Lên mạng ngày 5/11/2011
Vương Quốc cá sấu trong lòng thành phố
1- Cá sấu ngày xưa
2-Thành lập trại cá sấu ngày nay.
-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-x-
Phần 1: Cá Sấu ngày xưa
Không biết cá sấu xuất hiện trên hành tinh vào thế kỷ nào., tuy nhiên khi loài người hiện diện trên trái đất thì cá sấu đã có rồi.
Khi Trịnh, Nguyễn phân tranh, cuộc Nam tiến bắt đầu đến vùng sông nước Cửu Long và từ đó có địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh xuất hiện.(Biên Hòa, Gia-Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên, An-Giang theo Sơn Nam).
Như vậy mổi Tỉnh ngày xưa rất lớn, núi rừng bao la, thú hoang vô só kể, ngừoi dân tự do khai hoang lập ấp tiến tới thành xã hội tiến bộ như ngày nay. (Đất phương Nam)
Thời khẫn hoang lập ấp, người dân chạm trán rất nhiều thú dử trong đó có loài cá Sấu đáng sợ mà rất nhiều người bỏ mạng nơi rứng sâu núi thẩm.
Tuy thế người dân vẩn chiến thắng muôn loài giành quyền sống nối tiếp nhiều thế hệ như ngày nay.Hiện tại cá Sấu ngoài thiên nhiên không còn nửa nhưng ở Tỉnh An-Giang có một địa danh mổi khi nhắc đến phải rùng mình, đó là Vàm Nao, Vàm Nao nối liền sông Tiến và sông Hậu , chia cắt hai quận Chợ Mới và Phú Tân (Thánh Địa Hòa Hảo).
Sông Vàm Nao dài khoảng 2 Km, rộng khoảng 1km, nhưng rất sâu, dòng nước chảy xiết qua Sông Hậu tạo thành vùng nước xoáy cực kỳ hung dử, tiếng rít lên của dòng xoáy cách hàng Km còn nghe và nơi ấy là điểm tử thần của ghe, thuyển qua lại.Hiện nay nơi đây có nhiều trạm cấp cứu cho người dân qua lại vùng nầy.
Tương truyền rằng, thuở xa xưa nơi đây có loài cá Sấu thật to bằng chiếc ghe chài 10 tấn dài 5 trượng. Mổi lần nổi lên mặt nước thở người dân quanh đấy bỏ của chạy lấy người, trẻ em khóc la vang dội , chiêng, trống khua vang xua đuổi nó đi nơi khác.
Thương thay số phận ghe đi đêm lắm lúc đụng nhầm cá sấu lật thuyền , thế là làm mồi cho Sấu.
Hàng năm đến rằm tháng Bảy âm lịch người dân hai bờ sông làm lể tế Sấu phẩm vật như trâu, bò, heo thả giửa dòng sông cho Sấu ăn no để không ăn thịt người qua lại.và người dân nơi đây coi như vị thần hung dử trấn thủ dòng sông nầy nên không dám gọi tên cúng cơm mà đặt cho tên rất bình dân như là Ông Năm Chèo rất linh thiêng.
Mổi khi có sóng to gió lớn là Ông Năm Chèo nồi lên, người dân thả trâu, bò gà vịt cho Ông ăn để cứu lấy ghe thuyền qua lại.
Câu chuyện trên người viết chỉ nghe những bô lảo hai bờ sông kể lại. Còn người viết còn nhỏ không chứng kiến mong đọc giả thông cảm.
Riêng người viết có thời sống nghề sông nước, có lần kéo gổ lậu từ Tân-Châu về Long Xuyên vào ban đêm để trốn trạm cảnh sát giao thông Kiểm Lâm, không may rơi vào vùng nước xoáy cuốn lấy bè gổ hàng trăm khối đứng lại, tàu kéo xịt khói đen vẫn không nhút nhích, ban đêm biết nhờ ai giúp , đành gọi cảnh sát giao thông điều tàu lớn cứu giúp, đở . Lộ hàng rồi bị phạt rất nặng. Không sao thất bại keo nầy ta bày keo khác, buôn lậu là như thế đấy.
Nhưng ngày nay, Lào và Trung Quốc đã ngăn sông tích nước làm thủy điện nên dòng chảy Me kong yếu đi ảnh hưởng vùng hạ lưu tứ giác Long xuyên và các vùng phụ cận và cũng làm cho sông Vàm Nao lưu lượng yếu ớt mà vùng nước xoáy mất hẳn .dòng sông trở nên hiền hòa đem lại bình yên sông nước Cửu Long giang.Thêm vào đấy, dự án Bắc Vàm Nao do Úc tài trợ sửa đổi dòng chảy Sông Tiền nên dòng sông không còn hung hản đến mùa nước nổi.Cũng như Ông Năm Chèo biến mất giúp cho đời sống sông nước trở nên bình yên hạnh phúc hơn.
Phần 2: Vương Quốc cá sấu trong lòng thành phố (*)
Thời kỳ mở cửa diễn ra, người dân VN có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề, trong các nghề kinh doanh có nghề chăn nuôi động vật hoang dã,như cọp, beo.nai sư tử hà đông, sấu, trăn, rắn...
Riêng ở An-Giang có người bỏ tiền của ra mở trang trại nuôi Cá Sấu rất qui mô. Chủ trang trại là một nữ học viên Trường Nông-Lâm-Súc An-Giang tốt nghiệp Ban Thú y Chăn nuôi.
Trang trại chị ấy trên Bắc Vàm Cống khoảng 1km , diện tích khoảng 3 ha, xung quang xây từng cao, hàng rào bảo vệ an-toàn.......cây xanh rộp bóng là khu sinh thái lý tưởng., biệt thự lộng lẩy, trang trí hàng độc đầy nhà....
Theo lời chị kể , khởi đầu chị phải qua tận nước Úc, Thái Lan tìm mua con giống, đa số là Sấu Hoa Cà nhỏ con thân hình có hoa văn, nhập cảnh rất khó khăn, nhưng chị vẩn vượt qua.
Trong không gian yên lành, xanh mát của vườn cây kiểng cổ thụ, kết họp hệ thống ao hầm liên hoàn là nơi sinh sống, và phát triễn của hàng chục ngàn cư dân cá sấu nước ngọt của nhiều thế hệ.
Cho cá sấu ăn
Một lần đến thăm, Chị chủ trang trại cho biết toàn khu trại khoảng 32.000m2 bố trí trồng hàng ngàn cây, kiểng có giá trị kinh tế lẩn nghệ thuật và hơn 30.000 cư dân cá sấu đủ kích cở, độ tuổi từ vài tháng đến 20 năm. Trong số đó được phân chia theo từng khu vực:bố mẹ khoảng 600 con từ 10 đến 20 tuổi, đây là nguồn sinh sản và cung cấp cá giống con mổi năm từ 13-15.000 con.
Trứng cá sấu bố mẹ được thu gom cho vào máy ấp trứng nhập từ Mỹ thuộc hàng cao cấp nhứt rất hiệu quả tỷ lệ nở rất cao đạt 75%.
Chủ yếu ở đây cá sấu được xuất khẩu da nguyên liệu sang Nhật, Trung quốc Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia... Còn thịt bán cho các siêu thị, nhà hàng đặc sản trong nước giá khoảng 10 USD.
Ngày họp mặt NLS (2-9- 2010) Chị chủ Trang trại chiêu đãi món ca-ri cá sấu , thịt cá sấu ăn giống thịt gà rất khoái khẩu,
Ngoài ra con giống còn xuất sang Trung quốc hoặc những hộ chăn nuôi nhỏ, lẽ...
Chị đã vượt qua các yêu cầu khắc nghiệt của Kiểm Lâm, và Công ước buôn bán loài động vật hoang dã quí hiếm (CITES) nên trại của chị được cấp chứng chỉ CITES từ năm 2003. Đây là 1 thành công lớn, giúp sản phẩn cúa chị tiêu thụ, xuất khẩu dể dàng.
Hiện nay trại cá sấu của chị là nơi cung cấp con giống lớn nhứt Việt Nam.
Trại đã hân hạnh đón tiếp Cô Dịêu Hồng, Cựu Hiệu Trưởng Trường NLS Ninh Thuận và Phu quân ghé thăm rất khen ngợi mô hình nầy. Và nơi đây vào dịp cuối tuần rất đông gia đình đưa con đến tham quan, giải trí ăn uống mua sắm..........
Du khách thăm viếng
Thành công của chị là vậy, tuy nhiên Chi rất cô đơn vì chồng chị thuộc về người khác, và trang trai trị giá 100 tỷ cũng không cánh mà bay, không nơi nương tựa, xa lánh bạn đồng môn NLS.
Cãm nhận người viết bài nầy là thông cãm hoàn cãnh của Chị, luyến tiếc nghĩa Thầy, Trò.
Mong chị hảy đứng lên vượt qua số phận.
VothanhNghi, LX/ 11/2011
(*) Không thể gặp Chủ Trang Trại để xin phép làm phóng sự nên không tiết lộ tên chủ trang trại, cũng như thương hiệu. Mong quí độc giả thông cãm. Xin cám ơn.