TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Vòng Xoáy
 
Lên mạng ngày 5/10/2011
Vòng Xoáy
Đatthenguyen
 
 
Lời phi lộ: “đây là câu chuyện có thật vì vấn đề tế nhị nên tác giả tạm sửa đổi tên tuổi một vài nhân vật trong truyện cũng như giử một vài bí mật nhỏ của một vài nhân vật!”.

*1. Sau khi dự đám tang của Lý Một , tôi mang thêm một niềm ưu tư vô căn cứ,cố dằn lòng để tránh những tiếng thở dài sao mà đời người hợp tan tan hợp như giấc chiêm bao và trong tôi gợi lên một câu thơ nhỏ - Ven bờ một gốc cây trâm(Trâm bầu) - Cố xanh tươi nhé can qua sẽ tàn Nhớ lại cách đây khoảng 45 năm mình quen với hắn qua thằng Chí mở, hắn là một tên lính biệt kích lôi hổ ở lộ 20 Cần Thơ mà ăn chay ,thật sự là một biệt kích mỹ nhưng hắn rất hiền mặc đồ rằn ri mang đầy phù hiệu nào đầu lâu nào xương chéo và hắn lần đầu tiên bị thằng Chí mở dụ cho uống rượu đế tới say mèm nên sau này nó mới ghép cho hắn một cái tên mà không bao giờ tôi quên được mổi khi có tiệc rượu. Hắn là Lý Một nó thêm cho hắn một chử Lam thế là hắn biến thành “Ly Mot Lam” dân nhậu thường kêu nài là Dzô “làm một ly” cho dzui !. Ngày xưa khi đó tôi còn nhỏ nghe hắn kể là hắn là dân U Minh Hạ, thật tình mà nói thì tôi chỉ gật đầu lấy lệ chứ có biết U Minh Thượng hay U Minh Hạ là ở đâu?.Sau này lớn lên tôi mới biết dòng sông Trẹm chia làm hai bên một bên là U Minh Thượng thuộc về Kiên Giang và bên kia là U Minh Hạ thuộc về Cà Mau, lúc nhỏ hắn chăn trâu và lớn hơn một chút thì hắn đi theo làm bạn ghe và sống kiếp thương hồ cho đến một ngày thì hắn bị chận bắt quân dịch và khi đưa hắn về tới chợ Cần Thơ thì hắn trốn và hắn theo một tên cùng trốn với hắn đến lộ 20 đăng lính biệt kích vì tên kia nói là lính nào cũng là lính nhưng làm lính biệt kích thì có nhiều tiền lương và oai hơn lính quân dịch nhiều !.Hắn kể lại là sau khi được đưa đi thụ huấn quân sự tại Thất Sơn thì hắn được đưa về đây để làm lính nấu cơm, và cũng chính hắn dẩn tôi ra vào trại biệt kích như đi chợ, có lần hắn đưa đồ biệt kích của hắn cho tôi mặc nên có dạo bạn bè hiểu lầm là tôi đi lính biệt kích! Đó là chuyện của một thời dĩ vảng xa xưa . Ba mươi năm sau!.Một hôm tôi đến một tiệm bán dụng cụ xây cất “home depot” định mua một vài khúc gổ về nhà làm cái giàn mướp cho bà chủ của tôi (ở cái xứ Lady First này thì mấy bà làm chủ hết) thì đàng góc kia có tiếng cải cọ giửa cô bán hàng và một ông lão nhìn là biết ngay người Việt, tôi tò mò bước đến hỏi: - Bác có cần giúp gì không? Ông ta trả lời: - Ồ! Anh là người Việt hả!. - Con này nó nói ngang quá trời! tôi chịu không nổi!... Thì ra là ông ta trả đồ mà đưa lộn hóa đơn nên con nhỏ nó không chịu trả tiền lại , tôi đành giải thích cho ông rỏ, ông ta không biết chử nhưng ngược lại ông nói tiếng anh rất rành thế mới lạ?... Xong việc tôi đi lo phận sự của mình , thì ông ta gọi tôi lại : - Ê ! mày nhớ tao không mậy!.tao là Lý Một nè! , “Một” biệt kích mỷ ở lộ 20 Cần Thơ nè! nhớ chưa? Trong một thoáng suy nghĩ tôi nhớ là có quen một lính biệt kích mỹ hồi còn nhỏ, nhưng với hình dáng này thì thú thật là tôi nhận không ra! ông ta biết tôi không nhớ lắm nên ông bèn nhắc thêm : - Có phải mày học trường canh nông ngày xưa không? Thời gian đã gần nửa thế kỷ thì trong phút chốc làm sao mà nhớ nổi,hắn kéo tay tôi và nói : - Thôi ! thì tao với mày ra cái tiệm “Mc Donalds” đàng kia từ từ tao sẽ nhắc lại cho mày nhớ ! đồ cái thằng chưa già mà lẩn rồi. Hắn tự nhiên và thân mật như ngày nào, cuốn phim dĩ vãng bắt đầu quay chậm lại và tôi bắt đầu nhớ lại những ngày quậy phá của tuổi “teen”…. Tôi hỏi ông ta: - Nè! Ông Một tính đến nay thì ông được bao nhiêu cái xuân rồi? Sao mà chưa già mà râu tóc bạc phơ hết trơn hết trọi vậy?... - Hơn “sáu bó” rồi còn gì nửa mà bạc với không bạc! Tôi đùa cho vui: - Vậy bây giờ chắc ông mặn lắm hả?. - Cái gì mà mặn với lạt! Thằng khỉ ! Tao không còn ăn chay, ngã mặn lâu rồi. Tôi cười và nói: - Mặn đây có nghĩa là ông dạo này đầu tóc không còn như ngày xưa nhiều tiêu ít muối ngược lại bây giờ thì tòan là muối với muối . - Thằng ăn nói cắc cớ dử đa! Tao không hiểu nổi. gần bảy bó rồi chứ có trẻ trung gì đâu vã lại….. Tôi hỏi ông Một: - Hồi nảy tôi thấy rỏ ràng là ông trật lất mà sao ông cứ cải với con nhỏ đó hoài vậy?. Ông vui vẽ trả lời mà không chút đắn đo suy nghĩ: - Mày biết là tao đâu có biết chử nghĩa gì đâu?. Vậy sao mà ông nói tiếng anh giỏi quá xá vậy, ông lý luận: - Con chim, con két nó ở trong rừng, người ta đem nó về cho ăn cho uống, ở riết rồi nó cũng nói được tiếng người, huống hồ chi tao là con người thì nói tiếng người có gì là lạ đâu?. Ông bỏ lửng câu nói, cặp mắt đăm chiêu nhìn về phía cưối chân trời như để nhớ lại một cái gì đó!... mà có lẽ đó là một niềm riêng của một đời câm nín để đến lúc ra đi còn vương chút ngậm ngùi !!!. Tôi bắt đầu thân với ông Một vì ngoài tánh tình đôn hậu, vui vẽ ông lại là một người coi như là bạn già tri kỷ về mọi mặt, ông là một người khéo tay coi như là cái gì nhìn qua một lần là ông ta làm được .Sau gần mười năm qua lại trên đất khách quê người. Sáng nay thằng Tèo “Tony” (bây giờ không còn là Tèo nửa) con ông Một gọi điện thọai báo cho tôi biết là tối qua ba nó vào bệnh viện cấp cứu vì bị tai biến mạch máu não và nhắn là tôi phải vào gặp ông ta vì có lời muốn nói!.... Tôi vào ngay bệnh viện “Fountain Valley” và gặp ông ta, ông gặp tôi thì rất mừng và với vẽ mệt mỏi cho tôi biết là ráng can ngăn thằng Tèo đừng cho nó về Việt Nam làm đám cưới , ông còn mệt nên tôi hứa sẽ cố gắng , thằng Tèo vô tới, tôi lôi nó ra người hành lang nói với nó: - Chú nghe nói con định về Việt Nam phải không? Nhưng với tình trạng hiện tại thì con nên suy nghĩ lại vì ba con còn rất yếu vã lại với hòan cảnh “Cha già con cọc” thì chú khuyên con không nên đi. Thằng Tèo rất ngoan nó gật đầu và hứa: - Dạ! con xin nghe lời chú vì ba con chỉ tin tưởng mổi mình chú thôi!. - Xin phép chú con phải đi dạy, sáng nay con có lớp, có chú ở đây thì con yên tâm rồi. Nói xong nó vào nắm lấy tay ông Một xiết chặc hai dòng nước mắt nó đẩm ướt đôi má .Tôi vội đở lời : - Thôi con đi đi kẽo trể, xa lộ 405 lúc này kẹt xe dử lắm con không nghe người ta nói bây giờ là “four five hours”hay sao! ở đây có chú rồi con yên tâm!. Tôi khuyên ông ráng giử sức khỏe và cho ông biết là thằng Tèo đã hứa là không về Việt nam, nét vui mừng hiện rỏ trên gương mặt cằn cổi đầy dẩy dấu chân chim và cũng có thể sẽ sớm trở thành dấu chân đại bàng…. Ba tháng sau một hôm tôi ghé qua thăm ông, vào đến bên trong nhà vì cửa không khóa , ông vẩn ngồi bất động trên ghế và chẳng biết từ lúc nào tay chân ông không còn tuân theo khối óc điều khiển “Lực bất tòng tâm “ phải chăng đây là dấu hiệu là ông đã già rồi .Tuổi thanh niên năng động không sợ nóng không sợ lạnh không nề hà nặng nhọc và khó khăn , đến một thời gian nào đó ông cảm thấy mọi sinh họat kém hẳn lúc xưa, uể oải, chậm chạp, lười suy nghĩ đó là dấu hiệu biến đổi tâm sinh thái bắt đầu xâm nhập cơ thể hiện tượng con người bắt đầu đi vào tưổi xế chiều “ khi hoàng hôn đã xuống mấy ai níu được ánh tà dương”ông thay đổi tâm trạng, thường trầm lặng luôn nhìn về một góc chân trời với một niềm tâm sự nào đó?... mà khó thốt nên lời. Bấm đốt ngón tay, đếm tới đếm lui thì đến nay ông đã ngoài thất thập chứ trẻ trung gì, ông Một bây giờ râu tóc bạc trắng, người ốm hẳn đi, chỉ còn da bọc xương, mặc dù ở đây không thiếu dinh dưởng thể xác nhưng có lẽ món ăn tinh thần đã cạn kiệt!.

*2. Cách đây hơn ba mươi lăm năm sau cái gọi là “ngày giải phóng” một dấu mốc thời gian mà dân miền nam thường dùng nó để ám chỉ một giai đọan lịch sử khó quên và cũng là một nổi ám ảnh trong cuộc đời!... Saigon đổi tên nhưng chưa đổi dạng! Ông Một cũng như hơn một triệu triệu người miền nam bị bắt buộc phải giã từ những gì mình đã có, vì trò chơi của ngọai bang tạo ra đã chấm dứt mà người ta gọi đó là chiến tranh!....Ông tứ cố vô thân nên không biết về đâu, ở Saigon ông tá túc theo một thằng bạn lính sống lây lất ở khu ổ chuột cầu muối kiếm sống qua ngày bằng công việc khuân vác bán từng giọt mồ hôi để đổi lấy chén cơm!... Một hôm vô tình ông gặp lại cô ba Tươi người đồng hương ở Cà Mau, nơi xứ lạ quê người gặp lại nhau cả hai đều mừng rở đó là tâm lý chung của những người xa quê gặp đồng hương ở cái nơi lạ nước lạ cái này. Cô ba Tươi rưng rưng nước mắt nghẹn ngào: - Cháu rất mừng gặp “chú” trên này, chú là người cùng quê xem cũng như là người thân thích của cháu, cháu thấy bớt bơ vơ nhất là mọi việc làm ăn buôn bán ở đây hết sức phức tạp, có chú là người đứng tuổi bên cạnh là cháu yên tâm rồi!... Lúc đó ông Một đã ngoài ba mươi còn cô ba Tươi mới đôi mươi , ông cho cô ba biết là ông vẩn ở “cu ky” cho tới giờ, ngày xưa trước “ngày giải phóng” là lính tráng nên rày đây may đó sống nay chết mai biết đâu mà lường còn thì giờ đâu mà nghĩ đến chuyện vợ con.Cô ba Tươi cho biết hiện giờ đây đang ở tạm với bà dì họ và phụ buôn bán vải ở chợ An Đông nhưng cô định ra riêng mướn một căn phố và làm ăn riêng chứ không lẽ cả đời đi làm mướn vã lại căn sạp bán trái cây của bà Tư định nhường lại cho cháu giá rẽ gần như cho không nghe đâu là định đi theo mấy thằng con trai vượt biên, vượt biển…vượt cái gì đó cháu cũng không rỏ lắm vì ông chồng làm “Thầy giáo” bây giờ “Mất dạy”phải “Tháo giầy”theo vợ ra chợ ngồi đuổi ruồi cho qua ngày tháng !...Cô ba cho biết tiếp; - Cháu có dành dụm được chút đỉnh vốn, nếu chú chịu giúp thì chú cháu mình làm ăn chung , chú lấy thẳng trái cây ở chợ “Cầu ông Lảnh” đem về sạp bán mình sẽ lời khá hơn khỏi qua trung gian vã lại cháu có chú nên yên tâm hơn!... - Mấy ngày nay cháu suy nghĩ lung lắm, đi lòng vòng may mà gặp được chú, giống như ông bà mình nói “có phước có phần” phải không chú!. Ông Một gật đầu!.Cô ba ôm chầm lấy ông mừng rở như lượm được vàng.Đó là điều hết sức may mắn cho cả hai vì ở trên cái thành phố lạ hoắc này có người quen giúp đở lẫn nhau đó là là điều may mắn lắm rồi.vã lại đối với ông Một thì coi như là trúng số. Nói là làm nên ngày hôm sau cô ba Tươi hẹn gặp lại ông Một và cô dẩn ông Một đi đến một khu phố trệt phía sau chợ An Đông về phía đường Hùng Vương, sau một hồi đi ngoằn nghòe cô dẩn ông tới trước căn nhà vách ván lợp tôn trông cũ kỹ phong trần theo mưa nắng vì thiếu người trông coi vã lại bây giờ cái ăn cái mặc là quan trọng hơn cái ở.Cô ba chỉ cho ông Một và nói: - Ở đây người ta cho mướn rẽ vã lại chủ nhà có quan hệ với “Cách Mạng” nên vấn đề hộ khẩu hộ khiết mình khỏi phải lo. Ông một gật đầu - Cô tính sao thì tôi nghe vậy! . chứ với tôi có chổ che nắng che mưa là được, như vầy đối với tôi là tốt lắm rồi, nhớ ngày xưa “Trước giải phóng” lính tráng ngủ bờ ngủ bụi có sao đâu?. Cô ba đở lời: - Coi vậy chứ trên này cũng đở hơn ở dưới miệt quê mình phải hông chú! Sụp mặt trời là muổi ôi thôi là muổi con nào con nấy bự như con gà mái, nó bay đụng mình là muốn chúi nhủi huống hồ là nó chích mình.Thôi chú coi dọn dẹp lại cho gọn cháu còn phải ra chợ phụ cho bà dì đây, chiều nay cháu về sẽ ghé mua cơm gà “siu siu” đãi chú. - Tối nay chú ngủ tạm ngoài này, ngày mai cháu sẽ đi mua cho chú cái ghế bố xếp và mùng mền. Căn nhà bề ngang chừng ba mét dài khoảng chục mét phòng trước có một bộ ghế bằng gổ tạp phía trong có tấm vách ngăn cũng bằng gổ tạp tối om sau bếp bộ cà ràng lạnh tanh chứng tỏ là căn nhà bỏ hoang lâu lắm không có người ở, phòng tắm và phòng vệ sinh nằm chung phía bên góc trái. Như vậy coi như là tạm ổn, ở đời thường thì số phận chọn chúng ta chớ mấy ai được quyền chọn lựa số phận mình!.... Cô ba Tươi đã sang cái sạp bán trái cây phía trong chợ, sáng nay ngày đầu cô dẩn ông Một đi xích lô xuống chợ Cầu Ông Lảnh để tìm mối bán sĩ vã lại ông Một cũng rành khu này. Lần đầu tiên được ngồi trên xe có người chở lòng ông Một vui hớn hở, ngồi chung xe chật nịch cái lưng eo mềm mại của cô ba Tươi dựa hẳn vào ngực ông Một cộng với mái tóc đuôi gà dài bồng bền theo gió phất phơ trước mặt thoang thoảng mùi xà bông xã thơm nhè nhè khiến người trung niên chưa đụng chạm với người khác phái bây giờ rạo rực liên hồi, nhớ năm xưa khi mới quen với cô thợ may ngoài chợ Tân Thành ông chỉ dám cầm tay cô mà nói những lời chân chất mà ông đã cãm thấy rộn ràng.Huống hồ hôm nay thì khác hẳn hai cơ thể dán sát vào nhau và nhất là khi chiếc xe nhảy nhổm trên các ổ gà cô ba níu chặc cứng lấy cánh tay rắn chắc khỏe mạnh của ông, ngực ông cảm thấy nằng nặng khó thở vì tấm lưng mềm mại của cô ba Tươi như thỏi nam châm hít chặc vào người ông, mặt ông đỏ bừng ông có cảm tưởng dường như tất cã máu trong tim ông dồn hẳn hết lên trên mặt.Trên đường về lại chợ An Đông ông nhường cô ba ngồi phía trong cho rộng rãi còn ông thì ngồi mé ngoài cái nệm, xích lô chạy một hồi người đạp xe cằn nhằn: - Chú hai À! Chú làm ơn ngồi nhích vô trong một chút chứ chú ngồi phía ngoài mủi xe chúi đầu xuống nặng quá con đạp không nổi!. Nghe vậy cô ba bèn kéo ông ngồi sát vào cô tay ôm chặt cứng sợ ông té, tay chân ông bắt đầu luống cuống người cứng đơ như khúc gỗ nhất là ông cãm thấy khó chịu phía sau lưng quá trời, ông không dám cựa quậy vì sợ đau ngực cô ba!.... Tình cảm của người đàn ông trung niên tràn đầy nhựa sống và người thiếu nử thanh xuân mơn mởn trong căn nhà phía sau chợ An Đông nảy sinh lúc nào không ai hay biết!...

*3. Ông hàng ngày đạp xe ba gát lấy mối trái cây từ chợ Cầu Ông lảnh đem về cho cô ba Tươi ở chợ An Đông và đem giao hàng cho các mối bán lẽ ở các chợ nhỏ như Hòa Hưng, Bàn Cờ, Phú Nhuận, Ông Tạ …..Mặc dầu không chử nghĩa tính toán vụng về nhưng nhờ siêng năng chịu dãi nắng dầm mưa và nhất là rất nghe lời cô ba Tươi nên chổ làm ăn coi như vững chắc một vốn bốn lời vì mọi phí tổn chuyên chở đều do một tay ông Một lo liệu. Tiền bạc giờ đây cũng khá giả sung túc. Một hôm trong bửa cơm tối Cô ba Tươi tỏ lời mang ơn ông: - Cháu nghĩ nếu không có chú phụ một tay buôn bán thì cho đến giờ này cháu vẩn còn đi làm công, sạp của cháu bạn hàng rất tin tưởng về phẩm chất nhất là giao hàng rất đúng hẹn không kể mưa nắng, họ đặt hàng không kịp trở tay, nhưng may mà nhờ có chú!... cô bỏ lửng câu nói nhìn ông với ánh mắt long lanh… Ông Một cười: - Cô ba nói vậy chứ ai mà không biết, nhờ cô ba đây tánh tình vui vẽ ăn nói có “dang” vã lại còn đẹp nữa ai mà không có cãm tình!. Cô ba Tươi thẹn thùng mĩm cười ngỏn nghẻn, dưới ánh ngọn đèn điện 60 watt vừa đủ sáng để thấy khuôn mặt ửng hồng của cô ba đã đẹp giờ lại càng thêm xinh, mặn mà như đóa phù dung trong sương sớm. Ngoài trời vài tia chớp lóe lên như báo hiệu trời sắp đổ mưa, nhất là cái không khí mùa hè oi bức ở cái đất Sàigòn này, mọi người ai cũng trông một cơn mưa cho dịu bớt cái nóng tươm mồ hôi như tắm. Mưa bắt đầu nặng hạt gõ nhịp đều trên mái tôn tạo thành một điệu nhạc êm tai. Ông Một lật đật cởi áo chạy ra sau bếp kê lại cái máng vào cái thùng phua và chuẩn bị thêm mấy cái khạp, ông xách nước đổ vô mấy cái khạp trong nhà tắm để cho cô ba tắm giặt dể dàng, nước mưa mát hay những lời khen tặng của cô ba lúc nảy làm mát lòng người nên ông thích chí cứ tủm tỉm cười hoài. Cô ba đứng tựa cửa sau nhìn ông Một xách nước đổ sang mấy cái khạp thân hình ông vạm vở bắp thịt cuồn cuộn vai và lưng đầy đặn như một pho tượng dũng sĩ, Cô ba nhìn thấy hình tượng trước mắt lòng cũng thấy chộn rộn, không hiểu sao khi nhìn thấy đôi vai to với những bắp thịt rắn chắc cô ba đỏ mặt, theo tâm lý chung thì những cô gái thích những chàng trai khỏe mạnh vai u thịt bắp và thường mấy cô đó thuộc lọai chân dài lưng ngắn thì hầu như các cô này suối tình mênh mang tuôn chảy, không biết cô ba nghĩ gì?...vội vô trong mở rương lấy chiếc khăn tắm còn thơm mùi long nảo đem ra để ông Một lau khô người.ông Một giờ đây chỉ mặc chiếc quần xà lỏn nước mưa ướt sủng dán chặt vào người cô ba len lén nhìn, thẹn thùng quay mặt đi chổ khác vì không dám nhìn lâu một pho tượng thần “David” biết cử động,ông Một kêu lạnh cô ba quay lại với một cử chỉ thân thiện khác thường dùng khăn chà sát khắp thân mình ông mà không nề hà nam nữ, đúng ra cô không nên đụng đến những cái gì không nên đụng trên thân thể ông Một, dăm phút sau thân hình ông Một không còn lạnh nữa mà giờ đây nóng rang như lửa… Một tiếng sét nổ vang tai! Cô ba ôm chặt lấy ông Một hai tấm thân nóng hừng hực không rời nhau!.....Đêm đó thay vì ngũ ghế bố ngoài phòng khách ông Một được cô ba kéo vô phòng ngũ chung lần đầu tiên cả hai thật vụng về, Ông Một không ngờ vì mọi việc xãy đến một cách đột ngột nên ông cứ tưởng là đang đi trong mơ, cứ lýnh qua lýnh quýnh chẳng đâu vào đâu?....mặc dù “tình trong như đã mặt người còn e”.Cô ba hổn hển hỏi: - Bộ bổng biết hả?…. Ông Một ôm siết chặc lấy cô ba gật đầu “ừ” nhỏ. Cô ba hảnh diện trong lòng vì gặp người tình đầu trong đời tuy hơi lớn tuổi nhưng vẩn còn tân. Ngoài trời mưa vẩn rơi! Những giọt mưa vẫn rơi đều trên mái tôn tạo nên một khúc nhạc tình bất đắc dĩ !!!..... Từ đó cặp “già nhân ngãi non vợ chồng “sống với nhau êm đềm cho đến khi cô ba Tươi hạ sinh một thằng con trai, ông Một quý hai mẹ con còn hơn vàng hơn bạc, tía má ông chết hết, không anh em ruột thịt họ hàng thân thích thì chẳng còn mấy ai mà giờ đây ông lại có người nối dỏi tông đường thì không có gì hạnh phúc cho bằng.! Ở đời ông bà thường nói “cái phước cái họa biết đâu mà lường”, có nhiều người người đàn bà sau khi sanh con con thì trở nên đổi tánh và cô ba Tươi lại nằm trong số đó mới sanh ra rắc rối!. thấy người chồng già cưng chiều hai mẹ con quá mức nên cô lờn mặt hay lớn tiếng với ông Một mổi khi có việc gì không vừa ý !.vả lại kể từ khi nằm cử đến nay tiền xã ra như nước và nhất là cái máu tiếc tiền của cô lồng lộn lên như con thú hoang, còn phần ông Một không biết buôn bán gì hết trơn hết trọi, tối ngày chỉ biết ôm chum chủm thằng nhỏ không rời nữa bước, nữa đêm con khóc ông phải lật đật dậy pha sửa bò cho con bú, cô ba Tươi không cho con bú sửa mẹ viện lẽ sau này thằng nhỏ mến tay mến chân khó mà đi buôn đi bán chứ thật ra thì cô muốn một mình ngũ cho thẳng giấc để mau lấy lại sức để tiếp tục bôn ba, chứ cái đà này ngồi không mà ăn thì núi nào mà không lở! Khổ nổi thằng nhỏ cứ vài ba tiếng thì khóc đòi bú, ông Một hầu như đêm nào cũng thức trắng, chỉ hơn một tháng mà người ông Một trông già hẳn đi mặt mày chao dao hốc hác suy sụp thấy rỏ, gương mặt khắc khổ râu ria không cạo đầu tóc thì muối nhiều hơn tiêu, ngược lại giờ đây cô ba Tươi thì hồng hào tươi rói thân hình đẩy đà gọn bân của gái một con trông mòn con mắt. Mổi lần nhìn thấy ông Một thì cô ba Tươi lắc đầu ngán ngẩm và bắt đầu cô đi sớm về khuya viện lý do là sau khi nằm cử mất đi bạn hàng rất nhiều nên cô phải đi chạy “áp phe” kiếm thêm và ông Một cứ lo ôm thằng nhỏ không giúp được việc như lúc trước, mọi việc trong nhà từ lớn tới nhỏ do một tay cô quyết định hết, vì thương con nên ông cố nhịn nhục chỉ biết ôm con vào lòng buồn hiu hắt, ông chỉ mong sao cho thằng cu “Tèo”mau lớn mạnh giỏi gọi ông một tiếng “Ba” tiếng Ba từ miệng một đứa trẻ thơ sẽ xóa tan hết bao nổi buồn phiền mà ông chịu đựng biết bao lâu nay và nhất là đối với ông Một thì vô cùng quý giá! suy nghĩ đến ngày đó nên ông âm thầm chịu đựng, ông vốn dĩ ít nói giờ thì lại càng câm lặng hơn.Cô ba Tươi ngũ riêng kể từ lúc thằmg cu Tèo ra đời, sự ngăn cách nhỏ nhoi đó cũng đủ xua đuổi đi tình cảm mặn nồng thủa nào của họ. Một hôm cô ba Tươi dẩn về một tên cán bộ nhỏ hơn ông vài tuổi, cô ba nói với ông Một: - Ông ẳm thằng nhỏ qua nhà hàng xóm chơi, đây là mối làm ăn lớn của tôi đừng ở đây mà phá đám. Không nói tiếng nào ông ẳm thằng nhỏ đi thẳng ra đầu ngỏ, tên cán bộ tiếp tục qua lại với cô ba Tươi, ông biết vợ đã ngọai tình nhưng ông không nói được tiếng nào vì vị thế của ông trong căn nhà này ông không có quyền lại không có tiền, ông là con người cũng biết liêm sĩ, biết tự trọng nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho phép bắt buộc ông phải im lặng phải nhịn nhục để nuôi thằng Tèo khôn lớn hơn chút nửa, nó còn nhỏ quá biết gởi cho ai đây nhất là ở cái thời điểm này mọi người ai cũng như ai phận mình còn lo chưa xong nói chi đến nhờ với cậy, rồi chuyện gì đến thì nó cũng phải đến, giờ thì cô “ba Tươi” và tên cán bộ “hai Tân”công khai sống chung trong căn phòng mà ông Một đã một thời từng ngũ tại đó, ông cúi gầm mặt máu nóng chạy rần khắp thân thể, ông muốn lụi cho đôi gian phu dâm phụ mấy nhát dao hoặc giả như ngày trước thì ông sẽ bắn nát đầu tên cộng sản này cho hả cơn giận, nhưng suy đi tính lại thì thằng Tèo đối với ông giá trị nhiều gấp trăm lần so với cô ba Tươi mặc dầu cô là má nó, sanh con mà không hề săn sóc nó bây giờ còn ngọai tình công khai trước mặt chồng con.ông Một là người dốt nát nhưng đạo lý làm người thì ông cũng biết thế nào là phải quấy.mổi ngày cô ba thí cho ông vài đồng chỉ đủ tiền cơm sữa cho hai cha con, cả ngày ông ru rú trong nhà sợ hàng xóm chê cười cho là ông ăn chực nằm chờ nên cô ba Tươi mới xem thường như vậy. Ông van vái trời phật cho thằng cu Tèo mau lớn biết đi biết nói để ông tính chuyện ra đi tìm việc làm mà tự nuôi sống lấy bản thân hai cha con và thời gian cứ âm thầm trôi đi thắm thoát mà đã ba năm như nước chảy qua cầu cho đến một hôm cô ba về nhà phát giác ra chiếc xe đạp biến mất, cô ta hạch hỏi ông Một đủ điều, ông nhìn thẳng vào mặt cô ba Tươi gằn giọng: - Tui đem cầm nó rồi, nó là của tui!. Tui không được phép sao?...Cô đi cả tuần lể không về nhà, lấy gì cơm cháo cho thằng nhỏ, đồ hư thân mất nết!.... Cô ba lồng lộn lên như con thú dữ hét to: - Sao ông hỏng hỏi ý kiên tôi, mà dám làm vậy! ở trong cái nhà này mọi thứ là của tôi, ông chẳng có quyền gì ráo trọi kể cả sinh mạng ông và thằng nhỏ cũng do tôi nắm ông có hiểu không?... Cô ba sĩ nhục ông trước mặt tên cán bộ tình nhân, ông cắn răng chịu đựng không nói tiếng nào, ông hy vọng cơn thịnh nộ của cô ba rồi cũng sẽ qua đi như mọi khi để cho ông tiếp tục nuôi thằng Tèo khôn lớn, nhưng lần này thì khác cô ba thấy tên cán bộ hai Tân nhìn mình cười cười như ngầm bảo cứ tiếp tục đi việc gì phải dừng lại!…. cô ba thêm phấn chấn tiến sát đên bên cạnh ông Một sỉ vào trán ông và quát lớn: - Đi ra khỏi nhà tui ngay!. tui không muốn thấy cái bản mặt khó ưa của hai cha con ông. Ông Một lắc đầu nói: - Cô đối xử tệ bạc với hai cha con tôi vậy sao?.cô!!!… Ông nghẹn ngào!!!...chưa kịp nói hết câu cô ba mạt sát tiếp: - Cái gì tui cũng dám hết!. Đi!... Đi!!...ra khỏi nhà này mau !..Đồ ăn bám!... Đồ Ngụy!.. Hai tiếng “Đồ Ngụy” phát ra từ cửa miệng của người đàn bà đầu ấp tay gối nay đã trở mặt cõng rắn cắn gà nhà, hai tiếng “đồ Ngụy” như tiếng sét nổ ngang mày bao nhiêu máu trong người ông bổng trong phút chốc sôi trào lên, với khối óc đơn giản của ông Một, như nhắc lại ông một cái gì đó mà ông cảm thấy mất đi từ lâu rồi,tổ quốc, đồng bào, dân tộc… cái gì đó to lớn mà ông không giải thích được đột nhiên bị lấy đi bị cướp đi vĩnh viển, dằn lòng không được ông sán cho cô ba một bạt tay tóe lửa khiến cô ba té nhủi.Tên cán bộ hai Tân thấy vậy bước tới gần ông, ông Một trừng mắt nhìn hắn như nhìn kẽ thù ngoài trận chiến của ngày trước,hắn khựng lại!... Ông Một gom sơ sài mấy bộ quần áo của thằng Tèo rồi ôm con bỏ đi!... Saigon vẩn như xưa sáng nắng chiều mưa, những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi như một tương lai mịt mù trước mắt. Ông Một ôm con sát vào lòng che cho thằng Tèo khỏi ướt dưới cơn mưa chiều vội vã.ông tiếp tục lầm lủi bước đi dưới ánh đèn đường một già một trẻ không biết đêm nay sẽ về đâu?....

*4. Còn tiếp
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855443 visitors (2218452 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free