TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Ông Tà Ông Địa là ai
 
Lên mạng ngày 1/3/2011

(Truyện dân gian)
Ông Tà, Ông Địa là ai ?
 
An-Giang là một tỉnh có rất xưa trong Nam Kỳ lục tỉnh, là vùng đất có đồng bằng mênh mong, cò bay thẳng cánh, biển lúa xa tít tận chân trời. Phía Tây là Thất sơn huyền bí còn gọi "Thất Sơn mầu nhiệm". Do đó về tôn giáo và tín ngưởng dân gian cũng có nhiều sắc thái đa dạng vô cùng phong phú. Trong phạm vi bài nầy  người viết chỉ đề cập đến tín ngưởng thờ cúng Ông Tà và Ông Địa trên vùng Bảy Núi và Thoại Sơn ( Núi Sập) "Thoại Ngọc Hầu"
            Xưa kia trong tâm tưởng của nhiều người, nhất là cư dân vùng Bảy Núi An Giang điều coi Ông Tà, Ông Địa là những vị phúc Thần luôn gần gủi, thân thiện mang lại điều lành cho mọi người. Chính vì vậy mà hình ảnh các vị lúc nào cũng có sẳn trong một góc thiêng của người dân Nam Bộ. Trong các ngày lể Rằm , ngày Tết trên bàn thờ Ông Tà Ông Địa lúc nào cũng có đèn nhang, hoa trái tươm tất. Đặc biệt trên núi Cấm, núi Két, mổi lần người dân đi ngang chổ thờ Ông Tà, Ông Địa khách hành hương điều dừng chân lại, xá ba xá để tỏ lòng thành kính.
           Theo lý giải của Ông Nguyễn văn Hầu là học giả, thỉ vào thời khai hoang mở cỏi, nhiều người đi làm ruộng ở xa, suốt ngày hui quạnh trong chỏi lá, hoặc trên xuồng, bốn bề hoang vắng nên họ cần có một chổ dựa tinh thần phò trợ. Đó là đất đai viên trạch thần hoàng bổn cảnh, là đất nước ông bà, ông Tà, ông Địa, ông Chuồng, bà Chuồng. Do đó, họ đến đâu là thờ đến đó. Ngay trong bửa cơm người nông dân cũng khấn bái Ông Tà, Ông Địa trước khi ăn. Có khi thờ trong nhà, có khi ngoài Miểu, thậm chí trên bệ đá, trong hang, trong động, hoặc chót núi.
        Hiện nay tại chợ gò Tà Mâu (Campuchia) sát kênh Vỉnh Tế , dứoi nhiều góc cây cổ thụ, cây da xà An Phú, cây dầu ba người ôm không giáp ở xã An Nông, nhất là những cây to mọc trên núi Cấm, núi Cô Tô, núi Két . . . . điều có thờ ông Tà, ông Địa.
       Có điều lạ hiện nay các đại gia giàu có , các Quan to chức cao nhà rộng, điều có thờ cúng đủ các Thần linh, cho xe công ra tận núi Thái Sơn ngoài Bắc mua các tản đá hình dáng quái đảng đặc xung quanh nhà trừ tà ếm quỉ,  để
giử vửng ngai vàng, đêm, đêm đốt nhang khấn vái công an không sờ gáy.  Quan to thờ cúng càng to.
      Qua các tài liệu An-giang xưa và nay, Ông Tà có nguồn gốc từ tín ngưởng của người Khơme . Đó là vị thần mang tên NEAK-TA có quyền năng cai quản trong phạm vi phum, sóc mà bà con ai nấy đều tôn kính, không dám xúc phạm.
Theo tín ngưỡng cổ sơ của người Khơme , thỉ những thiên tai, bệnh tật điều do sự bất kính của con ngưởi với ông Tà.
     Nếu như ngưởi Khơme thờ các vị Thần Sông, thần núi, thần rừng. . . .  thì người Việt và người Hoa lại thờ ông Tà, ông Địa, và thần Tài. .
     Thời xa xưa, Ông cha ta sùng bái các vị Thần trong nhà, và có câu "Sống ở đâu, thổ công ở đó". Trong quá trình cộng cư, nền văn hóa giửa ba dân tộc Kinh, Hoa, Khơme giao thoa lẩn nhau nên hình tượng Ông Tà, ông Địa đã dần dẩn ăn sâu vào tâm thức của người Việt
     Theo tâm linh thì có thờ ắt có linh ?. Với người Việt ỳ niệm tâm linh, thường
hay thờ Thần Tài, Ông Tà , Ông Địa như một vị Thần trông coi việc gia cư, định doạt phúc họa, mang lại an cư lạc nghiệp cho xóm làng. Quan niệm người Việt "Đất có thổ công, sông có hà bá", thì người Khơme coi ông Tà là vị thần bảo hộ cho phum, sóc. Mổi lần xuống giống, hay thâu hoạch , gia súc bệnh hoạn
họ điều van vái cầu xin Ông Tà phù hộ tai qua nạn khỏi.
    Theo truyền thuyết dân gian, Ông Tà là vị thần hộ mệnh của dân Nam bộ, nhưng kể từ khi làng có đình thờ Thần hoàng bốn cảnh, lúc đó ông Tà dần dần thất sủng và trở thành thần giử lúa, chăm lo ruộng rẩy mà dân gian có câu
"Địa giử nhà, Tà giử ruộng"
     Nhà văn Sơn Nam có đưa ra một nhận định thật chí lý "Ý niệm về Ông Tà, Ông Địa lắm khi linh cảm, nhưng không lý luận được”.
     Hiện nay ở An giang, Đồng tháp,  Ông Tà còn phổ biến ở một số nơi như Miểu ông Tà, láng ông Tà, Rạch ông Tà, nay vẩn còn mang sắc thái, nhưng đã dần dần mờ nhạt.  , . . . . . . . . nhường chổ cho ông Địa và Thần Tài lúc nào
củng khói hương nghi ngút.
    Nhưng xã hội ngày nay lại có câu "Quan chỉ ăn đồ cúng" hảy coi chừng
măt nghẹn. . . . . . . . . ói ra không kịp .
 
Vothanhnghiag    K1 63

Trở lại Trang Bạn Viết
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851904 visitors (2209438 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free