TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Mì ăn liền
 
Lên mạng ngày 17/6/2010

ĂN LIỀN        

 
                                       
 Lịch sử và phát triển :
 
Chính thức ra đời vào 25/8/1958, sáng chế này của Ando Momofuku ( sinh ngày 5/3/1910 ở Đài Loan ) đã tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp thực phẩm thế giới, được người dân đất nước mặt trời mọc bình chọn là phát minh quan trọng nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20, vượt qua cả karaoke, headphone stereo, CD, máy ảnh…
Mặc dù khởi phát tại Nhật Bản, nhưng những gói mì đầu tiên nhập vào miền Nam Việt Nam năm 1971 lại có xuất xứ từ Đài Loan. "Vua mì" với Công ty Nissin trở nên nổi tiếng và trở thành công ty số một trong lĩnh vực kinh doanh mì ăn liền trên thế giới
Sản phẩm mì ăn liền của Ando còn thâm nhập cả "thị trường" vũ trụ khi tháng 7/2005, Nissin đã cho ra mắt một loại mì ăn liền đặc biệt được đóng gói trong chân không dành riêng cho nhà du hành vũ trụ Nhật Bản Soichi Noguchi trong thời gian làm việc trên con thoi Discovery của Mỹ.
 
 Ưu điểm :
 
Chắc chắn tính tiện dụng và nhanh gọn là ưu điểm hàng đầu giúp mì ăn liền phổ biến trên thế giới. Ngày nay sự đa dạng về chủng loại, về “gu” càng lúc càng giúp mì ăn liền phổ cập hơn, bên cạnh đó giá cả theo nhiều phân khúc cũng giúp sản phẩm này có mặt ở nhiều tầng lớp thu nhập khác nhau ( giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 - 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang được bán với mức giá 2.500 - 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn 10.000 đồng/gói.)
Công nghệ chế biến và đóng gói càng ngày càng tiến bộ giúp mì ăn liền đa dạng phhong phú về hình tức lẩn nội dung ( mí gói, mì ly, mì xào…)
Các thành tựu hóa thực phẩm, hóa mùi.. giúp đánh lừa được phần nào giác quan người tiêu dùng ( phở, hủ tíu nam vang, bánh đa cua, miến gà, cháo lươn…)
 
 Khuyết điểm :
 
Chủ yếu là về mặt dinh dưỡng.
 
“Theo các chuyên gia Dinh dưỡng , không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì mì ăn liền thường chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể. Các chất phụ gia trong mì ăn liền chỉ có tác dụng tạo sự ngon miệng.” . ( Nghĩa là nếu thêm thịt bò hay trứng vào tô mì thì cũng rất OK )
 
“Mì ăn liền khi sản xuất  được chiên ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị oxy hoá.
Ngoài ra, nguyên liệu để chiên mì các nhà sản xuất thường dùng shortening - một loại dầu cứng được lấy ra bằng phương pháp phân đoạn từ dầu cọ, ở phương pháp  này không sinh ra axit béo dạng trans. Trong thành phần của shortening lại chứa nhiều axít béo no – đây là loại axít khó tiêu hoá.  “ ( Điều này là chắc chắn đúng, cho nên để an toàn nên rửa mì bằng nước sôi sau 30” gạn nước bỏ, sau đó mới cho gia vị và nước sôi vào, đậy kín 2-3’ )
  Và đây là bước đột phá cạnh tranh khắc phục khuyết điểm :
               “New Way- Mì ăn liền không qua chiên : Công ty CP thực phẩm Xanh (Greenfood) vừa đưa ra thị trường một sản phẩm độc đáo- mì ăn liền không qua chiên đầu tiên tại Việt Nam với nhãn hiệu New Way.
 New Way được chế biến bằng công nghệ hấp đặc biệt, không chiên, không dầu mỡ, ngon một cách tự nhiên. Đặc biệt, các gia vị sử dụng cho mì New Way được chiết suất từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như thịt, cá, tôm tươi đem lại cho người ăn một cảm giác thanh nhẹ.
 New Way là sản phẩm đột phá trên thị trường mì ăn liền, phục vụ nhu cầu sống khỏe của con người trong nhịp sống công nghiệp như hiện nay. Vì không sử dụng dầu chiên nên mì New Way tránh tuyệt đối được sự oxy hoá của dầu ăn khi chiên ở nhiệt độ cao- nguyên nhân tiềm ẩn của các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường… Hiện mì ăn liền không qua chiên New Way có 4 hương vị đặc trưng quen thuộc với người dân Việt Nam như: Lẩu Thái, Gà lá chanh, Đậu Hà Lan và Mì sườn bung… ( Nghe hấp dẩn quá, phải tìm mua ăn thử….Chỉ cần vài chục triệu người “thử” là nhà sản xuất đủ “rung đùi” )
 
Quá nhiều thương hiệu : vào siêu thị, tới gian hàng thực phẩm khô, nhìn dảy mì ăn liền là hoa cả mắt , các nhà sản xuất tung đủ chiêu để tiếp thị ( trúng thưởng, giờ vàng quảng cáo…) Liệt kê vài thương hiệu Acecook, Hảo Hảo, Gấu đó, Hoàng gia, Vifon, Vua bếp, Tiến vua, Tiểu nhị…( qua rồi thời Miliket 4 con tôm, nó gần như xếp vào hàng mì kg dành cho các gánh ăn sáng bình dân ở các ngỏ hẻm, công trường…)
 
 
 Không phải nước lả cũng vả nên hồ :
 
“Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất mì ăn liền sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vòng 3 năm tới. Hướng tới, các doanh nghiệp sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm với mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi..”
 
“Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15%-20%. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất thế giới với 44,3 tỷ gói bán ra trong năm 2005. Indonesia đứng thứ hai với 12,4 tỷ gói và Nhật Bản thứ ba với 5,4 tỷ gói. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với trung bình 69 gói một người một năm. Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật Bản 42 gói.”
 
Các con số cho thấy, “ lải từng ly nhưng suy ra từng tỷ”. Các công ty lớn như Acecook
 Hó có tât cả các cty con vệ tinh xoay quanh khép kín phục vu cho dây chuyền sản xuất mì ăn liền : Cty về bột mì, dầu thực vật, rau sấy, hạt nêm…và cả xưởng nước mắm ( tiêu thụ nội bộ vài chục ngàn lít/ ngày cho cả trong và ngoài hệ thống, trong khi có ai thấy dấu vết nước mắm nào trong gói mì Acecook đâu !!)
 
Oan ức ...cho mì :


 
                                                                           

 Café “mì ăn liền “
 Công nghiệp mì ăn liền đã thành một ngành công nghiệp lớn, siêu lợi nhuận…vậy mà vẫn bị những oan ức …:
 
-         Mì ăn liền đã trở thành một thuật ngữ, một tính từ phổ biến. Nó được ghép vào rất nhiều  từ khác : phim mì ăn liền, nhà xây mì ăn liền, nhạc mì ăn liền …tình yêu mì ăn liền ..!! Nói chung cái gì “mì ăn liền” là cái gì “ qua quít” “dối trá” “ ba trợn “ “ ăn xổi”…( Oan cho mì quá, vì vốn mì là món siêu lợi nhuận mà )
-         Sản phẩm cứu trợ không thể thiếu, các hình ảnh cứu trợ luôn gắn liền với cảnh chuyển các thùng mì gói, nó cũng làm tổn thương “mì ăn liền” vì nghĩa “ của đói của cho “. Thực ra đây là thời cơ của các “tiểu gia MÌ” tung kho ra thị trường vì hàng cứu trờ thường chỉ xài “mì tiểu gia” chứ ít xài “ mì đại gia” ( Oan cho mì quá, mì nào đi nữa thì cũng có bao nhiêu cách ăn thôi mà …
“… Nhiều người thì nhất quyết chỉ dội nước sôi lên, chờ 3 phút là mở ra ăn. Đúng như chỉ dẫn trên giấy gói mì. Đó là những người hết sức có nguyên tắc.
      Có nhiều người khác rảnh rang và vô nguyên tắc hơn, chuẩn bị rau cải, thịt bò, hành hoa, tương ớt, nấu sôi chín tới, bỏ mì vào tắt bếp đổ ra bát rồi mới ăn. Quả là công phu, công phu!
      Lại có loại người tính tình bay bổng, chỉ bỏ mì vào nồi nước sôi rồi nhìn cây nhìn cỏ làm thơ, bao giờ mì nhũn và xong 1 bài thơ con cóc thì mới ăn. Những người này thường răng không được chắc (nên chỉ thích mì nhũn) và sáng tác được rất nhiều thơ.
      Một thể loại nữa, rất có thể là fan của sushi, hoặc là ở khu vực hay mất điện, nên thường gặm mì ăn liền sống không cần qua chế biến. Những người này thường tích trữ gói gia vị không dùng đến vào một góc trong tủ bế…” ( cách ăn cũng cầu kỳ đa dạng chứ, phải không ?)
 
( Tài liệu tham khảo: Báo Doanh nhân, Tiếp thị, Google…)
 
  
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860758 visitors (2231558 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free