TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Dự án ngăn lũ Bắc Vàm Nao (P 2)
 
Lên mạng ngày 3/1/2012


Ký sự:
DỰ ÁN NGĂN LŨ BẮC VÀM NAO (phần 2)

2-/Dự án thoát lũ: Đập Trà-Sư và Đập Tha-La.  
Trước khi trình bày dự án nấy, chúng ta nên tìm hiểu bối cảnh của dự án.  
Hàng năm đến khoảng tháng 5 âm lịch, nước thượng nguồn đổ về vùng tứ giác Long-Xuyên mang nặng phù sa và vô số thủy sản nuôi sống con người.  Tuy nhiên khi lũ dâng cao gây vấn nạn lũ lụt, đe doạ tánh mạng và tài sản, nhứt là ngành nông-nghiệp của 3 tỉnh là An-giang, Kiên-Giang, Đồng-Tháp.   Cho nên phải có phương pháp ngăn lũ và thoát lũ.   Công việc nầy phải có sự đồng thuận,  của người dân và nhà nước.  Từ đó dự án được thành hình do Chính phủ Hà-Lan tài trợ không hoàn lại.   Dự án nầy nằm trên kênh Vĩnh-Tế nối liền Châu Đốc-Hà tiên. 


 
Chúng ta hảy nhìn lại lịch sử kênh Vĩnh-Tế có tầm quan trọng như thế nào của vùng tứ-giác Long-Xuyên.  
Kênh Vĩnh-Tế được khởi công vào năm 1819 và hoàn thành năm 1824 dưới triều vua Minh-Mạng và Vua Gia-Long do Ông Nguyễn văn Thoại tức Thoai ngọc Hầu cùng vợ là Bà Châu thị vĩnh-Tế cai quản công trình đào kênh nầy.  Kênh dài khoảng 90 km thông từ Châu-Đốc đến Hà Tiên đi qua 2 trấn là Tịnh-Biên và Giang-Thành.   Có nhiệm vụ làm ranh giới, giao lưu buôn bán, và thoát lũ rửa phèn cho vùng tứ giác Long Xuyên.   Cho nên ngày xưa có câu thư rằng:

"Kinh Vĩnh tế, biển Hà Tiên
Ghe thuyền xuôi ngược, bán buôn dập dìu
".  
Khi hoàn thành kinh, vua Gia-Long tưởng thưởng công lao cho Ông Thoại,  lấy tên của vợ ông đặt tên cho con kinh là kinh Vĩnh-Tế.  

"Nước Nam, trai sắc gái tài
Gương bà Châu Thị, lưu đời ngàn năm
"

Nhưng ngày nay, nhận thấy kinh nầy không đủ sức thoát lũ ra biển Hà Tiên, nên Nhà nước cho mở thêm hai đập là Trà-Sư và Tha-La cùng nhiều kinh nhỏ khác gọi là" Kinh T" (Thoát) gồm T1,  đến  T6 qua ngã Kiên-Lương.  Còn Trà-Sư và Tha-La thoát qua Hòn-Đất và Rạch-Giá.  
Đập Trà-Sư và Tha-La xây dựng theo công nghệ Hà-Lan , ngăn lũ bằng hệ thống phao cao-su, có độ cao khi bôm khí vào cao 3, 8m ngang 90m  tự động vận hành.  



Khi nước lũ về, cánh dồng chưa thu hoạch kịp , các máy bơm tự đông nén khí vào ống cao su phình lên theo nước,  đạt độ cao khoảng 3, 8 ->4m.  Nếu cao hơn thì nước tràn qua với vận tốc rất chậm, nên còn có tên là đập tràn.  
Gặt hái xong, công nhân xã khí ra, phao cao-su xệp xuống nước ngoài kênh tràn vào với lưu lượng khoảng 1.000 m3 giây, không thua gì các đập thủy điện.  
Dòng nước nầy mang nặng phù-sa và tôm cá của biển Hồ Tonle-sap  Campuchia.  
Hai đập nầy còn điều tiết được lưu lương thượng nguồn, cũng như vùng tứ giác Long -Xuyên,  giúp cho Châu-Đốc và Tịnh Biên bớt cảnh ngập lụt.   Trong những năm qua, hai đập đã phát huy hiệu quả , giúp cho nông dân tránh cãnh cắt ép lúa còn xanh khi lũ tràn đồng, và chuyên chở phù sa cho tứ giác Long-Xuyên thêm màu mở.  
Tứ giác Long-xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 489.000 hecta, nhưng hiện tại chỉ có 2/3 dt trồng lúa, số còn lại đang được cải tạo (***).  
Công lớn trong các dự án nầy có sự góp sức của Ông Võ-văn-Kiệt và GS Võ -tòng-Xuân.   Nhờ các dự án nầy đã đưa lúa gạo VN đứng nhứt, nhì về xuất cãng lúa gạo, góp phần ổn định đời sống nông dân, sản-xuất nông-nghiệp được bền vửng.  

HẾT
VothanhNghi k1 CN (1963)
vothanhnghiag@yahoo.  com
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 851873 visitors (2209372 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free