TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chất CT3
 
Lên mạng ngày 14/4/2010

CHẤT CT3
(Trích trong Nội San Công Thôn Khóa 3 phát hành đầu xuân 1971)
 
   Chất CT3 là một chất hóa học do nhà bác học NLS tìm ra vào ngày 1-8-1967 tại Cần Thơ. Chất nầy lấy từ quặng mỏ ở Sàigòn, Long An, Sađéc, Vĩnh Long, Cần Thơ, Ba Xuyên, Châu Đốc…
Được đặt tên là: CT3(CT3+)(CT3-); 46 nguyên tử (CT3+) là đa số và 5 nguyên tử (CT-) là thiểu số.
   Đến năm 1969, tại Sàigòn nhà bác học “Hóa giải NLS” tổng hợp thêm 5 nguyên tử (CT3+) và 3 nguyên tử (CT3-). Nên từ đó chất CT3 có 51 nguyên tử (CT3+) và 8 nguyên tử (CT3-).
   Nhưng đến năm 1970, có 1 nguyên tử (CT3+) bị nhà hóa học “Diêm Vương” phá hủy. Nhưng CT3 không bị hóa hủy trong không gian. Ngược lại chất nầy rất bền nhờ sự kết hợp của các nguyên tử, nên được nhiều người biết và nể phục.
 
I- CÔNG THỨC KHAI TRIỄN: Mặc dầu 1 nguyên tử (CT3+) đã
   bị phá hủy, nhưng công thức khai triễn chất CT3 vẫn là:
   CT3(CT3+)(CT3-)
 
II- TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN: Ở trạng thái thiên nhiên và
    môi trường là Sàigòn, chất CT3 có mặt khắp nơi và nhiều nhất
    tại tiệm café, ciné, Thảo Cầm Viên, tiệm kem…    
 
III- LÝ TÍNH:
1- Ở thể rắn, mềm
2- Tan mau trong môi trường NLS
3- Không hòa tan trong nước nhưng tan trong café, rượu.         
IV- HÓA TÍNH: Chất CT3 là một chất đặc biệt có 3 loại phản ứng
       là phản ứng hủy, phản ứng thế và phản ứng cộng.
   a- Phản ứng hủy: Chất CT3 phản ứng hủy rất mạnh với các chất
     như phở, café, bánh mì và rượu.
   b- Phản ứng thế: Chất CT3 sẽ sinh phản ứng thế tại các hiệu cầm
       đồ bình dân khi kẹt (tại), nhưng thường là (CT3+).
   c- Phản ứng cộng: Chất CT3 có nhiều nguyện tử (CT3+) nên có
       nhiều ái lực với các loại ion(-), nhưng ngược lại nguyên tử
      (CT3-) oxýt hóa các ion(+) nhưng ít khi thấy ngoài đường phố.
   d- Tác dụng với acid: Phản ứng cũng khá mạnh, xúc tác với các
       nguyên tử CT3 phát sinh các hiện tượng như sau:
          - Phản ứng vui vẻ.
          - Mời uống café, ăn kem, bát phố, ciné…
          - Hao tài đến nỗi gây nên phản ứng thế ở các hiệu cầm đồ
             bình dân.
   e- Tác dụng với các bajờ:
 1- Bajờ “Hoa Hậu NLS”: Bajờ này làm trung hòa chất CT3
      cho hết phá phách, nghịch ngợm, phản ứng phát sinh việc
      ghi tên và mượn tạm thẻ học viên.
       2- Bajờ “Mandat”: Bajờ này rất có ích nó làm trung hòa các
           phản ứng thế ở các hiệu cầm đồ bình dân, gây nên phản ứng
           hủy: Cơm, Phở, Café.
      3- Bajờ “Thử”: Bajờ này làm khích thích sự hồi hợp và mong
           chờ có thể gây ra nhiều phản ứng thế, hủy hay cộng tùy
           theo loại bajờ này.
  f- Tác dụng với kim loại:
 1-Kim loại tốt: (Honda, Suziki, Yamaha, Kawasaki,
           Mobylette) phản ứng thường xuyên nếu có tiền đổ xăng.
        2- Kim loại rất tốt: Kim loại này màu vàng óng ánh làm cho
            (CT3-) thêm duyên dáng, còn (CT3+) biết giờ đi học.
   g- Tác dụng với dược: Làm trung hòa buồn ngủ và lạt miệng nên
         (CT3+) phản ứng nhiều với Basto, Salem, Capstan, Pallmal.
V- ĐIỀU CHẾ: Muốn có chất (CT3) trong phòng thí nghiệm
     người ta phải thực hiện phản ứng sau:
     Trung-Học (PT) + (NLS)= Tuyển Lựa Ca Sĩ
VI- TỐP ĐỒNG DẠNG: Các chất CT đều có chung một tốp đồng
      dạng được gọi là chất CT được biểu diễn bởi gốc CT, có công
      thức chung:   CTn-R1(R2)  
                                 n: khóa
                                 R1: số nguyên tử cộng
                                 R2: số nguyên tử trừ
VII- CÔNG-DỤNG: Điều-kiện:
a- Tiến: Cao Đẳng, Cao học, Tiến sĩ
b- Dừng:
      CT3+: Thầy giáo, Chuyên Viên Kiểm/Huấn Sự
      CT3- : Cô giáo, Chuyên Viên Kiểm/Huấn Sự, Nội trợ
 
Trần Quang Qưới, 10 CT-67, Sàigòn năm 1970

 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855316 visitors (2218211 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free