TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Cuối năm... bàn chuyện tu
 
Lên mạng ngày 30/1/2011

CUỐI NĂM …BÀN CHUYỆN TU
 
 
Tháng Chạp là tháng nhiều sự kiện đối với tôi, 15 giỗ Ba , 25 giỗ Nội. Rồi công việc cuối năm bao bề bộn...Sau khi Ba tôi, chú Năm tôi mất thì họ Nội chỉ còn chú Út tôi là trưởng tộc nam…
Câu nói cửa miệng của Chú mổi khi nghe kể chuyện đi chùa của các Chị các Cô  :
Nhất tu tại thị, nhị tu tại gia, thứ ba mới tu ở chùa .
Hồi trẻ tôi nghe tai này bay qua tai kia. Bây giờ thì lại thấy thấm thía. Thầm suy diễn, hoá ra đây là cách phản biện, hay an ủi cho các thị dân, những người ít có dịp đi lể chùa
Nhất tại thị, tịnh tâm được nơi phố thị ồn ào náo nhiệt đã là tu . Có lẻ câu Thị tại môn tiền náo, nguyệt lai môn hạ nhàn của Nguyễn Công Trứ cũng diễn giải phần nào tâm trạng này. Tu tại thị khác với ngu tại thị, vì tu thì hiền, không có nghĩa là làm kẻ ngu ở chợ là tu
Nhị tại gia, là điều khỏi phải bàn, đó là câu chú cho hàng triệu Phật tử trong tâm, có người cả năm chưa đặt chân tới cỗng chùa, nhưng tâm thì vẫn hướng về Phật giáo. Phật tại tâm cũng là điều răn dạy từ bi của Phật dạy chúng sinh. Tề gia là đóng góp căn bản một tế bào tốt cho xã hội
Tu ở chùa , vòng quanh các chùa bây giờ rất khởi sắc, các ngày rằm mùng một, thiện nam tín nữ dập dìu. Chùa cũ thì trùng tu sơn phết đẹp đẻ, Chùa mới thì hoành tráng uy nghi. Chứng tỏ sức đóng góp của Phật tử thật không nhỏ. Chuyện kể, một ngôi chùa ở Long Thành, đang trong giai đoạn hoàn tất, nếu kể về các cái “nhất” thì ai nghe qua cũng rất lấy làm sửng sốt. Thật “sửng” người và phát “sốt”. Vì nếu lấy kinh phì xây chùa ấy thì có thể đem xây mới được gần một trăm ngôi chùa mới khác ở các tỉnh thành khác. Có người lại phản bác ý kiến ấy, lây đâu ra người để tu ở hàng trăm ngôi cùa mới này ? …Xây một trăm trường học có lý hơn?...Có người lại nói, vậy cổng tam quan vào loại lớn nhất Đông nam á này thì chắc chỉ có dân đi xe hơi mới dám vào chùa ?... Có người trả lời, người ta xây không cốt để chọn ai vào chùa, mà cốt để phát tâm, chuyện sau này là chuyện của các sư ...Hỏi qua nói lại cũng không đâu vào đâu, cũng không cái nào có lý hơn cái nào.
Dĩ nhiên tu ở chùa là điều tốt, tôi nghĩ đơn giản là giống như đi học nội trú vẫn tốt hơn học chui, học cóc nhảy, học lụi…Rồi lại nghĩ, nếu ai cũng học nội trú hết thì lấy đâu ra nguồn học phí để lo cho Thầy trò, lẫn quẫn, bế tắc.. Vậy là chỉ còn nước quay về chủ nghĩa trung dung, có nội trú có ngoại trú, có đục có trong, có nước có cái
Ra đường giờ nhiều khi thường gặp các sư còn trẻ chay xe tay ga vù vù. Có người tắc lưởi “ Ậy, thầy bà gì mà chạy xe thấy ớn “ “ Thì Thầy còn trẻ máu còn nóng, mắt còn nhanh, phản xạ phải nhanh nhạy hơn, thời buổi internet toàn cầu mà chấp nhất quá sao được …”. Các Thầy giờ cũng đi học cập nhật những kiến thức hiện đại, có thể gỏ keyboard, lướt web rào rào. Đó là điều đáng mừng vì nếu thiếu những lớp trẻ như vậy, chùa chiền nói riêng, Phật giáo nói chung sẽ tụt hậu.
Bây giờ thì không còn sợ cảnh mất giày dép khi vào lạy ở chánh điện . Các đồ vàng mả, hoá vàng ngày càng phong phú. Có chùa vẫn còn đóng cửa nghĩ trưa, có chùa mở cửa suốt…
Tôi cũng theo chủ nghĩa trung dung, vào chùa không mua nhang ( nhang bỏ ê hề, có phật tử chuyên lo việc hốt bớt nhang đang cháy bỏ vào thùng nước cho tắt bớt khói ). Tôi dùng nhang còn thừa trong ốp nhang mà đốt, tôi cũng rón rén xin một một bông lấy lộc đem về ( phải có nhập có xuất mới hợp lý )
Trước tượng thờ Quan Thế Âm lộ thiên, gần gốc bồ đề sum suê, tôi bỏ tiền vào thùng phước thiện sau khi xin thêm 1 lá bồ đề đem về ép sách. Vậy là tôi không nợ nần , tôi thầm nhủ như vậy. Tôi mang tâm đến và mang tâm về, còn nguyên vẹn , là mừng…
 
NTL, CT 71-74, 01/2011

Trở lại Trang Bạn Viết
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 855281 visitors (2218133 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free