TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chết
 
Lên mạng ngày 16/5/2011

Chết
Chết là một hiện tượng, tuỳ theo đối tượng và sự hiểu biết khác nhau về cái chết. Chết khác với sống rất xa về quan niệm, nhưng thực tế chết và sống gần như giống nhau. Khi uống hết ly cà phê, chúng ta không thể bảo rằng ly cà phê đã chết được, chẳng qua ly cà phê đang thay đổi vị trí, thay vì nước cà phê vẫn còn ở trong tách cà phê.
Chết là phần xác hoàn toàn ngưng hoạt động. Ít nhất là không còn thở nữa. Mọi sinh hoạt của cơ năng, ngũ tạng hoàn toàn tê liệt. Ngay cả lục thức cũng không còn!!! (có người cận thị rất nặng, y phải mang mắc kiếng trước khi đi ngũ, e rằng kẻo khi nằm mộng mà không thấy đường.....?? Có phải chăng tánh thấy không có liên quan gì đến nhản quan).
Đối với quan niệm của Phật giáo nhìn nhận sự liên hệ giữa thân và tâm rất chặc chẻ. Không có thân tuyệt đối không có tâm và ngược lại. Thế rồi khi chết, chúng ta chỉ chết phần thân xác, chứ có ai chết cả tâm linh bao giờ. Vậy chúng ta có quyền hiểu rằng, cái chết là phần huỷ diệt của thân xác mà thôi.
Vậy từ dó suy luận rằng sự vay mượn hay còn gọi là duyên phối hợp nào đó giữa thân và tâm có một sự hài hoà trong hoàn cảnh thuận tiện tối thiểu nào đó. Để con người có sự sống linh động hẳn là một sinh vật có đủ hai yếu tối tuyệt đối không thể thiếu của Thân và Tâm
Ví dụ: Lửa là một hiện tượng. Tuyệt đối cái gọi là Lửa hoàn toàn không có trên thế gian nầy, nếu trong hoàn cảnh nào đó, sự phối hợp giửa oxy và nitro không hài hoà, thì hiện tượng Lửa chỉ là ảo. Thế rồi khi Lửa tắt, chúng ta không gọi là Lửa chết được. Chẳng qua hai yếu tố Oxy và Nitro không còn là một hổn hợp nữa. Lửa đi về đâu? Chẳng qua chúng không còn là một thực thể mà nhản quan chúng ta nhìn nhận được nữa. Cái còn gọi là Cơm chỉ khi nào Gạo được nấu chín, chẵng qua trải qua một tiến trình duyên sinh khởi nào đó bắt đầu hình thành. Sự tan rả của sự kiện, đồng nghĩa với sự kết hợp ngược chiều.
Trong bối cảnh gọi là con người, lại nẩy sinh ra hàng hà sa số những sản phẩm không có tự tánh. Những sản phẩm không tự tánh nầy lần lượt bị ngộ nhận là sản phẩm có chủ quyền, mặc dù chúng đến tự bao giờ, chính chủ nhân cũng không hay biết, sau cùng được dán nhản là của mình, thế rồi ôm ấp nâng niu, bảo vệ, mê mệt chúng trong một thời gian nhất định là một đời người, rồi chúng tan rả khi hơi thở sau cùng chấm dứt đời người, chúng bị mang theo như là cái khuyết tật, vì những hành trang không cần thiết nầy, nhà Phật cho là Nghiệp Chướng.
Nực cười cho ai thấy đau buồn khi Lửa Tắt, hiện tượng Lửa là ảo, thì chúng ra đi chẳng qua sự phối hợp không còn hoàn hảo nữa, ra đi là chuyện của Lửa, buồn hay không là chuyện “tầm ruồng” của thế gian.
Khi mình phát biểu một cái gì đó, tức là cái kinh nghiệm mình đã thu thập mà phát biểu, chứ chân ngả của ta hoàn toàn không dính líu gì đến sự phát biểu đó, tên tuổi, kiến thức, quyền lực là cái có của giai đoạn. Cái gì đó là lý tưởng của hiện tại, chưa cắc bền vững mãi mãi. Trong đạo Phật có lý Tam Tịch, có nghĩa là người nói, người nghe và âm thanh hoàn toàn là ba hiện tượng của duyên nghiệp. Chúng nằm trong giới hạn của sự đối đải, khi gọi là đối đải thì không có tự tánh, thì sự biến đổi nào đó, còn được gọi là cái chết của việc. Cái có nầy chỉ đã xuất hiện có điều kiện, để phục vụ cho đối tượng naò đó, sau cùng bị biến đổi vì nhu cầu đối đải....coi như hắn đã chết ?
Khi cái chết xẩy ra, sự gắn bó của thân tâm không còn liền lạc nữa, thân bị hoại theo thứ tự của chúng vì từng đã kết hợp (Carbon, Hydro, Oxy, Nitro hay còn gọi là C.H.Ô.N). Phần tâm đi về đâu. Rất dể hiểu, vì quán tính của nó sẽ dẫn về nơi nào nó có thói quen lúc còn sống, lúc còn sống bản chất của nó là ăn mày thì quanh quẩn nơi đầu đường xó chợ, nếu là khoa học gia thì quán tính của nó có lẻ quanh quẩn mấy phòng Lab chăng !!! Vì chúng ta hiểu rằng khi chết mang theo nghiệp mà. Vậy tốt hay xấu vẫn là nghiệp. Nghiệp nầy vốn không có tự tánh, vì nghiệp nào đó tốt xấu do môi trường sống tạo nên, dần dà chúng đến ngự trị trong ta như rác rến, mà chúng ta mân mê như là báu vật bất ly thân, thế rồi sở hữu chúng khó mà tách rời, có lúc nó làm cho ta rung động, hạnh phúc hay đau khổ với cảm giác ảo đó, từ kiếp nầy qua kiếp khác không bao giờ ngưng nghỉ.
Trỡ lại cái chết sao mà quá ư rắc rối, đe doạ, khủng khiếp như không có cái gì to bằng, quan trọng bằng cái chết. Cái chết khiếp quá, đường cùng độc đạo dẫn đến “no where”.
......Chúng tôi có người bạn già, năm nay tuổi thất tuần, họ vừa du lịch đến từ Việt Nam. Vào một đêm cuối tuần, y đến chơi...mãi mê nói chuyện đời không biết đến đâu cho hết chuyện buồn vui.
Tôi bảo:
Tí nữa sau 12 giờ đêm, chúng tôi sẽ đưa ra phi trường làm một chuyến đi.
Y hỏi
đi đâu, và làm gì...
Tôi bảo:
Cứ đưa ra phi trường rồi đi đâu thì đi.......
Y nói:
Nếu không nói cho tôi biết đi đâu, bao giờ đi, đi với ai, chừng nào về, chuẩn bị hành trang như thế nào, nơi đó ra sao, có nói tiếng Việt không, xài tiền gì, ăn ở ra sao. Tôi sẽ không bao giờ muốn đi cả. Tôi chỉ ra đi khi nào có mục đích rỏ rệt.
Tôi bảo:
Khi cái chết xẩy ra như vậy đó, nó khủng khiếp gấp ngàn lần chuyến đi nầy, đi một mình, đi thình lình, không biết đi đâu, không bao giờ trỡ lại, nơi đó không ai có kinh nghiệm về cuộc sống như thế nào cả, chuyến đi đó buộc sẽ phải xẩy ra sau cái chết.......
Vậy cái chết ám ảnh chúng ta đến thế sao. Nhưng có ai đảo nghịch được quy luật nầy không. Thế mà chúng ta đương đầu như thế nào?
Có phải chăng chúng ta đi thẳng đến cái chết, chỉ còn là thời gian bao lâu thôi. Định luật của vô thường thay đổi mọi vật.
Nếu cái chết không ám ảnh chúng ta, thì ra cái chết giản dị đến độ không cần bàn đến hay sao. Nếu được đánh giá, thì như thế nào để thấu hiểu chết là chuyện của mổi người, vấn đề là lúc nào, ra sao??
Theo ý của người viết thì, cái chết rất đơn giản, nếu hiểu rỏ sự duyên hợp của mọi vật thể, dựa lên căn bản của tác động đồng điệu nào đó, đến lúc sự kết hợp không còn bền chặc nữa, thì đến lúc tan rả, chuyển sang hoàn cảnh sống khác có tính cách tâm linh, thay vì thể xác. Tuy nhiên sự tương quan giữa Thân và Xác có một sợi giây liên hệ là hơi thở. Khi hơi thở không còn làm công việc nối kết thân và tâm nữa, hiện tượng nầy gọi là chết. Cái chết vô cùng giản dị để hiểu và cũng vô cùng khủng khiếp để chấp nhận nó, khi sứ mạng của chúng ta bị chi phối bởi yếu tố ngoại vi (tiền bạc, danh lợi). Những thứ không có tự tánh đã làm chủ thân tâm nầy, tha hồ mà mê hoặc cuộc sống làm cho chúng ta lo sợ về diễn biến cố định của cái chết.
Thế rồi có một số người tự lừa dối mình bằng cách hiểu như vậy, biết như vậy, có hiểu như thế nào đi nữa thì cái biết đó cũng chỉ là những kinh nghiệm ởm ờ kiểu sách vở. Khi thiên hạ bảo rằng Chết Là Hết. Nhưng thử nghỉ, chết rồi có hết đâu...Chết rồi mà nợ còn một đống, nhan sắc, quyền lực, quyến rủ của đời vẫn là một hấp lực khó chối cải, theo ta như bóng với hình, đày ải ta, làm cho bất an, chỉ vì sự hấp hối của thân xác, không làm cho sự ham muốn, thèm khát giảm đi mà vẫn còn mảnh liệt. Mảnh liệt đến đổi thần thức chưa chấp nhận chìm vào cỏi âm, trong khi đó xác hôi tanh cũng dần băng hoại.
Vậy phải sống với nó, sống mổi ngày với cái chết trong vi tế, sống với nó để chúng ta chiêm nghiệm bản thân và thân chứng rằng “cái chết huyền diệu vô cùng”. Cái chết là thực thi bản chất luật vô thường, chúng ta đã từng chứng kiến vô thường trong đời sống rồi. Vì chính vô thường đã biến đổi chúng ta, thời xuân sắc, nay cằn cổi sau bao nhiêu năm vướng buị trần, sự biến đổi của vô thường không bao giờ ngừng nghỉ, sự biến đổi đó đi ngang qua cái chết, vì chúng đã không ngừng ngay bất cứ điểm nhất định nào đó. Ngược lại chúng ta chỉ mong chờ sự trục trặc, thiếu sót của vô thường, may ra đặt chúng ta ra khỏi quy luật hằn có nầy, để miễn “bị” chết.
Đừng để cái chết ray rức, đe doạ hay ngở ngàng như mặt trời mọc hướng tây, và dĩ nhiên chết không tầm thường khi chúng ta lơ là mà ngở như là chuyện của người khác. Đừng đuổi xô nó, đừng mời mọc nó, cũng đừng xa lánh nó. Chúng ta đang chết từng sát na, chỉ vì sự biến đổi bởi vô thường làm sự chết vi tế đến đổi không nhận thức được, và tiến dần đến sự chết hoàn toàn, chính ngay lúc nầy là lúc chúng ta thay đổi hoàn cảnh sống sau khi cái thân xác nầy tan rả để trỡ về với nguồn cội của nó chính là Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa).
 
Nguyễn Hoàng Tân
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860828 visitors (2231711 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free