TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Ngư dân mùa nước nỗi
 
Lên mạng ngày 28/12/2011

Ký sự:
Ngư dân mùa nước nổi
 
Mùa gió bấc riu riu thổi lạnh, hoa lao, hoa sậy nở rộ , nhìn từ xa như những án mây trãi dài trên đồng nước bao la, báo hiệu nước trên cánh đồng ngập lũ bắt đầu rút. , và lủ cá trên đồng cũng cũng tìm đường chạy ra sông . Đó là thời điểm đánh bắt cao điểm của các ngư-dân mong chờ nhất trong mùa nước nổi.
Thật vậy, cá ở đồng bằng tứ giác Long xuyên không có ai nuôi, nhưng đến mùa lũ từ thượng nguồn biển-hồ tràn về cuốn theo nhiều loại cá, nhưng nhiều nhất là cá Linh.  Cá tập trung nhiều nhất vùng kinh Vỉnh Tế, nên cập theo bờ kinh có rất nhiều ngư dân trú ngụ, xuồng ghe tấp nập, vui nhộn cả xóm làng. Tiếng máy đuôi tôm giòn giả xé tan màng đêm yên tỉnh lao đi trên kinh Vỉnh tế. , báo hiệu ngư dân bắt đầu xuất quân bắt cá.





 
Xuồng đến nơi, khi trời còn tối om, không nhìn rỏ mặt người đối diện, Vậy mà trên con kinh rộng hơn chục thước có đến cả chục ghe xuồng chài cá. Họ lên tục quăng chài lỏm bỏm để bắt cá. Cá Linh có thói quen đi gần bờ nên dể bắt nhứt.
Cá Linh đem nấu canh chua với bông điên điển và rau muống đồng hay kẹp vĩ tre nướng mọi lai rai với rượu đế giửa cánh đồng mênh mong, ngon không thể tả.  Khi trời sáng hẳn mới thấy hết sự nhộn nhịp của mùa cá ra. Hàng chục con người lao động tất bật, miệt mài trên sông nước. Tiếng cười nói, í ới gọi nhau khi bắt được cá đã đầy khoang xuồng. Khúc hòa tấu trên sông mổi lúc càng sôi động từ lúc mặt trời chưa mọc đến cuối buổi hoàng hôn. Hai con kênh Tha-La và Trà Sư giáp kênh Vĩnh -Tế thuộc huyện Tịnh -Biên trở thành nơi hội tụ của vạn dân chài. Vì nơi đây có hai đập tràn cao-su do Hòa-Lan viện trợ , có nhiệm vụ điều tiết nước mổi khi lũ về. Kênh sâu, dòng chảy rộng mang theo lượng cá dồi dào cho vùng tứ giác Long-Xuyên. , nên ở đây trở thành điểm đến của ngư dân khắp nơi. Cứ mổi năm đến mùa cá ra là họ qui tụ về đây để chài lưới.






 
Nhắc đến tứ giác Long-Xuyên có nhiều người chưa biết ở đâu ?. Nó bắt đầu thị xã Châu-Đốc đến thị xã Long xuyên -đến Thị xã Rạch-Giá-đến thị xã Hà-Tiên đến Châu-Đốc.  có diện tích khoảng 8. 000 km2.
Đối với người nghèo không có ruộng đất, thì mùa nước nổi là mùa mưu sinh chính trong năm. Đây là thời điểm có nguồn lợi thủy sản tự nhiên dồi dào nhứt. Ngư dân cho biết vào mùa cá chạy rộ, ít nhứt cũng chày được gần 3 giạ cá. Mùa cá ra kéo dài cả tháng, và rộ nhứt là hai con nước kém , nên dân nghèo cũng dể sống. . Khi lượng cá bắt được nhiều thì làm khô, làm mắm để dành ăn cả năm trời chưa hết. Nhớ lại những năm thời trước,  tới mùa cá ra nhiều gấp chục lấn thời điểm bây giờ. Mổi nhà bắt cả chục giạ cá là bình thường. Người nào gỏi bắt gấp đôi. Mặc dẩu năm nay lượng cá không nhiều như hồi trước, , nhưng lâu lắm rồi khoảng 10 năm người dân An-Giang mới có mùa cá ra đúng nghĩa .
Các huyện đầu nguồn như Tịnh-Biên, An-Phú, Tân-Châu (an-giang)và Tân-Hồng,  Hồng-Ngự(đồng-Tháp) được mệnh danh xứ cá. Bởi hàng năm vào mùa lũ, cá địa phương này "hứng" một lượng ca lớn từ biển Hồ Tonle-Sap đổ về. Rồi thời gian qua, chúng lờn lên lại đi ngược dòng trở ra sông rạch, nên ngưởi dân mới có cơ hội đón bắt.
Ban đầu, họ đánh bắt chủ yếu phu5cvu5 đời sống gia-đình, số dư làm khô, làm mắm,  dần dà các làng nghề xuất hiện dươi dạng kinh doanh nhanh chóng lấy được tiếng tăm như làng khô An-Hòa, 9An-Phú)làng khô cá lóc (Chợ-Mới). . . . . . . . và mắm Châu-Đốc còn xuất khẩu đến tận Hoa-kỳ hay Châu Âu.
Trong hàng chục vạn ngư dân năm nay điều là dân tứ xứ, từ khắp nơi đổ về đầu nguồn tìm kế sinh nhai. Họ ví von cuộc sống của mình chẳng khác gì đời du-mục. Nhưng những nơi họ đến không phải thảo -nguyên bạt ngàn mà là những cánh đồng nước lũ bao la.
Nhìn vào láng trại hay xuồng chày, có nhiều trẻ nhỏ, một ngư dân cho biết, xuồng anh ấy có 5 con nhỏ cách nhau 1 tuổi. Anh vui vẽ trình bày hoàn cảnh, vì phải sống cuộc đời sông nước, cứ chiều về là vào 1 xị, lại thêm cảnh vật hửu tình gió mát , trăng thanh, sống vổ rì rào, máy chèo khua lộp cộp, chỉ cần chạm nhẹ vợ tôi là cho ra ngư dân mới.






 
Ở những nơi đến, nếu có thể ở lâu thì che tạm cái lều trên bờ kênh, không thì ngay dưới xuồng là vậy. Với cư dân mùa nước nổi , không có khái niệm về biên giới và quảng đường gần hay xa, mà bất cứ nơi nào có thể tìm được kế sinh nhai là họ đến.  Họ chỉ mong sao, năm tới có mùa nước nổi là họ bằng lòng , và họ không đòi hỏi cuộc sống như chốn đô-thành rộn rịp , lắm chuyện phiền toai trên đời nầy.
 
- HẾT -
 
vothanhnghi k1 CN (1963)
vothanhnghiag@yahoo. com
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855421 visitors (2218405 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free