TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Tản mạn SG - Phần 2
 
Lên mạng ngày 1/6/2010

Tản mạn SG ( phần 2 )
 Đồng phục                                     
 
 

 
Chiếc áo không làm nên thầy tu ? Không hoàn toàn vậy đâu, quần áo bề ngoài chắc hẳn cũng giúp người ta tự tin, tự phản ảnh công việc cho mọi người xung quanh biết.
SG bây giờ có rất nhiều giới đồng phục, những thành phần lao động mới …
 
Bảo vệ
: Môi trường thu hút lao động mạnh hiện nay, nó gần như là “mode”, cơ quan công sở, ngân hàng, cửa hàng, nhà hàng, cafeteria…Các bảo vệ làm công việc như gát dan, giữ xe, hướng dẩn khách…Có nhiều kiểu đồng phục, từ đơn giản cho tới “hầm hố “. Rất nhiều gương mặt còn dấu “phèn” cũng đã ra vẻ oai khi khoác vào người bộ đồ đồng phục bảo vệ
Cái buồn cười nhất hiện nay, các đội viên trật tự đô thị cũng ăn mặc giống như các đồng phục bảo vệ, họ được trao cái quyền dọn dẹp lòng lề đường, phạt hành chính đậu xe không đúng chổ, nhiều nơi hành xử như phường tôm cá, bạn có thể phải mua con tem, gói thuốc lá, bao Salonpas với giá hàng trăm ngàn ( đóng phạt tại chổ vì đậu xe gắn máy ngoài vạch sơn ở lề đường ), mổi nơi vạch mổi kiểu, mổi nơi phạt một kiểu…!
 
Trên xe gắn máy, từ sau lưng , bạn có thể nhầm giữa anh bảo vệ, anh trật tự và cả anh phu nhà quàn, anh thổi kèn đám…!!!
Qua rồi cái thời ăn no mặc ấm, người ta chú ý đến hình thức , đó cũng là điều tốt, nhưng nhiều khi “tốt” đến lố bịch. Có công ty Bảo vệ cho nhân viên mặc đồng phục có cả dây tua, gù ở cầu vai, trông như sĩ quan đang đi dự họp báo…
Có lần tôi dắt đứa cháu vào bệnh viện thăm người quen, bảo vệ nạt nộ với thân nhân bênh nhân, phần lớn ở các tỉnh, cháu tôi níu tay “ Sao họ hung dử vậy hả chú ? “ “ Tại vì họ chỉ có cái quyền ấy tại nơi này nên họ phải ra sức phát huy !” Tôi trả lời chiếu lệ cho qua…
 Năm 2005, lúc dự tiệc sinh nhật đứa cháu ở Sydney, một anh bạn trẻ tuổi quê gốc Trà Vinh, cứ khăng khăng trong bàn “ Trời ơi, quán café, internet ở SG lúc nào cũng có Công An canh phía ngoài “ . Tôi phải khan nước bọt giải thích để anh hiểu đó là bảo vệ, có lẻ anh “dị ứng” nên trông gà hóa cuốc

Trường học
: Các trường quốc tế, tư thục, các trung tâm ngoại ngữ hiện nay ở SG cũng là dạng nấm sau mưa, đồng phục được thi nhau design cho khỏi “đụng hàng”. Các bạn có thể gặp đủ mọi màu sắc, từ váy màu đơn cho tới caro…Các phụ huynh chở con em đi học với đồng phục và mũ “calo” thiệt đẹp, nhìn ánh mắt họ cũng ánh lên vẻ tự hào …hảnh diện cái đã, chuyện học hành tính sau !!
 
 
Nước lả vả nên hồ :


              
               
 
 Nếu so với các nước, có lẻ hiện nay VN có số lượng thương hiệu nước tinh khiết thuộc vào hàng “khủng”. Cũng chưa ai bỏ công thống kê từ Bắc vô Nam có bao nhiêu nhản hiệu. Có lẻ nó vẫn là ngành siêu lợi nhuận, vì chỉ với dây chuyền thủ công đơn giản : Nước máy, nước giếng lọc – chiếu đèn UV – vô chai đóng băng guaranty tại chổ -phân phối
     Có rất nhiều bài báo nói về vấn đề này, nhưng có người uống thì vẫn có người làm. Có lẻ chỉ có 3,4 thương hiệu nỗi tiếng là khá uy tín : Aquafina, LaVie, Joyce…Chai pet ( vấn nạn môi trường ) giờ tràn lan, tha hồ chọn lựa mẩu mả để vô chai. Ngay cả Aquafina nếu không bảo quản tốt thì uống vẫn nghe mùi nhựa ( do người bán bày hàng dưới nắng nóng lề đường ).
    Không loại trừ khả năng nước tinh khiết ướp lạnh bán rong ở các trạm thu phi, bến phà là nước máy tự vô chai tại nhà, ướp lạnh rồi đem bán .
                                  
    Nhắc nước tinh khiết thì không thể không nhắc tới nước sâm lạnh lề đường, cũng là nghề “nước lả vả nên hồ “. Ở góc đường Lê Hồng Phong ( Petrus Ký cũ) và Nguyễn Trải ( Q5) có 1 xe nước sâm khách đậu xe chờ mua tràn 1 góc đường, có lẻ “nước lả” này được pha chế khéo léo nên rất đông khách ( dám xài đường phèn ít xài đường hóa học saccharin )   
                                  
Xe ôm


        
       
Tôi đã sửa trong bài Ngẩu hứng SG câu “ Cốc xị, bia lên cơn cho xe ôm phụ hồ “ vì phần lớn xích lô SG bây giờ không còn, chỉ một số ít tổ chức lại thành đội theo hợp đồng của các Cty du lịch để phục vụ khách tour “cruise”, bạn sẽ gặp hàng dài xích lô đồng phục chở khách tây đi tham quan phố phường, vừa phơi nắng vừa hít cho biết “ Hòn bụi viễn đông “ như thế nào.
Phần lớn xích lô giờ chạy xe ôm, lúc trước ít vốn thì chạy xe TQ, giờ thì Honda VN, không chỉ xích lô, rất nhiều thành phầm tham gia giới này, một nghề tự do phổ biến.
Đặc điểm đễ nhân dạng của xe ôm : xe đậu thường vuông góc sát lề đường, treo 2 nón bảo hiểm, tụ tập ở các ngả tư, đầu hẻm
Đi xe ôm cũng có nhiều cái thú vị và nhiều cái kinh hải . Nếu bạn gặp một anh trẻ, bạt mạng phóng nhanh chạy ẩu thì chỉ có nước gồng mình và năn nỉ chạy chậm chậm. Nếu gặp một anh “viêm cánh “cần cây lăn Nivea khử mùi thì xem như bạn có dịp tập “ đề khí luyện công “
Cũng có nhiều anh rất am hiểu thời sự, tâm sự , xem như bạn đở phải mua tờ báo ( nhớ khi xuống thì bo thêm vài ngàn )
Thường ở các Trung tâm, Bệnh viện lớn, giới xe ôm gần như có bến hẳn hoi, thường họ kiêm luôn mấy vụ chạy “cò” dịch vụ. Bạn muốn nhanh về sớm, hảy hỏi họ, nhớ cũng phải coi chừng mắc bẩy hố giá…
 
  B. chọc một thằng bạn học cũ “ Tuổi mày giờ xem như “háp” rồi, “bấm không lủng” rồi, chịu khó lấy xe Honda ra mấy cái nhà hàng karaoke, hát với nhau kiếm mối đưa đón, biết đâu có một mảnh vắt vai hủ hỉ tuổi già.. “ Đám bạn cười hì hì, có thằng “đế” thêm “ Cũng đâu phải ai cũng như ai, có người vầy người khác, biết đâu mày hên “ …Thực sự có rất nhiềuanh honda ôm trở thành bạn tình của các cô cave, phục vụ nhà hàng vì quen hơi đưa đón sớm khuya …Anh nào giờ cũng có điện thoại di động, có người có tới 2,3 sim, chỉ cần “ới” một tiếng là có mặt ngay,  đó là thực tế !
 
 
Vé số
                    
 
  
         
 
 Là câu chuyện dài nhiều tập, khắp hang cùng ngỏ hẻm, đâu đâu cũng gặp, đủ dạng người, từ người già xe lăn, tàn tật, người giả bộ, các em bé, các cô gái nón lá áo màu bén ngót, các tên vừa bán vừa ngó láo liên ( sằn sàng trổ nghề 2 ngón ). Tôi bị giật mình nhiều lần khi bị “khều mời” một cách sỗ sàng, quay lại thì gặp gương mặt rất lưu manh kề bên, giống như vừa bán vừa dùng bản mặt cô hồn để hù vậy. Các nhà trong hẻm nhỏ ở SG thường để cửa ăn cơm, đọc báo, vậy mà vẫn bị mất dép một cách đễ dàng [ tay cầm xấp vé số, hai chân lich sự bỏ đôi dép dỏm trước ngach cửa, hai chân đạp lên đôi dép mới của gia chủ, tay đưa qua ngach cửa mời mua, gia chủ lắc đầu, người bán lịch sự rút lui với đôi dép mới dưới chân thay cho đôi dép cũ, khổ chủ sau đó chỉ còn biết lắc đầu nhặt đôi dép mòn bỏ sọt rác ]
        
         …Tuần trước về Bình Dương có việc , sẳn ghé nhà bạn học cũ, nó dắt tôi vô 1 quán địa phương, chạy ngoằn ngoèo, qua chòm mả nhỏ, đến vạt vườn tầm vông cạnh đó là quán với mấy tum nhà lá, đặc sản gà vườn và rắn hổ hành.
Một chị đon đả lau bàn chỉ chổ cho bọn tôi ngồi, sau khi yên vị chị cầm xấp vé số mời,  tôi mua dùm hết 10 tờ xem như “trước trả công, sau cầu may”. Chưa được 5 phút sau, 1 anh đạp xe đạp ghé mời, tôi bật cười “ Trong cái “hốc cà tó” này mà cũng nhiều người bán vé số thiệt “. Trước sau có thêm 3 người bán tới mời, bạn tôi có cách trả lời điêu luyện “ Đi bán đi em, đã mua dùm 1 người vậy được  rồi “. Nghĩ kỷ, chuyện mua vé số mang ý ngĩa làm việc thiện trước, sau là cầu may, nhưng người ta không thể hảo tâm dài hơi được, vì túi nào cũng có đáy
 
      Chuyện “vé số xổ liền” cũng là chuyện có lửa có khói, cứ thấy các bà cô quần áo bóng bẩy, móng tay móng chân sơn đỏ chót, tay cầm xấp vé số, bộ điệu ngúng nguẩy, nói năng đưa đẩy là chợt nhớ tới chuyện mấy ông già YAMAHA ( già mà ham vui ) ở các quán café, sẽ là nhà hảo…tâm cho các kiều nữ vé số nón lá
           Vé số cũng góp phương tiện cho “cái bang”, giả thật rất khó phân biệt. Có rất nhiều “cụ” tranh thủ lúc nông nhàn vào các thành thị kiếm thêm. Cũng rất nhiều người tàn tật thật sự sống ổn với nghề vé số…
           Các trẻ em bị chăn dắt cũng tay cầm vé số mời gọi với “bi kịch máy” rất khổ tâm, các cảnh người tật nguyền nằm trên tấm ván có bánh xe có người kéo, tay cầm xấp vé số cho có, thực ra chỉ là ăn xin …
           
            Các đại lý vé số lớn ở SG cũng mọc lên như nấm, buổi sáng buổi chiều, người ta đậu xe đầy trước quầy, họ có chiêu có giải phụ ( gần giống số đề ) cho khách mua, ai mua ở đâu thì đổi ở đó ( thí dụ : Trúng 2 số trong giải đặc biệt được hoàn vốn, nghĩa là họ nghĩ ra nhiều cách để an ủi qua đó kích thích người mua )
           Trên đường về miền tây, dọc quốc lộ, nếu bạn ghé bất cứ quán café nào, từ quán cóc, café võng cho tới trạm dừng chân, bảo đảm với bạn không quá 5’ là có người mời bạn mua vé số
 
Chuyện ai đúng ai sai :
 
   Đài TH Vĩnh Long, phát chương trình “Ai đúng ai sai “ , một chương trình xả hội hài khá thú vị ;
       1/- Một chị đi chợ mua cá , nhờ người bán cá làm sạch ( đánh vảy, mổ ruột), thời may trong bao tử cá có 1 chỉ vàng, thế là tranh cải đôi co, ai cũng cho là vàng đó của mình
    - Tui mua cá là mua nguyên con, nó là của tui
         - Vậy thường ngày chị có lấy vảy và lấy ruột không, sao hôm nay lại đòi ...
         -   Đòi gì là chuyện của tui, tui mua là mua cả con cá
         - Vậy không biết làm cá như chị thì lấy đâu ra bao tử mà thấy có vàng…
  
            2/- Một anh thanh niên ngồi uống café với bạn, có người mời mua vé số, người bạn mua vài tờ, xong rút tặng cho anh thanh niên một tờ. Xế chiều, lúc đứng mua cá viên chiên cho con, anh thanh niên làm rơi tờ vé số khi móc túi trả tiền. Một chị nhà gần đây cũng đi mua cá viên chiên, tình cờ nhặt được tờ vé số, tới chiều khi dò số, chị ta nhảy cẩng lên la hét với người nhà và hàng xóm , tờ vé số trúng giải an ủi ( 100 triệu đồng )
                 Người bạn gọi điện cho anh thanh niên báo tin
-          Tờ vé số tao cho mầy trúng giải khuyến khích rồi
-          Tao làm mất rồi, chắc rơi lúc mua cá viên chiên, để tao ra hỏi lại cầu may – anh thanh niên trả lời xụi lơ
                Cậu bán cá viên chiên chỉ cho anh thanh niên nhà chị nhặt vé số . Anh thanh niên đang có hoàn cảnh thật sự khó khăn, sắp đóng viện phí mổ cho cha gần 20 triệu . Anh chủ yếu xin chị thông cảm cho anh xin 1/5 giải thưởng trên để lo cho cha . Cả nhà chị ta xấn tới xỉa xói anh thanh niên. Nghe ồn ào, viên chủ tịch huyện đang ăn sáng gần đó tìm hiểu sự tình và gọi điện bảo Trưởng Công An xuống mời hết về đồn
                 Có người làm chứng : người bán vé số, người bạn cho vé số, anh bán cá viên chiên….Chị nọ phải chịu đổi vai, nhận 1/5 giải, anh thanh niên dư tiên lo viện phí cho cha với 80 triệu còn lại…
                 Chuyện cho vé số, hùn vé số trong các tiệc tùng cũng có nhiều chuyện bi hài, có chuyện dẩn tới cả án mạng…
 
  Uống bia lại có tiền mang về :
        
          Đây là câu chuyện vui, có thật 100%, bạn tôi là người trong cuộc kể rằng :
 
 Trong tiệc liên hoan cuối năm, nhóm anh sau khi liên hoan bèn kéo nhau vào nhà hàng Karaoke, họ gọi một chai rượu mạnh. Quản lý mang chai Cognac xịn lên cho khách. Khi bạn anh mở hộp giấy lấy chai rượu ra, anh ta còn nghe tiếng “xột xạt” bên trong, vội trút ra thì thấy 5 tờ giấy 100USD cuộn tròn . Cả bọn la hét vui mừng om sòm... Sau khi qui đổi ra VND, trừ tiền nhà hàng, tiền bo sộp cho quản lý, người có công mang chai rượu” vàng” từ quầy lền, cả bọn mổi đứa cũng còn vài trăm ngàn dằn túi . Tay quản lý phân trần với vẻ mặt buồn thiu :”  Đây là một trong những chai rượu của một bà lớn trong quận, thỉnh thoảng vẫn đem hàng chục chai tới bán, chắc rượu biếu nhiều quá nên gom dọn bán bớt và cũng không kiểm tra kỷ nên không biết có “lại quả” bên trong…”     (phần 2)
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860722 visitors (2231487 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free