TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chữ viết gốc mẫu tụ Latin
 
Lên mạng ngày 28/12/2010

Chữ Viết Gốc Mẫu Tự Latin
 
   Mỗi nơi có tiếng nói khác nhau, điều nầy chứng tỏ nguồn gốc phát sinh ngôn ngữ có từ thời cổ đại. Ngôn ngữ học phân tách sự cấu trúc của ngôn ngữ như sau:
   - Âm thanh
   - Từ ngữ
   - Câu văn
   - Đối thoại.
   Không ai biết tiếng Việt Nam bắt đầu từ giờ? Khởi thủy ra sao? Tên của tổ tiên nào đã đặt ra ngôn ngữ Việt? Nhưng chúng ta biết rõ tiếng trình của chữ Việt hiện tại theo rập khuôn mẫu tự Latin của người La Mã từ Phương Tây.
   Dân Việt Nam quen thuộc với tiếng Trung Hoa, Ấn Độ, Nùng, Tày, Thổ, Thái, Mèo, Nường, Chàm, Dade, Fulro, Khmer, Lào, và Indonesian. Nhiều nhà ngôn ngữ Việt Nam và Pháp đã khẳn định rằng tiếng Việt Nam hao hao như tiếng của người Mường và Thái sinh sống ở vùng Thanh Hóa ở miền bắc nước Việt.
  Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận là tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu đậm từ tiếng Trung Hoa về âm học và ý nghĩa.
   Từ năm 111 trước công nguyên CN (Công Nguyên là được kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1 dương lịch), Trung Quốc bắt đầu đô hộ nước Việt Nam nên đã truyền bá chữ Hán trong dân Việt. Chữ Hán này được nói theo âm tiếng Việt.
   Theo nhà ngôn ngữ học Mark W. Macleod thì tiến trình xây dựng chữ Quốc Ngữ được chia làm 4 thời kỳ:
1-Tiếng Việt Chữ Hán 111 trước CN đến 1788
2-Tiếng Việt Chữ Hán/Chữ Nôm 1702 đến 1915
3-Tiếng Việt Tiếng Pháp/Hán/Việt 1861 đến 1906
4-Tiếng Việt Chữ Quốc Ngữ 1900 đến hiện tại.
 
Chữ Hán
 Tiếng Việt chịu ảnh hưởng tiếng Hán về âm, từ ngữ, và câu văn. Người Việt chịu ảnh hưởng của chữ Hán qua các thời kỳ sâu đậm như sau:
   Trong năm 111 TCN, khi An Dương Vương cai trị Việt Nam, nhà vua dùng chữ Hán trong các sinh hoạt về hành chánh, tôn giáo, đàm thoại, và văn hóa. Sau đó nhiều Thái Thú và học giả từ Trung Quốc sang Việt Nam dùng chữ Hán để giao dịch và truyền thông.
   Người đầu tiên là Tích Quang làm thái thú quận Giao Chỉ từ năm thứ nhứt đến năm thứ năm sau công nguyên.
   Người thứ hai là thái thú quận Cửu Châu là Nhâm Diên đem đến đây lễ nghĩa và hôn phối theo lối Trung Hoa từ năm 29 đến 33 sau công nguyên.
   Người thứ ba là thái thú Sĩ Nhiếp đến Việt Nam từ  năm 187 đến năm 226 sau công nguyên mang theo văn chương từ Trung Quốc. Sĩ Nhiếp còn được gọi là Nam Bang Học Tổ.
   Sau cùng là Đổ Thụy xây dựng trường Đại Học Việt Nam trong thế kỷ thứ năm. 
   Ngoài ra theo dòng lịch sử, mỗi lần bên Trung Quốc có sự thay đổi triều đại, thì liền có các học giả Trung Hoa đến tỵ nạn ở Việt Nam mang theo cả văn hóa. Điển hình học giả Tích Quang đến Việt Nam dạy học suốt 15 năm từ năm thứ 8 đến năm thứ 23.
 
Chữ Nôm
   Song song với chữ Hán, những học giả Việt Nam lúc bây giờ phát minh ra chữ Nôm. Theo tài liệu lịch sử cho biết chữ Nôm xuất hiện vào năm 789 sau công nguyên. Trong năm này Phùng Hưng, sinh tại làng Cẩm Tâm , huyện Phú Thọ, tỉnh Hà Đông, nổi lên chống Tàu, chiếm Thủ Đô nhiều năm. Dân Việt Nam kính phục và tặng cho ông Phùng Hưng một danh xưng là Bố Cái Đại Vương. Có nghĩa là Cha, Mẹ, và Vua vĩ đại. Rõ ràng là hai chữ BốCái là tiếng Việt.
   Chữ Nôm căn cứ vào phương pháp viết cổ Hán tự. Để tạo dựng chữ Nôm, học giả Việt Nam bèn thêm hay bớt một hay nhiều nét của chữ Hán. Người đọc được chữ Nôm phải thông chữ Hán. Chữ Nôm được xử dụng trong toàn quốc từ thời Quang Trung (1788-1802) lên làm Hoàng Đế.
 
Chữ Quốc Ngữ
   Chữ Quốc Ngữ được thành hình bởi nhiều giáo sĩ Thiên Chúa Giáo trong thế kỷ thứ 16. Khi các giáo sĩ đi truyền đạo nhận thấy chữ Hán Nôm khác hẳn nét chữ Latin. Các vị này cố tìm ra cách viết dễ hiểu hơn để truyền đạt giáo lý cho dân đang ngưỡng mộ theo Thiên Chúa Giáo. Sự phát minh chữ Quốc Ngữ làm rút ngắn thời gian truyền đạo và học đạo của giáo sĩ và giáo dân. Thành hình chữ Quốc Ngữ trãi qua nhiều giai đoạn.
   Thời gian từ 1500 đến 1700, Nhà Hậu Lê đã suy dần theo thời gian. Hai họ Trịnh và Nguyễn nắm quyền chính trị tại Việt Nam. Họ Trịnh và Nguyễn không có thuận nhau. Năm 1558, Nhà Nguyễn rời thủ đô Thăng Long về phía Nam sau khi nghe lời xem quẻ của Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm, “Hoành Sơn Nhất Đáy Vạn Đại Dung Thân”. Chúa Nguyễn xây dựng vùng kiểm soát từ Sông Gianh tới biên giới phía Nam. Sau đó nhà Nguyễn tiếp tục tiến về Nam, xâm chiếm đất Chiêm Thành, rồi lấn thêm đất Cao Miên đến Cà Mau qua Rạch Giá - Hà Tiên. Sau đó đào Kinh Vĩnh Tế để làm ranh giới Việt Miên. Chúa Trịnh kiểm soát phía Bắc từ sông Gianh đến biên giới Hoa Việt để bảo vệ Lê triều.
   Theo Lê triều niên giám, Giáo sĩ Âu Tây đến Nam Định vào năm 1553. Giáo sĩ người Tây Ban Nha, Diego Advert, đến tỉnh Quảng Nam trong năm 1596. Nhưng cho mãi đến năm 1612 thì mới bắt đầu truyền đạo.
   Một trong những giáo sĩ truyền đạo người Bồ Đào Nha là Alexandre De Rhodes (1591-1660). Ông sống ở Á Châu nhiều năm và hiểu biết nhiều ngôn ngữ. Vị giáo sĩ này là người đầu tiên bỏ nhiều thời giờ tìm hiểu và hệ thống hóa những văn kiện bằng tiếng Việt dùng mẫu tự Latin. 
   Trong năm 1615, Alexandre De Rhodes cho xuất bản quyển tự điển đầu tiên dùng tiếng mẫu tự Latin “Bồ Đào Nha - Việt nam” và quyển “Văn Phạm Việt Nam”. Hai quyển này tạo thành hệ thống tiếng Việt sau này được gọi là chữ Quốc Ngữ. Cũng trong năm 1615, Alexandre De Rhodes xuất bản quyển sách chữ Quốc Ngữ đầu tiên cho Ki Tô Giáo mang tên: “Phép Giảng Tám Ngày Cho Kẻ Chịu Phép Rửa Tội Mà Blào (Vào) Đạo Thánh Đức Chúa Blời (Trời)”. Quyển sách này được lưu giữ làm căn bản xử dụng trong việc giảng đạo tại Việt Nam cho đến thế kỷ thứ 19.
   Tóm lại, giáo sĩ đến từ phương tây đã phát minh ra chữ Quốc Ngữ, nhưng Alexandre De Rhodes hệ thống hóa lại chữ Quốc Ngữ vào ba cuốn tự điển:
   1-Dictionarium Annamitium, Lusitatrum et Latinum.
   2-Dictionary Annam-Portugue, Priest Gaspar de Amaral, Portugues.
   3-Dictionaries Portugue-Annam, Priest Antonie de Barhosa, Portuguese.
   Trong thời gian này chữ Quốc Ngữ chỉ được dùng trong việc truyền bá đạo Thiên Chúa. 
   Vào ngày 31 tháng 8 năm 1588, liên quân hổn hợp Pháp và Tây Ban Nha gồm 2.500 quân Pháp và 30 tàu chiến, cùng với 480 quân Tây Ban Nha và một tàu chiến tấn công hải cảng Đà Nẳng dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Quân Đội Pháp là Rignault De Genouilly.
   Sau đó Pháp chiếm ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường trong năm 1861. Đến năm 1867, Pháp chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, và Rạch Giá. Nam Kỳ lúc bây giờ đặt dưới sự đô hộ của Pháp. Sau cùng, Pháp chiếm Bắc Kỳ vào năm 1888.
 
Sự Thành Hình Trường Thông Dịch Pháp Việt
   Từ năm 1861-1870, người Pháp dùng tiếng Pháp để giao dịch. Sau đó Pháp lập trường thông ngôn. Ngày 22-02-1869, quan toàn quyền Nam Kỳ, G. Ohier, quyết định dùng chữ Quốc Ngữ trong mọi sinh hoạt về hành chánh.
   Vào ngày 18-3-1869, chánh quyền Pháp tại Việt nam xuất bản tờ báo đầu tiên mang tên là Gia Định Báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Ngày 6-4-1878, Pháp mở rộng dạy chữ Quốc Ngữ cho viên chức Pháp và Việt Nam.
 
Hệ Thống Trường Học Tại Việt Nam Thời Pháp Thuộc
   Ngày 7-3-1878, Pháp xây dựng hệ thống trường học tại Nam Kỳ. Chương trình được chia ra như sau:
   - Lớp 1-3: Dạy tiếng Pháp, Nôm và Quốc Ngữ.
   - Lớp 4-6: Dạy tiếng Pháp và Quốc Ngữ
   - Lớp 7-10: Trung học đệ nhứt cấp, dạy tiếng pháp
   Kể từ ngày 14-6-1880, Pháp thiết lập trường học để dạy tiếng tiếng Quốc Ngữ tại quận lỵ nếu ở đây không có trường dạy tiếng Pháp. Ngày 1-1-1910, Pháp thiết lập trường dạy tiếng Quốc Ngữ và tiếng Pháp đến từng quận lỵ. Trường Đại Học Hà Nội đầu tiên được thiết lập vào năm 1930.
   Hệ Thống Giáo Dục Trong Triều Đình Huế dưới thời Pháp thuộc được thành lập vào ngày 16-10-1906, triều đình Huế mở trường dạy Quốc Ngữ.
   Sau đó, Quốc Trưởng Bảo Đại chấm dứt việc xử dụng Hán Nôm trong các cơ quan hành chánh, thiết lập một hệ thống giáo dục mới ở Trung Phần. Năm 1915, kỳ thi cuối cùng của các nhà Nho để nhận bằng tiến sĩ được hủy bỏ. 
   Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) là cụ đồ cuối cùng của Nho Giáo, là thi sĩ rất nổi tiếng với bài thơ lục bát Thề Non Nước viết bằng chữ Nôm và bài thơ mới Tống Biệt viết bằng chữ Quốc Ngữ
   Chương trình học mới ở các tỉnh thành lúc đó được phân ra làm hai 3 cấp:
   - Sơ học: 3 năm
   - Tiểu Học: 3 năm
   - Trung học đệ nhứt cấp: 3 năm
   Sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhứt cấp, học trò muốn học cao hơn phải sang Pháp hay đến Hà Nội để tiếp tục học lên nữa cho đến cấp đại học.
   Lúc bấy giờ chữ Quốc Ngữ được thịnh hành càng lúc càng rộng rãi trên toàn quốc. Nhiều nhà văn như Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1884), Paulus Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), Phạm Quỳnh (1892-1945)… đã bỏ công sức dịch sách chữ Hán, Nôm, Pháp, Anh ra chữ Quốc Ngữ.
   Chính vào giai đoạn này chữ Quốc Ngữ thành hình thay thế chữ Nôm, dùng trong giáo dục, văn hóa và xã hội.
   Chữ quốc ngữ đã được nhóm Tự Lực Văn Đoàn dùng để đả phá những tuệ đoan xã hội với mục đích là nhằm nâng cao dân trí theo đà tiến hóa của xã hội.
   Thiên Chúa Giáo đóng vai trò chánh trong việc thành lập nên văn tự chữ Quốc Ngữ. Nên từ đó mà dân Việt bắt đầu quen dần với chữ viết gốc mẫu tự Latin của dân La Mã xa xôi nhờ trung gian những nhà giáo sĩ Ky Tô Giáo.
   Giáo sĩ Alexandre De Rhodes chào đời vào năm 1591 tại Avignon miền nam nước Pháp. Tổ tiên của ông là người Bồ Đào Nha ở thành phố Rhodes thuộc bán đảo Iberia đến tị nạn dưới bóng của Đức Giáo Hoàng tại Avignon. Nơi đây dân chúng rất tôn sùng đạo Công Giáo. Nên Alexandre De Rhodes gia nhập vào nhà dòng trực thuộc giáo hội Công Giáo Roma vào ngày 24-04-1612.
   Sau đó ông nhận sứ mạng đến miền Đông Nam Á để truyền đạo. Alexandre De Rhodes đặt chân đến Việt Nam năm 1615. Khi vừa đến Việt Nam vị giáo sĩ này đã nghĩ ngay ra cách ghi âm tiếng Việt Nam dùng mẫu tự Latin để truyền thông với mọi người nhằm mục đích truyền giáo. Khởi nguồn cho sự hình thành nét viết chữ Quốc Ngữ ngày nay của chúng ta dùng mẫu tự Latin của dân tộc La Mã.
   Thành kính tri ơn vị giáo sĩ Alexandre De Rhodes! Ông đã vĩnh viễn ra đi vào năm 1660 tại Isfahan nước Ba Tư.
 
Phan Anh Tuấn 70-73(CT) ngày 31-07-2010

 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855328 visitors (2218236 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free