TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Ngày xuân đi tảo mộ
 
Xuân Nhâm Thìn

Ngày Xuân đi Tảo mộ
 
Để chuẩn bị đón Tết cổ truyền, người dân Việt chuẩn bị rất chu đáo, trong các "phong tục" mà qua bao nhiêu năm vẫn còn lưu truyền.
Vì hoàn cảnh nào đó, một số người đi xa Tổ quốc, có thể nói là lâu lắm rồi không còn tham dự được phong tục nầy.
Xin gác lại, nay xin mời cùng chúng tôi đi " Tảo Mộ" Ông Bà mà "phong tục" nầy đã có từ lâu lắm rổi.




 
Có lẽ tôi, không khi nào quên được cãm giác thiêng liêng khi được cùng cha, mẹ ra ngoài nghĩa địa "tảo mộ" cho tổ tiên và những người thân đã khuất.  Nhớ ngày nào, cứ đến ngày 20 tháng chạp âm-lịch hàng năm, là Mẹ tôi lại ra chợ mua thật nhiều hoa cúc, mà phải là loại cúc có cả rể để trồng sống được. Thường thì Mẹ mua hoa cúc vàng, bông nhỏ nhìn rất đẹp. Ngoài ra còn có nhang thơm, và rượu.
Mẹ để trong cái giỏ xách bằng nhựa, cho tôi ngồi đằng sau xe đạp. Còn Ba thì mua vôi treo lũng lẳng đằng trước xe. Trên đường đi ra nghĩa địa, tôi còn thấy rất nhiều đứa trẻ cũng ngồi đằng sau ôm hoa như tôi, miệng cười cười, vừađi vừa hát líu lo.  Ở quê tôi, có những nghĩa địa không ai đến viếng để tảo mộ, có lẽ người thân ở xa, hay đã không còn nhớ côi nguồn, thì vẫn được láng giềng quét dọn tươm tất, mời vong linh người đã khuất về ăn Tết.
Nhìn ngôi mộ nào cũng được làm cỏ, quét vôi mới trắng tinh, trồng hoa cúc vàng tươi,  mùi nhang thơm quyện vào mùi gió xuân, chắc hẳn lòng ai cũng thấy vui.
Tôi nhớ Cha, Mẹ tôi lúc còn sinh tiền, từng nói tục "tảo mộ" cuối năm là một phong tục đẹp,  phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước. Ở nhiều nơi nó còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rỏ nét. Bởi vì các vùng nông thôn, nơi có dòng tộc lớn thì họ thường có những ngày "tảo mộ" được qui định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện. Cứ vào những ngày ấy thì con cháu dù có bận bịu gì đi nữa,  cũng gác lại đến tụ hộp ở nghĩa địa để sửa sang, quét dọn phần mộ của tổ-tiên và thân quyến đã quá cố. Tục lệ nầy không chỉ là dịp người sống bày tỏ tấm lòng đối với người đã khuất, mà cũng còn để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết, đồng thời mang đậm bản sắc văn-hóa của dân tộc Việt.


 
Sau nầy , lớn lên được đi đây, đi đó thấy vui mừng, vì hầu như ở nơi nào tôi đến vào dịp Tết,  cũng thấy người dân không quên việc đi "tảo mộ" mổi dịp xuân về. Nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, để thể hiện tình cãm hướng về cội nguồn:
 
"Cây có gốc,  mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn, mới bể rộng sông sâu"
 
Ba tôi luôn dặn rằng, sau nầy khi Ba không thể tiếp tục công việc đi "tảo mộ" vào ngày xuân nửa, thì mấy anh, em con phải thay Ba làm việc đó.
-Đi " tảo mộ" không phải là công việc bắt buộc, mà đã làm nó là phải tự nguyện,  và thấy vui vì mình đã làm được một điều gì đó cho người đã khuất.  Những người đi "tảo mộ" gặp nhau, tay bắt mặt mừng, vì có khi cả năm mới được gặp nhau,  sau khi bôn ba vất vả mưu sinh. Nhiều thân tộc cho rằng mổi dịp đi "tảo mộ" cũng là một dịp giải bày với Ông, Bà, tổ-tiên những chuyện xảy ra trong năm, và cũng thành tâm mời Ông, Bà, tổ tiên, chuẩn bị về ăn Tết với gia đình. Trong niềm vui gặp lại, ở một nơi nào như thế,  họ cũng ôn lại những kỹ niệm đã qua, về một thời đói nghèo, khốn khó, đồng kham cộng khổ, như thể không chỉ họ nói với nhau,  mà nói cả với người nằm dưới nấm mồ vừa được trang trí, quét mới tinh kia. Để rồi lúc ra về thấy trong sâu thẩm kia là những ánh mắt buồn, vui lẫn lộn, và họ lại hẹn nhau năm sau cùng đi "tảo mộ"
Chiếc giỏ xách nhẹ tênh, nhưng mang nặng ân tình, tôi nghe như có lời gió thổi qua tai, gió Xuân tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
Mãi mãi sau nầy, tôi không khi nào quên được cái niềm vui thiêng liêng ấy. . . . . . . . /
 
Vo-thanh-Nghi.  K1 CN (1963)
vothanhnghiag@yahoo. com.
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 843771 visitors (2187300 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free