Lên mạng ngày 18/6/2011
Những Buổi Họp Mặt
Từ khi bắt đầu bước vào nghề tôi thường đến dự những buổi họp mặt nhất là về tôn giáo. Tại sao lại như thế? Nói thật là bao nhiêu năm nghèo khổ nay bắt đầu hái ra tiền nên tôi nghĩ ngay cách vào ‘chùa’ và ‘nhà thờ’. Sao éo le vậy đi ‘tu’ có tiền à? Không đâu bạn! Khi ấy tôi gặp một người bạn tên là Yang Lee người Hmong (Ai Lao), chính bạn nầy đã dạy tôi cách vào cộng đồng để cộng đồng biết mình.
Người Hmong có khắp nơi trên thế giới, Hmong Việt Nam, Hmong Thailand, Hmong Ai Lao, Hmong Miến Điện, Hmong China… Dân tộc Hmong sống trên miền núi, tiếng nói khó nghe, khác hẳn với ngôn ngữ Ai Lao, ở Ai Lao có 60% người Hmong. Miền thượng du bắc phần có dân tộc Hmong được gọi là dân tộc thiểu số ‘người Máng người Mường’:
‘Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Máng thằng Mường nó leo’.
Người Hmong kết hôn sớm lắm. Khi làm việc ở Fresno, miền trung đông của tiểu bang California, tôi đã tiếp xúc với 1 người Hmong nữ 20 tuổi có 5 đứa con. Và một người Hmong nam 30 tuổi có tới 10 đứa con.
Để cho tất cả mọi người ở Fresno biết mình nên tôi đã đến chùa, nhà thờ quanh vùng. Người Việt thì có chùa Tam Bảo, nhà thờ Công Giáo và Tin Lành. Người Ai Lao gốc Lào thì có chùa Lào, gốc Hmong là nhà thờ Tin Lành. Người Thailand có chùa Thailand (có hồ nước rất to, người Thailand có phong tục tạt nước vào nhau trong ngày đầu của năm mới). Người Cao Miên có chùa Miên (là dân tộc Khmer có tánh thật thà nhất), chùa nuôi rất nhiều rùa trong một cái hồ rất to.
Còn nhớ mùa hè năm 1994, tôi đến dự Hội Cần Thơ của đồng hương Cần Thơ tại công viên Mile Square Park ở Fountain Valley thuộc vùng Little Saigon miền nam California (vì mình học NLSCT 3 năm). Chính lần này làm tôi nhớ cả đời. Công viên Mile Square Park rộng đẹp thoáng mát nằm vuông vức giữa bốn con đường Brookhurst St, Euclid St, Warner Ave và Edinger Ave. Sinh hoạt họp mặt được thông tin trên báo và radio trong vùng, mọi đồng hương Cần Thơ mang đến thức ăn và nước uống gom lại ăn uống chung, kể chuyện ca hát thật vui nhộn. Hôm ấy có một bác sồn sồn vừa chộp micro thì bác liền cười ngả ngớn, không biết chuyện gì xãy ra đây? Bác liền hò Vân Tiên như vầy:
‘Hò ơ… Vân Tiên ngồi dựa buội môn… Chờ cho trăng lặng… (đến đây bác cười rũ rượi khiến cho mọi người im phăng phắt), …để làm cái gì với Nguyệt Nga… Nguyệt Nga sướng qúa không la, Vân Tiên thấy vậy… hò ơ Vân Tiên thấy vậy làm ba bốn lần…’. Khiến cho mọi người đồng vổ tay cười hoài trong số đó có tôi, giờ đây mỗi lần nhớ lại chuyện xảy ra từ năm 1994 là tôi phá lên cười. Thật cám ơn bác ấy!
Lần họp mặt của NLSCT năm 2009 tại nam California do tôi khởi động.
Và vào năm 2010 tại miền bắc California, lần nầy đậm đà nhất, cũng do chính tôi chủ động đưa tin trên nhật báo Người Việt liên tục 3 tháng liền và online với thư mời làm bằng thơ lục bát (xưa nay chưa có ai làm thế) và tuần báo Saigon Nhỏ trong vùng. Tôi đã kính xin ý kiến của thầy Nguyễn Trường Hy, thầy Nguyễn Văn Chút, cô Nguyễn Thị Nghĩa. Và sự thoả thuận với chị Trần Thị Thịnh, anh Vương Văn Khôi, anh Lưu Tấn Phước, chị Lê Thị Lương Hoàng; cùng tôi là Trần Văn Diên. Họp mặt qui tụ 6 trường NLS tại Việt Nam, phá kỷ lục họp mặt NLS tại Hoa Kỳ. Thông thường tối đa có 3 trường NLS căn bản từ năm 1963. Ngày 29/1/2011 có buổi họp mặt cựu NLS tại thành phố Fountain Valley nam California nhưng chỉ với con số 5 trường NLS mà thôi.
Trần V Diên NLSCT 70-73(CT) ngày 16/6/2011