Lên mạng ngày 2/9/2011
TIẾP VIÊN
Chiết tự đơn giản tiếp viên là nhân viên tiếp thị. Ngành marketing là một trong những ngành thuộc lọai mới trong những thập niên gần đây…
Đủ dạng và đủ hạng . Từ cái tên nghe rất kêu cho tới những cái tên nghe lạ hoắc…
TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG (TVHK):
Nghe đã thấy “oách” rồi nên phải để lên hàng đầu…
Từ bộ đồng phục đẹp, trình độ học vấn, ngoại ngữ…ngoại hình . Nghề tiếp viên hàng không luôn chiếm vị trí thượng đẳng, ít nhất là dưới con mắt hành khách nói chung .
Các hảng hàng không luôn đưa ra những clip quảng cáo với hình ảnh các tiếp viên dịu dàng, tươi tắn…Air Thai với cái chắp tay, JAL với cách cúi chào truyền thống, VNA với bộ cánh áo dài tha thướt, China Airline với nụ cười luôn tươi trên môi. Đó là TIẾP THỊ
Trong khi thực ra vai trò chính của tiếp viên hàng không là TIẾP XÚC, HƯỚNG DẨN, GIÚP ĐỞ hành khách…Cùng là chữ TIẾP nhưng có lẻ nhiều vế đi theo cần lạm bàn thêm
Có người nói :
- Tôi vẫn thích cung cách Mỹ, tuy các TVHK của họ thường già, đường bay càng ngắn thì càng già. Nhưng phong cách làm việc của họ chuyên nghiệp. Không thừa không thiếu ( không thừa nụ cười giả tạo, nhưng sẽ không thiếu sự săn sóc ân cần trong những trường hợp thực sự cần giúp đở )
- Tôi lại thích mấy nụ cười cảu các cô TVHK Asian, làm mình thấy bớt căng thẳng
- Tôi khoái tà áo dài với eo thon của mấy em TVHK VN. Dáng thế mới là dáng chứ..!!
Có người cải lại : Ông coi chừng nhầm to, nghề này trước đây của VNA là dành cho COCC ( con ông cháu cha, con anh cháu chú…). Không phải quơ đủa cả nắm, nhưng sau nụ cười máy móc thường là giọng nói rất chua. Một lần tôi bay từ SG ra Hà Nội, một cô TVHK đi mời “Mời dùng trà, cà phê “ nghe cứ là cụt ngủn trống trơ. Tôi với đại một cái tách đưa ra và được nghe “ Cái kia kìa “ . Trời hởi nghe xong cảm thấy mình giống như Hai lúa đi máy bay không dám hó hé đổi cái ly khác . Ấm ức nhìn vói theo, cũng cô ta tới bên một khách Tây, anh ta cũng đua cái ly giống tôi mà không thấy cô tap phang câu nào. Đành tự suy gẩm , à, có lẻ ngoài Hà Nội thường người ta nói “ Cho tôi một cốc cà phê, cho tôi một tách trà” Mà cốc thì không có quai, tách thì có quai. Trên tách và cốc lại đều không ghi chú, tách bằng melamin, cốc thi bằng thủy tinh. Vậy thì các hành khách phải học thêm phương ngữ “tách” và “cốc” chăng ??
Lần sau tôi áp dụng theo nguyên tắc suy diễn trên, lai bị trả cốc lại và bắt đổi tách. Thì ra vì café mới pha còn rất nóng đựng trong tách melamin an toàn hơn( nghe một anh tiếp viên giải thích vậy ). Tôi vẫn tức với câu sẳng lè “ Cái kia kìa..” Thôi đành bụng bảo dạ “ Dạ con biết biết rồi ạ “ hoặc là tốt nhất cầm đưa luôn 2 cái cho chắc, khỏi bị việt vị
Có người bình thêm : Phần lớn TVHK, nhân viên khách sạn hay coi thường đồng loại đầu đen. Gặp mắt xanh mủi lõ là cứ “yes , sir” . Kinh nghiệm của tui là lên máy bay hay vô khách sạn VN cứ xổ tiếng Anh, sẽ được phục vụ chu đáo. Phải vậy không ? Vậy phải học vài câu tiếng Anh cho nó oai mới được
Có người an ủi : Nghề đó cực khổ chứ chẳng sung sướng gì, có người còn miệt thị là nghề “bưng ,bê “…Ngoại trừ thời còn kiếm chác bằng buôn lậu, chuyển ngân …Xin lỗi không quơ đủa cả nắm !!!
MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Cũng là tiếp thị, chào mời giới thiệu sản phẩm bảo hiểm. Nhưng không có từ tiếp viên trong danh xưng. Các danh thiếp đều song ngữ với những chức danh nghe thật kêu và thật mơ hồ : Trưởng nhóm, Trưởng bộ phận, Chuyên viên, Trưởng phòng…Mức thăng tiến và thu nhập của họ tỉ lệ thuận theo doanh số, cho nên bằng mọi cách , mọi chiêu, miển sao “gù” cho được khách hàng như : Trích thưởng giảm phí lần đầu, tặng quà, tour du lịch…Miển sao “bút sa gà giật giật “ là xong.
Ngoại trừ một số bảo hiểm thiết thực như : xe cộ, tàu bè, nhà cửa, cháy nổ... Các sản phẩm bảo hiểm cá nhân con người ở VN rất ư là bất cập. Bảo hiểm y tế thì nhập viện bị liếc nửa con mắt, thuốc thì lọai xoàng
“An sinh trường thọ” “An nghiệp tích lũy”…những tên nghe rất kêu chẳng qua là những hình thức gửi tiết kiệm dài hạn…cho tới “ngủm củ tỏi” ( Có lẻ mua vàng để lại cho con cái là chắc ăn ??) ( Hoặc thực tế hơn “mua nghề” cho con cái như là hình thức chia gia tài…< mua nghề chứ không phải “mua bằng” đâu nghe > )
Nếu cái đầu bạn không đủ lạnh thì rất dễ bị cắn câu, sau khi cá cắn câu thì mọi than phiền xin liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng…Nếu bạn không hài lòng thì có quyền tự gắn mác “bộ phận châm chọc khách hàng “ cho đở tức cũng được !
TRÌNH DƯỢC VIÊN
Tiếp thị giới thiệu thuốc tới các Pharmacy, Bác sĩ, Phòng khám, Bệnh viện…Đây là mảnh đất mầu mở cho phần lớn các Dược sĩ đại học, Dược sĩ trung học mới ra trường . Các cộng ty trả lương theo nhiều hình thức : lương cố định + thưởng doanh số , khoán doanh số ( thưởng, phạt..)
Thị trường non trẻ VN đầy dẫy sản phẩm nhái, rượu cũ bình mới. và các công ty sản xuất và phân phối thi nhau chào mời các sản phẩm OTC ( thuốc không cần kê toa ) như thuốc bổ, cảm cúm thông thường, thực phẩm chức năng. Các trình dược viên bằng mọi cách thâm nhập và tiếp cân các bác sĩ kê toa ăn hoa hồng. Có trường hợp một toa cho em bé trong đó có tới 3,4 loại thuốc bổ. Tái khám lần sau gặp BS khác lại vài lọai thuốc bổ.
Kết luận : Dân VN được chăm sóc thuốc bổ nhiều nhất thế giới và kết quả là còi nhất thế giới
Những nơi có tiếng như : Bệnh viện Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Y khoa Medic Hòa Hảo, TT Ung bướu…là nơi các cty tung các trình dược thi nhau ra chiêu : hoa hồng, tiệc tùng, du lịch nước ngoài…Họ kháo nhau có lúc TT Medic mổi tuần ra một loại thuốc mới ( tên thì mới mà thuốc chẳng mới) . Nói cho cùng trình dược viên cũng chỉ là những con tốt phải sang hà vì cuộc sống, tốt sang hà không quay lui được .
Cuộc chiến cá lớn cá bé cứ thế mà âm thầm ngấu nghiến miếng bánh lợi nhuận. Bật Tv nếu bạn thấy càng xuất hiện nhiều các clip quảng cáo ở giờ vàng thì : hoặc là sản phẩm của các ông lớn, hoặc là sản phẩm siêu lợi nhuận ( cẩn thận con mắt và lỗ tai ). Đã từng có những sản phẩm người ta cắt lỗ bằng cách tung tiền quảng cáo TV ( bỏ ra vài trăm triệu, gỡ gạc vài tỷ ) bán sạch kho xong “chuồn”. Vậy mà dân ta vẫn cứ đi tìm, gần hết date vẫn tìm. Trong khi họ đã cao chạy xa bay. Vậy là lại có việc cho những con buôn đi thu gom các tỉnh lẻ về bán với giá cao. Ôi tinh thần kiên cường của dân Việt…
TIẾP VIÊN NHÀ HÀNG
Phạm vi khá rộng từ Nhà hàng, bar, karaoke, café… thiên hình vạn trạng. Cách gọi cũng biến tấu theo môi trường.
Các nhà hàng quán ăn ở các Tp đều có đội ngủ phục vụ ( dĩ nhiên đa số là nữ, các phục vụ nam thì chạy vòng ngoài ). Ngoài lương cơ bản họ sống nhờ tiền “bo”. Quán càng cao cấp tiền “bo” càng khá. Ngoại hình, ứng xử là tiêu chuẩn hàng đầu cho các nhân viên tiếp thị của những thương hiệu rượu bia : Chivas, bia Tiger, bia Sài Gòn…
Vào bar thì tiếp viên được gọi lịch sự là PR, tiêu chuẩn hàng đầu là phải nốc được rượu, khách không uống thì bày trò để kích họ uống : ỏanh tù tì, tay trắng tay đen…cứ thế chai rượu vơi đi ào ào, “tia” được anh nào sộp thì hôm đó coi như trúng mánh…các PR thường tụ lại một góc thỉnh thoảng lượn lờ qua lại các bàn.
Các tiếp viên ở các nhà hàng Karaoke ( bia ôm) gọi là “đào”, phần lớn gốc các tỉnh miền Tây nam bộ, nhiều nhất ở Cân Thơ, An Giang Tiền Giang, Bên Tre, Đồng Tháp…Có lẻ do “ địa linh nhân mản” . Con đông ruộng ít . Nhớ bài thơ “Trăng nghẹn “ của tác giả Hoài Trường Phong
…Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa…
Các quán café ở các quận vùng ven Tp luôn là nơi qui tụ nhiều cô gái rất trẻ, từ thành thị cho tới chân ướt chân ráo quê mùa, nhiều quán báo chí đã nêu, tiếp viên sẳn sàng “tiếp xúc” thượng đế theo yêu cầu, Thật tệ nạn !
Đọc thêm một bài thơ cũng tựa “Tiếp viên “ của Vũ Trọng Quang
|
Anh đến nhà không gặp em có thể giờ này cơn mưa đã chận bước em về có thể giờ này khói thuốc đã chận bước em về có thể giờ này ly bia sủi bọt đã chận bước em về
và cũng có thể giờ này cánh cửa của căn phòng xa lạ đã chận bước em về
Anh sẽ mồi thuốc cho em hút có nghĩa là anh chấp nhận những gì em đang hít thở
có nghĩa là anh bằng lòng trả bóng tối lại cho em
có nghĩa là anh sẽ xa em
Anh sẽ xa em có nghĩa là anh không có sức mạnh của đôi tay Từ Hải để kéo em ra khỏi vũng lầy có nghĩa là chuyện cơm áo thường ngày đã đánh gục điều lo lắng của anh
Em có thể là Bé Ba có thể là Đoan Trang có thể là Diễm Phượng thì em vẫn bình thường như những người phụ nữ khác bởi anh mang trái tim Thúc Sinh nên chối từ chọn lựa
Anh sẽ xa em anh hiểu đó là điều tàn nhẫn nhưng vô cùng cần thiết
anh không phải là nhà chính trị cương quyết với đường lối của mình
nhưng trong tình yêu phải có điều suy nghĩ
Anh yêu em chăng ?
em yêu anh chăng ?
cứ cho là chúng ta yêu nhau đi
thì tình yêu nên để ở trong lòng
Anh đánh mất em chăng ?
em đánh mất anh chăng ?
cứ cho là chúng ta đánh mất nhau đi
thì sự chia tay không có gì hối tiếc
Rồi em sẽ quên anh cũng giống như bao nhiêu người đàn ông vãng lai khác
nhưng anh không bao giờ quên em được bởi vì trong đời anh có lần dành tình yêu
cho một trường hợp lạ kỳ
Thôi anh vẫy tay chào em
vẫy tay chào mái tóc em dài
vẫy tay chào đôi môi em ngọt
vẫy tay chào những lần ái ân cuồng nhiệt
vẫy tay chào em anh buồn biết mấy
Anh đưa em về ngã bảy
ngã bảy chia làm bảy ngả
nhưng ngả em về không phải ngả của đôi ta
TIẾP VIÊN ĐƯỜNG PHỐ
“Hey” “hey”, chúng tôi ai cũng ngoảnh đầu về tiếng hô, một thằng bé trạc 12 , 13 tuổi cầm cây đuốc múa may. Nó hô hey để tạo chú ý rồi phùng miệng thổi “phùm” vào ngọn đốc, quầng lửa bay cao về hướng tàn cây bên kia đường. Bồ đồ sa ten nửa vỏ sinh, nửa chú tiểu, nó rưới một vòng dầu hôi và châm lửa để tạo sự chú ý tránh của người đi đường…Sau màn thổi lửa là màn ngậm tắt đuốc, nuốt lưởi lam…và sau cùng là cầm nón đi một vòng các bàn nhậu hè phố. Xin được hay không mặt nó cũng tỉnh bơ, quảy túi vải lên vai đi tìm quán khác. Luôn trong túi là một chai dâu lửa và một chai nước súc miệng ( không biết có khi nào nó uống nhầm không ta )
Rồi tiếng nhạc xập xình ồn ào, một Micheal Jackson đường phố với phục trang na ná và điệu Moon walk đặc trưng. Trong khi MJ che bụng dưới lắc lư nhún nhảy theo tiếng nhạc thì một MJ khác đi mời ..”kẹo kéo”
Cũng có khách cao hứng sẳn loa săn nhạc mượn micro chơi luôn một bài sau khi mua dùm dăm bịt kẹo kéo bỏ cho kiến bu.
Các thúng nách miền ngoài vẫn kiên trì âm thầm cộng sinh theo quán với những bịch Đậu phộng, trứng cút, xoài xiêm, cóc
Thỉnh thoảng một chiếc xe đạp thồ đầy ve chai, nilon…lầm lũi ven đường
Địa linh nhân kiệt vẫn song hành cùng Địa linh nhân mản…
NTL , 2011
|
|