TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Hiện tượng ăn xin
 
Lên mạng ngày 18/9/2009

CẢM NGHĨ VỀ HIỆN TƯỢNG ĂN XIN
 
Nguyễn Thượng Chánh
 
 
 
Ngày nay, hiện tượng ăn xin không còn gì xa lạ đối với mọi người trong chúng ta nữa.
 
Ăn xin, được gọi bằng rất nhiều danh từ rất khác nhau và cũng được biểu lộ qua bằng vô số hình thức, đa dạng, phong phú, thiên biến vạn hóa, và có tổ chức đàng hoàng rất khoa học.
 
Ăn xin không còn giới hạn trong phạm vi hạn hẹp của một địa phương, của một quốc gia hoặc của một tổ chức nữa mà nó đã vượt không gian và trở nên một hiện tượng toàn cầu.
 
Ăn xin không có màu áo...Ai cũng có thể ăn xin được hết!
 
Đối mặt trong cuộc sống hằng ngày với hành động ăn xin, các biểu lộ tình càm cũng như thái dộ và phản ứng của mỗi người chúng ta đều khác nhau: như cảm thông, tội nghiệp, xót xa cho hoàn cảnh người khốn khổ, nghi ngờ, khinh rẻ, bất an, nổi giận, bất nhẫn nhứt là trong trường hợp người ăn xin là những đứa bé còn quá nhỏ tuổi.
 
Có người thì dửng dưng, thờ ơ trước cảnh ăn xin vì đây là một hình ảnh quá quen thuộc trong xã hội ngày nay.
 
Thật ra tất cả những mâu thuẩn trong tình cảm chúng ta đều xuất phát từ ý niệm nếu những kẻ ăn xin là những người lạ mặt, những người chưa hề quen biết, nên gây cho chúng ta sự lo sợ và đôi khi cũng tạo nơi chúng ta những thành kiến không mấy tốt đẹp về họ. Họ đi xin vì cần tiền,vì làm biếng, vì để có tiền uống rượu hút xách, vì muốn lợi dụng lòng hảo tâm của thiên hạ của bá tánh, v.v...
 
Họ cố tạo cho chúng ta một mặc cảm tội lỗi nếu không ban bố cho họ chút đỉnh tiền bạc.
Cũng có người rất từ tâm, sẵn sàng bố thí nếu có dịp.
 
Bố thí là một hạnh như lời Phật dạy!
 
Cũng có người bố thí có chủ đích, để mong cầu được phước, cho con cái và cho bản thân mình lúc chết được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc (Tây phương nầy không phải là Paris đâu nhé!).
 
Có người thì làm ăn lương lẹo, chôm chỉa nhiều quá nên cần bố thí bớt để nhẹ tội với lương tâm đồng thời chứng tỏ là mình là người hào phóng, và cuối năm còn được giảm đóng thuế nữa (nhớ xin biên nhận khi cho tiền).
 
Có người cho để lấy tiếng.
Có người cho vì bị ép buộc, vì sợ người ta trù ẻo làm khó dễ.
 
Cũng có người vì bị ép bụng phải cho, vì bạn mình ngồi cùng bàn cũng đã cho rồi...Mình làm khác người ta sợ khó coi.
 
Xét về mối tương quan giữa con người với nhau, hành động ăn xin đã tạo nên một tương quan bất bình đẳng.
 
Kẻ ăn xin là người đứng ở vị trí có chủ đích rõ ràng...
Bằng mọi cách họ cố tình phải phơi bày ra tất cả những gì ghê tỡm nhất trên thân thể họ, kể lể nỗi bất hạnh của đời họ với thâm ý gợi lòng thương cảm nơi chúng ta, và nhất là phải gây cho chúng ta một mặc cảm tội lỗi nặng nề nếu chúng ta không chịu giúp họ.
 
Ôi ! Ngày nay ăn xin đã trở thành một nghề hái ra tiền khoẻ ru bà rù, bà con ơi.
 
Còn cho hay không, đó cho là quyền và cách suy nghĩ riêng của mỗi người./.
 
 
Tham khảo:
 
-          Nghề ăn mày
 
 -          Dân Trí. Ăn xin - Nhìn từ nhiều giác độ
 
 
Montreal, Sept 16, 2009

Trở lại Trang Bạn Viết
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780461 visitors (2070050 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free