TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Mỹ nhân ngư
 
Lên mạng ngày 11/8/2011

DUGONG - MỸ NHÂN NGƯ
LỜI KÊU CỨU TỪ ĐẠI DƯƠNG

Th. S Nguyễn Xuân Niệm

DUGONG - THE MERMAID - S.O.S. FROM OCEAN
Nguyen Xuan Niem, Ph.D.
(Vice Director, the Department of Science and Technology
of Kien Giang Province)
(Former Coordinator of project conserving coral reefs and seagrass beds)

Theo truyền thuyết dân gian, vào đêm có trăng những chàng thủy thủ trẻ xa nhà thường hay bị cuốn hút theo tiếng hát du dương quyến rũ của Nàng tiên cá đại dương – Dugong.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì số lượng Dugong trên toàn thế giới chỉ khoảng 100.000 con, ở Việt Nam chỉ được phát hiện ở Côn Đảo khoảng 10 con và Phú Quốc khoảng 100 con. Do vậy Dugong được xếp vào loại “cực kỳ nguy cấp - CR” có nguy cơ tuyệt chủng.
 
* * *
Vài nét về Dugong
Dugong theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là “người con gái đẹp”, còn theo tiếng Papua New Guinea có nghĩa là “bò của biển”, hay theo tiếng Madagasca có nghĩa là “heo hoang vùng san hô”, còn ở Việt Nam thì được biết với tên Bò biển vì chúng ăn chuyên cỏ biển hay tên cá Cúi vì khi ăn chúng cứ cúi mõm xuống đáy.
Trong 25 loài thú biển ở Việt Nam thì Dugong là loài được biết muộn nhất, năm 2001 do vô tình TS. Võ Sĩ Tuấn (Viện Hải dương học Nha Trang) đã phát hiện trong một đợt khảo sát san hô ở Côn Đảo (Hình 1).
 
 Hình 1. Ảnh Dugong do TS. Võ Sĩ Tuấn chụp ở Côn Đảo năm 2001.
Fig 1. Photo Dugong by Vo Si Tuan Ph.D. taken in Poulo Condor in 2001.
 
Dugong thuộc Ngành Động vật có dây sống (Chordata). Phân ngành Động vật có xương sống (Vertebrata). Lớp có vú (Mammalia). Bộ Bò biển (hay cá Cúi) (Sirenia). Họ Bò biển (Dugongidae). Loài Bò biển (Dugong dugon) (Muller, 1776). Họ Dugongidae chỉ còn duy nhất một loài Dugong dugon mà ta thường gặp.
Dugong thường sống đơn độc, hay từng đôi mẹ-con, rất ít gặp theo thành từng nhóm nhỏ hoặc thành từng đàn lớn. Dugong trưởng thành có thể dài đến 3 mét, trung bình từ 2,4 đến 2,7 m; có thể nặng đến 500 kg, trung bình 250 đến 400 kg; tuổi thọ lên đến 70 năm, tuổi của Dugong được xác định theo các vòng tăng trưởng ở răng nanh.
Mắt ở cạnh bên đầu, thị giác kém nhưng nhờ thính giác nhạy bén trong ngưỡng âm hẹp. Tai không có vành hoặc dái tai. Môi có lông cảm xúc bao quanh dùng để tìm và túm lấy cỏ biển. Cứ 1-2 phút, Dugong nổi lên mặt nước để thở 1 lần, lặn lâu nhất 8,5 phút. Hai lỗ mũi nằm trên đỉnh đầu và có van đậy không nước lọt vào khi lặn.
Dugong bắt cặp đầu tiên vào độ 06 đến 17 tuổi, bắt cặp tiếp theo sau đó 2,5 đến 5 năm. Chúng mang thai 13 tháng 10 ngày. Mỗi lần đẻ 1 con. Dugong con dài khoảng 1,2 m và nặng chừng 30 kg, bú sữa mẹ khoảng 18 tháng và thường bơi sau lưng mẹ.
Dugong ăn chủ yếu cỏ biển, thích nhất cỏ họ Halophila (họ Xoan) và Halodule (họ Hẹ) vì chứa ít chất xơ, hàm lượng protein cao và dễ tiêu hóa, thình thoảng Dugong cũng ăn những loài cỏ kích thước lớn hơn như Thalassia hemprichii (cỏ Bò biển), Cymodocea serrulata (cỏ Kiệu răng cưa). Khi ăn, chúng thường đào ủi, đây là dấu hiệu để nhận biết sự tồn tại của Dugong trong khu vực (Hình 2). Do hàm lượng dinh dưỡng của cỏ biển thấp, nên chúng dành hầu hết thời gian để ăn, mỗi con Dugong ăn khoảng 25 kg cỏ biển mỗi ngày.
 Hình 2. Đường ủi khi ăn của Dugong –
                Dấu hiệu nhận biết sự tồn tại (Ảnh. N.X.Hòa, 2006 tại Phú Quốc)
Fig. 2 Bull tracing of dugong when eating
Indication to recognize the survival (Photo N.X.Hoa, 2006 in Phu Quoc)
 
 
Tiếng kêu cứu của Dugong!
Mối đe dọa cho Dugong càng ngày càng gia tăng: bởi sự gia tăng ô nhiễm từ đất liền, sự phát triển đô thị vùng ven làm suy thoái các thảm cỏ biển, thức ăn độc nhất của Dugong; hay do tàu thuyền đi lại đụng chết; vướng lưới đánh cá do vô tình; hay chủ ý săn bắt để ăn thịt; hoặc lấy các bộ phận làm vật lưu niệm, làm thuốc chữa bệnh: cặp răng nanh giá 10 triệu; “súng” của Bò biển đực công dụng như Viagra;...
Trong tự nhiên, Dugong có vài địch thủ như cá mập, cá sấu,... nhưng kẻ thù bậc nhất của chúng lại là con người. Theo số liệu điều tra của Sở Thủy sản Kiên Giang, chỉ tính khoảng thời gian từ tháng 7/2002 lại đây thì đã có trên 20 con Dugong bị sát hại, riêng từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2002 có đến 9 con bị giết hại vô tình hay chủ ý. Những sát thủ Dugong nổi danh trên đất đảo Phú Quốc như 6 Khâu, 4 Điệp, 4 Bạch, 3 Cu,... nay không còn hành nghề, nhưng đâu đó sát thủ “dấu mặt” vẫn còn hiện diện.
 
Hãy cứu lấy Dugong!
Tiếp theo Chương trình hỗ trợ nghiên cứu bảo tồn Dugong do WWF tài trợ cho Kiên Giang (từ tháng 7 năm 2002), thì UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã có Chỉ thị 20/2002/CT-UB ngày 21/11/2002 về việc "Quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc những trường hợp giết hại Rùa biển, Dugong (cá Cúi) và cá Heo trái phép trên địa bàn tỉnh Kiên Giang", nhưng việc giết hại Dugong vẫn tiếp tục xảy ra, 23/12/2003 một con Dugong bị mắc lưới chết tại Gành Dầu có chiều dài 2,75m, ngang 1,20m, đường kính 80cm, nặng 400 kg; hiện đang được trưng bày tại Viện Hải dương học Nha Trang (Hình 3). Năm 2004: hai con bị xẻ thịt tại chợ Hà Tiên, 1 con khác bị bắt tại Hàm Ninh, 1 con nữa bị chết tại Hòn Nần gần biên giới Campuchia. Gần nhất là ngày 18/01/2005 một con xẻ thịt tại Hà Tiên (Hình 4).
 
Hình 3. Dugong được trưng bày trang trọng tại Viện Hải dương học Nha Trang.
Fig. 3 Dugong exhibited solemnly in Nha Trang Oceanography Institute.

Fig. 4 Dugong meat exhibited fro selling in Ha Tien market, on January 18, 2005
 
Kế hoạch hành động:
Nhằm chấm dứt tình trạng đánh bắt Dugong, tạo môi trường thuận lợi cho sự phục hồi quần thể Dugong ở Kiên Giang và sử dụng chúng cho mục tiêu phát triển du lịch bền vững. WWF đã lập kế họach phối hợp với các cơ quan chức năng và chuyên môn của tỉnh thực hiện các chương trình hành động như sau:
- Lồng ghép các dự án bảo tồn các loài quí hiếm, trong đó có Dugong vào trong kế hoạch quản lý tài nguyên và môi trường biển với sự tham gia của các ngành liên quan và của cộng đồng, đồng thời hợp tác quốc tế trong vùng nước biển chung Việt Nam và Campuchia.
- Xây dựng truyền thông, phát động chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng cho toàn thể xã hội và nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chức năng đến việc thực thi pháp luật trong việc bảo tồn các hệ sinh thái biển và sinh vật quí hiếm Dugong, một tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi cho Kiên Giang
- Đưa nội dung nghiên cứu Dugong và các hệ sinh thái liên quan vào trong các các chương trình khảo sát, nghiên cứu khoa học hàng năm trong địa bàn tỉnh.
- Thiết lập hệ thống quan trắc với sự tham gia của người dân nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu để sử dụng chung trong quản lý bảo tồn Dugong.
- Khuyến khích xây dựng mô hình bảo tồn sinh vật quí hiếm kết hợp với du lịch sinh thái biển bền vững ở một số vùng có Dugong xuất hiện thường xuyên.
Ước tính kinh phí thực hiện cho hành động trên là 4,7 tỷ, trong đó: 1,2 tỷ đồng từ nguồn của Dự án điểm trình diễn san hô và cỏ biển do UNEP (Chương trình bảo vệ môi trường Liên Hiệp Quốc) tài trợ; 1,5 tỷ đồng huy động từ các doanh nghiệp khai thác du lịch; 0,9 tỷ đồng từ WWF; phần còn từ ngân sách tỉnh và các cơ quan liên quan./.

DUGONG - THE MERMAID - S.O.S. FROM OCEAN
Nguyen Xuan Niem, Ph.D.
(Vice Director, the Department of Science and Technology
of Kien Giang Province)
(Former Coordinator of project conserving coral reefs and seagrass beds)
 
According to folk legend, in nights with the moon young sailors far from their families were often attracted by charming singing of the the mermaid - Dugong.
According to assessing from scientists that the number of Dugong in all over the world is approximately 100,000 individuals only. In Viet Nam it was only discovered on Con Dao (Poulo Condor) approximately 10 individuals and in Phu Quoc approximately 100 individuals. Consequently, Dugong was classified “extremely endangered” CR with extinction danger.
Some traits of Dugong
Dugong, according to Indian, that means “beautiful girl”, while according to Papua New Guinean that means “sea cow” or according to Madagascan that means “coral reef wild pig”, while in Viet Nam known with the name Bo Bien because they usually ruminate seagrass or Ca Cui because when feeding their head always move ahead the bottom.
Among 25 marine animals in Viet Nam then Dugong was known the latest, in 2001 unintentionally Vo Si Tuan, Ph.D. (the Nha Trang Oceanography Institute) discovered in a survey on corals in Con Dao (Poulo Condor) (Fig. 1)
Dugongs belong to animal branch (Chordata). Sub-branch vertebrate (Vertebrata). Mammalian class (Mammalia). Dugong order (or Ca Cui) (Sirenia). Dugong family (Dugongidae). Dugong species (Dugong dugon) (Muller, 1776). Dugongidae remains only one species Dugong dugon usually met
Dugong usually lives single, or by pair (mother-offspring), very seldom met by small group or large group. Adult dugong can measure 3 m long, in average 2.4 to 2.7 m; weigh up to 500 kg, in average 250 to 400 kg; longevity up to 70 years, Dugong age are determined according to growth circles in tusks.
Eyes are at both head sides, poorly sighted, however thanks to cute smell inside narrow vocal threshold. Ears have no brims or ear lobes. Lips have feeling hair surrounding used to seek and capture seagrass. Every 1-2 minutes, dugong rise to the water surface for breathing once, then dive the longest 8.5 minutes. Two nostrils are located on head top and have a valve to close preventing water from getting in when diving.
Dugongs get pairing the first time from 6 to 17 years old, next pairing follow after 2.5 to 5 years. They bear 13 months 10 days. Each litter has one offspring. Dugong offspring is of 1.2 m long, weigh approximately 30 kg, maternal breast feed approximately 18 months, and usually swims behind the mother back.
Dugongs mainly eat seagrass, they prefer seagrass families Halophila and Halodule, because of having less fiber, high protein content, and easy to digest, sometimes they also eat species with larger sizes such as Thalassia hemprichii (dugong seagrass), Cymodocea serrulata (serratedseagrass). When eating, they used to dig and to push, this is the indication showing the survival of dugong in the region (Fig. 2). Because the nutrient content of seagrass was low, thus they spend all the time eating, each dugong eats approximately 25 kg seagrass daily.
S.O.S. from dugong!
Threats on dugong increase more and more because increasing the pollution from inland, developing urban suburbs degraded seagrass beds, the unique feed of dugong; or the circulation of ships impacted; caught by netting unintentionally; or intentionally shot for food; or taken parts as souvenirs, curing, a pair of tusks priced 10 million VND; “rifle” of male dugong used as Viagra drug;…
In nature, dugong has some enemies such as shark, crocodile… however; its first rank enemy is humans. According to surveying data of Kien Giang Fisheries Department, it reckoned in average from July 2002 to date there was 20 dugong individuals killed, particularly from September to November 2002 up to 9 individuals killed unintentionally or intentionally. Dugong killers were well known in Phu Quoc such as 6 Khau, 4 Diep, 4 Bach, 3 Cu, not work anymore but deguised killers are still present somewhere.
Save dugong!
Following the program supporting studying the dugong conservation by WWF financially assisted to Kien Giang (from July 2002), then the PC of Kien Giang has also the Instruction No 20/2002/CT-UB dated November 21, 2002 concerning "Closely manage and strictly deal with cases killing sea turtle, dugong and dolphin illegally in Kien Giang territories". However, killing dugong still continues occurring, on December 23, 2003 a dugong caught dead in Ganh Dau has length 2.75 m, width 1.20 m, diameter 80 cm, weight 400 kg, being exhibited in the Nha Trang Oceanography Institute (Fig. 3). In 2004: two individuals slaughtered in the Ha Tien market, another caught in Ham Ninh, the other one dead in Hon Nan near Cambodia border. The latest is on January 18, 2005 one slaughtered in Ha Tien (Fig. 4).
The action plan
In order to put an end to catching dugong, to create favorable environment for restoring dugong population and to use them for sustainable tourist development, the WWF has planned cooperating with functional and technical agencies of the province the implementing action plans as follows:
- Couple projects conserving endangered animal species, in which there is dugong with managing marine resources and environment with the participation of relevant branches and of the community, simultaneously cooperate bourdary waters between Viet Nam and Cambodia.
- Construct communication, launch propaganda operation enhancing the community aware in all the society and enhance managing capacity of functional agencies in forcing laws in conserving marine ecosystems and endangered animal dugong, a resource that the nature favors for Kien Giang.
- Put the content of studying dugong and relevant ecosystems in programs scientifically surveying, studying annually in provincial territories.
- Establish the observation system with the participation of local people in order to construct database for common use in managing dugong conservation.
- Encourage constructing model of endangered animal conservation combined with sustainable marine ecotourist in some areas with dugong continuously appear.
Estimated budget for implementing the above actions is 4.7 billion VND, in which 1.2 billiard originating from the Project demonstration for coral reefs and seagrass beds by UNEP (United Nations Environment Protection Fund); 1.5 billiards mobilizing from enterprises exploiting tourist, 0.9 billiards from WWF; the remainder from provincial budget and relevant agencies./.
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851883 visitors (2209388 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free