TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Lịch sử trường NLS CT
 
Lên mạng ngày 2/5/2010


 
GÓP Ý VỀ LỊCH SỬ TRƯỜNG NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
Võ Thanh Nghi
 
Trường Nông Lâm Súc Cần Thơ có từ thời nào, và bao nhiêu tuổi, rất ít anh chị em nhớ hay biết.
            Nay tôi xin lược thuật một số nét mà tôi biết được, đúng hay sai, chúng ta cùng tham khảo để làm đề tái cho người đi sau…
            Trường NLS CT có từ thời Pháp thuộc, khoảng trước 1953-1954, được xây dựng tại Kênh 7 Ngàn, nằm kế Kênh Xáng Xà No. Kênh Xáng Xà No cũng do người Pháp đào để vận tải lúa gạo từ Vị Thanh, Hỏa Lựu, Phong Điền, Cái Răng, về Cần Thơ để về Sài Gòn ở Bến Bình Đông.
Tên trường lúc đó là “Trường Canh Nông Xà No” thuộc quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, quản lý bởi Bộ Canh Nông. Dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Hiệu Trưởng đầu tiên người Việt là Ông Phan Lương Báu, Kỹ sư Nông học tốt nghiệp ở Pháp về.
Địa phương thời đó không được an ninh, nên đến năm 1956, trường dời về Lộ 20 ở địa điểm hiện nay, và lấy tên là “Trường Canh Nông Thực Hành Cần Thơ”. Diện tích khu trường rất lớn, hàng vài chục Ha, vì kể cả phi trường kế bên.

 

 
Trường đào tạo cấp Huấn Sự, ngành Canh Nông và Mục Súc, tổ chức thi tuyển trên toàn quốc. Muốn tốt nghiệp học 2 năm, thí sinh phải có văn bằng tối thiểu là Trung Học Đệ Nhất Cấp. Vì được tổ chức trên toàn quốc Việt Nam Cọng Hòa, nên học viên có cả các miền, từ Bến Hải đến cao Nguyên, cho tới Cà Mau và đủ sắc tộc Kinh, Thượng, Chàm, Miên, v.v. Học viên ở nội trú, không có đồng phục riêng, nhưng đặc biệt nử học viên mặc quần tây, áo sơ-mi.
 


Hàng dừa cọ vườn Thủy lâm
 
Đậu vào trường kể như là công chức tương lai, vì bảo đảm làm việc cho các Ty Sở Nông Nghiệp ở mọi cấp, mọi nơi theo quy chế công chức. Mọi học viên đều có học bổng đủ để theo học 2 năm cho tới tốt nghiệp. Mỗi khóa có khoảng 100 học viên.
Có tổng cộng 6 khóa cho tới 1964, thì trường đổi thành “Trường NLS Cần Thơ”, trực thuộc Bộ Giáo Dục, tuyển sinh 2 cấp; đệ nhất cấp từ Đệ Ngủ và đệ nhị cấp từ Đệ Tam. Lúc đó khóa Huấn sự khóa 6 chưa ra trường.
Kiến trúc nhà trường rất đặc thù, mang phong cách châu Âu (Pháp), như nhà nội trú có hình mái vòm chữ C, nhà hiệu trưởng là một biệt thự sang trọng, lớp học xây tường. Lúc đó trường có 4 lớp và một nhà ăn tập thể. Bàn học sinh rất đặc biệt, mỗi học viên ngồi một ghế có cửa bật qua lại để tập, viết.
 


Nhà hiệu trưởng
 
Học viên Huấn Sự được lảnh học bổng toàn phần. Còn học viên ở các lớp Đệ Ngũ, Tứ, Tam, Nhị thì lảnh học bỗng toàn phần hay bán phần, tùy gia cảnh của học viên. Ngoài ra, khi Thầy Trần Đăng Hồng về dạy (1964), thầy tìm được một nguồn tài trợ rất lớn của Chương Trình IVS, có cả hàng trăm học viên tham gia hoạt động chí nguyện, nên cứ mỗi chiều Thứ Bảy là có tiền xài vặt, và cứ mỗi đầu tháng thì đến văn phòng lảnh học bổng. Như vậy, thi tuyển đậu vào trường thì không cón phải lo tài chánh, và đương nhiên được tuyển dụng thành công chức khi tốt nghiệp.
Khoảng năm 1963, xảy ra một sai lầm lớn của Ban Đại diện học Viên là tổ chức đã đảo, truất phế thầy Hiệu Trưởng Phan Lương Báu. Đây là một phong trào chung trên toàn quốc, chứ không riêng gì trường NLS Cần Thơ. Khi thầy Phan Lương Báu bị học viên đã đảo và từ nhiệm, thì thầy Lê Quan Hồng được đề cử tạm thời thay thế, và thầy Báu vẫn tiếp tục dạy cho tới khi về hưu. Sau đó, Nha Học Vụ NLS Sài Gòn cử thầy Trần Hiệp Nam, rồi thầy Nguyễn Hoàng Sơn, Đỗ Bỉnh Xén, Châu Bá Lộc lần lượt làm Hiệu Trưởng,
Các Thầy gắng bó lâu đời nhất với trường, từ khi thành lập cho tới rã hàng là thầy Nguyễn Văn Phiếm và thầy Ngô Lộc, phụ trách phần Thực Hành Nông Trại.
Diện tích trường khi mới thành lập rất lớn, phía tây của khu vườn Thủy Lâm là khu thí nghiệm trồng lúa và hoa màu, tổng cộng rộng tới mấy chục ha. Về sau, vì nhu cầu chiến tranh, chính phủ lấy một phần lớn đất của Trường để thành lập Phi Trường 31, nên Trường bị thu nhỏ.
Thời gian trôi qua, vật đổi sao dời, nhà trường được xây dựng mới, khang trang. Nhưng đến năm 1975 nhà trường mang tên khác. Trường Canh Nông Thực Hành rồi Trường NLSCT thọ được 21 tuổi.
Đó là những ký ức mà chúng ta đã có từ mái trường mang tên NLS Cần Thơ. Mong rằng mỗi học viên NLS đều có một hình ảnh đẹp nhất khi theo học dưới mái trường mang nhiều kỹ niệm thân thương.

 
 
An Giang, tháng 4/2010
Võ Thanh Nghi (Khóa 1 Ban CN)

Trở lại Trang Bạn Viết
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780408 visitors (2069759 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free