Lên mạng ngày 7/10/2009
THI CA TRONG LÒNG NGƯỜI
Càng lớn tuổi chúng ta hay nhớ lại chuyện đã qua trong thời thơ ấu phải không các bạn. Nhớ câu nói của người xưa “tre già măng mọc”, mầm sống sau sẽ thay thế mầm sống trước.
Thời gian trôi đi có chờ đợi ai đâu, mỗi thời khắc là một chuyện xãy ra làm sao chúng mình nhớ hết chuyện dĩ vàng. Ký ức còn đâu đó trong tâm tư của mỗi người những nét chấm phá tiêu biểu qua thi ca còn hiện diện trong lòng người vẫn còn lưu truyền.
Nhớ lại hồi còn bé vào cuối thập niên 1950, tôi nghe radio chương trình thơ Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng sáng lập từ đài phát thanh Sàigòn vào 9 giờ mỗi tối thứ hai, chính giọng của nghệ sĩ Hồ Điệp tâm sự “…tiếng thơ gần như quên lãng…”.
Tiếng thơ gần như quên lãng nhưng không bao giờ bị mai một. Gần đây qua internet tôi nhận được 2 bài thơ của một thi sĩ Nông-Lâm-Súc Cần-Thơ nhà ta viết gần nửa thế kỷ qua vào mùa chia tay phượng nở sang hè năm 1967 “… Tiếng ve rưng rức bên đường, Với từng cánh phượng nhẹ buông lưng trời…”. Lời thơ mượt mà làm người đọc nao nao bùi ngùi nhớ tiếng ve mùa hè, thêm màu hoa phượng thắm tình lứa đôi nồng nàn ở đâu thơi nào không chỉ ở khuôn viên NLS Cần-Thơ mà lan tràn khắp không gian tỏa rộng cả bầu trời.
Từ năm 1964 chương trình giáo khoa đổi nên từ đó học sinh lớp tư không còn đọc vang vang bài thơ Qua Đèo Ngang của thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan nữa. Không ai rõ sinh nhật bài thơ này kể cả năm sinh và mất của thi sĩ, sách còn ghi thi sĩ tên Nguyễn Thị Hinh, viết theo chữ Nôm, Hinh là ghép 2 chữ Thanh và Hương, cha của thi sĩ là học trò Phạm Qúy Thích, Phạm Qúy Thích là bạn thân của thi hào Nguyễn Du, ND sinh năm 1765, nên nghiệm ra năm sanh của bà, bà vốn sinh trong gia đình thông thái Hán-Nôm, thi sĩ trưởng thành vào lúc triều đại nhà Lê sụp đỗ nhường ngôi lại cho triều đại nhà Nguyễn, kinh đô dời về miền sông Hương núi Ngự. Thi sĩ dừng chân nhìn thành quách Thăng Long của nhà Lê xưa nay chỉ còn rêu phong với lòng nuối tiếc một thời đại đã chìm vào dĩ vãng qua bài đường thi Thăng Long Thành Hoài Cổ ra đời thống thiết tình:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Lưu Bút Ngày Xanh trang 119
Đá vẫn trơ gang cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn năm vẫn đấu soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường!!...
Thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan nổi danh là văn hay chữ giỏi nên được vua Tự Đức mời vào cung đình Huế dạy thơ văn và bình thơ.
Kỷ nghệ khoa học phát triễn kéo theo thông tin qua internet cả lịch sử văn chương thi phú.
Theo sách dịch Lịch Sử Trung Hoa của Nguyễn Hiến Lê ghi là trước khi lập quốc kinh thành Thăng Long tại xứ ngàn năm văn vật, thủy tổ dân tộc Lạc Việt đã ở gần Bắc Kinh khi ấy đã có ngôn ngữ Việt của tổ tiên và có cả thi ca nữa. Thơ đường luật gốc Trung Hoa xuất hiện đậm đà trong thi ca Việt Nam. Đường thi theo luật bằng trắc đối vận nhịp nhàng như một điệu nhạc trong thơ nên được danh gọi là thi ca truyền tụng cho tới ngày nay.
Có người kể rằng vào năm 1945, chính ông chứng kiến một người đàn ông quấn tròn bản gốc của Truyện Kiều, do chính tay đại thi hào Nguyễn Du viết tặng vua Tự Đức, vác trên vai, nhìn tựa như cái ống khói, vội vả bước ra khỏi kinh thành Huế xuống thuyền chèo qua bên kia bờ Hương Giang. Nếu việc ấy không xãy ra thì ngày nay chúng ta có dịp chiêm ngưỡng hoa tay của đại thi hào Nguyễn Du viết chữ Nôm, cổ ngữ của nước Việt Nam.
Bản in “Kiều” cổ nhất ấn loát vào năm 1866 của Liểu Minh Đường vừa được tìm thấy trong tư gia ở tỉnh Nghệ An cho chúng ta thấy rằng thi ca luôn hiện hữu trong lòng người.
Trần Văn Diên, 10CT-70, ngày 20/07/09