TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Nhà máy điện than đá “ sạch”
 
Lên mạng ngày 29/9/2009

   Bổ sung bài về điện than đá 9/12 /2007:
                Nhà máy điện than đá “ sạch” còn xa vời lắm đó .
                                                G S Tôn Thất Trình
       
               Chận bắt carbon và tồn trữ nó vẫn còn là chén thánh của ngành điện than đá
           
Thế nhưng kỷ thuật này vẫn rất đắt tiền, tốn nhiều năng lượng và chưa được thử nghiệm rộng rải.
            Tháng 9 năm 2009 , Hoa Kỳ sẽ khánh thành ở bên sông Ohio River ,  một linh kiện cồng kềnh mới nối liền với một nhà máy điện chạy than đá,   gần một thị trấn nhỏ New Haven, bang West Virginia. Linh kiện đặt trong một xây cất cao 4 tầng lầu và lớn hơn một sân banh túc cầu Mỹ . Ống khói thóat khí cao 150 bộ Anh ( 45m ) rộng đến nổi cần đến 6 người Mỹ trưởng thành mở rộng cánh tay mới ôm xuể , cao ngất  vươn tới trời xanh. Ống dẫn từ xây cất chạy ra đến tầng ngậm nước , sâu 2 dặm Anh ( 3,4 km ) dưới đất. 
            Mục đích: chận bắt phát thải carbon dioxide - CO2  và nhét chúng ở các lớp đá dưới đất , là một công trình khẩn thiết cố gắng toàn cầu ,  cốt làm chậm bớt thay đổi khí hậu đi. Đây là một kỷ thuật   làm than đá “ sạch”  , nhưng các chỉ trích lại cho đó là một mơ tưởng viễn vông .
            Gói khích lệ - stimulus package kinh tế , tài chánh Hoa Kỳ, đã cấp cho những dự án dẫn đạo 2.4 tỉ đô la Mỹ . Đầu tháng 8 năm 2009 , chánh quyền Obama cấp 20 triệu đô la cho một chương trình dùng các làn sóng sốc - siêu âm- supersonic shock waves , ép carbon lại để tồn trữ, trên số tiền đã cấp là 408 triệu đô la Mỹ thuộc ngân khoản khích lệ cho hai dự án carbon dẫn đạo khác. Ngoài ra còn cam kết cấp thêm 1 tỉ đô la nữa cho một nhà máy điện than đá kiểu mẩu tên gọi là Future-Gen ( xem hình đính kèm ).  
            Nếu dự luật Waxman- Markey trở thành luật , tổ hợp công ty New Carbon Storage Resaerch Corp . sẽ bơm thêm 1.1 tỉ đô la nữa một năm, vào khảo cứu kỷ thuật chớm nở này , và những kẻ đi trước sẽ nhận hàng tỉ đô la nữa tiền thưởng  ngân khoản phát thải , họ có thể bán ra .
            Các hảng than đá cũng như các nhà môi sinh đều trông cậy   vào đột khởi kỷ thuật chân bắt và tồn trữ carbon, hầu hút hết các phát thải tai hại từ các nhà máy nhiệt điện than đá . Các nhà máy điện chạy than đá , như chúng ta đã biết, chiếm một phần ba các phát thải nhà kiếng ở Hoa Kỳ. trong 5 năm vừa qua , Trung Quốc đã sản xuất điện than đá tương đương kích thước của công xuất đã thiết kế tổng cọng ở Hoa Kỳ và nhiều nhà máy nhiệt điện mới đang khởi sự ở những quốc gia chậm tiến, đang mở mang. Tưởng cũng nên nhắc lại là Việt Nam đà thiết lập 5 nhà máy lớn chạy than đá ( 200 megawatts trở lên ) là Phả Lại , Uông Bí , Ninh Bình , Thủ Đức , Trà Nóc và dự trù thiết lập thêm đến năm 2025, 17 nhà máy mới chạy than đá từ Bắc vào Nam.  Hình như đã khởi sự cuối năm 2009, các nhà máy chạy than đá Mông Dương ,,Nghi Sơn , Vĩnh Tân , Ô Môn , Trà Vinh , Sóc Trăng , Thái Bình .  Không có đột khởi ở các nhà máy điện chạy than đá , khó lòng đạt những giới hạn phát thải các nhà khí hậu học nói là cần thiết .
            Tuy nhiên , chận bắt và tồn trữ carbon vẫn còn là chén thánh- holy grail của ngành công nghệ than đá , có thể chứa tai hại do các nhà máy điện đốt than đá tạo ra , nhưng  kỷ thuật vẫn là đắt tiền, xài nhiều năng lượng và chưa được thử nghiệm rộng rải. Ngay cả ai lạc quan cũng nói rằng kỷ thuật có cơ hoạt động ở thị trường thương mãi  6 hay 10 năm tới . Ai bi quan thì cho rằng còn lâu hơn nữa và sẽ chẳng bao giờ sẳn sàng sử dụng vĩ mô , đại trà, mà không dính líu đến giá cả quá cao về carbon . Theo Ernest Moniz, giáo sư Viện Kỷ Thuật MIT và là một thành viên của Ủy Ban Cố vấn Khoa học và Kỷ Thuật cho tổng thống Obama , trong một báo cáo năm 2009 , không có một lối mòn nào đáng tin cậy tiến về các mục tiêu ổn định dè dặt khí nhà kiếng mà không làm giảm phát thải CO2  từ các nhà máy điện chạy than đá hiện hửu.  Chúng ta cần ngay những lựa chọn kỷ thuậtcho các nhà máy nhiệt điện này và những chánh sách kích thích thưc thi.
            Than đá vẫn là con voi trong phòng , theo lời tuyên bố của John Ashton , đại diện đặc biệt cho Bộ Ngoại Giao và Liên hiệp Anh tại một hội nghị ở Hoa Thịnh Đốn tháng 7 năm 2009, chúng ta không thương thảo được, chúng ta không chế ngự được nó  mà không…. chận bắt hay tồn trữ carbon . Ông nói tiếp là đễ thõa mãn mục tiêu mới đồng thuận giới hạn hâm nóng toàn cầu chỉ thêm 2 độ F, các quốc gia đều phải chấp nhận chận bắt carbon làm “kỷ thuật tiêu chuẩn “ vào năm 2020 .   
             Nhà máy West Virginia thuộc hảng Điện Hoa kỳ - American Electric Power Co .( AEP ), là hảng tiêu thụ than đá lớn nhất Hoa Kỳ . Michael Morris , tổng giám đốc điều hành AEP nói : rỏ rang là chận bắt và tồn trữ carbon rất khẩn thiết cho một công ty như AEP , và tôi muốn biện cứ nới rộng ra cho toàn thể nước Mỹ , vì lẽ chúng ta không thể nào tiến tới tiến trào đóng của sớm một phân nữa căn cứ cung cấp cho ngành công nghệ điện Hoa Kỳ .
             Thế nhưng dự án AEP chứng tỏ rỏ rào cản to lớn trước mặt . Tuy đồ sộ như vậy mà dụng cụ ở đây chỉ chận bắt được phát thải từ  công xuất 20 megawatts điện mà thôi , nghĩa là chừng 15 % công xuất nhà máy . Các tiền nhiệm của của Morris đã khôn ngoan mua thêm đất ở quanh nhà máy West Virginia này , thế nhưng những nhà máy điện khác sẽ khó khăn mua thêm đất.
              Linh kiện to lớn chận bắt do hảng Alstom , Pháp  xây cất,  sẽ lấy hơi thoát ra của nhà máy sau khi đốt than đá và “ làm nổi bong bóng- bubble” nó , xuyên qua một dung dịch ammonia đã làm lạnh. CO2 sẽ nối dính với ammonia và cách ly với các khí hơi khác. rồi thì cũng sẽ   tách rời carbon dioxide từ ammonia và ép để tôn trữ.
             Chính các linh kiện đồ sộ chận bắt và tồn trữ cũng quá tốn kém . Các chức quyền điều hành AEP ước lượng phí tổn chận bắt carbon ở một nhà máy chạy than đá kích thước khiêm tốn chừng 235 000 megawatts ( như thể công xuất nhà máy Trà Nóc- Cần Thơ ? )  tốn 700 triệu đô la. Như vậy tốn 100 đôla cho một tấn carbon dioxide, cao hơn dự tính của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh -Environmental Protection Agency ( EPA ) nhie6`u . MIT ước lượng phí tổn chận bắt và tồn trữ carbon là 50 đến 70 đô la một tận Dự luật Waxman- Markey sẽ cấp cho 6 nhà máy cỏ gigawatts đầu tiên , nhĩa là bằng công xuất của 7 nhà máy điện cở trung bình ở Mỹ, một trợ cấp là 90 đô la một tấn dưới dạng ngân khoản tự do - free allowances
            Các linh kiện chận bắt và tồn trữ cũng đòi hỏi những số lượng năng lượng to tát
Phương thức Alstom sử dụng khoảng 15 % điện nhà máy sản xuất, Nhiều tiến trình khác dùng đến 30 % . Điều này co nghĩa là cơ sở tiện nghi  phải mua thêm những nguồn năng lượng khác để bù đắp thiếu hụt ( Theo AEP , phi tổn mua thêm năng lượng này nằm trong tổng phí 700 triệu đô la  nói trên).
            Thành quả , theo nhiều chuyên viên là các quốc gia tốt hơn nên tân trang , sửa đổi các nhà máy điện chạy than đá đã củ kỷ , hay thay chúng bằng những nhà máy mới hửu hiệu hơn. Theo một nghiên cứu của MIT, tân trang có cơ giảm phát thải 4 hay 5 %.. Thay thế bằng những nhà máy mới,  tuy tốn tiền hơn , nhưng lại có cơ giảm đến 25 % mức phát thải.
        ( Chiếu theo Stephen Muf son của Washington Post, Irvine , ca Li ngày 28 tháng 9 năm 2009 )

Trở lại Trang Khoa Học
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855241 visitors (2218014 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free