TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Quãng Trị
 
Lên mạng ngày 18/4/2010


Hờn Sông Gianh là hờn Trịnh - Nguyễn phân tranh  chia cách đất nước ( cả thảy 7 lần Trịnh Nguyễn đánh nhau , trận đầu tiên là  năm 1627 ,  các trận năm 1633 , năm  1643,  năm 1 648 , năm 1655- 60 , năm 1661- 62 ,  trận cuối cùng năm 1672.  Thống xuất quân Trịnh là Lê Thời Hiến đánh mãi không thắng quân Nguyễn  ở lũy Trấn Ninh do  tướng Nguyễn hửu Dật  chống giữ, nên hai bên nghỉ binh.  Sau đó  lấy sông Gianh làm giới tuyến , phía nam sông là Nam Hà hay xứ Đàng Trong , phía Bắc  sông là Bắc Hà  hay xứ Đàng Ngoài. 

 
Hờn sông Bến Hải là  hờn chiến tranh  tương tàn Nam Bắc từ 1960 đến 1975,  sau khi đất nước chia đôi, theo hiệp định Genève 1954. Lần này  chiến tranh còn tàn khốc gấp bội lần,  giết hại  nhiều dân Việt hai bên.  Oái ăm đau khổ  thay,  lại với khí giới tân tiến Nga - Tàu viện trợ cho miền Bắc,  khí giới Hoa Kỳ cho miền Nam và  bom đạn không quân Hoa Kỳ  thả, bắn ở miền Bắc và quân đội Hoa Kỳ tham  chiến ở miền Nam :  
 
                       
 Thử lạm bàn phát triễn phục hồi tỉnh Quảng Trị
                                   G S Tôn Thất Trình  
        
  Phần I : Khái  quát         
                                                                   
              Tóm tắt (theo tài liệu  quân đội Hoa Kỳ giải tỏa ) mức độ chiến tranh khốc liệt và ước lượng thiệt hại tàn phá ở Quảng Trị .            
 
           Tính đến năm 1967,  Hoa Kỳ đã thả xuống miền Bắc 860 000 tấn bom, hơn hẳn tổng số bom  630 000 tấn thả xuống Nam Bắc Triều Tiên ( Cao Ly , Đại Hàn ) của cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950- 53, và 500 000 tấn bom dội xuống nước Nhật ở trận chiến Nhật Bổn - Hoa Kỳ 1942- 45, theo  bài viết  năm 2009 của  Ronald Specter, giáo sư  sử học và  Sự việc Quốc tế tại viện Đại Học  George Washington. Giết chết 35 000 dân miền Bắc và phá tan hầu hết mọi công nghệ phôi thai và hệ thống giao thông miền Bắc.           Còn theo tài liệu bộ Quân lực Hoa Kỳ mới giải mật ( đăng ở Wikipedia tháng tư năm 2010 ). kể  từ năm 1964 , tỉnh Quảng Trị dần dần trở thành  trung tâm các căn cứ  quân sự Hoa Kỳ , nơi xảy ra nhiều trấn chiến khốc liệt  từ ven bờ biển   đến các núi non  dọc biên giới Lào Việt,  như Đông Hà, Quảng Trị, Núi Đông Hà,  FSB Fuller,  FSB Russsel , FS B Neville, đồi 126,  LZ Vander Grift “ Stud “, Cầu Cam Lộ,  Làng Cam Lộ , Gio Linh,  Trại Carroll,  Rockpile, Razor Back,  Mutter Rigge, Helicopter Valley, Cầu Đa Krông, Khe Sanh , Đồi 881 S  và 881N , Làng Vây ( Vei) , Cồn Thiên  ( Hoa Kỳ đọc lầm tên Việt là Cồn Tiên ), khu Phi Quân Sự- DMZ  và Sông Bến Hải. Cũng từ  năm 1964,  quân đội miền Bắc đã dùng  thêm nhiều  loại phóng hỏa tiễn nhẹ RPG 2,  gia tăng gia nhập miền Nam , “ đi B “,  tấn công  căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ ở Khe Sanh và Phi trường Đà Nẳng  bằng súng cối Nga - Tàu 120- mm,  có khả năng tăng gần gấp đôi tầm súng bắn trước đó. Riêng cho hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, vào đầu năm 1966, khi  miền Bắc Việt Nam  chuyễn bộ chỉ huy  quân khu 5 Tây ( Cao ) Nguyên  về quân khu 4 , gồm luôn cả khu Phi Quân Sự  thuộc miền Bắc, theo hiệp định Genève.  Năm đó, các lực lượng  Việt Cọng và du kích   miền Nam  cũng đã bắt đầu  sử dụng súng AK47 , một loại súng  Trung Quốc, chế tạo theo  kiểu mẩu súng tấn công tự động, mức hửu hiệu rất cao là  AK 47 của Nga Sô.  Năm 1966, Hoa Kỳ ước lượng là miền Bắc đã tung vào chiến trường miền Nam hơn 58 000 quân, tương đương  5 sư đoàn. Cuối năm 1966,  lực lượng miền Bắc xâm nhập miền Nam  vượt quá 280 000 người và phải cọng thêm  khoảng 80 000 cán bộ chánh trị  võ trang nữa.  Đụng độ lớn nhất xảy ra tháng 7 năm 1966. Đầu năm  1966, tình báo quân sự  đã cho biết  là  hơn 5000  quân chánh qui  thuộc sư đoàn 324 Bắc Việt đang sửa soạn tấn công chiếm Quảng Trị.  Chiến dịch Hastings dưới sự chỉ huy của tướng Walt, gồm 8 000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và 3000 quân đội miền Nam Việt Nam thuộc sư đoàn 1 bộ binh và vài  đơn vị thủy quân lục chiến miền Nam, chống trả lại khoảng 12 500 quân Bắc Việt. Những trận đánh khốc liệt khác ở tỉnh Quảng Trị là căn cứ Khe Sanh , một cao nguyên gần Núi Đông Trị ( đỉnh cao nhất 1015m  và  4 ngọn đồi nhỏ hơn  là các đồi  881 Bắc, 881 Nam , đồi  861 và đồi  558 bao quanh ) dãy núi Trường Sơn,  có hai căn cứ pháo binh  đại bác 175mm  của quân đội Hoa Kỳ bảo vệ:  Camp Carrol   cách Đông Hà gần 14 km phía Tây Nam  và  Rock Pile, cách Camp Carroll chừng 17 km. Các căn cứ bảo vệ Quảng Trị khác phía  đông là Gio Linh và Cồn Thiên. Một trung đoàn của sư đoàn  Bắc Việt 325C, tấn công đầu tiên vào đồi 861. Cả hai bên đều tổn thất nặng nề, nhưng nhờ  các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ có không quân oanh kích to lớn và pháo binh yễm trợ, nên  sư đoàn 325  thiệt hại nặng, phải rút lui khỏi các đồi.  Sau đó quân đội Bắc Việt chuyễn sang đánh  gần Cồn Thiên, cách khu Phi Quân Sự  phía nam chừng 3-4 km. Cồn Thiên là một căn cứ phòng thủ  trên ngọn đồi 558 , Tây Bắc  Đông Hà . Chính quanh Cồn Thiên, Mỹ đặt  nhiều loại linh kiện máy dò điện tử - electronic sensors  để theo dõi mọi hoạt động đối phương. Từ đầu năm 1967, quân đội Bắc Việt  huấn luyện kỷ càng,  ( nhiều đơn vị đội nón thép, mặc áo đạn bắn không thủng và vài đơn vị còn dùng cả máy phun lữa ), vỏ trang tân tiến, tỉ như  đại bác  mới 152- mm  bắn đến  Cồn Thiên từ vùng Phi Quân sự  thuộc Bắc Việt hay  từ các tỉnh Bắc Việt lân cận, liên tiếp tấn công Cồn Thiên.  Tuần 19- 27 tháng chín năm 1967 , quân đội Bắc Việt đã nả 3077  loạt đạn  súng cối, đại bác và hỏa tiễn vào Cồn Thiên.  Thủy Quân Lục  Chiến và Bộ Binh Hoa Kỳ trả  đủa bằng đạn chống dàn pháo , cọng thêm với phi vụ oanh kích  khiến  quân Bắc Việt phải ngưng tấn công, rút lui.  Đáng kể thêm là  vào năm 1972 ( “ Mùa Hè Đỏ Lữa “ )  khi quân miền Bắc  chiếm  cỗ thành - citadel Quảng Trị ( xây cất năm 1822-24 ),  cỗ thành bị oanh kích  hàng ngày,  có khi đến 40 phi cơ thả  bom , mỗi phi cơ   chở nhiều tấn bom.  Quân đội Việt Nam Cộng Hòa sau đó tái chiếm  thành phố Quảng Trị, hy sinh ít nhất là 5000 binh sĩ, theo báo cáo quân sự  Hoa Kỳ .
 
             Khi chiến tranh chấm dứt tháng tư năm 1975,  toàn tỉnh Quảng Trị bị tàn phá nặng nề, đa số dân chúng tỉnh nhà  di tản gần hết. Thị trấn Quảng Trị lúc đó là tỉnh lỵ, và thị trấn Đông Hà tan hoang ; không còn một xây cất nào không đổ nát và sử dụng được nữa. Chỉ còn 11 làng, trong tổng số 3500 làng  kiểm kê khắp tỉnh. Bị dội bom  dữ dội  và thêm vào đó quân đội Mỹ sử dụng chất Tác nhân Da Cam - Agent Orange khai quang, để dễ quan sát đối phương, biến rừng rú ba tầng thực vật  thành phong cảnh Mặt Trăng, và chỉ còn một phân số rất nhỏ rừng nguyên thủy tồn tại mà thôi.  Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ước lượng là  khoảng 10 % bom, đạn súng lớn không nổ như dự liệu, có nghĩa là còn rất nhiều bom đạn nguy hiểm  chôn vùi sâu, cạn khắp đất Quảng Trị, sau năm 1975 !       
 
                    Vị trí và lảnh thổ
                
                     Quảng Trị là tỉnh miền Trung  Việt Nam, nơi có 2 địa danh nổi tiếng là sông Bến Hải và cầu Hiền Lương, cách Hà Nội 582 km về phía bắc và  thành phố Sài Gòn  1,121 km về phía nam ; nằm ở vĩ tuyến Bắc  từ 160  18’ 13”  đến 170 10’  và  kinh tuyến Đông  từ 1060 30’51”  đến 1070 23’48” . Chiều dài từ bắc xuống nam  là 80km.  Chiều rộng nơi hẹp nhất là 55km theo đường chim bay, nơi rộng nhất  là 72km ( Lao Bảo - Cửa Việt ). Quảng Trị giáp  Quảng Bình ở phía bắc và Thừa Thiên - Huế ở phía nam .  Phía tây giáp  tỉnh Savannakhét, Lào Quốc, với 200km đường biên giới. Phía đông là Biển Đông -Thái Bình Dương  chiều dài 75km.
                    Diện tích cả tỉnh là 4, 745. km2.
                Dân số năm 1999 là  574 000 người, Năm 2004 là  617 000 người , năm 2009  có lẽ  đã trên 660 000 người.  Năm 2000, tộc dân Kinh chiếm đa số,  92. 4 % dân số .  Các tộc dân ít người tập trung chủ yếu ở  hai huyện Hướng Hóa và Đa Krông , đông nhất là  tộc dân Bru (  gồm các nhóm Khùa,Trì, Nang Coong  ) - Vân Kiều ( 6.4 % ) và Pa Cô ( 1,2 % ). Người Bru- Vân Kiều, ước lượng năm 2000 khoảng chừng 33 000 người  ở 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và tỉnh Đắc Lắc, ở tỉnh Quảng Trị  tập trung tại huyện Hướng Hóa,  thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, ( Mặc Đăng, viện Dân tộc Học- 2000 ); trong quá khứ  đã nổi dậy  hưởng ứng  chiếu Cần Vương  chống Pháp của vua Hàm Nghi.  Người Pa Cô - Tà Ôi - Cơ Tu là một trong ba nhóm  tộc dân Tà Ôi ( Pa Cô ,  Ha Hi , Cà Tua  hay Cơ Tu ?),  cũng theo Mặc Đăng, có chừng  47 000 người ở  3 tỉnh Bình Trị Thiên và Quảng Nam - Đà Nẳng. Pa Cô theo tiếng Tà Ôi là “ người ở núi “  trong quá khứ, nổi tiếng địa phương nhờ tiếng đàn Ta Lư vang vọng  cùng  hình  dáng các cô gái Pa Cô đi tải đạn ở đường số 9, Nam Lào .
                   Quảng Trị có quốc lộ 1A chạy dọc qua tỉnh, quốc lộ 9  nối từ quốc lộ 1A  đến cửa khẩu quốc tế Lao  Bảo  và sẽ nối với đường Xuyên Á  từ Myanmar- Miến Điện - Đông Bắc Thái Lan- Lào  đến các cảng biển Việt Nam  đặc biệt là cảng Cửa Việt. Các tuyến  giao thông Bắc - Nam, Đông- Tây  tác động lớn đến quá trình phát triễn kinh tế xã hội tỉnh nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế  với các tỉnh, thành phố cả nước  và với quốc tế đặc biệt là Lào và Đông Bắc Thái Lan.
              
                     Đôi chút thăng trầm phân chia hành chánh qua  dòng thời gian    
 
Thuyền rồng không dựa, dựa thuyền chài 
 Gắn bó vì chưng trót một hai.
 Tiết nghĩa mảnh chiên, trời ấm lạnh
Cương thường giọt lệ nước đầy vơi
( Nàng Mỵ Ê )
( Hoàng Cao Khải  ) 
 
                   Sau khi chiến thắng quân Nam Hán năm  938, Ngô Quyền xưng vương năm 939 , đóng đô ở Cỗ Loa ( nay thuộc huyện Đông Anh , Hà Nội ) , xây dựng một quốc gia độc lập, nhưng chưa đặt  quốc hiệu riêng cho  nước Việt. Phỏng định  lảnh thổ Ngô Quyền cai trị là 2 châu thổ sông Mã và châu thổ sông Hồng, nghĩa là rừng núi phía Bắc  xuống tới Hoành Sơn  ( tức núi Đèo Ngang giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay) ở phương nam.  Đây chính là địa bàn sinh tụ của người Việt gồm hai quận  Giao Chỉ  ( châu thổ sông Hồng ) và Cửu Chân ( châu thổ sông Mã ) thời Trung Hoa đô hộ. Phía Nam nước Việt là Chiêm Thành  ( Champa ) và Chân Lạp  ( Chen la ). Thật ra Chân Lạp gồm hai vùng.  Vùng cao gọi là Lục Chân Lạp mới thật là địa bàn gốc nước Chân Lạp , còn vùng thấp  vốn là nước Phù Nam ( Funan ),  hiện diện từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu. Chiêm Thành rộng  110 000km 2 , cả đồng bắng cùng núi và cao nguyên , các đồng bằng rộng khoảng 14 000 km2 (theo Trần Gia Phụng, Dòng Việt số 17, 2005). Diện tích  Thuận Hóa và Quảng Nam, khi Nguyễn Hòang vào trấn nhậm, là 18000 km2 . Còn diện tích lảnh thổ chín Chúa nhà Nguyễn Phước thâu thêm được cho Việt Nam trong 2 thế kỹ họ trị vì, từ Quảng Ngãi đến Cà Mau là 192000 km2  ( Tôn thất Thiện, Dòng Việt số 14, 2003 )    
 
               Sau khi đẩy lui quân Tống xâm lăng,  năm  982,  vua Lê Đại Hành , tức Lê Hoàn tự mình cầm quân  sang đánh Chiêm Thành, hạ kinh đô Indrapura ( Đồng Dương , thuộc tỉnh Quảng Nam ) giết vua  Chiêm, lấy nhiều bảo vật, vàng bạc đem về. Năm 1043 vua Chiêm là Sạ đẩu ( Jaya Simhavarman II ) đem hải quân tấn công  Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng bị đẩy lui.  Năm 1044 vua Lý Thái Tông cũng tự  mình thân chinh đánh Chiêm Thành, vượt cửa Đại  Ác ( sau đổi là Đại An thuộc tỉnh Nam Định ), đánh quân Chiêm  thất bại nảo nề ở  sông Ngũ Bồ ( sông Thu Bồn ? , Quảng Nam ), vua Sạ Đẩu tử trận,  tiến  hạ dễ dàng  kinh thành  Đồ Bàn ( Vijaya ) bắt đưa về nước 5000 người Chiêm, trong đó  có vương phi Mỵ Ê, gieo mình xuống sông tử tiết. không chịu sang hầu thuyền vua Lý.  Như vậy cho đến đời vua Lý Thái Tông, hơn 1 thế kỹ sau  Ngô Quyền lập quốc, phía nam nước Việt vẫn là Hoành sơn , giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình , khoảng vĩ tuyến 18 .
                     Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đem quân đánh Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm là Chế Củ ( Rudravarman ) đưa về giam ở  Thăng Long. Chế Củ xin  cắt đất  châu phía Bắc  Chiêm Thành là  Bố Chính ( bắc Quảng Bình , Địa Lý ( trung và nam Quảng Bình  ) và Ma Linh ( bắc Quảng Trị ) đổi lấy tự do. Vua Lý  đổi tên Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh  và chiêu mộ  dân chúng đến đấy  khai khẩn đất đai sinh sống. Dựa vào những yếu tố thiên nhiên và địa giới của các châu Ô, châu Lý  được  ghi nhận sau này, có lẽ  lúc đó dòng sông Thạch Hãn, sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị đổ ra Cửa Việt, trở thành ranh giới thiên nhiên hai nước. Năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân  ( Jaya Simhavarman IV ) xin cưới  con gái Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân, sính lễ là hai châu Ô và Rí ( hay Lý ). Biên giới nước ta xuống tới bắc Quảng Nam.
             Thời Hồng Đức ( vua Lê Thánh Tông 1460 -  1497), Thiên Nam dư hạ tập chép rằng  đạo thừa tuyên Thuận Hóa  cai quản luôn  địa phận tỉnh Quảng Trị  ngày nay là châu Minh Linh 8 tổng , 63 xã , phủ Triệu Phong 6 huyện  2 châu trong đó huyện Hải Lăng  7 tổng 75 xã, châu Sa Bôi đất thượng lưu  sông Cam Lộ,  là đất thuộc tỉnh Quảng Trị ngày nay.  Đoan Quận công Nguyễn Hoàng, Chúa Tiên, vào trấn thủ đất Thuận Hóa  , đặt dinh ( chỗ ở và các cơ quan chánh quyền ) ở làng Ái Tử ( làng Nhan Biều ?  gần nơi có  chùa Phật Lồi-  vết tích Chiêm Thành  bên kia sông Thạch Hãn, tỉnh lỵ Quảng Trị trước đây ). Năm 1600, kiêm nhiệm xứ Quảng Nam, chúa Tiên mới đặt thêm dinh Quảng Nam. Từ ( ngữ ) dinh là một đơn vị hành chánh lớn, gần như trấn ( đạo thừa tuyên thời vua Lê ) hay tỉnh sau này (  về phần quân sự dinh là một quân đoàn ). Đời chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên đặt thêm  dinh Quảng Bình, dinh Trấn Biên  ( năm  1629 ), dinh Bố Chính ( năm 1630). Nơi phủ chúa ở gọi là Chánh dinh. Chánh Dinh dời nhiều lần  từ Ái Tử đến Trà Bát, Phước Yên , Kim Long ( 1570 ), Phú Xuân , Bác Vọng  rồi trở lại Phú Xuân ( 1739 ). Khu vực dời từ Ái Tử gọi là Cựu Dinh. Thời phủ  chúa đặt ở Phước Yên huyện Quảng Điền , mới đặt ra huyện Đăng Xương và huyện Hải Lăng  là đất tỉnh Quảng Trị,  gọi là Cựu Dinh. Còn Chánh Dinh là  đất tỉnh Thừa Thiên Huế.  
               Sau khi vua Gia Long thống nhất sơn hà,  năm 1831 đời vua Minh Mạng, tỉnh Quảng Trị được thành lập. Thời Pháp thuộc, năm 1887, tỉnh Quảng Trị  gồm 3 phủ :Vĩnh Linh, Triệu Phong và Hải Lăng, 3 huyện :  Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa,  là 1 trong 19 tỉnh thuộc Trung Kỳ ( từ Thanh Hóa phía Bắc đến Bình Thuận - Phan Thiết phía Nam),  chế độ  Pháp cai trị, Bảo hộ. Thời Việt Minh, tháng 8 năm 1945 đến Hiệp Định Genève 1954,  tỉnh Quảng Trị gồm 1 thị xã tỉnh lỵ và 6 huyện là huyện Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh  Linh. Tháng 8 năm  1958, Quảng Trị phần lớn thuộc Cộng Hòa miền Nam, huyện đổi tên thành quận và Quảng Trị gồm 7 quận là  Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Ba Lòng và Trung Lương. Tháng sáu  1965, lập thêm quận mới là Mai Linh. Tháng 12 năm 1967  sáp nhập  quận Trung Lương vào quận Cam Lộ. Tháng 4 năm 1968  lập thêm quận Đông Hà.
 
            Tháng 6 năm 1976 , Quảng Trị cùng tỉnh Quảng Bình, khu vực Vĩnh Linh  và tỉnh Thừa Thiên sáp nhập  thành tỉnh Bình Trị Thiên với  11 huyện. 30 tháng 6 năm 1989, Quảng Trị được tái lập  với 1 thị xã  và 3 huyện là Bến Hải, Triệu Hải và Hướng Hóa. Ngày 16 tháng 9 năm  1989  thành lập  thị xã  trên cơ sở  thị trấn Quảng Trị  thuộc huyện Triệu Hải. Ngày  23 tháng 3 năm 1990, tách  huyện Bến Hải thành 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, tách  huyện Triệu Hải thành 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Ngày 19 tháng 10, lập lại huyện Cam Lộ. Ngày 17 tháng 12 năm 1996,  lập thêm huyện Đa Krông. Ngày nay, tỉnh Quảng Trị có 2 thị xã là tỉnh lỵ Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đa Krông và Cồn  Cỏ ( đảo hay Cù lao Cồn Cỏ nhỏ diện tích 4km2 so với diện tích Cù lao Chàm, Quảng Nam 30 km2, , Phú Quốc, Kiên Giang  568 km2  và  Cát Bà , Hải Phòng 277km2 …  ) . Năm 1999,  thị xã tỉnh lỵ Đông Hà diện tích lớn hơn 12 lần thị xã Quảng Trị  ( 7630  ha so với 530 ha), dân số cũng 4 lần hơn ( 67300 người so với 15 600 người ).                                             
              
                   Địa Hình
Thương anh em cũng muốn vô,
Sợ Truông nhà Hồ sợ Phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,
Truông Nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.
Ca Dao
 
         Đặc trưng địa hình Quảng Trị là hẹp , dốc nghiêng từ tây sang đông.  81 % lảnh thổ là đồi núi. 11 % là đồng bằng ( 610 km2 ), 7.5 %  là bải cát và cồn cát ven biển. Nhiều đồi núi thấp, sông suối, đầm phá chia cắt địa hình tỉnh Quảng Trị. Đồng bằng ven biển nhỏ  hẹp lại còn bị phân hóa thành bồn trũng theo các lưu vực sông Mỹ Chánh, sông Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Bến Hải.
 
             Tỉnh nhà  gồm 5 dạng địa hình chủ yếu:
- Địa hình núi  cao từ 900 m trở lên (đa số đỉnh từ 1300 đến 2300 m, có đỉnh cao quá 2700m ), tập trung phía tây bắc tỉnh. Núi ở đây thuộc dãy Trường Sơn Bắc, dốc  về phía đông và thoải dần vê phía tây ,  chạy theo hướng tây bắc - đông nam, tạo ra bức thành chắn gió đông bắc  mùa đông và gió tây nam mùa hè, dẫn đến sự khác biệt về khí hậu giữa  hai sườn Tây và Đông Trường Sơn. Đây cũng là nơi đầu nguồn các sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Rào Quán , sông Thạch Hãn .
 
              - Địa hình đồ núi thấp độ cao dưới 900m, tập trung tả ngạn và hửu ngạn sông Đa Krông, phía đông núi Voi Mẹp. Trong dạng này có cao nguyên Khe Sanh và Lao Bảo, thung lũng Ba Lòng. Vùng này đất đai tương đối tốt, dân cư tập trung đông  đúc, sản xuất nông nghiệp phát triễn khá.
 
                - Tiếp giáp vùng này là  vùng đồi gò, độ cao dưới 200m, rộng trung bình 15- 20km, cách biển 15- 20 km, nhưng  có nơi chạy ra sát biển như vùng đất đỏ Vĩnh Linh . Ven quốc lộ 1A  từ Vĩnh Linh đến sông Cầu Nhi  tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá 12 độ.  Phía tây khu vực này là  đồi gò cao 15- 120m, có nguồn gốc basalt, như ở chung quanh Cồn Tiên và sa phiến thạch như ở phía tây đường 42 B từ Gio Sơn đến Bái Sơn, Đá Bạc …
 
                -  Địa hình đồng bằng do phù sa  bồi đắp một lớp mỏng  cách đây khoảng một triệu năm , có nơi dày 3-4m, có nơi chưa đến 1m đã gặp bên dưới  là nền cát biển hoặc. sa phiến thạch … Cao  độ trung bình của đồng bằng là 4-6m ( có khi chỉ 1m ) trên mặt biển. Sông chảy xiết  ở phần thượng lưu, đến đồng bằng tốc độ giảm , mùa khô nước mặn xâm nhập  sâu vào nội địa. Nhiễm mặn nhất trong mùa khô  là các xã Triệu Phước,Triệu Độ,Triệu Giang  thuộc huyện Triệu Phong, Gia Mai, Gia Việt, Trung Giang,Trung Hải thuộc huyện Gio Linh và Vĩnh Giang, Vĩnh Thành thuộc huyện Vĩnh Linh. Ngược lại mùa mưa lượng nước dồn hết ra sông, nước dâng làm ngập  đồng bằng, có nơi ngập sâu  2- 3m.
 
                - Địa hình cát nội đồng và ven biển  nằm giữa đồng bằng và biển, kéo dài  từ Nam Cửa Tùng  đến giáp Thừa Thiên - Huế.  Chiều rộng trung bình  các dãi cát này là 4-5 km, cao 5- 15m  có nơi đến 31 m như ở Nhĩ Thương, huyện Gio Linh. Cát biển  là một tiềm năng  của tỉnh, nhưng lại hay gây ra nạn cát bay, làm lấp đất trồng trọt. Trong nội đồng có những bải cát  dân gian địa phương thường gọi là “ truông “ , vết tích các đầm phá ngày xưa, khi bị lấp kín sẽ còn lại  hai dãi cát phía tây và phía đông. Phá là các vũng biển, chưa bồi lấp xong, có các cồn cát, bải cát vít kín bao vây. Truông nổi tiếng ở Quảng Trị là truông Nhà Hồ, trên đường đi qua rừng Hồ Xá, thường có bọn cướp đường ẩn núp. Năm 1772, chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai nội tán Nguyễn Khoa Đăng kinh lược nơi này, tìm cách bắt, trị, cấm trấp rất nghiêm; từ đó hết trộm cướp. Sông Mỹ Chánh Quảng Trị cùng sông Ô Lâu Thừa Thiên , đổ vào phá Tam Giang.     
 
                  Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn, bảo lụt, nóng bức … 
 
                Quảng Trị nằm trong vùng  chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới tương đối điển hình.  Gió tây nam ( gió Lào , gió Nam)  khô nóng mùa hè , gió đông bắc ẩm ướt mùa đông. Tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9000o C . Ngay cả ở miền núi  Khe Sanh, nơi có nền nhiệt lượng thấp của tỉnh, tổng lượng  nhiệt cũng trên  8000 o C. Điểm này  giúp canh tác nhiều vụ trong một năm. Nhiệt độ trung bình  ở hầu hết các vùng khoảng 23-250 C . Nhiệt độ tháng cao nhất ( 7-8 )  khoảng 35 o C , có khi lên tới 40o C . Tháng thấp nhất  ( 1- 12 )  khoảng 18o C , có khi xuống tới 8-9 oC . Độ cao tạo nên  đa dạng nhiệt chế. Nhiệt độ trung bình vùng đồng bằng  là 24.40 C - 250C. Trong khi đó  khu vực Lao Bảo- Lìa, đông Trường Trường Sơn, lại chịu ảnh hưởng chế độ lục địa với nền  nhiệt cao và khô nóng hơn. Tính đa dạng khí hậu này tạo điều kiện hình thành một cơ cấu cây trồng phong phú, từ những cây nhiệt đới tới những cây nguồn gốc á ( bán ) nhiệt đới.
 
            Quảng Trị có 2 mùa. Mùa lạnh, từ cuối tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau , kéo dài trên 100 ngày ở miền núi và 60 ngày hay ngắn hơn nữa ở đồng bằng. Mùa nóng  bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc tháng 10. Lượng mưa  bình quân khá cao.  Ở đồng bằng là 2300 - 2700 mm, ở miền núi là 1800mm- 2000mm. Mưa tập trung vào các tháng 9-10- 11, chiếm 70-80% cả năm. Mưa tập trung với cường độ lớn gây ra úng ngập, rữa trôi, xói mòn đất khá mạnh .
 
             Chế độ ẩm trái ngược với đồng bằng Bắc Bộ. Mùa lạnh Quảng Trị  là mùa mưa  và mùa nóng là mùa khô. Thời kỳ ẩm nhất là khoảng tháng 2- 3 ( trừ Tây Trường Sơn )  , không khí ở trạng thái bảo hòa hơi nước và trời thường mưa nhỏ hay mưa phùn. Độ ẩm trung bình các tháng mùa hè ( 4-8 )  từ 72- 85%. Lượng bốc hơi  các tháng mùa hè ( 4-10 )  chiếm tới 70- 75%  lượng bốc hơi cả năm.  Đây là một nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước gây khô hạn,  ảnh hưởng đến  sản xuất nông lâm nghiệp và dễ gây nạn cháy rừng. Quảng Trị chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây Nam ( gió Lào hay gió Nam ) khô nóng từ tháng 3 đến tháng 8. Đây là tỉnh  có gió Tây Nam thổi nhiều và mạnh nhất miền Trung ; Đông Hà có 51 ngày trong năm, vùng đồng bằng  có 30- 35 ngày, riêng vùng núi Khe Sanh có mức ảnh hưởng thấp hơn. Gió khô nóng làm tăng đáng kể  tính khắc nghiệt của thời kỳ khô hạn Quảng Trị, tăng lượng bốc hơi, giảm ẩm độ không khí, gây cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống .
 
        Càng khắc nghiệt hơn nữa, khi bên cạnh  thời kỳ khô hạn gay gắt lại có thời kỳ bảo lụt nặng nề. Bảo thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 ( tập trung vào tháng 8- 10). Mùa bảo  thường là mùa mưa. Khi có bảo, mưa càng lớn thêm, đồng thời nước biển lại dâng cao gây nên tình trạng lụt lội nghiêm trọng,                     
 
            Thủy Văn
             
Toàn tỉnh có 60 phụ lưu sông, đổ vào 3 hệ thống chánh là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn, sông Mỹ Chánh.Tổng diện tích lưu vực hệ thống sông Quảng Trị khoảng 4700 km2 , lớn nhất là hệ thống sông Thạch Hãn 2800 km2  . Sông Bến Hải có chiều dài 59km, diện tích lưu vực là 936 km2 , đổ ra biển Đông qua Cửa Tùng. Hệ thống sông Thạch Hãn gồm  các sông Thạch Hãn, Hiếu, Vĩnh Phước, Ái Tử, Vinh Định, Canh Hòm và Nhúng, tổng chiều dài 768km, đổ ra biển qua Cửa Việt. Hệ thống sông Mỹ Chánh  gồm 2 nhánh chính  là sông Mỹ Chánh và sông Ô Khê: tổng chiều dài  là 66 km, diện tích lưu vực  931 km2 . Hệ thống sông này chung với sông Ô Lâu của Thừa Thiên, chảy vào phá Tam Giang rồi ra biển .
 
Ngoài ra, trên lảnh thổ  của tỉnh, còn có các sông thuộc hệ thống sông Sê Băng Hiêng và sông Sepone. Các sông này ở phía tây dãy Trường Sơn, chảy vào sông Mê Kông. Ở vùng núi tây Quảng Trị  khu vực Hướng Hóa, sông đào lòng mạnh hơn  trên sườn phía đông , nên  đã có hiện tượng cướp dòng đối với những con suối đầu nguồn sông Sepone, chảy trên sườn phía tây thoải hơn. Vì thế hai sông Sepone và Sê Băng Hiêng chảy qua đất Lào, đổ vào sông Mê Kông.
 
 Quảng Trị  có một số hồ tự nhiên, diện tích tương đối lớn  giúp tưới nước trồng trọt mùa khô. Đó là các hồ Bàu Thủy  Ứ  ( Vĩnh Linh ), Mai Xá ( Gio Linh ), Bàu Đá, Mai Lộc ( Cam Lộ ), Mỏ Vịt ( Triệu Phong ),Trà Mi, Trà Lộc, Lâm Thủy ( Hải Lăng )…
 
Khảo sát sơ bộ cho thấy  Quảng Trị  có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, chất lượng tốt, có thể đáp ứng  nhu cầu sinh hoạt dân gian tỉnh nhà, bổ  sung một phần cho sản xuất.
 
Phần  II -  Lạm bàn về phục hồi,  phát triễn Quảng Trị  
 
Làm sạch bom đạn không nổ, mìn… , khi nào mới xong đây, như  đã xong ở  Đức ( Dresden … ), ở Nhật ( Iwojima, Okinawa… ) ?
 
Qua 30 năm sau chiến tranh chấm dứt, Quảng Trị vẫn còn khổ sở vì  chất nổ còn sót của chiến tranh - ex plosive remnants of war - ERW. Từ năm  1975 đến nay đã có hơn 7000 dân Quảng Trị ( 1,2 % tổng dân số tỉnh ) chết hay bị thương nặng. Báo cáo cuối cùng của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và của Cơ quan  Cựu Chiến Binh  Hoa Kỳ- VVAF  về ERW và mìn  gài ở lục địa cho biết trong 6  tỉnh miền Trung, Quảng Trị là  nơi bị EWR ô nhiễm lớn nhất: khoảng chừng 83.8 % diện tích tỉnh nhà  bị EWR ảnh hưởng. ERW vẫn còn là một đe dọa chánh  cho  an toàn dân gian địa phương trong cuộc sống hằng ngày  và một cản trở lớn cho phát triễn kinh tế xã hội.
 
Năm 2000, Cơ quan Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ - VVMF thăm viếng  Quảng Trị lần đầu tiên và năm 2001, VVMF  cộng tác với Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cố thiết lập một phương thức toàn diện và hội nhập  giải quyết vấn đề ERW.  Thành quả  là vào tháng 8 năm 2001, dự án  Phục hồi Môi trường và  Vô Hiệu Hóa Ảnh hưởng Chiến Tranh - Restoring the  Environtment and Neutralizing the Effects of the War-  RENEW được thiết lập .Dự Án RENEW  nhận nhiều hưởng ứng từ  phía  dân gian địa phương, các chức quyền Việt Nam  đến tổ chức Hành động  ( chống Mìn )  Mìn Quốc tế xuyên qua thực thi hửu hiệu một số chương trình phối hợp:  Giáo dục ( về ) Hiểm nguy  của Mìn,  Cứu Giúp  Nạn nhân Mìn,  Các Toán  làm Sạch, Phá hủy đạn súng lớn - EOD, Trợ giúp Phối hợp Thông Tin và Công tác Sau ( Hậu - Post ) làm Sạch .
 Các tổ chức  Không thuộc Chánh Phủ (Non - governemental organisation  - NGO) tích cực hoạt động  nhất ở Quảng Trị  là  RENEW, chương  trinh Cây Hòa Bình- PeaceTrees- PTVN( không rỏ trong số loài cây này có bao nhiêu giống cây lâu năm có ý nghĩa kinh tế thí nghiệm cho  phong thổ tỉnh nhà, các loài cây rừng gỗ quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng hay  chỉ toàn là  các cây  rừng loại bạch đàn), Lối Sạch Quốc tế - Clear Path International - CPI  và Nhóm Cố vấn Mìn - Mine Advisory Group - MAG   Chẳng hạn PTVN, thành lập năm 1995 trước đó,  cho biết đến  đầu năm  2010 đã làm sạch  được 18 000 ha  đất đai và lấy đi  49 721  bộ phận bom đạn không nổ unexploded ordnance - UXO ; giúp đở  hơn 700 nạn nhân UXO và gia đình họ ( gồm chửa trị khẩn cấp, săn sóc sức khỏe và y khoa dài hạn, hổ trợ dinh dưỡng và cấp học bổng) ; Giáo dục Về Hiểm Nguy của Mìn, Cây Hòa Bình thiết lập năm 1998 ; chung sức với các công dân Hoa Kỳ, những gia đình và những nhóm dịch vụ muốn góp phần tài trợ các cộng đông Việt Nam đem lợi lộc cho nhiều thế hệ mai sau,  đã thành lập được 8 thư viện,  và mới đây 2 thư viện đặc biệt là Thư viện Pat Lucero Library và Peace & Reconciliation Library, và Làng Hửu Nghị Cây Hòa Bình tại một căn cứ tác chiến Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ  ở thị xã Đông Hà, trên một mảnh đất đã làm sạch được 289 bộ phận UXO  và mìn, xây cất nhà, giúp 100 già đình vay một số tiền nhỏ lập nghiệp …  
 
Phục hồi  trồng cây lương thực, nhưng chưa hoàn toàn khắc phục đủ sinh thái trồng tốt các cây lâu năm, thực phẩm hay công  nghệ, thích hợp khí hậu, thổ nhưỡng tỉnh nhà
 
Đất đai đa dạng,  phong phú chủng loại
 
 Quảng Trị  có  11 nhóm đất với 32 loại đất chính: đất phù sa, đất xám, đất đen , đất đỏ trên đá basalt, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất lầy , đất phèn , đất mặn , cồn cát, đất xoi mòn trên sỏi đá. Diện tích lớn nhất là đất đỏ vàng trên đá sét ( Ferrallic Acrisols ),  chiếm  30% diện tích tự nhiên, nhưng tầng mỏng ( dưới  30cm  chiếm 64% , 30-50 cm  chiếm 14% . Đây là loại đất đã được khai thác từ lâu đời, bị xói mòn mạnh , chua và nghẽo dinh dưỡng, ở nhiều vùng kết von đá ong - latêrit nổi ngay sát mặt đất. Đất vàng lợt trên đá cát chiếm 13.5% diện tích tự nhiên ( đất có tầng  dày dưới  30cm chiếm 47%, tầng dày 30-50cm chiếm 29 % ). Đất đồi phần lớn có tầng mỏng, chia cắt mạnh.  Ngoài ra còn có nhóm đất gồm cồn cát, bải cát, đất phèn, đất mặn, rất chua, độ phì nhiêu rất thấp, ngoại trừ đất mặn. Đất cồn cát trắng vàng  ( Luvic Arenosol ) trong nhóm đất đồng bằng chiếm 7.5  % diện tích tự nhiên, sử dụng gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng  cát bay, cát chảy là những vấn đề nổi cộm chưa khắc phục được. Quảng Trị còn có  một số loại đất, tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp . Đó là 20 000 ha đất  đỏ nâu hay nâu vàng  (Ferrasols - latosols đỏ ) phát triễn trên đá basalt, vùng Cùa, Gio Linh,Vĩnh Linh, Khe Sanh- Tân Lâm, Hướng Phùng; 42 350 ha đất phù sa ( Dystric Fluvisols ) phụ thuộc  vào mẩu chất thượng nguồn phần lớn là đá granit Trường Sơn đất nhẹ, chua, khả năng hấp thu - cation exchange capacity kém hơn các đất phù sa miền Bắc hay miền Nam; 10 870 ha  đất phù sa cỗ. loại khác biệt loại đất trảng, truông có lớp latêrit gần lớp đất mặt, nghèo nàn, thảo mộc là lùm bụi  thấp ( sim, mua,  móc, chũi- chỗi rành , tranh… ). Đa số  các loại đất này có  tầng dày trên 70cm, nồng lượng các chất dinh dưỡng tương đối khá, phân bố  tập trung trên địa hình bằng phẳng, gần các trung tâm dân cư, các trục đường giao thông … thuận lợi cho sản xuất.  Đó là các  đất vùng  sản xuất nông sản có ý nghĩa kinh tế Quảng Trị:  lúa,  cao su, tiêu…         
 
Ổn định được cây lương thực là lúa, bắp ( ngô ), sắn ( khoai mì ) , khoai lang
 Lúa là cây lương thực chủ yếu , trồng nhiều ở 3 huyện  Hải Lăng, Triệu Phong và Vĩnh Linh.  Năm 1999 , diện tích trồng lúa ở Quảng Trị là 44.700 ha,  đã đến mức bảo hòa khả năng đất đai trồng  lúa của  tỉnh,  từ 42 000 ha đến 45 000 ha. Năng xuất lúa là 3. 90 tấn ( t) /ha, gấp đôi năng xuất năm 1900, khoảng 1, 9 - 2.0 t/ ha. Tổng sản lượng lúa Quảng Trị đã tăng gần 2.5 lần, từ 76 460 tấn năm 1990 đến 176 000  tấn năm 1999. Tuy vậy năng xuất lúa QuảngTrị, năm 1999, còn thua kém nhiều  tỉnh  miền Nam  như Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp … năng xuất trung bình năm 1999 đã là 4.5 -  4.7 t/ha, hay các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Duơng, năng xuất trung bình từ 5.6t/ha đến  6.6t/ha. Để bảo đảm an ninh lúa gạo cho Quảng Trị, dân số  vẫn tăng gia nhiều (và  nhiên hậu  có khi tiếp tế cho cả các tỉnh Lào lân cận, khỏi phải nhập  gạo viện trợ Nhật, gặp lúc mùa lúa thất bát ) phải áp dụng mọi kỷ thuật mới mẽ ở ngành trồng lúa ( giống siêu năng, cao phẩm, bón phân nhất là phân đạm hóa học nay công nghệ Việtt Nam đã sản xuất đầy đủ từ khí dầu biển Đông và biển Tây ) đúng nồng lượng, thời gian tăng trưởng các giống tuyễn chọn và các đất đai thường nghèo nàn khả năng hoán chuyễn dinh dưỡng, phổ thông các giống cao năng ngắn ngày tránh mùa tháng bảo lụt, kháng sâu, kháng bệnh  v.v… )  mau đạt cho kỳ được năng xuất trung bình là 6-7 t/ha ở những nơi hệ thống thủy nông cải thiện xong: Nam Thạch Hãn, Kinh Môn, Hà Thượng …
 
Bắp ( ngô )  phát triễn khá mạnh ở các huyện  Hướng Hóa, Đa Krông, Cam Lộ Gio Linh, diện tích tăng từ 1200 ha năm 1995  đến 2 100 ha năm 1990. Nhưng  năng  xuất năm 1990 - 2000 còn thua xa năng xuất bắp, năm 2000,  các tỉnh Long An, An   Giang, Bặc Liêu,  Cà Mau, Thái Bình, Hải Dương, Bình Định, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Tây Ninh. Cần khuyến nông sâu rộng thêm kỷ thuật trồng trọt tân tiến hơn và các giống lai đơn  hay lai kép cao năng 9-10t/ha, đã tuyễn chọn và sản xuất giống lai từ khá lâu  ở miền Nam.
 
Hướng tiến tương tự lúa, bắp kể trên cũng phải được áp dụng cho khoai lang  trồng 4-5000 ha tại các huyện đồng bằng vùng cát ven biển là  Triệu Phong, Hải Lăng , Vĩnh Linh, Gio Linh, năng xuất chỉ mới 4 t/ ha, và sắn ( khoai mì )  trồng khoảng 3700 ha  ở hầu hết mọi huyện trong tỉnh,  nhưng đặc biệt ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa , Đa Krông, Hải Lăng, Triệu Phong, năng xuất chỉ mới 5.5 t/ha, trong khi trong nước đã có những giống  cải thiện 20- 30 t/ha, nhiều bột hơn. Có lẽ cũng không nên quên những loại củ thị trường đặc thù tỉnh nhà  hay ngoại quốc ( Trung Quốc , Đai Loan , Nam Hàn…) , trước đây trồng khá nhiều ở Vĩnh Linh, Gio Linh như khoai tía, khoai mỡ - yam , igname, khoai  từ  ( mình hay bình tinh ) v.v… Phát triễn cây lương thực phải song song với phát triễn  chăn nuôi heo ( lợn )  năm 1999 đã tăng lên trên 180 000 con, trong khi không tăng  gì mấy suốt thời kỳ 1991-1995. Phải cải thiện hơn nữa các giống heo nuôi địa phương, pha thêm máu hai ba dòng những giống heo ngoại quốc nhiều nạc, ít mỡ, mau lớn hơn như heo  đen hay heo vá Bershire thịt ngon thời Pháp thuộc, heo lông  vàng Duroc,  heo  to con da trắng Large White …  đã du nhập pha trộn máu tuyễn chọn heo lai, thời Việt  Nam Cọng Hòa, tăng  trọng lượng xuất chuồng lên  85- 90 kg , thay vì  chỉ mới đạt trung bình năm 2000 là 66- 70kg /con.  
 
Tiến mạnh hơn nữa về cây  công nghiệp  dài ngày, xưa cũ ( tiêu,trà  …  ) hay mới mẽ ( cà phê, cao su , hột điều … )
 
 Hồ tiêu :
Vào thời Pháp thuộc , tiêu Quảng Trị như tiêu Tiên Yên , Vĩnh Linh, đã nổi tiếng không kém tiêu Hà Tiên, Phú Quốc.  Dân Quảng Trị có truyền thống  trồng tiêu  và  chính một con dân Quảng Trị đã trồng tiêu  tiền phong ở tỉnh Bình Phước, miền Đông Nam Bộ ( Phần ), thập niên 1950. Năm 2000, Quảng Trị  đã đạt diện tích  trồng hồ tiêu  là 1380 ha, tăng 1.6 lần so với  năm 1995, sản lượng đạt 650 tấn, tăng 3 lần hơn năm  1995. Năm 2007- 2008, Quảng Trị  đã trồng 2150 ha hồ tiêu. Dự kiến năm 2010 sẽ có khoảng 3000 ha, sản lượng  5000 tấn.  Cần lưu tâm nhiều hơn đến những giống cải thiện mới ở miền Nam hay ở Mã lai, Inđônexia, Ấn Độ, Cam Bốt  nhiều đặc tính tốt  hơn giống đã hơi cũ là Belangtoeng thí nghiệm thành công ở Bảo Lộc vào thập niên 1950 - 60 , phổ thông các giống kháng hay phương pháp canh tác thích nghi chống  2 lọai dịch bệnh quan trọng là nhóm bệnh héo rụi, chết dây tiêu - phytohthora sp. và tuyến trùng - nematodes  gây ra bệnh vàng héo rũ dây tiêu, gíúp đở xây nọc trụ xi măng, gạch (tháp tròn hay vuông hỏng ruột hay không, thay các nọc trụ cây sống vì nọc trụ sống tranh dành dinh dưỡng với cây tiêu làm giảm năng xuất ) … Vùng trồng tiêu, tập trung chủ yếu là các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, và một số huyện gò đồi khác. Năm 2000, Cam Lộ đã trồng được 600 ha  hồ tiêu ở đất đỏ Cùa và Tân Lâm,  theo thể thức xí nghiệp Tân Lâm hay vườn gia đình. Khả năng mở rộng trồng hồ tiêu lớn nhất tinh là ở vùng gò đồi và thị trấn Gio Linh hay ở huyện Vĩnh Linh. Hy vọng tiêu Quảng Trị sẽ giúp Việt Nam tái  lập hay tăng thêm xuất khẩu tương lai, trên 117 000 tấn đạt được năm 2005 đã bị giảm xuống chỉ còn 82000 tấn những năm sau đó.   
 
 Cà phê :
Năm 1960, cả nước Việt Nam chỉ có 5-7000 ha cà phê. Năm 1980 chừng  22 000 ha, nhưng năm 2008 Việt Nam đã trồng trên 500 000 ha. Năm 2000, diện tích trồng cà phê ở Quảng Trị là 3548ha, tăng 2,3 lần so với năm 1995. Diện tích đã  thu hoạch cà phê sản phẩm thương mãi là 1630 ha, sản lượng 2 376 tấn, tăng 7,4 lần hơn  năm 1995. Năm 2010 dự kiến trồng trên 5000 ha, sản lượng khoảng 10 000 - 12000 tấn. Con số khiêm tốn so với diện tích và sản lượng cả nước. Chủ yếu cà phê  Quảng Trị là cà phê chè - Coffea arabica, chiếm  85-  90 % diện tích trồng, trong khi chủ yếu cà phê trồng ở Tây Nguyên và miền Nam là cà phê vối Robusta, thuộc loài Coffea canephora , nhiều cafêin hơn, đắng hơn, nhưng không thơm ( aroma ) bằng  arabica, chịu nóng, nắng chan hòa hơn, năng xuát cũng cao hơn vì không bị bệnh rĩ lá tàn phá như nhiều loại arabica cũ.  Giống  cà phê chè Catimor là giống có ưu thế, thích nghi với  điều kiện sinh thái tỉnh. Có lẽ không nên mở rộng  trồng nhiều giống loài cà phê mít  Coffea liberica- excelsa , giống Char , chất lượng không cao, tuy có đặc tính tốt dễ thích nghi với ngoại cảnh, tận dụng đất trồng phân tán, kết hợp đai chắn gió tầng thấp trong vườn nhà.  Nên cố gắng tăng gia vườn nhà hay trồng xí nghiệp cà phê chè với giống mới hơn, như các Hybrid di Timor mới, Mandehling Sumatra, Moka Java…,  các arabica tuyễn chọn mới ở Brazil, Columbia ( xứ trồng arabica thơm ngon nhất thế giới, bán cao  giá nhất ). Tài trợ, tổ chức  tưới tiêu mùa hạn hán it tốn nước hơn,  kiểu mưa phùn - sprinklers hay nhỏ giọt - drip irrigation , thay  kiểu tưới ngập ruộng lúa. Cà phê chè có thể cần cây che mát lượt bớt nắng gắt và che gió Lào , nên nghĩ đến các loài Cassia sp. như loài muồng đen , muồng Xiêm - Cassia siamea , keo bình linh  Leuceana leucophila ở  vườn, đồn điền cà phê Ban Mê Thuột, có thể luôn các loài  họ đậu nhóm  phượng bò cạp nước tím, đỏ, vàng… hay phượng chuổi  hoa hoàng yến Cassia  fistula ( ? ) một hoa cảnh đẹp đẽ ở các sân chùa xứ Lào lân cận. Các vườn cà phê hiện tập trung nhiều nhất ở vùng chuyễn tiếp Đông - Tây Trường Sơn, thuộc các xã Hướng Tân, Tân Lập, Húc,Tân Liên, Khe Sanh, Hướng Phùng huyện Hướng Hóa  và một số xã  dọc quốc lộ 9  và quốc lộ 14  của huyện Đa Krông.
 
Cao su :
Cao su trồng miền Bắc với các tinh dòng Thái Lan, Mã Lai, Inđônexia tuyễn chọn lại chịu lạnh hơn ở  Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam…, Trung Quốc, ước lượng đạt diện tích các năm 1958- 63 khoảng 6 400 ha. Vào thời gian này,  Cộng Hòa miền Nam đã trồng trên 75  000 ha, cạo mũ sớm hơn và năng xuất cũng cao hơn cao su chịu lạnh miền Bắc. Miền Trung từ Phú Yên trở ra Thanh Hóa không phát triễn trồng cao su, vì chương trình phát triễn  cho toàn cỏi Việt Nam, dự trù trồng 1 triệu ha cao su,  chỉ bắt đầu thực thi vào năm 1984, do Nga Sô Viết thúc đẩy Bộ Nông Nghiệp. Sau đó bộ duyệt lại chương trình, đặt mục tiêu trồng 500 000 ha năm 2005 và sản xuất 700 000 tấn.  Tài liệu thống kê cho biết, năm 2005 thật sự đã trồng được toàn quốc là 485000 ha  và xuất khẩu 509 000 tấn. Tưỏng cũng nên biết là một chương trình khuếch trương 1 triệu ha dự trù cho Việt Nam Cọng Hòa ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Phần ( Nam  Bộ ) đã được thiết kế các năm 1962- 63, gồm các cao su tiểu điền dinh điền tập trung, liên canh liên đia, cao su  tư nhân Việt Nam trung điền hay tiểu điền, cao su công ty đồn điền tư bản Pháp ... Chương trình cao su Cộng Hòa này đã bị gián đoạn hoàn toàn, vì chiến tranh trở nên  khốc liệt ở  miền Nam, sau năm 1964,  như đã nói trên.  Sau năm 1984, miền Trung, được viện Trợ Pháp và Ngân Hàng Thế Giới tài trợ,  phát triễn một chương trình 60 000 ha cho Tây Nguyên và đặc biệt cho các tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Trị. Hiệp Hội Cao su Việt Nam - GeRuCo ước lượng khả năng khuếch trương đất cao su ở miền Trung là 30 000 ha. Có lẽ quá chú trọng về điện tích đất đỏ,  bị cà phê  và các cây lâu năm khác cạnh tranh chăng ? Vì thế cho nên công ty chi nhánh Quasuco mới chuyễn đầu tư trồng cao su Quảng Trị sang cộng tác với Lào trên các đất đỏ tỉnh Savannakhet ( ? ) vùng Mường Phin- Sepon. Theo báo cáo, năm  2007-2008, Quasuco đã trồng được 4990 ha ở tỉnh Savannakhet.                   
 
 Năm 1999, Quảng Trị trồng được 9 844 ha  cao su, tăng 2 lần so với năm 1995. Diện tích  cao su đã cạo mũ được là 3340ha. Sản lượng  đạt 2375 tấn, tăng gấp 4 lần năm 1995. Không rỏ năm 2005, diện tích cao su Quảng Trị  được bao nhiêu rồi, trong số 485 000 ha cao su toàn quốc năm đó. Cao su Quảng Trị thường  được trồng trên đất đỏ các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Nếu áp dụng  mở rộng thêm diện tích cao su trên các loại đất khác, kể cả đất xám ( loại tầng đất mặt sâu, không có latêrit bên dưói, đồi gò dọc theo ven sông suối thung lũng cắt ngang… ), như đã làm ở tỉnh Tây Ninh thì diện tích cao su Quảng Trị tương lai có thể trên 50- 60 000 ha, trong khuôn khổ trồng 2 triệu ha cao su thiên nhiên cho  cả nước , hầu đuổi kịp Thái Lan  đã trồng 2 triệu ha và sản xuất trên 3 triệu tấn cao su thiên nhiên mà thứ hạng  quốc tế thập niên 1950 -60 sản xuất, năng xuất cao su còn thua kém Việt Nam nhiều. Quảng Trị ít lạnh, khác các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam Trung Quốc hay  vùng đồi núi các tỉnh Trung Du, Thượng Du Bắc Việt, Thanh Nghệ Tĩnh, có lẽ thích nghi hơn cho các tinh dòng cao su  cao năng cũ,  mới tuyễn chọn miền Nam, Mã Lai, Thái Lan, Inđonêxia, thời gian bắt đầu cạo mũ được cũng  ngắn hơn ( 7 thay vì 10 năm ), năng xuất mũ cây trưởng thành cũng có thể cao hơn. Cao su phát triễn ở  Quảng Trị nên theo phương pháp tiểu điền, tuy vẫn phải tập trung và diện tích giải tỏa cho mỗi hộ gia đình  chăm sóc, cạo mũ … ,sau khi GeRuCo đã trồng tốt những năm đầu thiết lập vườn, nên tăng thêm đến 3- 5 ha mỗi gia đình như ở miền Nam thay vì 1.3-1.4 ha ở miền Bắc. Cần nghĩ đến cao su  hai ba mục tiêu: khai thác mũ 7- 30 năm rồi đốn tái lập,  dùng thân cao su làm gỗ  ván ép  hay  làm bột giấy, sử dụng những tinh dòng tuyễn chọn thích nghi đã có ở Mã Lai , Inđônexia … Nơi nào đã giao lại vườn cao su  cho chế độ tiểu điền cải thiện, thì giúp đở khuyến khích xen canh, trồng các  rau đậu - vegetables thích hợp giữa hàng cao su  như các loại  họ đậu nhiệt đới,  cả đậu phụng ( lạc) trên đất nhiều cát, các loại cỏ họ đậu nhiệt đới mới ( tuyễn chọn ở Nam Mỹ hay ở Úc ) làm thực phẩm cho bò, trâu và đặc biệt nuôi dê giữa các hàng cao su, vì nông dân Quảng Trị đã nuôi nhiều dê, hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ lớn ( năm 1999, Quảng Trị đã có hơn 7000 con dê, tăng  từ  2652 con năm 1990), có lẽ đặc biệt nhắm thêm vào các loai dê sừa cao năng Anh Quốc, Ai cập, Úc Châu,  Tân Tây Lanv.v… Khởi đầu một vòng đai trắng sửa dê quanh các thị trấn  Quảng Trị đang vươn dậy lại, sau chiến cuộc tàn phá nặng nề .        
 
        Dâu tằm  tiến triễn khá, nhưng  vắng bóng đồi, vườn trà ( chè  ) ?
       Quảng Trị cũng phát triễn khá trồng dâu nuôi tằm ở thị xã Quảng Trị, Vĩnh Linh,  Triệu Phong. Đáng tiếc là không thấy một chương trình nào phát triễn trồng trà ( chè )  như ở Thái Nguyên, dù rằng trà Sa Bôi Quảng Trị đã nổi tiếng từ ngàn xưa,  trước trà Tân Cương , trà Thái ngon , biến chế đặc  biệt. Quảng Trị có đủ điều kiện sinh thái cho mọi loại trà đỉnh núi cao Tuyết Sơn - Snow Shan, cao nguyên  cao độ vừa phải  cho các trà tuyễn chọn  lai giống với trà Assam ở Lâm Đồng  ( Bảo Lộc ) như các tinh dòng LDP 1 , LDP-2 , hay trà gò đồi thấp hơn như  các tinh dòng Phú Hộ PH -1 ( 777 )  giống lai từ một đột biến Shan với  giống Ô Long Đài Loan,  có khả năng vừa làm trà xanh  vừa trà đen  ngon, hay trà Ô Long Việt. Năm 1985,Việt Nam chỉ mới xuất khẩu  26 000 tấn trà; năm 1995 lên đến 89 000 tấn và năm 2009 khoảng 120 000 tấn  ( sản xuất  175000 tấn ). Nếu phát động được trồng trà ở các vùng đã làm sạch bom đạn, mìn… , tương tự vùng trà mới Đồng Hỷ ở Thái Nguyên, thì không những  mở rộng được thêm chương trình «  chống đói đói, giảm nghèo «  các vùng núi non, gò đồi ( Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất nước nhà ) mà còn có thể góp phần mau đạt mục tiêu Bộ Nông Nghiệp đề  ra năm 2005 là xuất khẩu  trên 300 000 tấn trà , năm 2020. Nâng Việt Nam lên hàng thứ 3 thế giới, ( nay còn ở hàng thứ 6 ) sau Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng vượt ( ? ) Kenya, Sri Lanka và Thỗ Nhĩ  Kỳ       
           Lĩnh vực cây ăn trái ( ăn quả ) thành công đáng kể với xuất khẩu chuối, nhưng  không phát triễn mấy về trái ăn tươi  cỗ truyền ( mít, xoài, dứa - thơm - khóm- cam quýt, nam trân- dâu tiên, trám… ). hay «  mới «   như hột điều, dẽ bi - macadamia, mày pecan , sung tây ngọt, hạnh nhân ngọt …)    
           Thành công đáng kể ở Quảng Trị là trồng được  năm 2009, 1 400 ha chuối ở huyện Hướng hóa là huyện các tộc dân ít người Bru- Vân Kiều và Pa Cô -Tà Ôi, và xuất khẩu giá cao  ( 234 đô la Mỹ một tấn năm 2009 ) sang Trung Quốc. Loại chuối phát triễn thuộc nhóm chuối nhị nhiễm AA : chuối Sứ, chuối Ngự - Đồng Nai, chuối Xiêm  … , chuối Cau - Cao ( cau trắng, cau quảng)  chuối  mật mốc.. )… ,  tên chung quốc tế là baby bananas , tên Phảp là sucrier. Loại chuối nhị nhiễm này chịu đựng được khô hạn , đất cao  nghèo nàn , dễ trồng dễ săn sóc hơn,  kháng được nhiều bệnh và sâu bọ nặng nề của cây chuối, thịt ngon ngot hơn, nhưng vỏ mỏng khó chuyên chở đi xa hơn là nhóm các loại chuối tam nhiềm  AAA loại chuối  Già Nam Mỹ ( Già Hương, Già Lùn, Già Cui ),  nhóm chuối tam nhiễm AAB  ( A là loài Acuminata, B là loài Balbisiana ) là  như  chuối Tiêu Đà lạt, chuối Tiêu hồng Hưng Yên,  chuối Tiêu Nam Định  v.v… Xoài cũng là loại cây ăn trái diện tích tăng gia đáng kể, từ con số không năm 1990 đến năm 1999 đã trên 600 ha , tập trung ở huyện Hướng Hóa. Nhưng khi nào Quảng Trị và Việt Nam xuất khẩu  được xoài ngon trái to, hột nhỏ như loại  xoài cát Hòa Lộc, xoài  cát Kent  Mexico - Trung Nam Mỹ  ( tuy tuyễn chọn ở Florida - Hoa Kỳ ), hay xoài nhỏ ngon như thanh ca Bình Định, thanh ca Phi Luật Tân ( nay đã có mặt ở Ca Li ).           
 
Quảng Trị có hai loài cây ăn trái cỗ truyền  khá phát triễn là mít -  ba la mật ( khắc trên một Cữu Đĩnh Thành nội Huế ) ở vùng Cùa và cam Hải Lăng ( thật sự nguồn gốc Nam Mỹ , do các nhà truyền giáo ngoai quốc đưa vào ). Ngoài 3 loài mít hoang dại rải rác ở rừng Quảng Trị là mít chua, trái bóng láng và nhỏ 2cm, mít gỏ mật hay mít nài  trên núi cao 500- 1000m trái bầu  7cm, cuống dài 7cm, đôi khi còn gặp mít lá An Túc mọc trên sườn núi hiểm dốc, trái nhỏ 5- 10 mm, gai vàng, trông như trái chôm chôm , mít trồng trọt nhiều trái  to như mít Bố Trạch tỉnh Quảng Bình . Ngoài việc cho gỗ tốt khi không còn sản xuất trái thương mãi được nữa, phải cố gắng  lựa chọn thêm nhiều vùng, đất đai thích hợp cho mít ngoài đất đỏ Cam Lộ, Hướng Hóa,Vĩnh Linh và lựa giông tốt tân tạo  cao năng, cao phẩm đã có nhiều hiện nay ở Thái Lan, Mã Lai, Inđônexia, Úc và cả ở Florida - Hoa Kỳ, Mexicô Bắc Mỹ ;  khai thác  cây trái theo nhiều cách: trái  tỉ lệ  múi cao ít xép. ít xơ, ngon ( ướt, ráo nhiều ít )   ăn tươi hay phơi khô đóng hộp ;  tỉ lệ  hột cao rang luộc làm hột hạch quả như  các hạch quả xứ lạnh xuất khẩu, xay nhỏ hột làm bột bánh kẹo đặc sản ; dùng trái nhỏ lặt bớt cho trái còn lại to hơn, cắt vỏ xắc lát làm rau sống hay chín, ướp muối làm dưa, hay khi xén cành cho cây mít thấp dễ hai trái, dùng lá,  múi ( có khi luôn cả vỏ ) xép, xơ làm thực phẩm gia súc v.v…
 
Đáng lưu ý thêm  khuếch trương bổ sung cây trái Quảng Trị là hạch quả hột điều  vì Quảng Trị khí hậu, đất đai đa dạng, nhiều nơi  có nhiệt lượng cao , rất có thể trồng tốt nhiều giống- dòng ( dùng để tháp ) tân tuyễn cao năng, bổ  khuyết sản xuất nước nhà khỏi phải nhập hột điều còn vỏ cứng Phi Châu : Tanzania, Mozambique, Guinée Bissau  cho các nhà máy đốt vỏ  trong nước khỏi thiếu nguyên liệu chế biến hột không vỏ xuất khẩu. Nơi nào trồng được cà phê chè thì nên thí nghiệm các hạch quả loài dẽ bi ( Úc châu kiên quả, quả cứng Úc châu, nay còn gọi là mặc cam ? ) macadamia nut , loài hạch quả hột ngon nhất cao giá nhất, nay đã trồng nhiều ở Trung Mỹ, Úc Châu ngoài Ha Uy Di.
 
Quảng Trị có nơi khi hậu khô hạn và cao độ khá lớn, có thể tốt cho các loài giống hạnh nhân ngọt (sweet almond , amande) hay trên đất đá vôi trồng thử các loài giống hồ đào óc chó - walnut, có khi cả các loài mày châu, mày Thanh Hóa, mày pecan Hoa Kỳ, nhưng cần tuyễn chọn những giống  có yêu cầu lạnh - chilling requirement thấp. Một loài bán ôn đới có  yêu cầu thấp này là cây sung ( vã ) ngọt - sung tây ngọt ( fig, figues ) ficus  carica, nhưng phải sử dụng các giống sung ngọt « thường «  hay sung ngọt San Pedro, Ca Li, sinh sản trinh sinh - parthenocarpic,  không cần một loài ong đặc biệt thụ phấn mới ra trái, khảc các giống sung ngọt vòi noãn dài cần ong như các giống Âu Châu  Smyrna , Caprifig v.v… Quảng Trị nhiều đất nghèo  nhiều cát, có lẽ cũng nên nghĩ đến  nhóm cây lạc tiên ( chùm bao . nhãn lồng, nay ở Tây Nguyên gọi là chanh dây ) passion fruit,  họ Passifloraceae, cả hai nhóm vỏ vàng đồng bằng và vỏ tím vùng cao.
 
Có lẽ không nên quên các  loài táo ta, nhóm táo ta Ấn độ  Zyziphus mauritania hay táo tàu ( táo má hồng , táo đào tiên … ) Zyziphus jujuba . Táo ta , táo tàu  tên la jujube, không phải là pom  hay táo tây thuộc họ thực vật khác hẳn ,họ hoa Hồng Rosaceae : Pom ( táo tây pomme , apple ), lê , mận tây đã được thử nghiệm ở vườn ông chuyên viên ( có lẽ không có được bằng cấp Trung học Pháp)  thu thập nhiều và giỏi cây cỏ Đông Pháp rừng sâu núi thẳm tên là Poilane (bị bắn chết lầm  cuối thập niên 1960 ? gần Khe Sanh ), cho viện Bảo Tàng Museum de Paris định danh, phân loài : đã cho biết trồng các loài cây trái xứ mát lạnh, ôn đới Pháp  thất bại hoàn toàn ở Khe Sanh, vì vùng này chưa đủ cao, chưa đủ lạnh, không thõa mãn nổi yêu cầu lạnh cao các loài cây trái này
 
Cuôi cùng,cũng nên thí nghiệm lại  các giống loài dâu ta, dâu da, dâu tiên, bòn bon  ( không  phải  là bòn  bon ngọt Mã Lai Lansium domesticum họ Meliaceae ) , có khi được gọi là trái nam trân, tên Anh là Rambai,  là các loài  Baccaurea  sylvestris, B. ramiflora , B. sapida  thuộc họ khoai mì Euphorbiaceae. Có khi ngay cả các loại trái đặc sản xưa là các trái trám tổ tiên chúng ta ăn chung với  củ dây đậu sắn Pueraria thompsonii  là trám đen Canarium tramdenum, trám trắng Canarium album, trám mũi nhọn  Canarium subulatum rải rác ở  các rừng núi đồi Quảng Trị. Tương cũng nên biết  là hai loài  trám mũi nhọn và trám trắng là những cây đại thụ ( đại mộc )  mọc trên tầng cao nhất  của loại rừng nhiệt đới luôn luôn luôn xanh vùng thấp Quảng Trị . Cây trám có khi cao  đến 30m ( tuy  điễn hình chỉ cao 20-25m ) , đường kính thân 40-80 cm .
 
Tài nguyên rừng
 
Năm 2000, Quảng Trị có chừng 101500 ha rừng tự nhiên và 48 300 ha  rừng trồng. Rừng Quảng Trị chủ yếu là  rừng kín thường xanh,  mưa ẩm nhiệt đới với hàng trăm loài thực vật trong đó có nhiều loài gỗ quí, bền chắc, tốc độ sinh trưởng mau , trung bình hàng năm 4-5m3/ha . Trong rừng có hàng trăm loài cây làm thuốc, 300-400 loài dược liệu quý hiếm, 40 loài cây làm cảnh, hoa kiểng đẹp, 30 loài cây sợi …  Thảm thực vật Quảng Trị phong phú, đa dạng gồm 657 loài thuộc 169 họ. Riêng thực vật tầng ( bậc) cao có 7 ngành với giá trị kinh tế cao.
 
Vùng núi Quảng Trị chứa hai  kiểu thảm thực vật chánh :
             -kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm ướt quanh năm , hình thái cấu trúc độc đáo , nhiều tầng cây  cao to (cổ thụ )  lá rộng xanh quanh năm, tán khép kín
          - kiểu rừng á nhiệt đới,  cấu trúc thành phần loài có sự thay đổi rỏ rệt. Thường gặp là các cây họ Đỗ Quyên Ericaceae, họ Kim Giao Podocarpaceae
 
Vùng gò đồi có các thảm thực vật tự nhiên và cây trồng ( hồ tiêu , cao su , chè , cà phê …). Thảm thực vật vùng đồng bằng ven biển là cây lùm bụi thứ sinh, rừng trồng và cây trồng. Thảm cây lùm bụi thứ sinh trên  các bải gò cát vàng và vàng trắng là trâm ( Chưn ) bầu Combretum sp. họ Combretaceae, ô rô Acanthus sp. họ Acanthaceae , găng Aidia sp. Randia sp. họ  cà phê Rubiaceae  ...    Thảm rừng trồng chủ yếu là các loài bạch đàn Eucalyptus sp. , keo lá tràm  Acacia sp. , phi lao Casuarina sp. 
 
                Trong các năm 1996- 2000, bình quân mỗi năm Quảng Trị trồng được 3700 ha rừng tập trung và 3.2 triệu cây phân tán.  Cho nên độ  bao phủ rừng  đã tăng từ 23% năm 1995 lên đến 31 % năm 2000.  Công tác trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, trồng cây phân tán  được đẩy mạnh. Có lẽ nên quan niệm lại các loài thực vật  trồng rừng sản xuất, chú trọng hơn mục đích  sản xuất gỗ hay làm cũi làm than hoa, nhắm vào các loại cây đa dạng, theo thế ba chân nông lâm mục  đã nêu trên, xen kẻ các hoa màu khi cây còn nhỏ hay chăn nuôi giữa các hàng cây khi cây trưởng thành  ( cao su, mít các loại hạch quả cây to lớn làm gỗ tốt như mày pecan nhất là các giống lai tân tuyễn v.v… ). Về cây phân tán nên lựa chọn các  loài cây đặc sản nông nghiệp ( trám, dâu tiên Quảng Nam … )  hay lâm nghiệp (  chẳng  hạn đáng phổ biến nhiều hơn nữa  là các loài giống Quế - Cinnamomum, Cassia sp , các loài nhân sâm  Việt núi Ngọc Lĩnh - Kontum và các giống gỗ quí hiếm tỉnh nhà đặc biệt những giống có nguy cơ đe dọa tuyệt tich ).
 
              Hình như nay Quảng Trị đã thành lập xong khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa ( và một phần đất phía tỉnh giáp giới Nam Quảng Bình ), do  chương trình  Việt Nam Bảo vệ Đời Sống Chim Chóc Quốc tế,  có sự tài trợ  của Tổ chức John D. and Catherine T. Mac Arthur báo cáo nghiên cứu, đề nghị năm 2008. Đây là vùng rừng rộng lớn nhất miền trung Trường Sơn chưa đựợcc bảo vệ. Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên này  25 200ha, trong đó rừng tự nhiên còn đến  20 646 ha. Rừng nguyên thủy Bắc Hướng Hóa là rừng luôn luôn xanh - ever green forest .  Dưới 600m là rừng nhiệt đới núi vùng thấp  luôn luôn xanh và trên 600m là rừng xếp vào hạng  rừng núi cao vừa phải á nhiệt đới luôn luôn xanh. Khoảng chừng 15 % rừng đã bị đốn sạch, trước khi thiết lập khu Bảo Tồn. Mất rừng vẫn tiếp tục, vì phải định  cư nhiều làng mới dọc theo đường Trường Sơn Công Nghiệp ( đường mòn Hô Chí Minh ). Ảnh hưởng bom, đạn, napalm và thuốc khai quang rỏ rệt  trên không ảnh vệ tinh  năm 1969. Tuy nhiên, những rừng vùng này không phân biệt nổi với những rừng vùng lân cận, theo nghiên cứu các không ảnh vệ tinh chụp những năm gần đây ( 2007- 2008 ), và cũng không thể kết luận dứt khoát là  tình trạng các rừng hiện nay là do ảnh hưỏng thuốc khai quang hay không. 
 
         Rừng Bắc Hướng Hóa  theo báo cáo kiểm kê có 920 loài  thực vật ( nhiều hơn thống kê các loài thực vật Quảng Trị năm 2000 kể trên ) gồm 518 tông chi và 130 họ thực vật. Một số đáng kể các loài này  có tầm kinh tế quan trọng cho dân địa phương, 125 loài được sử dụng làm gỗ, 161 loài là nguồn y dược cỗ truyền , 44 loài làm hoa kiểng cây cảnh và 80 loài làm thực phẩm. Trong số 920 loài kiểm kê, 21 loài xếp vào hạng bị đe dọa hiểm nguy tuyệt tích ở Việt Nam và  9 loài bị đe dọa hiểm nguy tuyệt tích trên thế giới. Đe dọa tuyệt tích vì lạm thác,vì đa số là gỗ tốt, cao phẩm tỉ như  các loài thuộc tông Dipterocarpus spp. thuộc họ Dầu Dipterocarpaceae : dù rằng cũng có nhiều loài dùng vào các mục đích khác, tỉ như các loài Quế Cinnamomum spp. và loài dó bầu- trầm  Aquilaria crassna, họ Trầm hương Thymaelaeaceae, bị khai thác triệt để cho công nghê hương thơm .
 
         Khu Bảo tồn Bắc Hướng Hóa còn có mục đích  bảo tồn đa dạng loài động vật có vú- mammal diversity và  đa dạng chim chóc - bird diversity . Khu đã kiểm kê được 47 loài vật có vú, 29 loài đã được xác nhận hiện diện và  27 loài chỉ biết qua phỏng vấn các thợ săn.  Như vậy chỉ mới trên phân nữa  phân loại  các loài vật có vú ưu tiên  vùng trung Trường Sơn Việt Nam của  nhóm  khảo cứu Tordoff năm 2003, trong đó có Sao La Pseudoryx  nghetinhensis. Nhóm nghiên cứu Bắc Hướng Hóa không khảo sát  các loài vật nhỏ có vú - small mammmals như tông gặm nhắm Rodentiatông ăn sâu bo -Insectivora hay  các loài dơi- bats  Chiroptera .  Trong số 47 loài khu kiểm kê được, 21 loài được xem là bị hiểm nguy tuyệt chủng trên thế giới, đặc biệt là hai  loài Sao La và  Voọc vá chân nâu  Red -shank Douc langur Pygathrix nemaeus và  26 loài bị đe dọa ở Việt Nam. Về  đa dạng chim, khu bảo tồn kiểm kê được 207 loài. Chỉ có một loài là bi đe dọa tuyệt chủng trên thế giới : loài gà lôi ( trĩ ) lam mào trắng Edward pheasant Lophura edwadsi. 9 loài chim khác được xem là bị hiểm nguy đe dọa ở Việt Nam.
 
           Thách thức quan trọng cho  Khu Bảo tồn Bắc Hướng Hóa  là  giá trị đa dạng sinh học những năm gần đây đã suy giảm nghiêm trọng,  do việc săn bắn và buôn bán động vật  hoang dã trái phép gây nên. Có rất nhiều nhóm thợ săn chuyên nghiệp từ Quảng Bình vào, hoạt động ráo riết, sử dụng nhiều bẩy khác nhau. Xây dựng đường Trường Sơn Công Nghiệp cũng tạo thêm điều kiện cho việc buôn bán vận chuyễn động vật hoang dã.
 
                Thủy sản , Ngư nghiệp
               
Phát triễn thủy sản ngư nghiệp phải được xem là một thành công đáng kể về xuất khẩu, va chống đói giảm nghèo hửu hiệu nuôi trồng thủy sinh- aquaculture, đặc biệt từ thập niên 1990. Năm 1995, Việt Nam xuất khẩu 551 triệu đô la Mỹ hải sản ; năm 2000 là 1475 triệu và năm 2004 là 2400 triệu, vượt dự liệu 2 000 triệu đô la cho năm 2005 ; năm 2010 là 2 500 000 triệu. Thủy sản nuôi trồng xuất khẩu năm 1999 là 415 000 tấn; năm 2004 lên trên 1150 000 tấn và dự trù trên 2 000 000 tấn năm 2010.
 
Ngành ngư Quảng Trị cũng phát triễn theo chiều hướng toàn quốc này .Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng trung bình mỗi năm thời gian 1996-2000 là 10 707 tấn, đánh bắt chiếm 94% và  nuôi trồng 6.4 % .Vùng lảnh hải Quảng Trị  rộng khoảng  8 400 km2, ngư trường đánh bắt khá lớn, nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang  cua, hải sâm, tảo . Theo đánh giá  trữ lượng hải sản  tỉnh Quảng Trị khoảng 60 000 tấn, đặc sản chiếm 11 % ,  nhưng chỉ được phép  khai thác hàng năm 13- 18000 tấn . Diện tích nuôi trồng tăng từ 688 ha năm 1995 lên 930 ha năm 2000 , phần lớn  ở Vĩnh Linh, Hải Lăng, Đông Hà. Vùng tập trung nuôi tôm chủ yếu ở Gio Linh, Triệu Phong, Vĩnh Linh. Tôm nuôi ở ven sông Bến Hải, Cửa Việt và trong các hồ đầm.  Tôm hùm lòai nuôi ở Quảng Trị là Panulurus stimpsoni, một trong 3 loài tôm hùm nuôi mau lớn,  bự con trong số 9 loài định danh  nước nhà, tại khu vực Vĩnh Linh và đảo Cồn Cỏ. Cá và các loại thủy sản khác  có thể phát triễn thêm ở ven biển, đồng bằng, trên các dòng sông, ao hồ tự nhiên,  hồ chứa nước các công trình thủy lợi   hay nuôi cá đồng ( và tại sao không nuôi tôm càng xanh nước ngọt trong ruộng lúa )  một vụ ở đồng trũng,  thay một vụ lúa. Cá nuôi lồng phát triễn  trên các sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Thạch hãn  và nuôi cá bè trên các hồ đập thủy nông, thủy điện.  Năm 1999 toàn tỉnh  có trên 1800 tàu, thuyền đánh cá  tổng công xuất 37 000  mã lực ( CV ) ; trong số  này có 31 tàu đánh cá xa bờ. Quảng Trị đã phát triễn chế biến thủy sản, nhất là mặt hàng đông lạnh. Năm 2000, giá trị xuất khẩu hải sản Quảng Trị là 7 triệu đô la Mỹ. Trong  cơ cấu giá trị ngành ngư nghiệp Quảng Trị  năm 2000, hoạt động đánh bắt  chiếm 90%, nuôi trồng 7.5 % , còn lại là khâu dịch vụ.  Khu dịch vụ ngư nghiệp Quảng Trị  đã được nâng cấp, thuận lợi cho phát triễn kinh tế biển gồm trung tâm thủy sản Cửa  Việt, trung tâm thủy sản Cửa Tùng và cảng cá - khu dịch vụ hậu cần  nghề cá ở đảo Cồn Cỏ.  Trung tâm thủy sản  Cửa Việt đã xây xong cảng cá và khu dịch vụ hậu cần  nghề cá ( sơ chế, bảo quản, thu mua sản phẩm ), kết hợp  với  sửa chửa tàu thuyền, cung cấp xăng dầu, nước đá, ngư cụ. Trung tâm thủy sản Cửa Tùng gồm bến cá, cơ sở thu mua và biếc chế xuất khẩu, các dịch vụ nuôi tôm sú giống, ươm dưỡng  tôm hùm con , sửa chửa tàu thuyền, dịch vu cung cấp vật tư, nước đá cho ngư dân.  Cảng cá và  khu dịch vụ hậu cần  nghề cá cùng với  mở mang luồng vận tải Cửa Tùng - Cồn Cỏ , khai thác tổng hợp kinh tế biển, dịch vụ hậu cần  nghề cá và phát triễn du lịch, tham quan, tắm biển, nghĩ dưỡng v.v…  Tương lai phát triễn ngư nghiệp Quảng Trị  là những vấn đề chung cho cả nước  như  lạm thác biển gần bờ ,  suy giảm cá đánh bắt  dánh bắt với phương tiện bất hợp pháp tỉ như dùng thạch tín - cyanide , thuốc nổ - mìn,  tìm công ăn việc làm khác khi cố giảm các tàu thuyền quá nhỏ bằng tàu có từ 90 mã lực trở lên, theo dõi ngư trường xa bờ  đúng khoa hơn cũng như cách đánh bắt cá tôn trọng múc bền vững hơn và loại cá có giá trị hơn( Việt Nam biết được 2000 loài cá, trong đó chỉ 130 loài có giá trị thương mãi), giải quyết vấn đề bệnh  tôm giống , tuyễn chọn thuần dưỡng cá địa phương đặc biệt ở các thung lũng, hồ, đầm tộc dân ít người thường thích hợp hơn là cá du nhập  ngoại quốc,  nuôi trồng  cá tôm nước ngọt,  giá và phẩm thực phẩm nuôi cá không dùng thuốc kháng sinh bị cấm ở nhiều nước v.v….
 
 Danh lam thắng cảnh va phát triễn thương mãi , du lịch
 
Tuy  lao động  hoạt động ở lảnh vực nông lâm ngư năm 2000 chiếm 79% tổng số  , nhưng chỉ tạo ra  49%  GDP của tỉnh,  giảm  đi gần 20 % so với năm 1990. Trong khi đó  GDP dịch vụ tỉnh  đã tăng  từ 25.4 % năm 1990 lên đến 41- 43 % các năm 1995- 2000.  
 
    QuảngTrị có những  ưu điểm về du lịch như Bờ biển dài với cảnh quan và một số  bải cát đẹp mệnh danh là những bải tắm Hoàng hậu : Cửa Tùng , Cửa Việt , Mỹ Thủy ; như những cánh rừng nguyên sinh da dạng sinh vật có thể lặng ngắm cây đại thụ , hoa cảnh,  chim chóc nông lâm sản đặc thù, chẳng hạn khu Bảo Tồn Bắc Hướng Hóa, kiểu Costa Rica xứ Trung Mỹ ; du lịch sinh thái biển hay bờ biễn  đảo Cồn Cỏ hệ thống Tam giác Cửa Tùng Cồn Cỏ - Cửa Việt;  sinh thái núi rừng, thả bè  xuôi dòng các sông suối ngắm núi rừng hùng vĩ, cầu Đa Krông giao điểm  đường mòn Hồ chÍ Minh và  đường số 9  với công trình thủy điện Rào Quán- Tân Lâm lớn nhất tỉnh  hiện nay . Nhất là thăm viếng các di tích lịch sử, văn hóa gắn liền truyền thống lịch sử  như vết tích hào quanh thành, bờ thành  điêu tàn đổ nát thành phố cỗ Quảng Trị, nhà tù Lao Bảo thời Pháp thuộc, các khu chiến sự Khe Sanh, Làng Vây, căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, hàng rào điện tử Mc Namara, sân bay Tà Cơn, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương chia đôi đất nước gần 20 năm trời, các làng văn hóa và lễ hội  Bru-Vân kiều, Pa Cô - Tà-Ôi  có nhiều truyện cỗ truyền miệng, hát đối giao duyên và các nhạc cụ như cồng, chiêng, đàn  aman, nhị, trống, sáo. Có lẽ cũng không nên quên thiết lập  một trung tâm bảo tồn  văn hóa cỗ  tộc  dân Kinh Quảng Tri ở tỉnh lỵ Đông Hà ( , ? ), vì tỉnh nhà  đã có truyền thống lâu đời như đã phát họa sơ qua ở phần I Khái quát, điển hình là tiếng nói mang đặc điểm  thổ ngữ vùng Trung Bộ, còn bảo lưu  nhiều yếu tố  tiếng Việt cỗ xưa.
 
Giao thông vận tải,  bưu chính, viễn thông
 
Số khách du lịch đến hay ngang qua Quảng Trị còn quá khiêm tốn so với tiềm năng, nhưng ngoài việc  xây cất thêm khách sạn , nhà nghĩ dưõng chứa bệnh, nơi khai thác  mỏ nước khóang Cam Lộ -  Đa Krông,  Quảng Trị cần thêm cố gắng nâng cấp hạ tầng cơ sở , đặc biệt là giao thông vận tải, viễn thông bưu chính.  Hy vọng đường  xe lữa  Bắc Nam mau chóng hoàn thành, mau có đường xe lữa cao tốc Shinkansen,  hình thành  đường sắt Xuyên Á  chạy qua  cửa khẩu Lao Bảo:  nối Singapore, Bangkok, Savannakhet, Đông Hà , Hà Nội, Lào Cai, Côn Minh.  Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ Quảng Trị là 2 796. 2 km, trong đó quốc lộ  dài 285 km, tỉnh lộ 329 km, huyện lộ 476 km, 45 km đường đô thị,  1660 km đường xá và đường giao thông nông thôn. Các quốc lộ chánh là quốc lộ 1A  dài 75 km ở địa bàn tỉnh nhà ; quốc lộ 15 ( đường Hồ Chí Minh ) dài 15 km từ Cam Lộ đến Quảng Bình; quốc lộ 9  từ Đông Hà đi Lao Bảo dài 85km, gắn liền với đường Xuyên Á đã có tài trợ và nâng cấp. Nhưng cần hoàn tất, trải nhựa mạng lưới tỉnh lộ: các tuyến đường 7, 8, 64, 68, 70, 74, 76 nối với nhau các vùng ven biển, đồng bằng và trung du miền núi .
 
 Cũng không nên quên cải thiện hai tuyến đường sông Mỹ Chánh và sông Bến Hải. Cảng hàng không  Ái tử sẽ được khôi phục  nâng cấp trong tương lai ( năm nào  bắt đầu ? ) để trở thành  cảng hàng không dân dụng tỉnh. Cảng Cửa Việt đã được đầu tư, nâng công xuất từ 200 000 tấn /năm lên  1 triệu tẩn/ năm. Cảng  Đông Hà là cảng vệ tinh của cảng Cửa Việt. Nay mai, cảng Cửa Việt còn được  cảng  Mỹ Thủy  hổ trợ ( ghi là cảng Quảng Trị nhưng thị trấn Mỹ Thủy cũ trên bản đồ năm 2000  lại  thuộc Quảng Bình ), tăng cường vị trí cạnh tranh chuyễn vận hàng hóa biến Đông- Á Châu. Mỹ Thủy có vị trí thuận lợi  dự kiến xây một đê biển  chắn sóng dài 1.3 km, 600 km bờ bến, tàu chạy lòng nước sâu 13 m, có khả năng đón tàu  cập bến trọng tải 40 000 tấn - dead way tonnes. Tổ hợp Xây  dựng Đóng Tàu Việt Nam dự trù phát triễn ở cảng Mỹ Thủy một phức tạp đóng tàu lớn rộng  và Tổ hợp Khí  dầu ( lữa ) Việt Nam cũng dự trù khai thác tiềm năng khí dầu của Vùng biển Đông này. Cảng Mỹ Thủy có vị trí tốt đẹp không kém  các cảng Đà Nẳng, tận dụng du lịch, thương mãi phát triễn kinh tế xã hội vùng biển , khai thác tiềm năng lớn lao  của Hành Lang  Kinh tế Đông - Tây ( East West Economic Corridor - EWEC ). Một hành lang  dài 1450 Km  xuyên qua tỉnh nhà, nối liền  bốn nước Myanmar ( Miến Điện ),  Thái Lan, Lào và Việt Nam. Thỏa Hiệp Thông Cảm-  Memorandum of Understanding  tháng 9 năm 2006 giữa ba tỉnh Quảng Trị,  Sanannakhet và Mucdahan  đã làm tăng  lên hơn gấp đôi số lượng du khách  từ năm 2006 đến năm 2009 . Tưởng cũng nên biết là cầu Hửu Nghị Savannakhet - Mucdahan bắt ngang qua dòng sông chánh Mê Kông Lào - Thái, Trung  Quốc đã thực hiện xong mấy năm qua .
 
Năm 1998,  Quảng Trị đã có 26 tổng dài  dung lượng lắp đặt là 14 5558 số . 26  xã chưa có diện thoại: 13 xã huyện Hướng Hóa,  8 xã ở Đa Krông, 4 xã ở Vĩnh Linh và 1 xã ở Gio Linh. Tổng thuê bao là 13 000 máy, chiếm 89 % dung lượng. Đặc biệt điện thoại đã được lắp đặt  phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo như xã Tà Rụt và đảo Cồn Cỏ.  Thông tin báo chí đã mở rộng  đến các vùng nông thôn ; đã có  99/ 136 xã phường, thị trấn có báo đọc hàng ngày .                                          
 
 Thương mãi
 
 Ngành thương mãi đã thu hút 5.5 %  lao động xã hội tỉnh Quảng Trị,  năm  2000.  Thương  nghiệp  quốc doanh  còn giữ vai trò chánh  trong lĩnh vực lưu chuyễn hàng hóa bán buôn, nên chuyễn giao bớt lại cho thương nghiệp ngoài quốc doanh, hiện nay đã chiếm 73 % hàng hóa bán lẽ. Mạng lưới  chợ  phát triễn cũng  chưa đều  giữa các huyện và thị xã. Đến năm 2000, cả tỉnh có 63 chợ: 37 chợ thành thị  và chỉ có  26 chợ nông thôn. Khác biệt giữa vùng miền núi của các tỉnh miền Trung và vùng miền núi Quảng Trị  là ở chỗ tuy Quảng Trị vẫn  có nhiều đồng bào  tốc dân ít người, tập trung phần lớn các xã nghèo,  song Quảng Trị  lại có trọng điểm  phát triễn với nhiều ưu thế.  Đó là những của khẩu quốc tế và khu thương mãi Lao Bảo đầu mối phía tây của trục đường xuyên Á - đường số 9.
 
Khu thương mãi Lao Bảo gồm hai thị trấn Lao Bảo và Khe Sanh  và 5 xã là Tân Thành, Tân Long. Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp nằm trên trục quốc lộ 9, chiều dài 25 km, bắt đầu từ km 59  của quốc lộ 9 xã Tân Hợp đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuộc huyện Hướng Hóa, diện tích 15 804 ha.  Khu thương mãi Lao Bảo thành lập năm 1998, đến  năm 2005 nhập vào  Khu Kinh tế Thương Mãi đặc biệt  Lao Bảo của thị trấn Lao Bảo, dự kiến trở thành  thị trấn hạng 1 nước nhà năm 2020 ; năm 2000 đã có thương vụ 58 triệu đô la Mỹ, năm 2007 lên đến 148 triệu đô la. Quảng Trị sẽ có cửa khẩu La Lay năm 2020. Lalay là một trong 30 cửa khẩu phía tây Việt Nam, dự trù có  khu kinh tế thương mãi : 15 sẽ  thiết lập xong năm 2015 ( Long An, A Đot ( Thừa Thiên ),  Nam Cần - Thanh Thủy ( Nghệ An ) Na Mèo ( Thanh Hóa )…  và 3 vào các năm 2010- 2020  là La Lay, Đak Per ( Đắc Nông ), Đak Re ( Đắc Lắc ).  
 
Các cụm công nghiệp
 
Tỉ trọng  công nghiệp - xây dựng Quảng Trị chỉ đạt 8.9 %  GDP tỉnh, lên 9% năm 1995  và 12.2 % năm 2000. Kinh tế Nhà nước chiếm  52.5 % giá trị sản xuất năm 1995 , năm 1999 giảm xuống  còn 48 %. Về cơ cấu ngành, tỉ trọng  công nghiệp khai thác chiếm 6 %, công nghiệp chế biến khoảng 82.6 %,  phần chế biến  thực phẩm và đồ uống  chiếm 33.8 % , còn lại là công nghiệp dệt, da, may, chế biến sản phẩm gỗ tre, mây, sản xuất xi măng, gạch ngói, sản xuất bàn ghế giường tủ, sản xuất và phân phối điện nước.  Khoáng sản Quảng Trị tương đối đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn. Quảng Trị có 80 điểm khoáng sản  phân bố rải rác tại các huyện, thị.  Các khoáng sản  có trữ lượng lớn là đá vôi phân bố nhiều ở Cam Lộ, Cam Tuyền, Tân Lâm, Tà Rùng, đủ để xây dựng  nhà máy xi măng tân tiến  công xuất 1,4 triệu tấn/ năm ( năm 1999 Quảng Trị chỉ mới sản xuất 65 400 tấn ) ; sét để sản xuất gạch ngói ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng ( năm 1999 Quảng Trị  sản xuất 156 000 viên gạch men, 35 triệu viên gạch ngói các loại ) ; đá  xây dựng và đá granít ở Đa Krông, Hướng Hóa; than bùn tập trung nhiều ở huyện Gio Linh khai thác được  với  khối lượng lớn  làm nguyên liệu cho  sản xuất phân vi sinh: silicat tập trung chủ yếu  ở khu vực Bắc Cửa Việt cho phép xây dựng nhà máy chế biến silicat, sản xuất thủy tinh và kính ( kiếng ) xây dựng; titan dọc bờ biển  nhưng tập trung ở Vĩnh Linh, khai thác được 10- 20 000 tẩn/năm  để xuất khẩu.
 
Hai công nghệ  cần chấn chỉnh là công nghệ cơ khí, sửa chửa cho các loại máy  nông lâm ngư nghiệp, sửa chửa tàu thuyền, phương tiện vận tải, gia công cơ khí , quy mô nhỏ, trình độ kỷ thuật còn hạn chế, thấp kém.  Thời gian tới,  ngành cơ khí sẽ phải phát triễn  theo hướng đẩy mạnh công nghiệp đóng và sửa chửa tàu  thuyền phục vụ cho đánh bắt và chế biến thủy sản, hình thành các trung tâm cơ khi phát triễn kinh tế biển Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thủy, cơ khí  sửa chửa động cơ, máy móc, ô tô,  các phương tiện vận tải  bộ ở Đông Hà, Khe Sanh và Lao Bảo. Ngành thủy điện chỉ mới thiết kế chừng 70 000 KW/ năm ở đập Rào Quán-Tân Lâm, trong khi  tiềm năng thủy điện sông Thạch Hãn là 360 000 KW, sông Bến Hải là 130 000 KW, sông Mỹ Chánh là 76 000 KW.
 
  Các cụm công nghiệp cần mau  hình thành hơn ở tỉnh nhà là :
- Cụm công nghiệp  thị xã Đông Hà  chủ yếu  phát triễn  các ngành chế biến lương thực, sản xuất thức ăn gia súc, thực phẩm tiêu dùng nội địa, săm lốp ô tô , các sản phẩm cao su, chế biến cà phê cao cấp, sản xuất bia, nước giải khát đặc thù, bánh kẹo đặc sản, các ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiêm môi trường.
- Cụm Khe Sanh- Lao Bảo hình thành khu công nghiệp tập trung  chủ yếu phát triễn vật liệu  xây dựng cao cấp ( men sứ , vật liệu điện )  lắp ráp  sản xuất sửa chửa điện tử, điện lạnh, đồ nhựa, dược phẩm , công nghiệp chế biến nông lâm sản,  cơ khí gò hàn , sửa chửa đồ dùng điện,  điện tử phục vụ sản xuất và sinh hoạt dân cư.
- Cụm công nghiệp Cửa Việt - Ngã tư Sòng . Cửa Việt sẽ tập trung vào công nghiệp chế biến thủy hải sản,  phương tiện vận tải, biển dịch vụ cảng và  kinh tế nghề biển.  Ngã tư Sòng phát triễn chế biến cà phê, cao su, cơ khí sửa chửa, kết hợp với  cảng Cửa Việt xây dựng kho hàng, hình thành trung tâm trung chuyễn hàng hóa tuyến Bắc -Nam  và hành lang Đông Tây.    
 
 ( Irvine , Nam Ca Li  ngày 16 tháng 4 năm 2010 ) 

Trở lại trang KH & TH      
 
 

 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860979 visitors (2232090 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free