TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Insulin và bệnh tiểu đường
 
Lên mạng ngày 5/5/2010

INSULIN VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG  
 
   Vào năm 1921, 4 nhà khoa học ở trường đại học Toronto Canada là Fredrick G. Banting, Charles H. Best, J.J.R. Macleod và James B. Collip lần đầu tiên thành công ly trích được  chất kích tố insulin từ tế bào islets of Langerhans (IOL) nằm trong tụy tạng (pancreas).
   Mỗi tụy tạng có cả triệu IOL, mỗi IOL có 3 loại tế bào là alpha, beta và delta, số lượng tế bào beta chiếm 60% của IOL chuyên sản xuất ra chất kích thích tố insulin để nuôi cơ thể.
   Kích thích tố insulin biểu diễn hết khả năng giữ nồng độ đường trong máu lý tưởng là 80-120 mg. Khi insulin không đủ sức giữ độ đường trong máu từ 120 mg trở xuống, khi ấy máu chu du đến thận có nhiều nồng độ chất đường hơn bình thường, tế bào thận không đủ sức tái hấp thu lại những chất đường này, hậu quả là bệnh tiểu đường vì có nhiều chất đường trong nước tiểu. Bệnh tiểu đường thường gặp ở lứa tuổi trung niên trở lên không phân biệt giới tính, có cả ở tuổi trẻ với tỉ số rất thấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do insulin không điều hành phận sự đầy đủ ở mức cấn thiết hay thiếu trầm trọng insulin, dẫn đến sự rối loạn biến dưỡng chất đường, liên đới với đạm và chất béo...
   Triệu chứng bệnh tiểu đường là uống nhiều nước, uống nhiều lần, đi tiểu nhiều, ăn nhiều, nhưng lại sụt cân, cơ thể ốm yếu. Những hậu quả sau đó là thận suy (cơ trong thận bị teo); mờ mắt vì những động mạch ở tế bào thị giác phình ra bất thường (artery aneurysm) làm hư tế bào mắt hậu quả là thị lực kém đưa đến khiếm thị vào giai đoạn cuối; tế bào hệ thần kinh ngoại biên suy giảm lần (peripheral nerve necrosy) dẫn đến các tế bào cơ sụn mạch máu chết hẳn tiên khởi là đôi chân có cảm giác tê rần rồi… phải cưa.
   Nhân tố di truyền hiện hữu với bệnh tiểu đường, béo phì quá mức làm ngăn cản sự hoạt động của insulin (peripheral resistant), tế bào IOL của tụy tạng bị hư hay phát triển quá nhiều (ung thư)... là những tác nhân gây nên bệnh tiểu đường. Nhiều nguyên nhân khác liên đới với bệnh tiểu đường là bệnh dạ dày, gan, ruột, thận…  
   Khi mắc bệnh tiểu đường việc làm trước hết là ăn uống theo công thức vừa đủ năng lượng (calory) tùy theo sức nặng của cơ thể bằng cách cân đo thức ăn đường, đạm, chất béo cần thiết trong từng bữa ăn hằng ngày, cộng với rau cải, cái cây… vừa đủ. Vì dùng nhiều thì năng lượng từ thức ăn không dự trử được làm mệt cho cơ thể vì phải lo thải ra ngoài, không nên để bụng đói, kiêng uống rượu bia vì chỉ một phân tử alcohol thôi thì cũng làm mệt cho gan khi gan giải độc alcohol.
   Bệnh học dùng danh từ “silent killer” cho bệnh tiểu đường vì khoa học ngày nay không có cách trị dứt. Bệnh nhân phải uống thuốc mỗi ngày, chích vào bắp thịt khi bệnh nặng; theo dỏi thực đơn mỗi bửa ăn một cách kỷ lưỡng kèm theo thể dục nhẹ…
   Từ xa xưa tây và đông y cũng đã quan tâm đến bệnh tiểu đường mãi đến đầu thập niên 1920 thì loài người mới ly trích được chất insulin, thiếu insulin, ít insulin, hay hoạt động của insulin không hữu hiệu thì cơ thể mang bệnh tiểu đường.
   Ở miền trung Việt Nam và xứ Chùa Tháp có nhựa của cây gọi là Mủ Chơm (người Trung Hoa xem Mủ Chơm là thực phẩm nên Mủ Chơm luôn luôn hiện diện ở quầy bán chạp phô). Một bệnh nhân tiểu đường đang có nồng độ đường trong máu rất cao, dùng Mủ Chơm ngâm nước nở ra mềm như rau câu hay nấu với đường, 1 ngày sau thì nồng độ đường trong máu trở lại bình thường, nhưng dùng Mủ Chơm liên tục nhiều ngày sau đó thì không còn hiệu nghiệm nữa, chưa ai giải thích được lý do. Cũng đã có nhiều toa thuốc, nhưng cả tây lẫn đông y vẫn chưa trị dứt bệnh này. Thôi thì lạc quan yêu đời và vâng theo lời cổ nhân đã dạy: “đói ăn rau, đau uống thuốc”,“còn nước còn tát” !!...   
                
BS Trần V Diên 10CT-70 ngày 03-05-2010

Trở lại Trang KH &TH
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860887 visitors (2231866 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free