Lên mạng ngày 15/8/2010
Chuyện vui cuối tuần
Hiểu Nhầm Chử Nghĩa
Chử là thứ những người viết dày vò hàng ngày, Nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chử quen thuộc mà chúng ta xử dụng hàng ngày ẩn chứa những quy luật bí ẩn lạ lùng.Tính chất bí ẩn đó có thể nói là vô cùng vô tận, dẩu tìm kiếm cả đời cũng không hết được. Điều này khiến không ai có thể an tâm cho là mình am tường tiếng Việt, vì vậy ngôn ngữ là một cái gì vô cùng lạ lùng bí ẩn!
Nếu bạn đọc những hàng chử dưới đây mà bạn cười thì rỏ ràng bạn không hiểu chử nghĩa, bên phải mà bẻ quẹo bên trái, không phải lổi tại chử nghĩa mà tại cái đầu bạn. Nhưng nếu cái đầu bạn mà cứ theo sát bên phải thì chán chết! người đời sẽ cho bạn là con vẹt, biết đọc mà không thầu hết cái tinh quái của cái mà thế gian gọi là Chử…
Bến phà Cần Thơ ngày nay đã bị khai tử khi mà chiếc cầu mới được bắt ngang sông hậu. Nhớ lại ngày nào còn phà, những cô bé bán hàng rong chạy ngược chạy xuôi theo sát những chuyến xe đò xuôi ngược. Một cô bé kháu khỉnh mang trước ngực môt hộp gổ mở toạt ra hai bên vừa chạy vừa rao hàng, cô bé ngây thơ rao vang:
- Mại dzô, Mại dzô! Bóp em rẽ nhất rồi, bóp trên năm ngàn, bóp dưới bảy ngàn, bóp bên trái bóp bên phải cùng giá, bóp ngoài ba ngàn bóp trong tám ngàn, bóp da bãy ngàn bóp lông mười lăm ngàn …
- Mại dzô, Mại dzô! ở đâu cũng vậy, nhưng bóp em là rẽ nhất vùng , bảo dảm ! bảo dảm, mời anh chị mua bóp giùm em!...Em Cám Ơn!.
Chử nghĩa của em bé này nhẩy cẩng lên, trên chuyến xe đò xuôi nam mọi người cười tủm tỉm họ tự động hoán chuyển danh từ “Bóp” trở thành động từ “Bóp” Bóp đi ! Bóp đi!....
Một anh cán bộ ngồi cùng trên chuyến xe lẩm nhẩm:
- Rỏ khỉ! Văn hóa đồi trụy, tư tưởng mỹ ngụy, cần phải học tập tư tưởng lại!...
Mọi người im lặng nhìn hắn, một lát sau hắn quay sang cô gái ngồi song song với hàng ghế hắn và so sánh cái cặp da rách nát đã theo hắn từ thời còn chống mỹ cứu nước với cái sách tay L&V (Louis-Vuitton) mềm mại, hấp dẩn. Hắn hỏi cô gái:
- Này cô cho tớ hỏi nhá! Thế thì “Bóp ví” cô bao nhiêu tiền nhỉ?...
- Có đắt lắm không?...
Cô gái đỏ mặt quay sang tát cho hắn một cát tát tai và mắng:
- Đồ mất dạy!.về nhà mà Bóp má của mày đi!...
Hắn há hốc mồm ngạc nhiên :
- Ờ!... Này!... hay nhỉ….sao lại mắng tớ ....
Một ông ngồi bên cạnh khuyên giải:
- Này anh! Nghe tôi giải thích, anh là người miền Bắc với anh thì gọi là “Ví” còn người Nam chúng tôi thì gọi là “Bóp” nếu anh tỏ ra là người thông thái mang hai danh từ cộng chung lại “Bóp-Ví” thì dể sanh ra hiểu lầm lắm, có lẽ cô ấy hiểu lầm là anh muốn “Bóp-V..”.
Nên cô ta tặng cho anh một cái tát tay là đáng lắm!
Chử là một thứ tinh quái, viết chử trải dài trên giấy. Chử nọ nối liền chử kia nếu cứ liền tù tì thì chử sẽ loạn lên mất, bởi vậy trong cách viết ngoài chử còn có những con dấu chấm phẩy để phân biệt ra câu ra đoạn. Nếu thiếu chúng chử nghĩa sẽ bị vặn vẹo đi trật hướng.
Trong một nhà hàng ở quận Cam đắt khách, ông chủ phân công cho các người làm bếp và phụ bếp trên một tấm bảng nhưng thiếu dấu chấm phấy nên người ta sẽ đọc như sau:
“Cô Lan cắt tiết anh Hùng nhổ lông cô Ngọc luộc trứng anh Sơn mổ bụng cô Đào lột da anh Hải rửa chim cô Lài bóp mềm anh Thanh bằm nhừ cô Tuyết xào dòn….”
Các bạn nghĩ gì về ông chủ nhà hàng thiếu chấm phẩy, thì ngược lại ông chủ garage sửa xe chử nghĩa không kém có phân chia câu đàng hoàng , nhìn lên tấm bảng phân công thì thấy như sau:
“Thêm nhớt cho cô Liên, (hai lít). Bugi ông Hòa đóng chấu,(cạo sạch). Bác Hai yếu điện, (đem sạc). Bà Hiền tuột dây am-bray-da, (cần thay gấp). Cô Hà chảy nhớt bọc đít ( cần bít lại).”
Chử nghỉa lang bang như vậy thì thật là hết ý! Chử nghĩa của tổ tiên để lại mà chúng ta trìu mến gọi là tiếng mẹ đẻ sẽ theo chúng ta suốt cuộc đời rong ruổi trên khắp năm châu bốn bể và người viết sẽ chẳng bao giờ xa rời những con chử!....
- Chử nghĩa và tôi sẽ xuống mồ!
- Mai này cỏ mọc sắc xanh mơ!
- Ai đi ngang để cành hoa xuống !
- Là cũng cho đời một chút thơ!...(thơTVL).
DattheNguyen