Lên mạng ngày 31/12/2010
Vì trước đó chưa hề quan tâm đến ngày lễ Tạ Ơn, tôi đã âm thầm chiêm nghiệm cái giá trị của “ơn nghĩa, làm việc, và tình bạn” vào tối hôm đó.
Từ đầu tháng 4 năm 2008, sau nửa tháng lên Sài Gòn kiếm sống, tôi đã được giới thiệu với Gary Mc. Cloud đang dạy Anh Văn gần 3 năm ở đây. Sau một vài lần trò chuyện, tôi và hắn hiểu qúy nhau như cái cách của tôi và người bạn học rất thân, Long Kh’mer, vậy. Gary có cử nhân triết học, dễ gần gủi vì hắn có cái tâm, một nhân sinh quan rỏ ràng và hắn dã trải qua hơn 8 năm sống ở Nhật, Nam Hàn và Trung Quốc. Hết lòng với nghề giáo, hắn hơn tôi mọi thứ trừ một điều là ân nghĩa và trách nhiệm với gia đình. Ít có khi nào người Mỹ bao ai khoảng tiền gì. Hôm nọ, trong một quán bình dân, hắn nói với tôi:
“Tôi biết bạn phải nuôi một gia đình 4 người. Và tôi biết thu nhập của you rồi cho nên mỗi khi đi ăn, để tôi trả tiền cho!”
Khi mới lên đây, tôi liền ghé thăm ba tôi ở Gò Vấp, thằng em tàn tật và đặc biệt là đến thăm mộ của mẹ tôi khi mà mỗi lần như vậy tôi phải gặp mấy ông anh họ và phải “chén thù chén tạt” với họ hằng vài giờ liền cho “có tình, có nghĩa”.
Gary phải lòng một cô học trò của tôi, hết lòng lo cho nàng. Hắn còn tuyên bố là dành hết thời giờ cho nàng. Nhưng mối tình của họ tan vỡ nhanh khiến cho Gary bị khủng hoảng. May thay tôi được một học trò là bác sĩ Hậu giới thiệu với một số bác sĩ và y tá theo học tiếng Anh với Gary. Chúng tôi chia lớp đều nhau trong cái câu lạc bộ nói tiếng Anh tại bệnh viện Bình Dân. Những buồn vui toan tính cũng được hai đứa tôi “băm nát”.
Vào cuối tháng 11 năm nay, đang đi dạy như trước đây, một hôm tôi tình cờ gặp hắn ở quán Sơn Thủy ở số 394 Võ Văn Tần hôm ấy quán không đông khách. Vừa dạy ở Bình Thạnh về, đến sớm hơn hắn, tôi chọn một bàn ngoài trời. Dạy xong từ một trung tâm trên đường Điện Biên Phủ, hắn đến vào lúc 9:25 phút. Tôi gọi bia Heineken ướp lạnh và đưa thực đơn cho hắn chọn thức ăn. Hắn hơi ngạc nhiên rồi vui vẻ tự nhiên ăn uống. Trời dịu mát và gió thoảng mang tôi về Bảo Lộc, nhớ lại những năm tháng tôi mang trên vai cái gánh nặng sách đèn, sâu trong lòng tôi cái lâu nay chất chứa tình mẹ, sự thiếu trách nhiệm của cha, cái tụt dốc của thằng em và cái dốc cao tôi phải vượt qua đấy chính là ngưỡng cửa đại học. Tôi cụng ly với hắn:
“We deserve it, don’t we?”
Dĩ nhiên hắn uống thật ngon và bắt đầu câu chuyện bằng cách hỏi tôi về Thanksgiving. Tôi thật thà nói:
“I haven’t given much thought about it.”
Hắn trầm ngâm rồi kể cho tôi nghe về những thăng trầm trong đời hắn, những ân tình hắn vay trả, đặc biệt là việc cô bạn gái chia tay hắn. Hắn trầm ngâm tâm tự, nhớ lại những kinh nghiệm với những năm tháng hắn sống và dạy Anh Văn ở khắp nơi. Tôi kể thêm cho hắn nghe về mẹ tôi, Bác Thiện chủ quán cơm ở Bảo lộc, những người tôi mang ơn, những thứ ở trường NLS Cần Thơ và Bảo Lộc đã nuôi dưỡng tôi, ôm ấp tôi qua những ngày tháng đó, những người bạn học người chia với tôi vui buồn trong thời gian đi học. Tôi tuyên bố:
“Ngày nào còn sống là ngày đó mình phải trả nợ cho những món nợ vô hình hay hữu hình…”
Hắn hỏi tôi rằng tôi mang ơn ai nhiều nhất. Tôi chợt nhớ ngay đến mẹ tôi khiến tôi liền ứa lệ. Sau đó tôi nghĩ đến ba tôi, bị đột quỵ hai lần, đến em tôi đã từng là một tay vung tiền qua cửa sổ nay thì đang tàn phế. Tôi nghỉ đến Long Kh’mer là người thương tôi như là anh em ruột thịt. Tôi luôn cảm thấy mang ơn những người học trò ủng hộ tôi, động viên tôi ở lại Sài Gòn, nhất là bác sĩ Hậu. Trong khi đó hắn có ý định đến Nha Trang dạy học hoặc trở về nhà ở Mỹ.
Gary và tôi, hai gả đàn ông ở tuổi 46 và 55, đang suy nghĩ về ơn nghĩa không phải kiểu của Mỹ mà cái cách rất ư là Việt Nam.
Rạch Giá ngày 12/10/10 Lương Ngọc Thành- NLSCT 69-71