TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Lúa gạo trong đời sống
 
Lên mạng ngày 18/5/2010

Lúa Gạo Trong Đời Sống
Của Người Việt Nam

T S NGUYỄN VĂN NGƯU 
 
Từ ngày đất nước được thành lập, lúa gạo đã trở thành thực phẩm chính của dân chúng. Qua truyện Bánh Chưng và Bánh Dầy chúng ta biết được Vua Hùng thứ 6 chọn công tử Lang Liêu làm người nối ngôi mình. Nhà Vua cũng ra lệnh cho toàn thể người dân trong nước dùng gao nếp để làm hai bánh nầy. Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) đã nhờ vào cơm mà lớn nhanh để đi đánh giặc Ân xâm lăng. 
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi, cạn đà khúc sông
Công việc trồng lúa đã tạo ra tiền của cho dân chúng để trang trải cho các chi tiêu của cuộc sống. Những công việc như cày bừa, nhổ mạ, cấy, chăm bón, gặt, đập, và xây lúa và giã gạo cần nhiều công sức của nhiều người và do đó đã tạo ra những dịp để thanh niên và thiếu nữ gặp nhau. Từ gặp gỡ nhau họ biết nhau hơn và tạo lập gia đình. Những trang sau đây cố gắng ghi lại vài trò của lúa gạo trong đời sống của người Việt Nam qua các tài liệu thống kế và văn hoá.
Lúa Gạo Là Thức Ăn Căn Bản
Cây lúa sản xuất ra hạt lúa. Sau khi xây xát hạt lúa trở thành hạt gạo và sau nấu nướng gạo trở thành cơm. Với một số bạn đọc, có lẽ cơm chỉ là một thức ăn trong số những thức ăn để chọn lọc. Nhưng với những người nghèo khổ thì cơm gạo là thức ăn khó kiểm. Hai câu hát dân gian sau đây nổi lên điều này.
Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon nhà khó cũng ngon
Có được hai bữa cơm một ngày là điều rất may mắn đối với đại đa số người dân Việt Nam. Trong thập niên 1960s, một nhạc sĩ ở miền Nam đã viết hai dòng sau:
Ngày hai bữa cơm no
Đời vui như thế đó
Đói thì khổ. Người bị đói thì không có đủ bình tĩnh để suy nghĩ và thân thể của họ dễ bị bệnh tật tấn công. Tục ngữ Việt Nam có câu “Cái đói, gói cái khôn.” Nghèo khổ và thiếu ăn chay quanh trong một vòng lẩn quẩn mà nó kéo con người đi xuống và không phát triển được. Do đó với người nghèo thì cái ăn rất là quan trọng, còn quan trọng hơn vàng bạc và tài của. Bài hát dân gian “Thằng Bờm” dưới đây rất là phó thông vào đầu thập niên 1950s ở Thừa Thiên và Huế.
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi chín xâu cá mè
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim cu mồi
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi
Bờm cười
Lịch sử Việt Nam có nhiều thời kỳ thịnh vượng, nhưng cũng có nhiều giai đoạn khó khăn. Người Việt Nam đánh giá các triều đại vua chúa qua khả năng của các triều đại này trong công việc bảo toàn an ninh lúa gạo. Nước Việt Nam có điều kiện thích hợp để sản xuất đủ lúa gạo để dân chúng ăn. Ngay trong thời kỳ bị Pháp đô hộ, Việt Nam đã xuất khẩu hơn một triệu tấn gạo vào đầu thế kỷ XX. Trong thời kỳ Thế Chiến II, nhất là dưới thời kỳ bị quân Nhật chiếm đóng, Việt Nam đã có nhiều khó khăn để sản xuất lúa gạo và còn phải đóng cho quân Nhật gần một triệu tấn gạo một năm. Bởi vì vậy nạn đói xảy ra trong nước trong những năm 1945 và 1946 mà nó gây ra chết cho hơn nửa triệu người (Vien 1993).Theo tài liệu của chương trình điều tra mức sống của dân Việt Nam sống trong nước trong năm 1992-1993, cơm là thức ăn chính của 99.9% hộ dân Việt Nam và gạo đóng góp đến gần ba phần tư số năng lượng thức ăn của người Việt Nam (GSO, 1995).
Do vì những khó khăn trên mặt sản xuất, số lượng gao tiêu thụ bình quân của người Việt Nam sống trong nước bị giảm nhanh từ 1975 đến 1978. Sau 1978 nhờ có giá tăng sản xuất, lượng gạo tiêu thụ được tăng lên và trong năm 1984 lượng gạo tiêu thụ đã lên đến hơn 150 kg/người/một năm (Bảng số 1).
 
Bảng số 1
Số lượng gao tiêu thụ của người Việt Nam vào những năm đầu
của thập niên 1990 (Theo Minot và Goletti, 2000)
 
Hộ dân
Phần trăm của
tổng số hộ dân
Gạo tiêu thụ
(kg/người/năm)
Việt Nam

Thành phố
Nông thôn

Trung du Bắc Bộ
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ

Nam Trung Bộ
Tây Nguyên

Đông Nam Bộ
Động Bằng Sông Cửu Long 
100

20,0
80,0

16,0
24,0
13,3

11,3
2,7

11,3
20,7
155,6

126,9
162,8

155,5
169,5
152,6

145,5
161,9

131,1
159,7
Bang số 1 cho thấy số lượng gạo tiêu thụ của người Việt Nam sống ở các nơi khác nhau trong đất nước. Trong năm 2002, lượng gao tiêu thụ của người Việt Nam là chừng 169 kg/người / năm (Bang số 2). Cũng trong năm 2002, theo FAOSTAT, số lượng gao tiêu thụ của người Việt Nam sống trong nước đứng hàng thứ hai, chỉ sau Myanmar. Cũng trong năm 2002, lúa gạo cung cấp chứng 1.662,50 Calories và 33,9 gram protein/một người/một ngày. Theo Số Thông Kê, trong năm 1995 hàng triệu gia đình nghèo ở các thành thị và thôn quê ở Việt Nam phải chỉ tiêu hơn 50% số tiền kiếm được hàng ngày để mua gạo (GSO, 1995).
Bang số 1 cho thấy số lượng gạo tiêu thụ của người Việt Nam sống ở các nơi khác nhau trong đất nước. Trong năm 2002, lượng gao tiêu thụ của người Việt Nam là chừng 169 kg/người / năm (Bang số 2). Cũng trong năm 2002, theo FAOSTAT, số lượng gao tiêu thụ của người Việt Nam sống trong nước đứng hàng thứ hai, chỉ sau Myanmar. Cũng trong năm 2002, lúa gạo cung cấp chứng 1.662,50 Calories và 33,9 gram protein/một người/một ngày. Theo Số Thông Kê, trong năm 1995 hàng triệu gia đình nghèo ở các thành thị và thôn quê ở Việt Nam phải chỉ tiêu hơn 50% số tiền kiếm được hàng ngày để mua gạo (GSO, 1995).


Theo tài liệu của FAO thì hiện nay có hơn 850 triệu người trên thế giới đang thiếu ăn và bị đói. Trong năm 2002, lúa gạo là an ninh lương thực của hơn 3 tỷ người trên thế giới. Nhận định rõ cái vai trò của lúa gạo trong việc xóa đói và giảm nghèo, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong phiên hộp thứ 57 trong năm 2002 đã tuyên bố Năm Lúa Gạo Quốc Tế – 2004.
 
Bang số 2.
Số lượng lúa và gạo tiêu thụ bởi người dân
của 15 nước trong năm 2002 (Theo FAOSTAT)
Quốc Gia
Lúa
(kg/người/năm)
Gạo
(kg/người/năm)
Dân số
(1 000 người)

Myanmar
Viet Nam
Laos
Bangladesh
Cambodia
Indonesia
Philippines
Thailand
Nepal
Madagascar
Sri Lanka
Timor-Leste
China, Mainland
India
Guinea-Bissau

Tong So cua 15 nuoc

Toan The Gioi

306,9
253,3
251,5
245,4
223,2
222,6
156,8
153,8
152,8
143,1
136,1
130,0
125,4
125,0
124,5



85,9

204,7
168,9
167,7
163,7
148,8
148,5
104,6
102,6
101,9
95,4
90,8
86,7
83,6
83,4
83,0



57,3


48 852
80 278
5 529
143 809
13 810
217 131
78 580
62 193
24 609
16 916
18 910
739
1 272 403
1 049 549
1 449

3 034 757

6 224 978

 
 LÚA GẠO TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY


Ngành sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất căn bản của nông nghiệp Việt Nam từ xưa cho tới ngày nay. Đất trồng lúa ngày nay vẩn còn chiếm hơn 53% đất nông nghiệp và diện tích gặt lúa chiếm hơn 64% tổng số diện tích gặt của các cây thực phẩm (Thống Kê Nông Nghiệp từ 1996 đến 2003). Do đó, qua suốt bốn ngàn năm lịch sử, nông dân Việt Nam luôn cầu mong có được mưa thuận gió hòa để cho cây lúa phát triển và sản xuất tốt. Khi mưa gió được thuận hòa, người người trong làng xã đem hết sức mình để sản xuất và để tạo nguồn thịnh vượng cho gia đình và làng xã.
Nhờ trời mưa thuận gió hòa
Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau
Chim, gà, cá, lợn, cánh câu
Mùa nào, thức ấy giữ màu nhà quê
Một mùa lúa tốt sẽ cung cấp cho gia đình nông dân không những thức ăn và tiền của để trả sưu thuế, mà còn cung cấp vật chất để nuôi gà, nuôi heo để có thêm thức ăn hay để bán ra để có thêm tiền bạc cho các chi tiêu của gia đình.
Nhờ trời một mẫu, năm nong thóc đầy
Năm nong đầy, em xay, em giã
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo
Sang năm lúa tốt tiền nhiều
Em đong đóng thuê, đóng sưu cho chồng

(mẫu ta = 3 600 mét vuông)
Khi khí hậu bất thường thì cây lúa không phát triển và có năng suất thấp. Nông dân có rất nhiều khốn khổ. Một mùa lúa với năng suất thấp đôi khi đưa nông dân đến nợ nần.
Bây giờ gặp phải hồi nầy
Khi trời hạn hán, khí hay mưa dầm
Khi trời gió bảo ầm ầm
Đồng điền lúa thóc mười phần được ba
Lấy chi đăng nạp nữa mà?
Lấy chi công việc nước nhà cho đang?
Sau thời kỳ Đá Mới, con người đã bắt đầu sống chung với nhau và lập ra làng xã và xã hội. Loài người có giống đực, giống cái. Đàn ông, thanh niên, con trai là những từ chỉ giống đực. Đàn bà, thiếu nữ, con gái là ngưng từ chỉ giống cái. Khi giống đực và giống cái hay đàn ông và đàn bà giao cấu họ tạo ra một con người mới. Sự kết hợp giữa giống đực và giống cái được gọi là việc lập gia đình.
Qua việc lập gia đình, đàn ông thành người chồng, đàn bà thành người vợ. Chồng, vợ, và con cái là những thành phần căn bản của một gia đình. Nhiều gia đình tạo thành làng xã, nhiều làng xã lập ra tỉnh, lập ra nước. Xây dựng vợ chồng, do đó, là xây dựng gia đình và xã hội. Công việc trồng lúa, gặt lúa, xay lúa, và giã gạo đã tạo ra những cơ hội để đàn ông, đàn bà gặp nhau và rồi theo đó lập gia đình.
Ở thôn quê ngày xưa, dân chúng rất gắn bó với công việc trồng lúa. Làm được một vụ lúa tốt là đạt được một chi tiêu cao và được ngưỡng mộ bởi gia đình và láng giềng. Do đó, những cô gái trong tuổi sắp lấy chồng hay những cậu con trai trong tuổi đi kiếm vợ luôn cố gắng ra công để cho ruộng lúa của mình được xanh tươi và có nhiều bông lúa.
Ruộng nhà em lúa xanh xanh ngắt
Ruộng nhà anh lúa dạt ngàn bông
Lúa xanh đẹp xóm, đẹp đồng
Cho mình sớm hợp thành đôi vợ chồng
Những cô thôn nữ ra sức làm lúa bởi vì họ muốn thuyết phục người con trai mà họ mong được lấy làm chồng. Bài ca dao sau đây diễn tả cái ước áo này.
Người ta rượu sớm trà trưa
Em nay đi nắng về mưa đã nhiều
Lạy trời mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt cho vừa lòng anh
Lòng em đã quyết thi hành
Đi cấy đi gặt cùng anh một mùa
Người con trai:
Hởi cô tát nước lên đồng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Người con gái:
Ánh trăng em chẳng thiếu chi
Anh có lúa giống, em thì đổi cho
Ngày xưa khi chưa có máy xay lúa tối tân, nông dân dùng cối chày để giã gạo. Thường các thiếu nữ hay các bà vợ có trách nhiệm chính trong việc giã gạo và họ thường hò hát trong khi làm việc. Tiếng hò, tiếng hát giã gạo thường tràn ngập không khí làng quê Việt Nam sau ngày gặt lúa. Các cô thôn nữ thường mời các cậu thanh niên giúp tay vào công việc giã gạo. Tiếng hò, tiếng cười xen lẫn với câu chuyện đùa vui rộn rã của họ để tạo nên nhiều câu chuyện và bức tranh lãng mạn và tình cảm rất đẹp. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (?) có viết những giòng sau đây:
Đêm trăng trong, tiếng chày quanh
Có tiếng ca theo tiếng hò thanh thanh
Vô đây anh
Đừng sợ trời khuya không có ai đưa anh về!
 
ein Bild
 
Sau khi các thanh niên đã ghé vô nơi giã gạo, các cô thiếu nữ đưa câu mời mọc. Và họ hát:
Đến đây chẳng những ngồi không?
Nhờ chàng giã gạo, cho đông tiếng hò
Những chàng trai thanh niên cũng không chịu thua. Họ giã gạo và rồi họ hát đối. Thách thức các cô thôn nữ; họ hát:
Đố ai biết lúa mấy cây?
Biết sống mấy khúc, biết mây mấy tầng?
Sau khi đã trao đổi và đã biết nhau hơn, các chàng trai mạnh dạn hơn và bắt đầu ngỏ lời đề nghị đến các cô gái.
Nàng về giã gạo ba trăng
Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm
Nước Cao Bằng ngâm thì trắng gạo
Không biết em có liệu được chăng ?
Trần trần Cuội ngủ cùng trăng
Biết chăng cha mẹ vừa lòng hay không?
Ngày xưa có tục lệ đi làm rể. Đóng góp vào công việc trồng lúa là cách tốt nhất để lấy lòng cha mẹ của cô gái.
Tuy nhiên cái đóng góp này cũng rất là vất vả như được diễn tả qua bài hát dân gian sau đây :
Công anh làm rể đã hai năm ròng
Nhà em làm ruộng, làm đồng
Bắt anh tát nước, cực lòng anh thay
Tháng chín mưa bụi gió bay
Cất đi gàu nước, hai tay rụng rời
Được cha mẹ nhà gái chấp thuận, người con trai bắt đầu lo lễ vật cho tiệc cưới mà trong đó xôi là một lễ vật căn bản.
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm*
Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau

(* Nếp cũng là nguyên liệu chính để làm rượu tăm)
Sau khi lấy nhau, vợ chồng chung sức để xây dựng gia đình. Công việc trong lúa cần nhiều sức lực và cần có đóng góp của tất cả mọi người trong gia đình. Làm việc chung với nhau để làm đất, trồng lúa, và gặt lúa vợ chồng con cái của các gia đình ở nông thôn trở nên thân thiết hơn và đoàn kết hơn. Công việc cày bừa đất đai thì cần nhiều sức lực và thường là công việc của người chồng. Người vợ cố gắng thúc đẩy người chồng trong công việc này và họ hát rằng:
Mặt trời tang tảng rạng đông
Mình ơi! Thức dậy ra đồng kẻo trưa
Phận hèn bao quản nắng mưa
Cày sâu bừa kỷ, được mùa có khi
Nói chung diện tích ruộng lúa của một gia đình nông dân Việt Nam thì rất nhỏ. Song le một gia đình Việt Nam có thể có nhiều mãnh ruộng nhỏ ở nhiều nơi khác nhau. Một mãnh ruộng ở nơi cao và một mãnh ruộng khác ở nơi thấp. Ngày xưa khi chưa có tưới tiêu nhiều mãnh ruộng ở nơi thấp (đồng sâu) thường có nước sớm và nông dân làm đất mãnh ruộng này trong khi chờ mưa để có nước cho mãnh ruộng ở nơi cao (đồng cạn). Khi mưa đã nhiều, người chồng ra sức làm đất ở đồng cạn và người vợ vui vẽ cấy lúa ở đồng sâu.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
Ai ai cùng vợ cùng chồng
Chống cày, vợ cấy, trong lòng vui thay
Khi mưa không đến đều thì có hạn hán. Hạn hán thường gây ra mất mùa. Những người vợ và những cô gái nhìn đồng lúa bị hạn họ thấy đau lòng. Họ đem hết sức mình và đồng thời vận động những người chồng hay các bạn trai đua nhau đi tưới nước cho lúa. Bài thơ dân gian sau đây nói về chuyện này.
Nắng chiều, lúa nghẹn, anh ơi
Mình lấy sức người chống lại thiên tai
Mấy anh tát một gàu giai
Chúng em hái đứa tát hai gàu sồng
Đêm ngày đem nước vào đồng
Lúa mình lại đẹp, thì lòng lại vui
Người Việt Nam rất biết ơn đến những đóng góp đưa đến một mùa lúa tốt có năng suất cao. Họ biết ơn đến Trời, đến Phật, đến tổ tiên ông bà, đến láng giềng, đến bạn bè và ngay cả đến súc vật và đồ dùng. Nông dân dùng sức mạnh của những con trâu để đẩy nhanh công việc làm đất và đánh bùn để trồng lúa. Nông dân Việt Nam đối xử những con trâu như bạn bè, người thân. Họ nhắn nhủ trâu qua bài ca dao sau.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ lúa chín đầy đồng
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Với cái cối, cái chày dùng để giã gạo, ca dao Việt Nam cũng có viết.
Trả ơn cái cối cái chày
Nửa đêm gà gáy, có mày có tao
Hạt lúa là hạt vàng! Điều này không phải vì hạt lúa là thức ăn, là tiền bạc, mà còn là vì do sự khó khăn trong công việc sản xuất lúa gạo. Nông dân phải đổ mồ hôi để cày bừa, làm đất, cấy lúa, và nhổ cỏ. Nhớ ơn người nông dân dã trở thành một truyền thống của dân chúng Việt Nam. Người Việt Nam nhắc nhở nhau về điều này như sau:
Cày đồng vào buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay trăm phần
Bụng đói gói cái khôn! Do đó khi thiếu ăn, thì người nông dân là anh hùng số một – còn cao hơn các nhà bác học. Người Việt Nam đã đánh giá vai trò của nông dân trong lúa như sau:
Nhất sĩ, nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông, nhì sĩ
Vài Lời Kết Thúc
Lúa gạo là thực phẩm chính của dân chúng Việt Nằm trong suốt bốn ngàn năm lịch sử và sẻ tiếp tục vai trò này trong tương lai. Công việc trồng lúa tạo ra tiền của cho dân chúng để trang trãi cho các chị tiêu của cuộc sống. Công việc trồng lúa, gặt lúa, xay lúa, và giã gạo đã và sẻ tiếp tục tạo ra những cơ hội để đàn ông, đàn bà gặp nhau mà tạo lập gia đình và xã hội. Nền kinh tế và ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những bứơc đi lên trong thập niên vừa qua và nhờ vào đó dân chúng Việt Nam đã có ít đói và nghèo khó. Mong sao những bứơc đi lên của nền kinh tế và ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sẻ đựơc tiếp tục. Ruộng lúa đã tô điểm cái đẹp của xóm làng Việt Nam. Ruộng lúa cũng đã và sẻ tiếp tục xây niềm tin của dân chúng Việt Nam vào sức mình và tương lai. 
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855259 visitors (2218066 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free