Cao Bằng, đang được khai thác phục vụ ngành luyện kimThái Nguyên và hóa chất làm pin.
             Ngoài ra Cao Bằng còn có nhiều loại khoáng sản khác như đồng, nickel, kẻm chì, antimoiny, vàng ( vùng đáng kể ở Cao Bằng là Ngân Sơn ) … nhưng trữ lượng nhỏ , ít giá trị về phương diện kinh tế.
            Cao Bằng có trữ lượng đá vôi rất lớn , tập trung ở khu vực phía bắc và đông bắc tỉnh nhà, nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng và công nghiệp vật liệu xây dựng . .
 
 Danh lam thắng cảnh, di tich văn hóa lịch sử
               
                Ba thắng cảnh Cao Bằng đáng kể trước tiên là hồ Thang Hen, thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao. Thật ra cả 3 thắng cảnh này đều thuộc hệ thống cácxtơ hai vùng biên cương Nam Trung Quốc Quảng Tây và vùng phía Bắc một số tỉnh Việt Nam. Một cảnh quan thần tiên  mung lung các hình thành đá, thác dội ầm ỉ và sông suối ngầm, nơi nhiều cộng đồng tộc dân cô độc sinh sống và những bức tranh cỗ họa đồ trên vách núi chênh vênh bí ẩn khắc họa đã trên 2500 năm, cao 40m  trên sông Minh Giang - Mingjiang . Lớn nhất là bức tranh 44x125m mô tả truyền tích tộc dân Tráng. Và cũng là nơi khai sinh của Trung Quốc cận đại và quốc gia Việt Nam độc lập giải phóng khỏi ách đô hộ Pháp. Địa hình cácxtơ đáng kinh ngạc, bắt đầu từ vùng thượng lưu sông Mê Kông miền đông tỉnh Vân Nam trải dài những lô nhô đá vôi cắt xé lởm chởm dọc theo hơn 400 km biên giới Khu Tự Trị tộc dân Tráng - Zhuang ( Choang ) tỉnh Quảng Tây và vùng Đông Bắc Việt Nam đến tận Vịnh Bắc Bộ. Ở biên cương viễn tây, trên Vân Nam kéo dài 220km từ thủ phủ Quảng Tây là Nanning- Nam Ninh là thị trấn Baise ( tiếng Hán Việt? ) mơ màng giấc điệp, đã trở thành quan yếu, nằm 1929, khi Đặng Tiểu Bình tổ chức dân Tráng địa phương  nổi dậy thiết lập cọng sản Trung Hoa. “Bảo tàng “ cácxtơ khỏi sự từ phía nam thị trấn Baise gần biên giới Việt Nam tại Tĩnh Tây - JingXi và nhóm hẻm núi Tống Lĩnh - Quế Long Son ( ? ) Tongling-Gulongshan Canyon Group . Phía Việt Nam bên kia sông Tĩnh Quí ( ? ) - Chingui River là hệ thống cacxtơ tỉnh Cao Bằng. Xa hơn về phía tây là dãi núi vôi   phong cảnh đẹp nhất là núi rừng và 3 hồ Ba Bể  cùng  thác Đầu Đẳng, đổ nước từ trên cao hơn 1000m   theo ba bậc cấp đến động Puông tỉnh Bắc Kạn. Phía Đông Nam là địa chất hiếm có tỉnh Lạng Sơn với động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi Mẩu Sơn, rặng hẻm núi Chi Lăng …
            Cụm hồ Thang Hen   ( lấy hồ lớn nhất đặt tên ) có 36 hồ ( Thang Hoạt , Thang Hoi , Thang Luông … ) tách rời nhau vào mùa khô và nối liền thành một dải tràn đầy nước mùa mưa , nắm chót vót trên núi, gắn liền với truyền thuyết 36 bước chân vội vã về kinh  của chàng Sung, sau đại đăng khoa ( thi đổ ) và tiểu đăng khoa ( lấy vợ ) .
 Sung là một chang trẻ đẹp trai và thông minh. Mẹ Sung mong muốn cho con làm quan và cưới vợ đẹp. Thời Khổng giáo xa xưa , muốn làm quan phải thi đổ. Sung thi đổ .nhờ thông minh. Chàng  nhận được một bức thư ra lệnh phải về kinh đô hoàng cung, tuần lễ tới.  Con đã thi đổ ra làm quan, mẹ Sung vội vã cưới cho Sung một cô gái đẹp tên là Biooc Lương ( Hoàng Hoa hay Hoa Vàng ). Nhưng vì quá say mê tuần trăng mật, Sung quên bẳng lệnh xuôi kinh, mãi cho đến đêm cuối cùng mới nhớ đến. Biết mẹ sẽ vô cùng thất vọng  nếu Sung trễ hẹn, không còn được bổ ra làm quan nữa, Sung cầu khẩn thần thánh giúp chàng nhảy vọt đến hoàng cung. Rủi thay, Sung quên mất thần chú và nhảy đến 36 bước, không kiểm soát được phương hướng và tốc độ, tạo ra 36 miệng hố, cuối cùng khi đến đỉnh đèo Mã Phục, thì Sung chết vì mệt lữ, biến thành khối đá. Mùa mưa làm rộng miệng hố thành những hồ lớn, nhỏ đầy nước. Mùa khô đa số hồ đêu cạn nước , ngoại trừ Thang Hen. Nhưng lúc này, nước hồ hạ thấp, làm hiện ra một động lớn, có thể thám hiểm bằng bè tre. Hiện tại không có nhà hàng ăn và khách sạn ở Thang Hen, cách tỉnh lỵ Cao Bằng 20 km đến Đèo Mã Phục, đi thêm 1km dến ngã ba rẽ trái, tiếp tục thêm 4km thì đến nơi.
                Thác Bản Giốc ( có khi gọi là Bản Dốc ) là một thác dân Việt biết rỏ nhất, vì hình ảnh thác được treo ở phòng chờ đợi mọi nhà khách rẽ tiền khắp nước. Đây là một cảnh quan ngoạn mục, nhưng rất ít du khách viếng thăm. Thác lớn nhất nhưng không phải cao nhất Việt Nam. Chảy thẳng đứng 53m và trải dài 300m. Một vùng cuối thác  nay thuộc Trung Quốc ( chiếm đoạt của Việt Nam từ năm 1979 ) , phần cuối phía kia là địa phận nước nhà. Thác rất hùng vĩ mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 , nhưng tắm hồ ở chân thác rất nguy hiểm vì nước xoáy . Thác gồm ba tầng bặc thang cấp và đủ nước quanh năm. Nữa phần thích thú cuộc viếng thăm là đến chân thác, băng xuyên qua nhiều ruộng lúa. Nước đổ vào thác từ sông Quây Sơn. Một đường lằn vô hinh chắn ngang sông làm ra biên giới hai quốc gia và bè tre sẽ chống sào đứng lại cách đường lằn chia đôi vài mét cả hai phía. Những năm gần đây, phía Trung Quốc thiết lập nhiều cơ sở tiện nghi mới, kể cả một khu nghĩ mát lớn, nhưng phía Việt Nam thì không có gì cả, ngoài một cầu tre đi bộ và vài bè tre. Không có công an biên phòng, nhưng cần có giấy phép công an để viếng thăm. Tuy nhiên khỏi cần xin phép trước, vì đã có trạm công an gần thác .
             Động Ngườm Ngao là một trong những động đẹp miền Đông Bắc. Có hai khu vực đáng xem, nhưng cổng vào chánh lại ở cách thác Bản Giốc 2km, trên đường đi về thị xã Cao Bằng. Nay đã thiết đặt điện ở động chánh và ánh sáng điện rất đẹp so với màu sắc lờ mờ ở nhiều động Việt Nam khác. Mất 45 phút để thám hiểm toàn động . Động thứ hai lớn hơn và một nhánh động này tiến ra xa đến thác . Nơi đây có một cửa vào «  bí mật « . Xem hết động này cần đến hai giờ và cần có đuốc ( đèn pin ).
           Về di tích văn hóa lịch sử phải kể ra thành Nà Lữ, thành nhà Mạc , đền Kỳ sầm ( thờ Nùng chí Cao , hinh như thuộc tộc dâng Tráng ,sớm đầu tối đánh nhà Tống và nhà Lý sử Việt Nam cho là kẻ phản bội vì đánh lại Lý Thường Kiệt khi tướng Việt này đánh sang Quảng Tây ) đền vua Lê ( một thời là đại bản doanh tướng sĩ nhà Mạc ). Cao Bằng lại còn năm ở khu vực người Việt cỗ cư trú cách đây hàng vạn năm . Nhà nước Việt Nam đà xếp hạng hơn 20 di tich lịch sử, trong đó có 16 di tích lịch sử cách mạng. Di tích Pắc Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, sát biên giới Việt Trung là nơi ông Hồ chí Minh ngày 8/2/ 1941 về lại Việt Nam ở hang Cốc Bó, sau 30 năm xa quê hương, xây dựng căn cứ địa và thành lập mặt trận Việt Minh, tháng 5 năm 1941. Phía Nam Pắc Bó là khu rừng Trần Hưng Đạo, châu Nguyên Bình, nơi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.  Các di tích khác là hang Bó Hoài, nơi in báo Độc lập, di tích chiến thắng Đông Khê huyện Đông Khê ….           
        Cao Băng có nhiều lễ hội rộn rã, đủ khả năng thu hút được du khách như hội mời Mẹ Trăng của người Tày ở Đông Khê kéo dài 10-15 ngày đầu mùa xuân, hội Chùa, hội Thanh Minh ( tháng 3 âm lịch hàng năm ). Cao Bằng còn có làng Rèn Phúc Sen, huyện Quảng Hòa thiết lập cả một ngàn năm rồi. Đặc biệt ngày nay là các chợ phiên người dân tộc, tổ chức cứ một lần 5 ngày , theo âm lịch. Lớn nhất là chợ phiên Nước Hai ( các ngày mồng 1,  6 , 16, 21 và 26 ), chợ phiên Nà Giang ( 1, 6, 11, 16 , 21 ,26 ). Đây là những  chợ phiên tập hợp người Tày, người Nùng và người Hmong - Mèo. Chợ Phiên Trà Lĩnh  họp các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 mỗi tháng âm lịch. Chợ phiên Trùng Khánh các ngày 5, 10, 15, 25, 30 .  Đặc điểm của chợ phiên là  người bán không nói thách , không gian lận , bán đồng giá cho mọi du khách và dân cư địa phương. Nhưng không rỏ tập tục tốt  này có còn không, dưới sự tấn công ồ ạt của ngành du lịch tương lai ?  
 
Phần II : Lạm bàn phát triễn Cao Bằng
           
Phát triễn Cao Bằng tiến lên với điểm xuất phát thấp, nhiều mặt mất thăng bằng nghiêm trọng trước những thách thức to lớn. Cơ cấu chủ yếu vẫn còn là nông nghiệp , trong khi diện tích đất canh tác có hạn, đa số trồng cây lương thực , sản xuất độc canh .Trước thời đổi mới năm 1979, còn bị quân đội xâm lăng Trung Quốc phá tan tành nhiều cơ sở công nghệ phôi thai, tiểu công nghệ biến chế nông nghiệp , nông dân bản làng phân tán vì chiến cuộc dữ dội. Trong thời kỳ 1991, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Cao Bằng ở mức tương đối thấp, đạt trung bình mỗi năm 7.03% Thời kỳ 1996- 2000 tốc độ phát triễn mau hơn nhiều, trung bình năm lên tới 13% . Có nghĩa là trong vòng 10 năm, GDP Cao Bằng tăng gấp hơn 3.5 lần. Tuy nhiên Cao Bằng phụ thuộc nhiều vào khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tỉ xuất trong GDP năm 2000   là 53.56 % .Trong lúc đó, khu vực dịch vụ dần dần khẳng định được vị trí, chiếm 30.8%. Chỉ khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy cũng có gia tăng, nhưng  chỉ ở mức 15.64 % . GDP bình quân theo đầu người, năm 2000 chỉ mới bằng khoảng 53% mức trung bình của cả nước. Số xã thuộc diện nghèo đói, vào năm 2000,  vẫn còn trên 106 xã trong tổng số 175 xã tỉnh nhà . 22 xã chưa có  đường ô tô tới trung tâm.   
               Tốc độ phát triễn cả nước, theo tài liệu của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ,  là 8% các năm 1990 - 1997 và 6.5 % các năm 1998 - 2003. Từ năm 2004 đến năm 2007 GDP Việt Nam  tăng trung bình là 8% mỗi năm, nhưng chậm lại chỉ còn 6.2% năm 2008  . Từ năm 1990 đến năm 2005, nông nghiệp Việt Nam tăng gấp đôi, biến nước nhà từ một nước nhập khẩu nông phẩm thành  quốc gia đứng hàng thứ hai xuất khẩu gạo, chỉ sau Thái Lan. Tính đến tháng 8/2009, Việt Nam đã xuất khẩu 37.3 tỉ đô la Mỹ, giảm mất 14 % so với năm 2008, nhưng giảm ít hơn mức dự liệu. Nhập khẩu Việt Nam thời gian này là 42.4 tỉ đô la, cũng giảm mất 28% so với năm 2008. Thế nhưng cán cân thương mãi Việt Nam vần thiếu hụt khoảng 5 tỉ đô la Mỹ. Mức đầu tư trực tiếp ngoại quốc foreign direct investment, FDI, đã tăng gia nhiều kể từ khi cho phép ngoại quốc đầu tư năm 1988, tuy rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nhiều đến FDI. Cũng tính đến 8/ 2009, FDI đăng ký là 10.4 tỉ đô la, giảm bớt 8. 2% so với 2008 vào cùng thời gian. Thanh tóan tư bản FDI tổng cọng là 6.5 tỉ đô la đến 8/ 2009, giảm đi 8.5% so với cùng thời gian 2008 . Năm 2008 , FDI đăng ký  là 71.7 tỉ đô la, FDI hiện hửu là 11.5 tỉ . Lợi tức mỗi đầu người Việt Nam tăng từ 220 đô la năm 1994, lên 1 024 đô la năm 2008. Sác xuất tiết kiệm trung bình của mỗi người Việt Nam là 30%. Điều đáng quan tâm là mức thất nghiệp ở đô thị đã tăng những năm gần đây và mức thất nghiệp đô thị và khiếm dụng nông thôn, ngoài ngày mùa, ước lượng khoảng chừng 25- 35%.              
                   
            Vai trò thương mãi Trung Quốc cho phát triễn các tỉnh biên giới Cao Bằng, Lào Cai,  Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và cả Sơn La , Điện Biên nữa .
   
Giữa Cao Bằng và Quảng Tây là 3 cửa khẩu : Tà Lùng , Hùng Quốc , Sóc Hà. Tà Lùng là một trong những cửa khẩu lớn quốc gia., bên kia  phía Quảng Tây là Suấy khẩu , tạo giao lưu kinh tế Cao Bằng với bên ngoài. Nằm kề tỉnh Quảng Tây vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với việc phát triễn kinh tế . Quảng Tây   là tỉnh nghèo Trung Quốc , đất rộng, dân đông, 100 lần hơn dân số Cao Bằng , nên có thị trường đa dạng về các mặt hàng nông lâm ngư sản, đồng thời có sự cạnh tranh gay gắt , phần thắng sẽ nghiêng về phía bên nào có chất lượng hàng hóa tốt hơn, rẻ hơn. Tuyến giao thông quan trọng nhất là quốc lộ 3, gần như chia Cao Bằng thành hai phần phía đông và phía Tây , có thể đi từ Hà Nội qua Thái Nguyên , Bắc Kạn, Nà Phặc , đèo Lê A tới thị xã Cao Bằng ( 315 km ) và đi tiếp lên Trà Lĩnh đến biên giới Việt Trung. Quốc lộ 3 là tuyến giao thông huyết mạch liên kết Cao Bằng với các tỉnh Trung du và đồng bằng  sông Hồng ở phía nam và Trung Quốc ở phía bắc. Tuyến cần xây dựng, nâng cấp , phía Cao Bằng là đường vành đai biên giới từ Đông Khê ( Thạch An ) đi Tà Lùng , Hạ Lang, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc. Và đường sông, đặc biệt là khúc đoạn sông Bằng từ thị xã Cao Bằng đến cửa khẩu Tà Lùng. Cùng phương án xây dựng đường sắt  Hà Quảng - thị xã Cao Bằng - Phục Hòa, thông đến tỉnh Quảng Tây ( ? )            
               Bình thường hóa Việt Trung năm 1991, đã đem đến một cải thiện hợp tác giữa hai quốc gia có lợi thực tiễn đôi bên, cho đến năm 2009. Thương mãi Việt Trung đã cũng cố mạnh mẽ từ 1998 đến 2008. Năm 2000, xuất nhập khẩu chỉ mới đạt 3 triệu đô la Mỹ. Hai nước đặt một mục tiêu thưong mãi là 5 tỉ đô la Mỹ cho năm 2005, nhưng mục tiêu này đã thực hiện năm 2003, hai năm trước dự liệu. Năm 2006, đã thực hiện mục tiêu dự liệu cho năm 2010 ,với trị giá xuất nhập khẩu là 10.4 tỉ đô la. Nhờ mức gia tăng trung bình là 33.95 % , Trung Quốc đã vượt Nhật Bổn , trở thành quốc gia thương mãi lớn nhất với Việt Nam. Đến tháng 11 năm 2008 , tổng số xuất nhập Việt Trung là 17. 810 tỉ đô la.  Tháng 4 /2009, hai thủ tướng Việt -Trung gặp nhau ở tỉnh Hải Nam đặt mục tiêu tăng thương mãi song phương Việ Trung lên 25 tỉ đô la năm 2010 .  Tưởng cũng nên lưu ý là kể từ khi Việt Nam ký kết Thương Mãi Song Phương - Bilateral Trade Agreement năm 2001, thương mãi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã gia tăng đáng kể từ 2.91 tỉ đô la năm 2002 lên đến 15.7 tỉ năm 2008. Tính từ tháng giêng đến tháng 7/2009, thương mãi song phương Hoa Kỳ - Việt Nam giảm đi 5.5 % , chỉ còn 7.7 tỉ . Tuy vậy ngày nay Hoa Kỳ là nước giao thương thứ nhì của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc .
    Xuất khẩu sản phẩm Việt Nam sang Trung Quốc, trị giá năm 2008 là 4.010 tỉ đô la và nhập khẩu tổng cọng là 13.8 tỉ. Xuất nhập khẩu Việt Trung chiếm 12 % tổng số xuất nhập Việt Nam, trong khi Việt Nam chỉ chiếm 0. 78% tổng số xuất nhập khảu Trung Quốc. Việt Nam đứng hàng thứ 27 trong số các nước buôn bán với Trung Quốc. Từ năm 2004 , thương mài đã bất lợi cho Việt Nam, cán cân thương mãi đã thiếu hụt 1.724 tỉ đô la, 3 lần hơn năm 2002 và năm 2007 mức thâm thủng đã rất đồ sộ lên đến 9. 146 tỉ đô la. Hai lý do thâm thủng này là : trước hết   biên giới Việt Trung rất  phức tạp ( phần lớn là rừng và biển ) mà lại thiếu kiểm soát , dẫn tới nạn buôn lậu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam. Thứ đến là đa số công ty Việt Nam thiếu ưu điểm so sánh cạnh tranh thắng lợi với các hảng Trung Quốc, vì công ty Việt thiếu thông tin thị trường và hệ thống luật lệ thích nghi. Thành quả là sản phẩm, hàng hóa Trung Quốc rẽ hơn, đa dạng hơn và phong phú hơn, thỏa mãn được yêu cầu, thị hiếu của những nhóm kinh tế xã hội rộng lớn, đặc biệt là nhóm lợi tức thấp kém.
       Việt Nam xuất khẩu hơn 100 loại hàng hóa sang Trung Quốc . Chia ra thành 5 nhóm chánh: nguyên liệu ( than đá , cao su thiên nhiên, quặng sắt ) ; nông phẩm ( thực phẩm , trà , rau cải ( rau đậu ) hột điều (đào lôn hột ) : thủy sản ( tôm, cua , cá ) ; hàng tiêu thụ ( đồ tiểu công nghệ , đô mỹ thuật  - fine arts , giày dép, sản phẩm nội thất cao phẩm ).  
              Giá trị các nguyên liệu   chiếm 60 %   tổng số hàng xuất khẩu. Dầu lữa thô chiếm 45 % tổng số xuất khẩu năm 2002, năm 2004 chiếm 53.8% . Xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng từ 5.9 % năm 2002 đến 13.2 % năm 2006. Xuất khẩu than đá sang Trung Quốc cũng theo chiều hướng tương tự. Một chiều hướng trái ngược là  giá trị xuất khẩu nông phẩm , đã gia giảm đáng kể. Năm2002 , trị giá xuất khẩu hải sản là 173. 5 triệu đô la . Năm 2006 chỉ còn 65 triệu, chưa bằng phân nữa trị giá năm 2002. Giá trị rau hoa xuất khẩu sang Trung Quốc cũng gia giảm. Các năm 1998 - 2008, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc còn gồm có sản phẩm biến chế công nghệ, kể cả vải vóc , tơ sợi, giày dép, máy computer và một vài ứng dụng điện tử . Mức tăng các loại này đáng kể, nhưng thị trường nhỏ hẹp.  
             Hàng hóa Việt Nam nhấp khẩu từ Trung Quốc thời gian 1998- 2008 gồm 214 món, gấp đôi số món Viện Nam xuất khẩu. Chia ra 5 nhóm chánh: máy móc và thiết bị dùng ở công nghệ xi măng và các nhà máy đường ăn , các máy móc cơ học , xe vận tải, dụng cụ y tế, đồ dan len, và nông cơ, dầu xăng và các nguyên liêu ( tỉ dụ xi măng , sắt , chất nhuộm , thuốc  trừ dịch  sâu - bệnh cây-cỏ dại và phân bón , các thực phẩm như rau đậu , bột lúa mì , dầu thực vật , táo , lê và hột giống; các sản phẩm tiêu thụ như thuốc đông y ( và có khi cả nhiều loại thuốc tây loại tương thích- generics nữa ?  ) , các sản phẩm điện tử, vải vóc và đồ chơi - toys .
              Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Cao Bằng , phần lớn qua Trung Quốc , tăng từ 637 000 đô la năm 1991 lên đến 6 . 315 triệu đô la năm 2000. Các mặt hàng Cao Bằng xuất khẩu chủ lực năm 2000 gồm có quặng sắt ( chừng 200 000 tấn ) thiếc thỏi ( 220 tấn , quặng Măng gan ( 4065 tấn ), chiếu trúc ( 156 992 tấm ), mành treo ( 50 043 tấm ). Năm 1991 kim ngách nhập khẩu của tỉnh là 83 500 đô la tăng lên đến 8. 294 triệu năm 1995 , giảm xuống năm 1999 chỉ còn 3.506 triệu  và chỉ còn 2. 345 triệu năm 2000. Các mặt hàng nhập khẩu  năm 2000 là than cốc ( 1745 tấn ), thuốc tăng trọng , kính xây dựng ( 81, 940 m2  ), máy xay xát , xe máy.  Phát triễn thương mãi - dịch vụ tổng hợp điển hình là thị xã Cao Bằng và cửa khẩu Tà Lùng  Nhưng thương mãi biên giới  ở 3 cửa khẩu Cao Bằng ( Tà Lùng huyện Phục Hòa, Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh và Sóc Giang huyện Hà Khẩu) và 7 chợ biên giới còn thua kém các cửa khẩu Lạng Sơn (4 cửa khẩu trong đó hai cửa khẩu quốc tế là Đồng Đăng và Hửu Nghị ) và Quảng  Ninh ( thị xã Móng Cái , 2 cửa khẩu đất liền là Hoành Mô và Quảng Đức ) . Thua xa cửa khẩu quốc tế thị xã Lào Cai và Hà khẩu ( He kou ) tỉnh Vân Nam, mức mậu biên song phương đã lên đến 430 triệu đô la Mỹ năm 2009.  Khác biệt giao thương  thành phần hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam ,chẳng hạn nhập khẩu phân lớn từ Trung Quốc thuộc loại căn bản máy móc và xuất khẩu từ Việt Nam phần lớn là nguyên liệu, phản ảnh nhưng mức độ phát triễn kinh tế  giữa hai quốc gia. Việt Nam không đủ khả năng xâm nhập thị trường Trung Quốc theo sác xuất xâm nhập hàng hóa các công ty Trung Quốc vào thị trường Việt Nam. Hơn nữa, Trung Quốc khai thác các tài nguyên thiên nhie6n của Việt Nam để tăng cường phát triễn kinh tế.  Vài nhà học giả cho rằng cơ cấu thương mãi Việt Nam -Trung Quốc là một thí dụ điển hình liên hệ thương mãi Nam - Bắc giữa một nuớc chậm tiến, đang mở mang Nam Bán Cầu và moột nước đã mở mang Bắc Bán Cầu. Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu giá trị thấp qua Trung Quốc và nhập khẩu hàng hóa giá trị cao và kỷ thuật cao hơn từ Trung Quốc.         
            
            Thực hiện mau lẹ hơn nâng cấp hay xây dựng mới  giao thông, các ngành du liich cho khu vực  dịch vụ thành phát triễn kinh tế hạng nhất tỉnh Cao Bằng .         
 
 Nhắc lại là công nghệ và xây dựng Cao Bằng, năm 2000, chỉ  có sác xuất 15,64 % GDP , so với lảnh vực dịch vụ chiếm 30.8 % và nông lâm ngư nghiệp chiếm 53.64 %.  Nông nghiệp chỉ dự trù tăng thêm 5.55 % mỗi năm,  nên dịch vụ tăng trưởng có thể  giúp Cao Bằng vượt cao hơn sác xuất nông nghiệp . Theo khuynh hướng chung của quốc gia, nông nghiệp đã giảm  từ 42 % năm 1989, xuống chỉ còn 21.99 % GDP năm 2008. Công nghệ và xây dựng Cao Bằng chỉ dự trù đạt 26% GDP trong thời gian 2006 - 2010 ( sác xuất quốc gia là 27.3% GDP năm 1985 và 39.86% năm 2008 ).
 
Giao thông vận tải
 
Mạng lưới giao thông vận tải Cao Bằng nhìn chung kém phát triễn. Loại hình vận tải duy nhất là đường bộ , tổng chiều dài thương đối ít, mật độ đường thấp và chất lượng xấu. Những năm qua Cao Bằng đã chú trọng đến lảnh vực giao thông vận tải,  một trong những điều kiện hạ tầng cơ sở ảnh hưỏng bậc nhất đến việc phát triễn kinh tế - xã hội, đã xây dựng được một số tuyến chính đi từ thị xã đến trung tâm các huyện. Hiện có 10 tuyến nội tỉnh. Tuyến quan trọng là đường 203 nối Cao Bằng đến Pắc Bó, dài 55km, đường 204 nối Nậm Thoong- Mỏ Sắt , Thông Nông. Đường 206 nối Quảng Yên- Trùng Khánh- Đàm Thủy - Bằng Ca, đường 207 nối Quảng Yên - Hạ Lanh - Bằng Ca, đường 208 nối Thạch An ( Đông Khê ) - Bằng Ca , đường 208 nối Thạch An --Phục Hòa. Chất lượng đường và cầu chưa bảo đảm, hầu hết lòng đường còn hẹp. Số mặt đường được rải nhựa và bê tông còn ít, một số tuyến bị ích tắc trong mùa mưa. Cho đến năm 2010 hướng phát triễn giao thông Cao Bằng là nâng cấp các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 3 đã nói trên , quốc lộ 4 A chạy song song với   đường ranh giới giữa Cao Băng và Lạng Sơn , quốc lộ 34 , hoàn thiện các tuyến đường nội tỉnh , va nhất là xây dựng hệ thống vành đai bên giới cũng đã nói trên . Khi mà cả hai hành lang phát triễn kinh tế Việt Trung- economic corridors đều không dự trù cải thiện gì đường xá tỉnh Cao Bằng :
                       - hành lang thứ nhất bao gồm một diện tích là 80 000 km2 , dân số tổng cọng là 19 triệu người, chạy từ thủ phủ Côn Minh --Kunming tỉnh Vân Nam đến Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng
                         -  hành lang thứ hai nối Nanning - Nam Ninh thủ phủ Quảng Tây với Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, diện tích tổng cọng là 60 000 km2 , dân số tổng cọng là 20 triệu ngưòi.
                        Cả hai hành lang dự trù đề cao mậu dịch biên giới hai nước, phát triễn một số công trình giao thông vận chuyễn hạ tầng cơ sở tân tiến ; nâng cấp đường sắt và đường bộ nối liền Côn minh với Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng ; xây dựng một xa lộ mới mẽ cũng nối Côn Minh đến Lào Cai , Hà Nội, Hải Phòng , Quảng Ninh và tiếp theo sau là một đường sắt Xuyên Á - transAsia railway line. Cũng như xa lộ hửu nghị nối Lạng Sơn với Nam Ninh cũng sẽ được cải tiến. Điều đáng lưu tâm là trong thực hiện giao thông và công tác xây dựng thời gian 1997- 2009,   theo Peter N. Sheridan của Venture Group Inc. ước lượng chỉ khoảng 70% ngân khoảng dự trù là chi tiêu thực sự vào các dự án , 30 % thất thóat cho tham nhũng , thâm căn cố đế ở ngành này tại nước nhà,  cũng như ở nhiều nước khác như Trung Quốc và ngay cả ở Hoa Kỳ thời mới thiết lập chế độ tư bản - capitalism , thời « các nam tước ăn cướp - robber barons «  thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 . 
                      Cũng xin nói thêm là vào năm 2005, Côn Minh và Nam Ninh đã phát triễn mạnh mẽ , mọi thừa tố phát triễn sản xuất hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đều tập trung vào hai thành phố này. Hành lang thứ nhất sẽ làm dễ dàng xuất khẩu Côn Minh   đến các nước khác qua các hải cảng Việt Nam. Còn vòng đai kinh tế sẽ liên kết các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, các thành phố Hồng Kông, Ma Cao với 10  thị trấn bờ biển Việt Nam.
 
                  Du lịch      
 
            Phần I khái quát đã đề cập đến các danh lam thắng cảnh, lich sữ, văn hóa tỉnh Cao Bằng. Mặc dù tiềm năng du lịch dồi dào,  khí hậu luôn luôn mát mẽ , núi cao lởm chởm , nhiều cảnh quan mỹ lệ có thể là nơi nghĩ mát, xã hơi thuận tiện ( nhưng chưa xây dựng gì ; chẳng hạn  ở phần thác núi rừng Bản Giốc ở phần còn lại cho Việt Nam khác hẳn phía Trung Quốc chiếm đoạt,  đã thiết lập cơ sở du lịch, nơi nghĩ mát … phần ) , thám sát - khám phá sinh thái ; số khách đến còn qúa ít. Năm 2000 số khách lưu trú ở Cao Bằng rất ít ỏi, chỉ là 46 400 người theo thống kê tỉnh, trong đó có 14000 du khách ngoại quốc , với tổng số ngày lưu trú là 53 300 ngày. Số người trong nước du lịch ước lượng sẽ là 25 triệu năm 2010 , tăng 15 % so với năm 2009. Tổng số khách du lịch ngoại quốc năm 2009 , ước lượng là 3.94 - 4 triệu người, giảm 10% so với năm 2008. Năm 2010, ước lượng sẽ gia tăng 8- 10 % , thêm 400 000 người so với năm 2009. Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam từ 63 000 người năm 1995 đã lên đến 778 000 năm 2004 , trong tổng số du khách ngoại quốc năm đó là 2.93 triệu. Ngoại tệ du khách đem lại cho Việt Nam năm 2009 là 3.8 tỉ đô la, góp phần  không nhỏ cho phát triễn kinh tế xã hội quốc gia đáng cho Cao Bằng suy ngẫm.
                   Cao Bằng đang cố tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn du khách. Về mặt lảnh thổ đã xác định 4 cụm du lịch chính sau đây :
                   - cụm thị xã Cao Bằng và phụ cận , tập trung vào việc tôn tạo , bảo vệ các khu di tích, xây dựng các làng văn hóa, đường cảnh quan dọc bờ sông Bằng và các khu văn hóa - thể thao.
                     - cụm Pắc Bó và phụ cận ( xã Trường Hà, Hà Quảng ) trung tâm là hang Pắc Bó với quần thể lán Khuổi Nậm, bảo tàng Pắc Bó …
                      - cụm Bản Giốc- Ngườm Ngao (xã Đàm Thủy,Trùng Khánh ) gắn với thác nước, hang động, những cánh rừng thưa, nhất là rừng dẻ Trùng Khánh, rât thích hợp du lịch sinh thái ( thực vật, động vật, thú rừng… ở Cao Bằng, một số đã được trình bày sơ lược ở phần I khái quát, còn khiếm khuyết khảo cứu .     
 .                    - Cụm rừng Trần Hưng Đạo( các xã Tam Kim, Hoa Thám, Minh Thanh huyện Nguyên Bình ) , khu du lịch vừa văn hóa vừa sinh thái …
 
                        Tiến xa hơn công nghệ khai khóang, xuất khẩu nguyên liệu ?
             
 Ngoài giao thông vận tải , hạ tầng cơ sở khác cần cải tiến, xây dưng, bổ sung mới mong phát triễn công nghệ tỉnh nhà được. Năm 2000 giá trị công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước chỉ moới là 9.2 % tổng trị giá công nghiệp Cao Bằng. 85 Km mạng lưới 110 KV và 600km mạng lưới 35 KV , hầu đưa điện vào cả 13 / 13 thị xã và thị trấn huyện lỵ, đ ãthiết lập. Nhờ các đập thủy điện như  trên dòng sông Cun ở gần thị xã Cao Bằng, đập Na Tàu ở huyện Quảng Hòa và đập lớn nhất tỉnh hiện nay là Na Lòa . Một số đập thủy điệ cực nhỏ , tạo điều kiện cho việc điện hóa nông thôn vùng núi, nhất là ở những nơi lưới điện quốc gia chưa tới đựợc. Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông Cao Bằng cũng chưa tiến mạnh. Cả tịnh hiện có 1 bưu cục trung tâm, 10 bưu cục cấp huyện và 23 bưu cục cấp khu vực ;16 tổng đài điện thoại trang bị điện tử kỷ thuật số ; một đường cáp - cable liên tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn - Bác Kạn , Tuyên Quang ; 5 đường dây   nội quang - internal optical line ; 3 trạm thông tin di động ở thị xã Cao Bằng ,  thị trấn Hòa An, Phúc Hòa ; 4 trạm thông tin vệ.tinh ….  
 Công nghiệp chánh Cao Bằng   gồm có chế biến nông lâm nghiệp , sản xuất vật liệu xây dựng và nhất là công nghiệp khai khoáng, tập trung vào các mỏ kim loại đen như sắt ( Thạch Lâm , Bảo Lạc , thị xã ), Măngan ( Trà Lĩnh ) và kim loại màu như thiếc ( Tĩnh Túc , Nguyên Bình ) và năm 2009 dự liệu khai thác bô xít ( ? ). Nhưng như đã lưu ý ở phần hợp tác phát triễn song phương Việt Trung, giai đoan mới là Cao Bằng cũng như Việt Nam càn chuyễn đổi cơ cấu, tiến xa hơn việc xuất khẩu quặng, lập các nhà máy tinh luyên kim , chế biến hợp kim, làm các máy móc bộ phận cơ khí hợp kim v.v… nhiều giá trị thêm hơn, có lợi hơn cho tỉnh nhà. Việc Cao Bàng nay không cho phép xuất khẩu hay xuất tỉnh quặng sắt, để dành cho công nghệ. sắt -thép Cao Bằng  dự trù tương lai, việc đầu tư làm nhà máy chế biến măng gan dioxide ( đầu tư Phi Luật Tân tháng 4 năm 2008 ở Trùng Khánh ? ),  cũng như việc Cao Bằng cấm xuất khẩu nguyên liệu tre sang Trung Quốc dùng làm Tre Ép Khối - Pressed Bamboo tháng 7 năm 2008 , sản xuất giá  rẽ hơn Trung Quôc và xuất khẩu với máy móc chế tạo ở Việt Nam,tương tự máy chế biến vỏ trấu ở miền Nam… là đúng đường hướng nâng cao địa vị công nghiệp tỉnh nhà, mau đuổi kịp khuynh hướng, sác xuất  trung bình cả nước vào năm 2015 - 2020 . Hoàn thành mau lẹ hai khu công nghệ tập trung : khu Đề thám ở thị xã Cao Bằng và khu Chu Trinh ( ? ) - Phúc Hòa vùng Tà Lĩnh, sẽ cũng cố thêm đường hướng này, có cơ hội tốt hơn thu hút được đầu tư trực tiếp ngoại quốc , mà đến năm 2000 vẫn chưa có ở Cao Bàng.
 
Chấn chỉnh, chuyễn đổi cơ cáu nông lâm
 
 Nông nghiệp vẫn là thế mạnh nhất ở cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, góp phần giải quyết cơ bản vất đề lương thực và một phần hàng hóa xuất khẩu cho tỉnh. Cao Bằng đã chú ý đầu tư hệ thống thủy nông, đưa vào cơ cấu cây trồng những giống cao năng, cải tạo đàn gia súc và phòng chống dịch bệnh , hình thành một số công ty chuyên danh, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ,  quy mô tuy còn nhỏ hẹp nhưng đã có nhiều tiến bộ bước đầu, gắn phát triễn nông nghiệp với lâm nghiệp, định cư định canh loại  bỏ làm nương rẫy dễ bị xói mòn và tàn phá rừng , chuyễn maạnh phương thức nặng về tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa đúng theo thị trường trong nước ( khu vực đô thị hóa ) và nhắm xuất khẩu.
            Nông nghiệp Cao Bằng cũng như ở các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc  đã tiến bộ nhiều nhờ kỷ thuật canh tác mới và hột ( hạt ) giống du nhập từ Trung Quốc . Năng xuất lúa gạo và mía chẳng hạn đã tăng gia đáng kể nhờ sử dụng các giống lúa siêu năng ( nhu giống lúa lai F1 ) , hom mía cao năng   nhập từ Trung Quốc. Các giống mới,  nhất là các giống lúa lai nhập từ tỉnh Tứ Xuyên - Sichuan,   chứ không phải từ Trường Sa - Chang Sa ,Hô Nam, nơi khai sinh kỷ thuật lúa lai siêu năng. Thành quả là nâng cao lợi tức nông dân, trước đây đã phải phấn đấu nhọc nhằn với hiệu năng sản xuất thấp kém. Giúp nông dân thay đổi lọai sản phẩm nông lâm, cải thiện đời sống của họ, chuyễn trồng trọt tự túc ( lúa gạo , hoa màu như ngô - bắp , khoai lang sắn - khoai mì , các cây công nghiệp hàng năm như thuốc lá, lạc - đậu phụng, đậu tương - đậu nành , bông vãi … )  qua trồng trọt đúng theo khí hậu và đất đai- thô nhưỡng địa phưong. Du nhập hạt , con giống  Trung Quốc cũng xảy r a ở ngành lâm, ngành súc và ngành thủy sản  ( chưa có gì nhiều ở Cao Bàng, nhưng đã mạnh mẽ ở hai tỉnh  Lào Cai và  Quảng Ninh ).  
               Tuy nhiên vào thế kỷ thứ 21 , nông nghiệp Cao Bằng,   cũng như các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc nên nhắm thêm vào kỷ thuật mới, giống mới cao năng , siêu năng những quốc gia  trên thế giới có khí hậu á nhiệt đới - bán ôn đới và thỗ nhưỡng   phát sinh từ đá vôi cacxtơ nếu được  ở Âu Châu  ( Ý , Tây Ban Nha, Nam nước Pháp, …. )  Mỹ Châu ( Nam Hoa Kỳ, Chí Lê - Chili… ), Úc Châu , có khi cả Á Châu nữa,  thì mới mong cạnh tranh thắng lợi với nông, lâm , ngư sản Tứ Xuyên , Vân Nam , Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam. Lẽ dĩ nhiên, trưóc tiên phải truyền bá những phương thức nước nhà hay bị bỏ quên . Tỉ như lề lối trồng cây gỗ loài mọc trên đá vôi đã bị tàn phá làm nương rẫy, loài Mặc rác ( giáo sư Phạm Hoàng Hộ ghi là Dầu Chòng ) Delavaya tocxocarpa ( hay D. yunnanennsis ) họ Nhãn hay bồ hòn Sapindaceae , dân Nùng An làng Phúc Sen huyện Quảng Hòa lựa chọn làm cây gây lại rừng đồi núi đá vôi trọc lóc năm 1960. Mặc rác là một đại mộc, hoa trắng thơm, cao trên 20m, thân to 25 cm, mọc mau. Chỉ sau 3 năm là dân làng đã giải quyết vấn đề cũi nấu đun và nưóc uống. Trồng độc canh bạch đàn- khuynh diệp - tràm  Eucalyptus ,nguồn gốc Úc Châu hút hết nước ngầm hay các loại keo Acacia sp.  ngoại quốc, làm nạn xói mòn, trôi mất đất trầm trọng thêm.  Gỗ mạc rác dùng làm dụng cụ , cột dựng nhà hàng rào chuồng gia súc , vài gia đình còn lấy lá nuôi trâu và ngựa, cắt cành làm củi đun nấu .Năm 1990,  1010 ha núi đá trọc quanh làng Phúc Sen đều phủ xanh bằng mặc rác. Dân làng sau đó khởi sự trồng những  giống câu gỗ địa phương   giá trị cao hơn như Thitka, Chukrasia , Margose giữa các hàng mặc rác , mọc tốt nhờ bóng râm và ảm độ mặc rác tạo ra, đem thêm nhiều lợi lộc khác cho dân làng. Thitka và Margose mọc tầng cao , mặc rác mọc ở tầng thấp nhất . Vài gia đình đã trồng Thitka xen lẫn mặc rác từ 15 - 20 năm nay rồi. Sau năm 1990, 5 làng khác huyện Quảng Hòa cũng phủ xanh đồi núi trọc bằng mặc rác.                    
              Thật tế thì còn nhiều loại cây địa phương cho gỗ tốt , có thể trồng xen kẻ với những cây làm thuốc hay lấy hột xuất khảu, chẳng hạn như loài sa nhân, tiểu đậu khấu - hột gừng xanh Amomum sp. thấy nhiều ở dãy núi Cardamomes, Cam Bốt cạnh Hà Tiên hay khảo cứu nhiều ở Ấn Độ. Một loài cây đa dụng, tái tạo rừng, đáng được Cao Băng chú ý là tre  luồng Thanh Hóa Dendrocalamus barbatus đãđược Yên Bái, Phú Thọ…  thử nghiệm đại trà .
           Trong các loài cây ăn trái , ngoài các loài dẽ - sồi- kha thụ  thường trên đất vôi , trái ăn ngon  đã kể ở Phần I , có lẽ nên nghĩ đến các loài đại mộc rừng ẩm luôn luôn xanh  như Mạy ( Mày ) Trung quốc Carya sinensis , Mạy châu Carya tonkinensis gặp nhiều ở Sơn La, Lai Châu, xen kẻ   được nhiêu loài  dược phẩm hay thực phẩm ; loài hồ đào Óc chó Persan Walnut đã trồng trọt ở Sapa , Lai Châu, Đà Lạt. Hạch quả Pecan, loài Carya pecan gỗ tốt đã được tuyễn chọn nhiều giống lai mới ở bang Geogia Hoa Kỳ ,cũng như hồ đóa óc chó là một hạch quả bang Ca Li, Hoa Kỳ , năng xuất và sản xuất lớn nhất thế giới ngày nay.   Có lẽ cũng không nên quên các loài trám Canarium sp , thời Âu Lạc tổ tiên chúng ta làm thức ăn chung với củ dây đậu sắn Pueraria thompsonii kutzu tuber và nhiều loại củ khác như khoai môn,  nhất là loại trám đen rừng bán rụng lá dưới 500m Canarium tramdenum ( C. nigrum ) bán nhiều ở các chợ phiên dân tộc Cao Bằng, cây hoa vàng, trái vàng ,  nhưng khi chín trở thành màu đen, hột ép lấy dầu, gỗ mềm dùng làm hương cúng giỗ ; và đại mộc cao hơn là trám hồng Canarium bengalensis. Sau cùng nên thử nghiệm cây cao su ba công dụng : lấy mũ ,  lượm hột làm dầu, làm thực phẩm động vật, khi hết thời gian cao mũ vỏ , đốn lam gỗ, làm bột giấy. Nhưng phải trồng dày hơn và các giống tuyễn chọn chịu lạnh giỏi hơn vùng Chiêng Mai - Bắc Thái Lan , Ấn Độ hay Hải Nam . Trên phương diện cây trái ở họ hoa hồng, ngoài các giống loài mơ mân tốt địa phương như mận Tam Hoa ở thị xã Cao Bằng, nên tuyễn chọn các giống mơ mận mới ỏ Florida , California , Hoa kỳ, nhất là các giống lai  tuyễn chọn sau khi lai nhiều lòai trong họ này như Aprium , Peacotum , Plumcot, Pluot , đã phổ biến nhiều ở bang Ca Li.( có thể từ Toulouse miên Nam nước Pháp , hay ở Ý , ở Tây Ban Nha ? ) . Ba loài cây nên học hỏi thêm phát triễ n ở Cao Bằng là trái bơ -avocado , to hơn, hình quả lê, giống trái tím Haas hay trái xanh Fuerte v ; các giống, kỷ thuật, cách trồng mới tuyễn chọn mâm xôi-ré - sum - raspberries ở Chi Lê, Nam Mỹ Châu , va sau cùng là cac giống dẻ bi macacadamia ( có khi ghi tắt la mắc cam, không phải mắc ca hay mắc rác ) tên Hán Việt là Úc Châu kiên quả ( quả cứng Úc Châu ) nhiều giống tuyễn chọn ở Hạ Uy Di và Úc , trồng nhiều ở Ha Uy Di và mốt số nưóc Trung Nam Mỹ Châu như Costa Rica ….
 
                        ( Irvine , Nam Ca Li , ngày 10 tháng 3 năm 2010 )            
               


 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855040 visitors (2217635 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free