Lên mạng ngày 11/2/2011
Tiếu lâm ký sự:
TÂM SỰ MỘT DÒNG SÔNG
Thuở Trời đất tạo thiên lập địa,theo các nhà khoa học cho rằng quả đất là khối cầu lửa khổng lồ,di chuyển trong không gian vô tận,rồi nguội dần.Chổ nhô cao gọi là núi,chổ thấp bằng phẳng gọi đồng bắng,chổ sâu gọi sông ,biển.Chỉ khái niệm đơn giản là như vậy.
Ông Trời cho ra quả đất nầy và cũng cho ra một chất lõng,chặt không đứt,bứt không rời,mà con người gọi là Nước (Water ) đôi khi nông dân còn gọi là Bà Thủy. Nước đã được các nhà khoa học giải mã để biết thành phẩn hóa học của nó,ai ai cũng biết.củng như lợi ích của nước.Tuy nhiên có một điều con người phải nhớ là: nhịn đóiđược, chớ không nhịn khát được.Loài người không có nước sẽ diệt vong,đồng ruộng biến thành sa mạc.........Nói tóm lại không nước vạn vật phải chết hết.
Quả đất chia ra làm 5 Châu,4 Bể. Ở Mỹ có sông Missis sipi , ở nam Mỹ có Amazon,châu Phi có sông Nil. Châu Âu có Volga,ở Trung Quốc có Hoàng Hà.........và ở Việt Nam có Cửu Long Giang mà phương Tây gọi là Mekong huyền bí.
Sau dây là hoạt đông và đời sống của dòng sông Mekong hay sông Cựu Long của VN . Khi thời tiết ấm lên,núi tuyết ở Hy mã lâp sơn bên Tây Tạng chảy ra biến thành nước.Nước chảy qua Trung quốc ,Miến Điện, Thái Lan, Lào,Campuchia,và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông qua chín cửa,mà nay chỉ còn bảy cửa,hai cửa đã chết rồi.Và ngửoi dân VN đã nhìn hình dáng dòng sông giống con Rồng nên đặt tên là Cưu Long giang. Dòng sông nuôi sống biết bao người dân bằng mọi thứ nghề,và mổi năm chuyên chở biết bao tấn phù sa bồi đấp cho đồng bằng tứ giác long-xuyên,Đồng-tháp. Lúa trúng mùa,cây trái đơm bông,kết trái,giao thông thuận tiện. Tóm lại lợi ích của dòng sông ai ,ai cũng rỏ,nhưng ngày nay dòng sông nầy phải than thân trách phận.
Vì con người đã phát sinh những ngành nghề,những công trình mà có thể giết chết dòng sông thơ mộng mà tạo hóa đã ban cho loài người. Dòng sông đã gòng mình gánh nặng các khu công-nghiệp,khu dân cư,các thành phố lớn nằm dọc hai bờ sông,cho thảy ra sông chất bẩn độc hại. Đã như thế,dòng sông phải mất đi các loài thủy sản quí hiếm.Vì con người dùng điện bắt và hủy diệt sự sống muôn loài,xả hội gọi là"Thủy tặc".
Như trước kia nghề nuôi cá tra,đến mùa nước đổ xuống hạ nguồn,ngư dân huyện Tân- châu bơi xuồng vớt bọt nước luôn có lẩn trứng cá tra, đem ương trong thau ,chậu là có cá gống con.Ngày nay khoa học tiến bộ cá giống do nhân tạo. Riêng Bà Thủy sống chung với một ông mặt mày có nanh gút là Hà Bá,và gọi ông ấy là chồng,nông dân có văn hóa của nông dân,nên mổi khi nổi giận thường hay rủa xả "đồ Hà Bá bắt mầy".......vì thế Hà Bá phải là chồng Bà Thủy. Chuyện tiếu lâm là vậy,xin đừng thắc mắt làm chi.
Một hôm vợ ,chồng Bà Thủy say sưa giấc nồng,bổng nghe tiếng máy nổ đinh tai nhứt óc,Bà Thủy kêu Hà Bá nổi lên xem chuyện gì.Hà Bá báo cáo rằng ,không biết có đoàn xà lan khổng lồ từ đâu tới xới nát dòng sông, các cần trục hướng thẳng lên trời như nòng súng,hay hỏa tiển nhắm bắn những vì sao lạc. Bà Thủy bảo ,không phải súng đạn gì đâu,đó là đám "Sa tặc " đến địa phương mình ăn cấp cát ,đem bán hoặc san lấp mặt bằng.còn xuất khẩu qua Singapore .......chúng nó phá nát hệ sinh thái ,làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở ven sông.......
Vợ,chồng Bà Thủy đội đơn đến cơ quan có thẩm quyền thưa kiện.Cơ quan chức năng cho hành quân cấp tóc,nào xuồng cao tốc,tàu chiến,honda tay ga thẳng tiến.Đến nơi,các máy móc ngưng hoạt động,lập biên bản,thu hết giấy tờ,hẹn giờ G,tọa độ X đến nộp phạt,nhớ đem theo tiền.
Vợ chồng Bà thủy vui mừng,mở tiệc chiêu đải binh tôm tướng cá,bọn Sa tặc chạy trời không khỏi nắng. Đến giờ G vợ chồng Bà thủy đến tọa độ X là một nhà hàng sang trọng,có đầy đủ bá quan văn vỏ.Liếc mắt nhìn vào,các quan mặt đỏ gay,tiên nữ quần áo 2 mảnh la hét in ỏi zô...zô....trong ánh đèn mờ.Một đại diện "sa tặc" chểm chệ phân phát bao thư cho từng người,
những cái bắt tay thân mật.Nhờ sự giúp đở của các Quan,may nầy sẽ đem thêm máy có công xuất lớn đào bới,nạo vét nhanh hơn,tránh tai,mắt dân đen dòm ngó. Vợ,chồng nghe đến đó,tay chân bủng rủng mềm như cọng búng.
Phải có sách lược chóng đám "sa tặc" nầy,Hà Bá bảo tụi nó lấy của mình chổ nầy,ta lấy lại chổ khác.Vợ, chồng Bà Thủy gồng mình,tung chưởng,sóng to gió lớn làm hai bờ sông Tân- châu,Hồng-ngự,Châu-phú sạt lở ầm ầm,bỏ của chạy lấy người , ,mổi nơi mất 1 km chiều dài.Khổ nổi đất ấy là của dân nghèo, áo rách,túi cơm.
Chưa đã nư giận,vợ chồng Hà bá cởi cá Hô vượt đại dương đến Liên hợp Quốc (cá Hô nặng 60 đến 100 Kg chỉ có ở Vàm Nao,nay gần như tuyệt chủng).kiện cáo. Liên hợp quốc cho thành lập Ủy ban mekong,sau đổi thành ủy hội Mekong (MCR - For sustainable development) mục tiêu: vì sự phát triển bền vửng của dòng sông Mekong.dưới sự tài trợ Úc,Đức,Dan mạch,thụy điển,phẩn lan.......
Ngày 20 tháng9 2010 các nước hợp ở phnompenhP(Nam vang) Campuchia.Không ai nhịn ai,không có tiếng nói chung,điều đó chứng tỏ Ũy hội cáo chung.....,mạnh ai nấy làm.Nước lớn làm theo nước lớn,nước nhỏ làm theo nước nhỏ,cơm ai nấy ăn,nhà ai nấy ở. Trung Quốc dân đông,lắm của nhiều tiền cho sang lấp tất cả các dòng sông lớn nhỏ ở thượng nguồn,trử nước,phục vụ cho thủy điện.nguồn điện bán qua VN, thấy nghịch lý không,cá lớn nuốc cá bé.là vậy. Các nước khác làm theo,dòng sông khô cạn.Biển Hồ là trung tâm điều phối lưu lượng cho 2 sông Tiến và sông Hậu.Biển Hồ là nơi tích nước,trử cá,nay đã cạn ngư dân bỏ nghề,thử hỏi buồn hay vui.
Năm 2010 vùng tứ giác Long xuyên, Dồng tháp không có mùa nước nổi,rất may,lúa sạ ra đi vỉnh viễn vì lúa sạ mọc,phát triễn nơi có vùng ngập nước 2-3 m.Nếu năm qua còn trồng lúa sạ thì nông dân mất mùa thê thảm,.Con cá Linh, tép Rong,lòng tong...là thức ăn của nhà nghèo ,chỉ làm mắm hay thức ăn gia súc,nay đã lên ngôi,lội vào nhà hàng sang trọng,các đại gia rất thích, đầu mùa giá 250.000 đ 1kg#12 usd .Có lẻ các đại gia ăn cao lương mỹ vị quá nhiều ,rồi ngán chăng,nay tìm của lạ.Tiêu thụ rất ít,mà không đủ cung,vỉ loài nầy gần như tuyệt chủng.
Loài người hảy cứu lấy dòng sông nầy,để mai sau con cháu ta còn nhìn thấy các cô thôn nử giặt lụa bờông khi chiều về.,và mọi người hảy xem đây là di sản mà tạo hóa ban tặng cho loài người,và xóa đi ám ảnh chiến tranh do NƯỚC....gây ra.
__________________
ken nhạc dòng AnGiang
VothanhNghi
Trở lại Trang Bạn Viết