Thiền
Thiền không phải là triết lý. Thiền là một “hành động” biệt lập. Thiền không phải là suy luận. Khi bảo là một hành động biệt lập, do đó nó không có liên quan đến sự nuôi dưỡng từ ý thức, kiến thức, cái biết, cái không biết. Thiền không phải là cái thêm vào, là cái bỏ ra, dọn dẹp, lau chùi, gọt đẻo, mãi cho đến khi nào không thể nào dọn dẹp thêm nữa, cắt xén được nữa. Cái còn lại sau cùng, không thể tách rời được gì nữa. Chính là cái đi tìm.
Chỉ vì chân ngã hoàn hảo, không thể thêm bớt được nữa, không hể chấp thủ bất cứ gì.
Tại sao Thiền là cứu cánh ??….Có lẻ Thiền mang đến lợi ích rốt ráo cho giải thoát. Vì lột bỏ được gánh nặng của tư lương, mặt ngoài của nhân sinh quan vốn đã từng làm công việc che mưa nắng, để thiên hạ sống vì thể diện, sống trong đối đải thường tình.
Thiền đã ra đời từ Phật giáo hàng nghìn năm qua, nhằm để giải thoát, hướng dẫn chúng sanh sống yên tỉnh, không bị ngoại vi ám ảnh, vì người đời từng sở hữu những thứ vô cùng phản khoa học và phản sự thật, một lúc cả hai, sẵn sàng tự ti và tự tôn.
Thiền có liên quan gì đến giải thoát? Có lẻ đời sống động loạn là nguồn góc của phiền nảo, người ta luyện Thiền để tiến tới trạng thái Định (Tịnh). Định hay còn gọi là cực Tịnh, bản thân ta có được tánh linh một cách tự nhiên.
Thiền là tiến trình từ đời sống hiện tại, sống trong cảnh Động trong Mê, sau đó tiến tới Tịnh trong Động. Sau cùng khi đạt tới Đại Định là tình trạng Động trong Tịnh, hay còn gọi là Chơn Động. Đây chỉ là mới bắt đầu một tiến trình dài.
Tại sao Động và tại sao Tịnh. Khi dùng sáu căn (nhản, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý ) để sinh hoạt như chúng ta đã từng làm tự bao giờ. Có nghĩa rằng dùng sáu căn để đối đải, cảm thọ sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Đây chính là lúc chúng ta ghi nhận, khi ghi nhận thì phải cảm thọ, ngược lại nếu không ghi nhận (lúc ngũ không chiêm bao) được gọi là vô ký. Cảm thọ và vô ký là hai tình trạng có cùng một cảm xúc, dù có khác nhau qua bối cảnh, phương tiện. Nhưng chung quy là tình trạng của đối đải. Đó là lý do tại sao chúng ta bị sống trong phiền nảo. Vì nếu hoàn cảnh chung quanh vui thì chúng ta vui, nếu buồn thì ta buồn. Chúng ta bị sống và chi phối bởi môi trường chung quanh.
Thế thì pháp Tu Thiền được ra đời để hoá giải sự cảm thọ và phiền nảo đó. Phương pháp tu thiền luôn hướng nội tâm, không mang màu sắc của ngoại vi. Chỉ khi hướng nội thì ngoại cảnh không có cơ hội làm lục căn bị chấp thọ. Lâu ngày lục thức sẽ thuần, dần dần tâm được an định. Chúng ta hãy nhìn xem, Thiền có phù hợp với tự nhiên, thì phù hợp với thiên nhiên, thì luôn phù hợp với thiêng liêng.
Thiền độc lập trong mọi sinh hoạt của ngũ uẩn. Kinh Bát Nhả có ghi rằng: Ngũ Uẩn Giai Không, (Sắc Thọ Tưởng Hành Thức, mọi cảm xúc.. là không) những cảm xúc của Ngũ Uẩn hoàn toàn huyển mộng. Khi đã là giả thì dùng một trong bất cứ Uẩn để quán (cảm giác) …chỉ toàn là tự lừa gạt lấy mình. Làm sao thấy đưọc Chân Ngã ?? Thiền nguyên thuỷ không dùng văn tự, không cầu nguyện tha lực, không mông chờ diệu quả. (không xuất hồn…đi lang thang).
Chúng ta có hàng vạn sự thưởng thức, từ cái nhìn khác nhau dù chỉ một cụm hoa hồng…. Thiền căn dặn chúng ta nhìn cụm hoa hồng hẵn vẫn thấy đẹp mà không có sự cảm thọ. Chứ không phải nhìn cụm hồng đẹp mà thấy xấu (đẹp hay xấu cũng vẫn là cảm thọ). Hồng đẹp, Hồng xấu là chuyện của Hồng, Thấy xấu, thấy Đẹp là chuyện của ta.
Trong sinh hoạt của Thiền, chúng ta phân biệt được nhản quan và nhản thức. Nhản quan có bị lu mờ, nhưng tuyệt đối nhản thức không bao giờ lu mờ. Hay còn được gọi là Tánh Thấy. Tánh Thấy thuộc nhản thức. Muốn thay đổi Nhản Thức không chỉ phải thay đổi cách nhìn, hay quan niệm nhìn, mà cần phải vô hiệu hoá sự cảm thọ của nhản thức từ trong vô thức, bằng một pháp tu chánh pháp thiền định. Tuyệt đối không có triết lý thế gian nào làm cho chúng ta thay đổi cách nhìn. Nếu có chăng, chỉ là biện pháp tạm thời đè nén. Sau cùng chúng sẽ nổi dậy. Do đó Thiền Định đi ra ngoài sự kềm toả của lý trí, cuả cái biết.
Thiền là luyện Ngũ Quan ở vị trí như thật. Khi phân biệt tốt xấu, cảm xúc của nhị nguyên đem lòng đối đải mà có. Lúc nầy Thân và Tâm không đồng nhất thể.
Thiền ra đời như vị cứu tin. Thiền không mang âm thinh, sắc tướng. Kinh Kim Cang có ghi rằng: Dĩ âm thinh sắc tường cầu ngã, vi ngoại đạo. Có nghĩa là dùng âm thinh sắc tướng, ngoại hình để (cầu chơn ngã) tức là ngoại đạo. Ý nói chánh pháp là Pháp Bất Lập Văn Tự. (Nếu bảo rằng Thiền không hẵn là một tôn giáo cũng chẵng sai. Vì Thiền là cách sống văn minh tự tại, không nhất thiết phải có giáo điều, tăng lữ, nội quy. Ai lại không có quyền sống văn minh, không phiền nảo?).
Như thế Thiền có nghĩa là cùng một lúc “Gom Lục Thức Về Một Chỗ” .Nhìn, nghe, thở….cùng một chỗ và cùng một lúc. Chỗ ấy không phải là một điểm cố định, thấy, rờ được (Vô Sở Trụ). Điểm ấy còn được gọi là Huyền Khiếu. Chỉ có thở ở điểm nầy thì hoạ may mới thở được “khí hư vô”. Khí Hư Vô không thở bằng mủi. Thở bằng Huyền Khiếu cũng chỉ là bắt đầu một tiến trình vô cùng bao la. Bế Hô Hấp một cách tự nhiên mà vẫn thở được khí từ cỏi hư vô, mới thoát khỏi luân hồi.
Trong Chú Kim Quang có ghi: “Thị chi bất kiến, thính chi bất văn”. Có nghĩa là nhìn mà không thấy, nghe mà không cảm thọ, thì mới gọi là chánh Kiến. Thiền không chấp thọ của sự nghe và thấy. Còn cảm thọ của nghe thấy là vọng tưởng bất kể nghe gì thấy gì bằng tai, bằng mắt.
(Người khoa bảng, trí thức có học vị đến đâu, cũng không đi ngoài sự đối đải, vay mượn kiến thức. Vỏ trứng là yếu tố kiến thức giúp gà con trưởng thành. Cũng chính vỏ trứng đã cản trở, vì gà con không vượt ra khỏi vỏ trứng. Chính kiến thức làm chúng ta nô lệ cho mình, phục tùng bản ngã một cách tự nhiên không thể cưỡng lại được. Chúng ta hành động khởi từ ý thức. Ý thức là công cụ của hành động, không có tính cách tự phát, tự nhiên, không đi ngoài sự định đoạt sẵn (program) trước ý.
Cho đến khi nào phát hiện ra chính mình. Ngay lúc nầy mọi ý thức, thói quen tốt xấu, tư tưởng cũ, hẵn đã bị loại ra khỏi. Chúng ta đã thoát ra khỏi xiềng xích của bản ngã, tìm lại chính mình. Chính đó mới là bản chất thật. Trước kia thân, tâm nầy đã bị trui luyện bởi ngôn ngữ, màu da, kiến thức, ngay cả tín ngưỡng, mọi thứ không thuộc về mình. Cái hằng có nầy là chân ngã, sau khi đã gọt bỏ toàn diện tư tưởng, giống như tẩy nảo, vì chân ngã vốn đầy đủ tròn sáng, có thiên tính ngang hàng với hư vô, trời đất. Tu thiền cho đến tận cùng giải thoát. Tức là trạng thái trỡ về).
Kiến thức mà chúng ta có hiện tại là thứ vay mượn, thuộc về Thần Thức. Thần thức mang theo vọng nghiệp, bất kể là tốt hay xấu, sẽ theo chúng ta đến vô lượng kiếp. Thiền là pháp lìa ngã, lià ngã không ngoài lià vọng tưởng, tiền kiến (kiến thức), đối đải nhị nguyên đã ăn sâu vào thói quen. Bởi thế Thiền đi trên mọi sự hiểu biết. Còn biết, chưa phải lià ngã, chưa phải chánh định, chánh kiến. Tu thiền là biến thức thành trí.
Trong quan niệm lià ngã, lối tu hành trên có khi bị đời cho là yếm thế. Chẵng qua thiên hạ chưa tìm hiểu thấu đáo vấn đề, nên cho rằng yếm thế. Trong Thánh Kinh, Không Tử có ghi: Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, Nhất thiết giai dỉ tu thân vi bổn. (từ vua cho đến thứ dân ai cũng có quyền tu thân là căn bản). Chữ tu thân của Khổng Tử là một triết lý siêu việt. Trước khi tu thân phải có ý thành (tiên thành kỳ ý). Trong khuông khổ ấy Khổng Từ dạy rằng: Tri Chỉ Nhi Hậu Hữu Định. Ý nói biết ngừng nghĩ (thiền) tức là sau đó sẽ định. (Thân có an thì Tâm mới trụ). Tóm lại dù bạn ở bất cứ điạ vị nào trong xã hội, bạn cũng có thể tu tâm, luyện tánh. Hay còn gọi là tu Tánh Mạng, (Tu Tánh Liễu Mạng). Tu thiền định có kết quả ngay lập tức, lớn nhỏ tuỳ vào công đức và kiền thiền của cá nhân. Không phải chờ cho đến sau khi chết. Đây là cách sống không phiền nảo.
Thân và Tâm là hai yếu tố không thể tách rời trong đời sống thiền định. Trong khi đó một số tông phái chỉ biết tu đơn độc, tâm hoặc thân. Tình trạng nầy trong kinh gọi là cô dương độc âm. Vì trong thân có tâm và ngược lại. Trong kinh Lăng Nghiêm có dạy: Thân tâm là hai yếu tố không thể tách rời, vì như có thân mà không tâm là người mất trí, có tâm mà không có thân, tuyệt sẽ không thể sinh hoạt hữu vi được.
Tánh Mạng là biểu tượng của Âm Dương, khi hít và thở tức là bạn đang hành sử nguồn gốc của âm dương. Từ âm dương mà có tất cả. Âm dương tiềm tàng trong cỏi trời đất một cách vi diệu. Không có chỗ nào trong trời đất mà thiếu âm hoặc thiếu dương. Từ âm dương sanh ra vạn hưũ của cỏi vô thường. (Trong âm có dương, trong dương có âm, trái là âm phải là dương, trắng là âm đen là dương, lạnh là âm nóng là dương, ngọt là âm mặn là dương, ngoài là âm trong là dương. Trong cỏi trời đất, không có thuần âm và thuần dương).
Con chim luôn bay bằng hai cánh, âm dương được Thiền gia mô tả là hai yếu tố không thể thiếu trong đức tạo tác của thiêng liêng. Từ âm dương, chúng ta có thể suy luận ra cả vũ trụ hữu hình và vô hình chỉ từ một công thức mà có. Trong cơ thể chúng ta có đủ phương tiện và đầy đủ cơ năng để trỡ thành toàn năng. Đó là lý do tại sao Phật bảo rằng: Chúng sanh là Phật sẽ thành. Nếu chúng ta thiếu những cơ cấu tự nhiên đó, Phật đã không phán như thế. Ngài muốn chứng minh rằng, chúng sanh có đầy đủ bản chất Phật tiềm ẩn và đồng dạng để tu giaỉ thoát. Nếu vẫn còn mê luyến thế gian, chứ đừng bảo rằng chúng ta không có khả năng đó, đừng bao giờ mất niềm tin về chính mình. Nhưng phải tu cho mình chứ đừng tu cho người khác. Đừng bảo ngươì khác tu dùm mình.
Con mắt của thiền gia, không dùng mắt phàm nầy để nhìn sự việc, khi chúng ta dùng phàm nhản để ghi nhận sắc giới hữu hình, sắc giới của hữu hình nằm hoàn toàn trong cỏi vô thường. Cái mà chúng ta đi tìm là Chân Thường. Vậy vô thường không có chỗ đứng ở tình trạng đại định của thiền. Vì ngay lúc thiền đến trạng thái đại định, ngay cả không gian và thời gian cũng không còn giá trị thật của chúng nữa. Ngay cả tội phước cũng không còn chỗ để bám. Trong kinh “Vô Cực Truyền Tông Chí” có ghi: Khi lià ngã thì Tội Phước Vô Sở Đắc. Khi yếu tố không gian và thời không tồn tại nữa, mọi giá trị của thế gian bị huỷ diệt, ngay cả chân lý, triết lý cũng không còn chỗ để tồn tại.
Khi hiểu rằng thiền vượt lên trên mọi sự đối đải, vậy mọi hành động người chơn tu đều theo tự nhiên, không chỉ vì mình mà làm, Vua Lương Võ Đế hỏi Đạt Ma Tổ Sư: Vậy chớ Trẩm xây bao nhiêu chùa miểu, vậy công đức ấy đi về đâu?? Đạt Ma trã lời rằng chẵng có công đức gì cả. Ý nói: Xây chùa miểu là giúp thiên hạ tu, chứ chưa giúp cho chính mình tu. Tại sao vì lý do gì mà mình bận tâm đến việc ngoại thân hơn là chính mình???? Đạo có ở trong thân, trốn thiên hạ chứ có trốn chính mình được bao giờ. Tu cho mình là vậy. Nội công (thiền) và ngoại quả là hai công việc phải đi đôi. Tuy nhiên, tu luyện thiền định mất nhiều công phu hơn ngoại quả. Khi mang tiền cúng chùa, ấn tống kinh, làm việc thiện, đó là công đức, nhưng hẵn chỉ là phước hữu lậu. Vì công đức ấy không trực tiếp giúp mình lià ngã được. Đôi khi công đức cúng dường bị nghịch duyên, trỡ thành ngã mạn. Vì có Thầy hám lợi, thường đối đải dị biệt với thân chủ nhà giàu, vô tình tạo điều kiện để ta bị kiêu ngạo, tự đắc. Thầy hư tại trò và ngược lại. Đó là lý do tại sao làm phước mà không có phước.
Tu thiền là sống trong thanh thảng, tự tại, tự lo giaỉ quyết chuyện kinh tế gia đình, tu tại gia, giảm bớt mọi va chạm trong đời sống càng ít đối đải càng tốt. Chúng ta sống trong thời buổi khó khăn. Mọi sinh hoạt bị thu lại trong hoàn cảnh kinh tế eo hẹp. Tu Thiền là pháp tốt nhất để hành theo. Thế nhưng chúng ta trước khi chọn cho mình một pháp môn. Chính mình phải biết rỏ: (Thế Nào Là Chánh Pháp. Để không phải mất thời giờ theo ngoại đạo bàng môn mà uổng phí đời người. Coi chừng tu theo kiểu thông thường của Tôn Giáo, Chùa Miếu, chỉ làm mất thời giờ mà thôi. Vì lẻ không có một pháp nào của thế gian khả dỉ tiêu trừ được nghiệp chướng. Ai cũng biết nghiệp sâu dầy nằm tận Mạt Na Thức. Niệm Phật, tụng kinh lià ngã được sao??)
Gặp bậc tu chơn hay thiện trí thức hãy hỏi ngay: Thế Nào Gọi Là Chánh Pháp
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, đức Lục Tổ có dạy rằng: Không phải ngồi mới thiền. Câu nói nầybị thiên hạ hiểu lầm rằng :Không Cần Ngồi Thiền. Tiếc thay những lời của bậc tiền bối không được hậu tấn hiểu đúng. Lấy tâm kẻ mê muội mà đoán lòng người giải thoát thì làm sao mà lường. Ý nói: Thiền trong mọi hoàn cảnh, ngay cả đi đứng nằm ngồi, không một sát na động loạn.
Tụng kinh, niệm Phật, ngồi Thiền, ở đâu mà làm chẵng được, không nhất thiết phải đến chùa. Tại sao phải lên nuí vào rừng???
Muốn biết chánh pháp, phải dựa theo kinh điển làm chuẩn mực. Không theo sát kinh điển, khó mà nhận dạng được chánh pháp. Thời buổi hạ ngươn, nhiều tông phái ra đời, tông nào cũng cho là chánh pháp. Đừng tự lừa gạt mình bằng cách cho rằng: Tám mươi bốn ngàn pháp môn, đường nào cũng về La Mã. Vâng, có đường dẫn người ta đi cả kiếp mà vẫn chưa thấy La Mã. Chỉ vì kém phước, vô duyên gặp phải bàng môn ngoại đạo. Có 84 ngàn pháp môn khác nhau, để phù hợp cho 84 ngàn trình độ thấp cao. Người thấp kém, ngu hèn cũng được tu hành, nhưng phải dùng pháp dể hiểu, đơn giản, lâu hơn, xa hơn để đạt mục đích).
Chánh Pháp không có nghĩa rằng nhiều người theo. Vậy phải có một chuẩn thằng rỏ rệt để nghiên cứu, dấn thân. Vì đây là sự nghiệp giải thoát, chứ không phải một nghành để tìm hiểu giải trí, (chơn tu khác với nhà nghiên cứu tôn giáo).
Người trí sống trong nghịch cảnh mà lòng không nghịch, vẫn sống trong thế tục mà không thuộc thế tục. Đừng để sự nghiệp huy hoàng của đời người, trong một phút bị tàn uá chỉ vì thất tình, thất thời, thất chí. Người khôn, có khả năng khắc phục chuyện ngoại thân. Luyện thân tâm được an lạc thì đời sống mới có ý nghĩa, và ngỏ hầu hoàn tất sứ mạng làm người một cách trọn vẹn.
Trong kinh của Đạt Ma Tổ Sư có đưa ra bài kệ như sau:
Bất Lập Văn Tự
Giáo Ngoại Biệt Truyền
Trực Chỉ Nhân Tâm
Kiến Tánh Thành Phật
Hãy lắng tâm trong một vài giây, và quyết đi tìm đường giải thoát. Chỉ một lòng gắng bó đá vàng chẳng lơi. Đừng để cho đến khi bị đời ruồng bỏ, đào thảy, rồi mới tìm đến cửa Thiền. E rằng trời chiều, ngày chẵng còn lại bao nhiêu, vầng thái dương đã dần khuất. Hoàng hôn thì đến tận bên người, đời người thì ngắn ngủi. Cột xiết tơ tình, thù hận trăm nghìn mối…đến bao giờ mới gở cho xong?? Tu thiền là tự độ lấy mình.
Nguyễn Hoàng Tân 2009.
Tài liệu kinh sách tham khảo, nghiên cứu:
Kinh Kim Cang
Kinh Bát Nhả
Kinh Đạt Ma Tổ Sư
Kim Quang Thần Chú
Kinh Vô Cực Truyền Tông Chí
Thánh Kinh
Tánh Mạng Khuê Chỉ
Tam Thừa Chân Giáo
Đạo Đức Kinh
Pháp Bảo Đàn Kinh
Thủ Lăng Nghiêm