TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Nam bộ đón Tết
 
Xuân Nhâm Thìn

Ký sự:
NAM BỘ ĐÓN TẾT

 
Không biết Tết có từ bao giờ, có lẽ từ thời khai hoang lập ấp, cuối năm các dân làng tụ họp mừng thắng lợi vụ mùa, hay các thương hồ buôn bán xa nhà, nay qui tụ lại chén rượu chén chè nên thành thông lệ , mà người dân gọi đấy là Tết.
Ngày Tết là dịp tổng họp sức mạnh và hy vọng của dân tộc, mang ý nghĩa đặc thù: Hòa hợp niềm vui, hy vọng đổi mới cho gia đình, dòng họ thôn xóm.
Cứ Tết đến mổi gia đình chuẩn bị "món ngon, vật lạ" còn tùy khẩu vị mổi gia đình.  Đặc biệt nhửng món không thể thiếu trong ngày tết là thịt heo kho riệu với hột vịt, ăn với dưa giá hay dưa cải. . . Món ăn ưa thích còn là tôm khô, củ kiệu, cùng món thịt đầu heo luộc ngâm với giấm, đường. Dân khoái nhậu thì trừ thêm khô cá lóc hay cá trạch kèm nước mắm me lai rai không chê vào đâu được cho đến ra giêng (tháng 1). Bên cạnh đó nhà nào cũng có sẵn các loại bánh mức, trái cây, dưa hấu để chưng lên bàn thờ tổ tiên hay đãi khách.
Ờ Nam bộ, những cơn mưa dầm cuối năm thưa dần, là bước vào tháng Chạp âm lịch khí trời se lạnh, gió chướng thổi rì rào theo những hàng cây, tiếng chim kêu lãnh lót, là lúc mọi người chuẩn bị đón Tết:
" Cu kêu, ba tiếng cu kêu, cho mau đến Tết, dựng Nêu ăn chè "
Dù ai ở đâu, làm ngành, nghề gì thì những ngày nầy cũng phải trở về sum hơp gia đình để làm tròn bổn phận với Tổ tiên, cha, mẹ, cũng là dịp thể hiện tình cảm yêu thương nhân nghĩa sống dậy trong mối giao cãm thiêng liêng với đất, với trời. Đó cũng là lễ nghi đầy tính "khuông vàng thước ngọc". Mặt khác thể hiện làm trò của cá nhân dành cho các bậc Ân-sư, và cũng thể hiện nếp sống "giàu tình cảm, nặng nghĩa nhân" của người Việt:
" Mùng một Tết Mẹ, Tết Cha,
Mùng hai Tết vợ, mùng ba Tết Thầy"
Như vậy ngày xưa vẫn có ngày Tết Thầy, không phải đợi đến ngày 20-11 như hôm nay ? Sao các nhà làm giáo dục không chọn ngày Mùng Ba là ngày nhà giáo Việt-Nam?
Mùa Xuân là mùa trăm hoa đua nở, nên việc đón Tết người dân rất công phu, lo nhiều tháng trước, như chăm sóc cây mai vàng trước ngõ, hay trồng hoa vạn thọ, hay cắt tĩa cành các cây có giá trị, thẫm mỹ.
Bửa cơm Tất-niên cũng là buổi hợp mặt người còn sống và người đã khuất.  Con cái đã lấy chồng, lấy vợ đã riêng tư nhưng cũng về sum hợp đầy đủ. Không khí ấm cúng đoàn viên sau một thời gian xa cách vì công việc và điều kiện sống.
Ngày Tết, nhà nào cũng có bánh tét, bánh ít, bánh thuẩn, bánh phồng không thể thiếu.  Đêm Giao-thừa ngồi quanh bếp lửa hồng của nồi bánh tét, kể chuyện làm ăn, công việc đã qua thật đậm đà kể hoài không hết .
Năm giờ chiều cả gia đình cúng rước Ông Bà và các thanh niên háo hức liên hoan cuối năm thật rộn rã. Lắm lúc kéo dài đến lúc giao-thừa.
Đêm giao thừa là đêm thiêng liêng, mọi người rủ nhau đi chùa lể Phật, hái lộc đầu năm nhất là giới nử cầu chuyện làm ăn, thăng quan tiến chức, hay cầu cho duyên phận gặp trai lành, dâu thảo. . . Ngoài việc cầu mong tự đáy lòng, mọi người còn xin lộc, có thể là một cành cây, một bông hoa, một ít gạo được đất trời ban cho , và mang về nhà dâng lên bàn thờ như ngầm nói với Ông bà là con được nhiều may mắn.
Qua sáng mùng một Tết, các thành viên trong gia-đình tề tựu trước bàn thờ, để mừng tuổi, chúc thọ cha mẹ, các bậc trọng tuổi trong gia tộc, và nói lên những điều may-mắn như "chúc Cha, mẹ sống lâu trăm tuổi" và được nhận bao lì xì. . .
Khách đến nhà ngày đầu tiên, dân miền Tây gọi là "xông đất, hay đạp đất", là tục lệ từ xa xưa,  Theo tục nầy, sáng mùng một người ta không mở cửa, sớm, để tránh những người không xứng đáng, hay đúng hơn là không phải người mình mong đợi đến xông đất đầu năm.  Có lắm lúc gia chủ kiên kỵ tên, tuổi và rất ưa chuộng những tên như: Tên Sang, tên Giàu tên Vàng, tên Bạc. . . . Người ta quan niệm rằng, được người tử tế, giàu có đến xông đất thì cả năm gia đỉnh làm ăn phát đạt, hạnh phúc, tai qua nạn khỏi. . .
Ngày Tết gặp nhau là mời ăn, mời uống thật nhiệt tình, dầu không quen, không biết vẫn là như đã quen lâu lắm rồi. Người nông dân là thế đấy, tứ hải giai huynh đệ.
Sáng mùng Ba là cúng Tất Niên, đưa tiển Ông Bà. , đánh dấu ngày Tết kết thúc, trong mâm cúng là con gà trống nấu cháo, xé phai trộn với bắp chuối hột thêm chút rau thơm hay rau râm. . . Sau đó lấy giò gà xem móng, xem vảy để đón thởi vận trong năm.
Ngày xưa, người dân ăn Tết đến hết mùng Bảy mới "Hạ Nêu". Người xưa có câu: "Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai trồng đậu, tháng ba trồng cà" là vậy. Nhưng ngày nay kinh tế chật vật, người dân không còn ăn Tết lớn như vậy, chỉ đến mùng Ba là hết Tết.
Đón Xuân, là chúc tụng, ăn uống, vui chơi, cờ bạc trong ba ngày Tết là nét văn hóa của người dân vùng châu thổ Cửu-Long là như thế.
Xin kính chúc mọi nhà ăn Tết năm nay thật linh đình, vui tươi, hạnh phúc.
 
VothanhNghi K1 CN (1963) vothanhnghiag@yahoo. com.



 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852026 visitors (2209776 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free