TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Phóng sự Xóm cô đơn
 
Lên mạng ngày 8/3/2011

Phóng sự
                                              "XÓM CÔ ĐƠN"
 Quốc lộ 91 nối liền Long xuyên-Châu đốc,cách Thị trấn Chắc- cà- Đao(huyện  Châu-Thành) hướng về Châu-Đốc 2 km là bến đò Mương Ranh,qua đò là địa phận Xã Nhơn -Mỹ,huyện Chợ Mới,điạ phương được mệnh danh là làng "Trường Thọ" của Tỉnh An-Giang,vì nơi ấy có khoảng 20 cụ già sống trên 100 tuổi.Và cũng nơi đây có nhiều xóm "Cô đơn".
 " Xóm "có nghĩa là vài chục hộ sống rải rác,nhà nầy cách xa nhà kia,tối lửa tắt đèn nương tựa lẩn nhau.Nơi ấy chất chứa những cảnh đời éo le cay đắng,vui thì ít,buồn thì nhiều,buồn ở đây là thiếu vắng đàn ông,thiếu vắng người chồng chung vai đâu cật với người vợ đãm đang.Nơi đây người đàn bà sống cảnh cô đơn,góa bụa,thui thủimột mình trong những căn nhà lá chật hẹp .
 Qua thống kê chưa đầy đủ thì 2 ấp Nhơn- Lợi,Nhơn- an trong tổng số 11 ấp của Xã Nhơn-Mỹ thì có trên 170 phụ nữ sống cảnh cô đơn,góa bụa......
 Chạy một vòng qua mương nhỏ thuộc tô11 ấp Nhơn- an là đến "Xóm Cô- Đơn",với 7 máy lá quây quần nhau,bọn chúng tôi ghé 2 căn nhà đối diện nhau của chị Hoa 46 tuổi,và chị Liểu 45 tuổi. Hai chị chịu cảnh vắng chồng từ nhiều năm qua.Thân hình tiều-tụy,không còn sức "chiến đấu".
 Sau khi chồng chết,chị Hoa vất vả nuôi 3 con khôn lớn ,nay đã yên bề gia thất nhưng quá nghèo khó nên phải đi làm thuê khắp nơi,bỏ lại cháu nội,cháu ngoại cho Chị hủ hỉ trong mái lá chỉ đủ đề chiếc  iường ngủ cùng chiếc bếp mini.Hằng ngày Chị gởi cháu qua nhà ngang cửa,rồi đến lò gạch làm công kiếm mổi ngày khoảng 20 đến 30 chục ngàn đồng lo cho cuộc sống gỉản đơn.
 Nhửng ngày mưa gió,không việc làm,chỉ dắt các cháu đến nhà cha mẹ ăn ké,
Mười mấy năm qua Chị sống như thế,dù có người "dòm ngó" nhưng vẩn không siêu lòng.Chị tâm sự"Đời không chồng cũng buồn lắm,nhưng liệu đi bước nửa có như ý không,lở.........đưa tay chỉ qua nhà đối diện,Chị nói :
 -Con nhỏ đó đẹp hơn tôi,nhưng khổ lắm,bị chồng bỏ,để lại cho nó nuôi đứa con tật nguyền bằng nghề cỏng gạch ( chất gạch đầy trên lưng) thật vất vả nặng nhọc kiếm tiền nuôi con bệnh hoạn.
 Chiều đi làm về,chị lội bộ ngang nhà hàng xóm,thấy gia đình nhà nọ quây quẩn bên mâm cơm,nói cười rộn rả mà chị buồn tủi cho số phận đen tối của mình.Có lúc Chị khóc,khóc thật sâu để trúc bỏ những gì còn vướng bận, hưng làm sau chạy trốn hoảng cảnh hiện tại nầy.
 Chúng tôi rời nhà Chị mà cỏi lòng se lại.Ai là người thay đổi cuộc đời chị. Không ai cả. Vì hoa tàn nhụy rửa.
 Chúng tôi đến quán nước cách nhá Chị Hoa khoảng 500m.Lối xóm mách bảo quán nầy có tên quán Ba Cô hay quán "Chiêu Phu" vì 3 Cô chủ phòng không gối lạnh.Chúng tôi gọi nước uống và bắt đầu câu chuyện, qua trao đổi vài phúc đã hiểu khá nhiều tâm sự của 3 cô.Ba cô có dáng vẽ dể nhìn,tuổi độ 30 nhưng mơ mộng cao nên đám đàn ông địa phương không lọt vào mắt xanh 3 ả,nên nay vẫn ở vậy cho thiên hạ thẻm thuồng :
     "trai ba mươi tuổi còn xuân
    Gái ba mươi tuổi như xình mấm nêm"
Chia tay "Chiêu Phu Quán" chúng tôi đến khu vực chợ Sơn Đốt hay Săn Đốt làm tôi nhớ vụ Bà Liểu ở Long An có bạn tình lại nhẩn tâm tưới xăng đốt chồng khi đang ngủ.Trong khi các chị ở "Xóm Cô Đơn" tìm một người đàn Ông hủ hỉ lúc tuổi xế chiều mà không có.
   Chợ Sơn Đốt thuộc ấp Nhơn-An,nơi có hàng chục Chị Em sống lẽ bạn,lẽ tình với nhiều hoàn cảnh.Ở Xóm Cô Đơn nầy có thiếu phụ 33 tuổi Nguễn-thi- H... cũng như nhiều chị em khác phải tìm kế sinh nhai bằng nghề cõng gạch. Lúc đang sinh con nhỏ,thì chồng bị tai nạn ra đi vĩnh biệt,để lại 3 con nhỏ trong cảnh kiếm ăn từng bửa,nên chị muốn" buông xuôi ".Được mọi ngưởi động viên,chị sống bằng nghề cõng gạch nuôi các con khôn lớn. Chị tâm sự "Ở tuổi vẩn" còn son"thấy mình "ở không" cũng có một số người "để ý"làm quen, nhưng nghỉ cho cùng họ muốn lảm những việc họ thích làm chớ yêu thương gì,vì em quá nghèo,con đông.,nên tôi quyết "đóng cửa,then cày". Chị còn cho biết,ở xóm nầy nhiều em thơ ngây nghe lời đường mật bọn đàn ông lắm của nhiều tiền đành ôm con mọn.Ông Bà ta có câu;"Lấy vàng thử đàn bà,lấy đàn bà thử đàn ông" là vậy.
 Rời khu vực Sơn Đốt,thổ Địa hướng dẩn đến Xóm Lò Gạch,nơi đây có 6 chị em sống trong cảnh góa bụa,không chồng,Trong đó chị Trần thị H..Huỳnh-thịN Huỳnh-thi X đã ngấp nghé lục tuần,đang nương tựa vào con cháu.Chị H trần tình"Lúc trẽ muốn lập gia đình sinh con đẽ cái,nhưng không sống được với người mình thương ,rồi tuổi xuân qua đi lúc nào không hây nên đành ở vậy.
 Còn chi X..khi ở tuổi 20 chị có mối tình quê rất đẹp,chuẩn bị chọn ngày lành làm lể cưới,thì anh ta ra đi biền biệt vì một cơn bạo bịnh ở tuổi 25.Đến năm 33 có người dạm hỏi...nhưng sau đó lại im ......luôn.Còn chi N năm 29 tuổi mới có người đến" coi mắt"nhưng chê chị nghèo,một đi không trở lại.
 Riêng chi D năm 38 tuổi chỉ "một mình"nuôi con 18 năm qua ,vì đã chia tay chồng rượu chè be bét lại có tính trăng hoa.  
 Mặt trời ngã về Tây,chúng tôi rời Xóm Lò Gạch,chạy theo đường nhựa quanh làng tham quan phong cảnh nông thôn" tươi mát" bên bờ Sông Hậu,đâu đây xuất hiện những ngôi biệt thự sang trọng không kém thị thành Phú Mỹ Hưng.
 Tôi tò mò hỏi Thổ Địa vể chủ nhân những ngôi biệt thự,được biết đó là chủ những cơ sở Xóm Lò Gạch.Sao ở nông thôn họ cũng giàu không kém thị  thành?Họ mau giàu là phải.Chúng ta thử làm bài toán cộng.Ở nông thôn lao động nữ,nam làm nghể Cỏng gạch thu nhập hàng tháng khoảng 1.500.000 đ. Hàng hóa xuất sang Kampuchia bán một vốn, hai lời.
 Trong khi công nhân nước ngoài làm nghề cắt cỏ mổi tháng khoảng 1.000 USD#20.000.000 đ.Rất xót xa cho lao động VN.  Tôi tìm hiểu lý lịch ,phương thức kinh doanh của chủ các lò gạch được biết
như sau:
Tên ông chủ; Nguyễn-văn-BỐT   sanh năm 1975
tên vợ              Bùi - thị--      LỘT                       1976
 tên con trai     Ng.    văn -    LAO                       1985
tên con gái     Ng - thị---    ĐỘNG                     1986
 Con gái út      Ng   - thi -      NỮ                           1987
 
 Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
 vothanhnghiag
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855350 visitors (2218274 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free