TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Nét đẹp phương Nam
 


Nét Đẹp Phương Nam
 
  
 
 
 Hình Cô Ba hoa hậu in trên con tem
 
   Xưa nay, nhắc đến những người đẹp tài sắc phương Nam, có lẽ Nam Phương hoàng hậu (1914-1963) chính là nhân vật đầu tiên được nhiều người nhớ đến, bởi bà không chỉ là vợ vua Bảo Đại, là vị hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn, mà thời thiếu nữ bà đã từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương. Bảo Đại có giải thích them vầ hai chữ Nam Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì cho bà hoàng hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Perfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho hoàng đế”.
   Thế nhưng, trong đời sống dân dã, nhìn lại lịch sử một cách xuyên suốt kể từ thời Pháp thuộc, hầu hết trong các tập sách viết về “Sài Gòn năm xưa”, học giả Vương Hồng Sển vẫn thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần với hang loạt danh sách như cô Chánh Bẹt-tăng, cô Hai Đẩu ở Sóc Trăng; cô ba Pho, cô Tư Ang-lê, cô Marie Huê; cô Ba Cù Là; cô Ba Trà, cô bảy Hột Điều… Nhưng xưa hơn hết huê (hoa) khôi đầu tiên của Việt Nam, theo ông: “có cô Ba, con thầy thong Chánh, thong Chánh dám xách sung bắn biện lý Tay Jabouin ở Trà Vinh năm xửa năm xưa, con của ông là cô Ba được hang xà bong Việt Nam in lại trên mỗi viên xà bong bán chạy vo vo…”.
 
   Cuộc thi hoa khôi đầu tiên ở Sài Gòn
   Vào cuối năm 1863 bước sang đầu năm 1864, nhân có gánh hát tây từ Pháp đến Sài Gòn diễn lần đầu tiên, người Pháp cho xây tạm một nhà hát bằng gỗ, trên một khoảng đất trống để làm sale de concert (nhà hòa nhạc), mà về sau, nơi này được xây dựng nên khách sạn Caravelle.
   Trong số các viên chức Pháp, nhất là các sĩ quan hải quân, vốn rất ưu chuộng việc tổ chức nhiều loại hình biểu diễn nghệ thuật, nên sau khi khánh thành Salle de concert, họ đã mời một đoàn vũ kịch chuyên nhảy các điệu Can can nổi tiếng của Pháp sang biểu diễn. Do đặc điểm trong những màn múa này thường có những đoạn minh họa cảnh tôn vinh, đăng quang của một hoa hậu, nên điều này làm nảy sinh ý tưởng khiến cho nhiều người nôn nóng tổ chức một cuộc thi hoa hậu. Một viê trung úy hải quân do đã sống nhiều năm ở các vùng căn cứ hải quân của Pháp, nên đã có kinh nghiệm về các kiểu tổ chức các trò vui cho kiều dân Pháp đã đệ trình lên viên thiếu tá chỉ huy của mình một bản đề nghị tổ chức cuộc thi mà anh ta gọi theo tiếng Anh là Beauty Quen (Nữ hoàng sắc đẹp). Ý tưởng này được chấp thuận, và đến cuối năm 1868, một cuộc thi sắc đẹp lần đầu được manh nha tổ chức trên đất Sài Gòn. Tuy nhiên, thực ra cuộc thi này vẫn chỉ nằm trong phạm vi hẹp, giữa Pháp với nhau. Đầu tiên, ban tổ chức người Pháp quy định:“Người dự thi phải là kiều dân Pháp, tuổi từ 17 tới 20, chưa có chồng”. Thế nhưng do lúc này kiều dân Pháp còn quá ít, cuộc thi không tiến hành được, họ phải đợi đến giữa năm 1871 và phải tạo nên hình thức rầm rộ bằng cách mời thêm những người đẹp vốn là vũ nữ, ca sỹ ở Singapore, Hong Kong… sang cùng dự. Cuối cùng, thấy vẫn chưa ổn, các viên chức cấp cao muốn lấy lòng dân bản xứ, đành buộc phải mở rộng thành phần tham gia, cho cả thí sinh người Việt Nam.
   Vào lúc này, bối cảnh xã hội, đạo lý và tập quán người Việt Nam chưa cho phép con gái phô trưo7ng thân thể trước đám đông, nhất là với một kiểu thi thố bị xem như để “mua vui” cho người Pháp, nên đầu tiên chẳng có một thí sinh bản địa nào ghi tên, cho dù đã có sự vận động tích cực con em của công chức người Việt ra tham dự. Chính vì vậy, cuộc thi này đã diễn ra một cách tẻ nhạt, chẳng để lại một dư âm nào, không tạo dư luận lớn.
   Thế là cuộc thi hoa hậu diễn ra được xem như một cuộc diễn tập mang tính tham khảo. Các nhà tổ chức người Pháp cảm thấy cần phải cẩn trọng hơn nữa để tiến hành đến một cuộc thi hoa hậu khác, quy mô lớn hơn, mang tính chất Việt Nam hơn… Sau khi mọi sự chuẩn bị tương đối chu đáo, cuộc thi được chính thức diễn ra vào cuối tháng 3 năm 1887 với nội dung: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn với trên 20 cô gái ghi tên ứng thí (chủ yếu là con gài của các công chức tại Sài Gòn và vài tỉnh lân cận). Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của hơn 10 cô gái “lai” (thực ra họ là vũ nữ ở Singapore, Hong Kong…). Điều trở ngại đầu tiên làm bất ngờ cho các nhà tổ chức là hầu hết các cô gái dự thi đều không chấp nhận mặc áo tắm. Thậm chí có cô còn cương quyết không chịu mặc váy đầm, mà chỉ đòi mặc duy nhất quốc phục Việt Nam (áo dài). Kết quả, những cô gái “lai” diện váy đầm bị mất ưu thế. Đứng đầu bảng cuộc thi thuộc về một cô gái đẹp hiền hòa, có danh xưng là cô Ba, con gái của một công chức Việt Nam.
   “Cô gái không son phấn, ăn mặc giản dị, tóc không uốn mà bới thành một trũm phía sau đầu, trông thật vô cùng duyên dáng. Cô có làn da trắng mịn, môi đỏ tự nhiên, mắt nhỏ và sang quắc. Nụ cười của cô mới đẹp và quyến rũ làm sao. Người nhỏ nhắn, nhưng tròn đầy cân đối, đẹp như một pho tượng phương Đông…”. Một bài báo ở Singapore thời đó đã viết về sắc đẹp của cô Ba sau cuộc thi hoa hậu Sài Gòn. Cần nói thêm, ngay sau đó không lâu, một thương nhân người Pháp đã chính thức mời cô sang Pháp tham dự cuộc thi hoa hậu Mùa hè ở Saint Tropez, nhưng cô Ba đã từ chối với lý do: Con gái Việt Nam không quen mặc áo tắm phô trương thân thể trước đám đông…
   Nhiều thương nhân và tổ chức khác của Pháp cũng tìm cách mua chuộc cô. Họ hứa sẽ trả cho cô một số tiền lớn nếu cô chịu đi một vòng châu Âu và chụp ảnh để họ giới thiệu…, song đều không đạt được kết quả.
 
   Cô Ba- biểu tượng của phụ nữ Việt Nam
   Hơn 20 năm sau (kể từ cuộc thi hoa hậu Sài Gòn năm 1887), một thương nhân Việt Nam do quý trọng nhan sắc và tiếng tăm của cô Ba – hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, nên xin phép phát họa chân dung của cô để làm biểu tượng (logo) cho sản phẩm xà bông Việt Nam do ông sản xuất. Chính loại “Xà bông cô Ba” (xà bong thơm in hình người phụ nữ Việt Nam mặc quốc phục, cổ đeo kiềng vàng, đầu bới tóc, nét đẹp rất hiền lành, phúc hậu) đã trở nên nổi tiếng gắn liền với người dân miền Nam suốt nhiều thập niên, đến tận thời điểm trước năm 1975 vẫn còn nhiều người biết.
   Trong tập sách Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển có đoạn nhắc đến cô Ba: “Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì, đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi bưu điện quốc gia in hình vào con tem, và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông cô Ba.
 
   Nam Phương hoàng hậu
   Trở lại chuyện Nam Phương hoàng hậu. Dù sao trong lịch sử Việt Nam cũng khó tìm được một hình tượng mẫu nghi thiên hạ được kính trọng và yêu quý cả về nhan sắc lẫn đức độ như bà. Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949: Sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của đội quân Anh để trở lại Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh của quê hương mình.               
   Cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á Châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động của thực dân Pháp.
   Bà mất ngày 16/9/1963. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học, đi làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
 
   Hoa hậu, nhà sử học Thu Trang
   Sau cuộc thi hoa hậu đầu tiên thời Pháp thuộc (1887), cách đây nửa thế kỷ, vào ngày 20/2/1955 tại rạp Lido, lớn nhất Sài Gòn-Chợ Lớn hồi đó, một cuộc thi hoa hậu lần đầu tiên do Bộ thong tin và xã hội tổ chức nhân dịp kỷ niệm lễ Hai Bà Trưng. Cuộc thi này có hơn 30 thí sinh trong buổi thi chính thức là những người đẹp đã lọt vào vòng sơ tuyển qua hồ sơ lý lịch và ảnh gửi trước cho ban tổ chức. Nội dung cuộc thi không có phần mặc áo tắm, nhưng bộ phận chuyên môn của ban giám khảo có đo các chỉ số chiều cao, thể trọng và số đo ba vòng.
   Kết quả cuộc thi. Người vinh dự nhận vòng nguyệt quế là nhà báo Thu Trang, 23 tuổi, cao 1,61m, nặng 52 kg, số đo ba vòng 86-62-88. Cần nói them, ở thập niên 1950, ngay các ngôi sao điện ảnh và người đẹp nổi tiếng thế giới cũng vẫn có chiều cao vừa phải chỉ 1,6m hoặc hơn một chút (như Elizabeth Taylor, Audrey Hepburn, Odile Versois…).
   Thu trang là bút danh chính (cùng các bút danh khác như Thanh Tâm, Nguyễn Huyền Thu…) của nhà báo Công Thị Nghĩa khi cô bắt đầu viết bài trên tờ Cần Học đầu năm 1954 và sau đó trên các báo Sài Gòn Mới, Tân Văn.
   Còn “diễn viên màn bạc” là do trong hai năm 1956 và 1957, Thu Trang tham gia diễn xuất hai phim Lục Vân Tiên, ngoài việc đảm nhận vai nữ chính Kiều Nguyệt Nga. Đây là phim truyện đầu tiên của Việt Nam, cũng là phim Việt Nam đầu tiên tham dự Đại hội điện ảnh Châu Á tại Tokyo.
 
Tô Quân Bảo ngày 25/4/2011
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852163 visitors (2210277 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free