TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Ước mơ cổ tích
 
Lên mạng ngày 27/5/2010

ƯỚC  MƠ  CỔ  TÍCH
 
 
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng phù sa sông Hậu-Băng Thạch, Làng Đông Phước Châu Thành Tỉnh Hậu Giang hiện nay.Đây là nơi tổ tiên bên ngọai của tôi, đã dầy công khai phá, xây dựng sản nghiệp cho con cháu, mà tôi là một trong những hậu duệ ít tuổi sa u nầy.
 
Không biết có phải tôi sinh ra nhầm  một vì sao xấu hay không, nhưng Mẹ tôi đã phải imột mình nuôi con, Ba tôi ở xa, không có nhiều điều kiện gần gủi, chăm sóc tôi như những đứa trẻ thơ khác, Ba tôi ở SàiGòn!!!Hằng ngày, sau nhiều bôn ba, ngược xuôi mua bán không thành công;về lại nhà, má tôi hay nằm trên võng trước hiên nhà.Một hôm , Má tôi quyết định cho tôi theo với Cậu Dì đề ăn học, không như bà không được học hành đến nơi đến chốn.

Khi xa Má tôi, tôi vẫn hòai mong về ngôi nhà của Má.Ngôi nhà là đơn sơ, nằm bên cạnh dòng kinh nhỏ, Má tôi một thân một mình, giữ lại nền nhà lớn của các ông tôi tạo dựng;nguyên nó là ngôi nhà cột bằng đá, vì kèo bằng sắt, nhưng đã bị lực lượng Việt Minh triệt hạ vì lý do chiến tranh!!! Vậy là tôi cùng với Cậu Dì, khi ở Mỹ An Hưng(Sa Đéc), khi ở Đại ngãi-Kế Sách (Sóc Trăng).Cuối cùng, tôi cũng xong phần Trung Học Đệ I Cấp ở trương Đòan Thị Điểm-Cấn Thơ.

Giữa năm 1965, Cậu Tư của tôi, một ông Giáo, khuyên tôi nên vào Trường NLS ở lô 20, sau này có tương lai hơn là học ở Trường phổ thông, theo lời của Cậu, tôi đã thi đậu vào NLS CầnThơ  Vậy là cuộc đời tôi bước sang trang mới:Từ trường phổ Thông, tôi bước vào thế giới đầy màu sắc, sinh động, ấm tình của không gian học tập thuộc Nghành Nông Lâm Súc.

 Với suy nghĩ mộc mạc, bình dị, :là một nữ sinh, thì học về chăn nuôi (heo, gà...) là phù hợp, nên khi thi váo NLSúc, tôi chọn ban Mục Súc.

 Một chân trời mới mở ra cho tôi, nhưng mọi việc không phải là suông sẻ! Mẹ tôi ở trong quê, tuy không là xa xôi gì, nhưng tôi phài ra chợ để đi học, lại phải ở cùng gia đình của Cậu, Dì.

 Mẹ tôi chỉ cò một mình tôi, tôi lại là con gái, nên tình cảm , mong ước của tôi đều dành trọn cho mẹ của tôi.Vậy mà ác nghiệt thay hởi ông trời!!Chỉ chưa vui trọn niềm vui , chỉ đến tháng 10 năm 1965, cuộc chiến tranh lúc bấy giờ đã ngang ngược, dã man, như bản thể là chiến tranh, Đã Bứt Rời Mẹ Tôi Khỏi Cuộc SỐng ĐờI TÔI.

Quả thật đây là một biến cố tai hại trong cựoc sống bình yên của tôi.Tôi hòan tòan suy sụp, chực ngả đổ!!

Trong sự chao đảo bàng hòang trước cuộc đời đầy bất trắc đó, may mắn thay, tôi còn có những người Thầy khả kính, những người bạn thân thiết, đã hết lòng an ủi tạo thêm nghị lực để tôi vững vàng tiến lên, để nắm bắt tương lai.

Vậy là ở cái tuổi mười sáu, tôi đã lao vào nhiều công việc, để tự lực cánh sinh : nào là giúp việc nhà, dạy kèm...nhờ vậy tôi mới có thể hằng ngày đi bộ từ cầu Cài Khế đến Trường và ngược  lại, vì tôi không biết chạy xe đạp, mà tôi nào có xe đạp đâu!Dần dà tôi cũng nguôi  ngoai  và không khí học tập ở trường, từng lúc-tứng lúc đã cuốn tôi vào sự say sưa học hành, vì đó là tương lai duy nhất tôi sẽ có được trong hòan cảnh nầy.

Trong môi trường học tập giữa trường phổ thông và trường chuyên nghiệp, rõ ràng có một khác biệt rất lớn.Thầy cô ở trường phồ thông không phài không tận tâm, nhưng thời gian tiếp xúc với học sinh có giới hạn;trong trường chuyên nghiệpsự tân tâm không thiếu, và thời gian tiếp xúc của học viên với Thầy Cô nhiều hơn , học viên thân thiết hơn do ngòai việc học các môn khoa học cơ bản, anh em còn phài thưc hành nông trại, học các môn chuyên môn bắt buộc.Trong tình huống như vậy, tôi được sự an ủi, động viên của các Thầy Cô , bạn hữu rất nhiều , và ngay cả những sự giúp đở , tạo điều kiện trong cuộc sống của tôi, đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ!!!

Trong các Thầy Cô, đặc biệt Thầy NGÔ LỘC, đối với gia đình tôi, Thầy mãi mãi là người Thầy, ngưới cha tinh thần của vợ chồng tôi, mà chúng tôi không bao giờ quên được.Thầy là một người tận tâm, tận tình và rất chu đáo.Ông là người giúp tôi đừng lên, khi tôi sắp ngả quỵ;Thầy an ủi, khuyến khích, chỉ cho tôi nên sống như thế nào trước phong ba bão táp của cuộc đời hay những lúc tôi chạnh lòng vì những cô bạn giàu có, hay làm tổn thương đến cuộc đời bất hạnh của tôi.Thầy đã cố tình dành cho tôi, cùng vài bạn có khó khăn khàc, làm phụ việc kẻ bảng tên khoa học cho các cây trồng trong vườn nông trại...Nhờ Thầy, mà tôi có được sự ấm áp trong tâm hồn, nhờ Thầy mà tôi biết được hương vị của bánh ít lá gai, bánh cốm của miền Bắc...Và đặc biệt, nhờ Thầy mà tôi "xác định" được "phân nửa của đời tôi", và đến nay gia đình tôi có hai
con gái, một trai cùng hai cháu ngọai, một cháu nội, sớm hôm vui vầy trong căn nhà nhỏ của bọn tôi.

Sau năm 1975, gia đình chúng tôi vẫn thường liên lạc thư tín với Thầy, hoặc nhà tôi trong những lần đi công tác ở các tỉnh miền tây, đều cò ghé thăm Thầy.Thầy là người chứng kiến được sự thành đạt của tôi;nhưng nghiệt ngả thay, khi Thầy mất, chúng tôi không được biết đề có nén nhang tưởng nhớ;thật tệ!!! Xin nhận lỗi với Thầy và xin lỗi với chị Ngô Ngọc Huyền Trâm.

 Rồi những ngày tháng học tập cũng êm ả trôi qua. Đặc biệt, thường cuối mỗ kỳ thi lục cà nguyệt, bọn tôi hay "đeo bám" Bác Hai Giáp, để xin coi điểm cuối mội Lục cá nguyệt.Lần đàu tiên của năm đệ tam, Bác Giáp không "hé lộ", nhưng các bạn cùng năng nỉ riết một hơi, ông đành xòe ra cho mọi ngưới biết trước khi chính thức niêm yết.

Và lần đầu tiên, tôi thực sự ngở ngàng trước kết quả học tập của mình, Bởi vì trong thời gian học, có quá nhiều thử thách trong đời sống, trong học hành. Thấy Tấn Phúc, muốn thử lòng yêu nghế của học viên đến đâu, đã bảo chúng tôi : "Ngày mai, các em đem theo đồ ăn sáng vào lớp ăn sáng luôn nghe"

Sáng đó, Thầy đưa chúng tôi thẳng xuống chuồng heo, thực hành tắm heo, làm vệ sinh chuồng trại.Ngòai những buổi thực hành đó, bọn tôi còn phảithực hành tắm trâu, bò;làm vệ sinh chuồng thỏ, gở ghẻ thỏ, chế biến vôi tôi làm thức ăn bổ sung  cho gia súc...

Lần lượt,   hằng năm, ngòai phần thưởng  của nhà trường, tôi cũng nhận được các giải thưởng báo chí do góp mặt trong các ấn phẩm của Đòan Công Tác Chí Nguyện-IVS- luc bấy giờ, do Thầy Trần Đăng Hồng chủ biên; đó thực sự là những nguồn khích lệ lớn lao trong thời gian theo học Trường THNLS Cần Thơ.

  Sang niên khóa 66-67, lên lớp đệ nhị Mục Súc, tôi dời lên ở nhà trọ gần trường. Trang phục mặc đi học, tôi chì có hai bộ để thay đổi.Mỗi khi trời mưa, với đôi dép lào, nó tha hồ và rất sẵn sàng tô điểm những đường nét, hoa văn lạ mắt ở vạt áo của tôi. Lúc nầy tôi có tham gia công tác cuối tuần của Đòan IVS, do các Thầy Đăng Hồng, Thầy Thước...hướng dẫn.Ít lâu sau, Thầy Hồng đã giao cho tôi chân "phát ngân viên" của Đòan.

 Nỗi thương nhớ về Má tôi vẫn đầy ray rứt không nguôi!Dù Má tôi đã xa rồi, không gần tôi nữa, khi tôi vừa ở tuổi mười sáu đầy những ước mơ đẹp của người con gái, nên tôi không có được thời hoa mộng, như mọi bạn bè đồng trang lứa;bù vào đó, tôi phải nổ lực học hành, nổ lực lao động để trang trải cho món nợc cơm áo, đang đè nặng trên đôi vai guộc gầy của tôi, mà còn một khỏang thời gian lồng lộng phía trước!!!Lòng thương nhớ quay quằt nầy càng tăng thêm, khi tôi đã thành gia thất, mà lần đầu sinh con , má tôi không được chứng kiến, dù tôi đã làm tròn ước nguyện của Má!!!  
 
Sau biến cố Mậu Thân, 1968, tôi phải dời về ở Xóm Chài, bên kia Bến Ninh Kiều, khỏang đường đến trường của tôi phải vất vả hơn, dể kịp đến trường đúng giờ, tôi phải dậy từ năm giờ sáng, đề đi bộ dến trường, vì còn phải qua đò ngang>Từ sự khích lệ, của Thầy Cô và bạn hữu tốt bụng, tôi tự an ủi và gắng sức, quyết đạt cho được kết quả tốt nhất trong ba năm học ở trường.

Vậy mà rồi tôi cũng xong ba năm ở trường Cần Thơ.Một viển cảnh mớ, cũng đầy khó khăn và thử thách, tôi phải lên Sài Gòn tiếp tục cho nghành Sư Phạm NLS tại Nha Học Vụ, số 9 Mạc Dĩnh Chi, thuộc Khóa 3-MS.

Nỗi lo cơm áo càng năng hơn;may mắn, tôi có được chân phụ bán thuốc tây gần nơi trú ngụ;đồng thời, quý Thầy ở Nha có tạo ra Quỹ giúp đỡ Sinh Viên Sư phạm nghèo, nên hàng tháng, tôi và một số anh em bạn khác được Nha cho mượn trước, mỗi tháng một ngàn năm trăm đồng là sinh họat phí;số tiền nầy, chúng tôi phải hòan lại từ tháng lương đầu tiên khi đi dạy.Quả đây là một sự nâng đỡ kỳ diệutrong cuộc đời của tôi, mà Thầy Đăng Quan Điện, Thầy Trần Thiện Chu, Thầy Trần Hiệp Nam, Thầy Tấn Phúc...là những người không bao chúng tôi quên được!!!

Tháng 12/1969, chúng tôi tốt nghiệp sư phạm, tôi cùng chồng về nhận nhiệm sở tại Trường THNLS Bảo Lôc, nơi có khí hậu rất tốt, phòng ốc rất đầy đủ và đây cũng là nơi chúng tôi bắt đầu một cuộc sống mới, tự tin vào nghị lực đã có và lương bổng đảm bảo cho cuộc sống.Ngòai việc dạy thực hành nông trại, tôi còn dạy thêm vài môn phổ thông , như vạn vật, sử...

Vậy là hơn năm năm vào trường trung học Nông Lâm Súc, một cô bé lọ lem ngày nào, với những bất hạnh của cuộc đời, tưởng chừng buông trôi, không đứng được với dòng thác của cụôc đời, nhưng nhờ sự giúp đỡ vô vị lợi của các bậc trưởng thượng, chúng tôi đã trở thành hai người Thầy Cô, để tiếp nối sự nghiệp trồng người. 
 
Bây giờ, vợ chồng chúng tôi đã nghỉ dạy từ lâu-1989- Chúng tôi quây quần bên nhau trong một căn nhà nhỏ ở Hóc Môn- thuộc đất Gia Định xưa; bên cạnh hai đứa con gái và một con trai, chúng tôi còn thêm hai cháu ngọai, một cháu nội.Ước nguyện cuối  đời của tôi chỉ là giữ cho được một đời sống thiện nguyện, làm lành lánh dữ, mai sau khi vãng sanh, con cháu tôi không phải gặp nhưng trở ngại mà chúng tôi phải trãi qua.Và đây cũng là những lời  chân thành của một học viên Nông Lâm Súc xin được kính gửi đến quý Thầy Cô đã tận tình dạy dỗ giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc.


Tháng 5/2010.
Thương Kim - MS 65-68 - SPMS khóa III/   
 


Bà Ngoại Thương Kim và Bà Chín
 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860756 visitors (2231556 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free