ĐỜI?
Thế gian chênh lệch này quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà ta xa lánh hẳn hoa hồng.
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan, trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không hoàn toàn xấu xa.
Người hiểu biết sẽ không say mê sắc đẹp của hoa hồng nhưng nhận định đúng nó là thế nào? Thấu triệt bản chất của gai, người ấy thấy đúng thực tướng của nó và sẽ hành động đủ thận trọng để khỏi bị gai quào hay đâm chích.
Giống như quả lắc của đồng hồ, đánh qua trái rồi sang phải, phải rồi trơ lại trái, luôn luôn như vậy, có bốn phước lành và bốn điều bất hạnh trong đời sống mà tất cả mọi người ai cũng phải đương đầu, không ai tránh khỏi đó là:
*Được (labha) và thua (alabha),
*Danh thơm (yasa) và tiếng xấu (ayasa),
*Ca tụng (pasam sa) và khiển trách (ninda),
*Hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha).
Danh từ Pali gọi là Atthalokhadhama, Tam Pháp Thế Gian theo kinh điển Hán Tự đó là bát Phong tức tám ngọn gió thổi vào đời sống và làm chao động ngọn đèn tâm.
(Trích đoạn trên trong quyển Những Bước Thăng Trầm của
Đức Narada Maha Thera, Dịch giả: Phạm Kim Khánh).
Được thời sung sướng hân hoan,
Thua thời xụ mặt lan than buồn rầu,
Danh thơm giữ được bao lâu?
Tiếng xấu xẩy đến biêt đâu mà ngờ,
Ca tụng thỏa thích giấc mơ,
Khiển trách cảm thấy buồn so trong lòng,
Hạnh phúc cầu khẩn đợi mong,
Khổ đau bệnh tật ắt long lo âu.
Tám pháp thế gian bốn phước lành và bốn điều bất hạnh vì cả bốn phước lành ai cũng cầu khẩn, cũng mong đợi, Trái lại bốn điều bất hạnh ai cũng xa lánh sợ hải và trốn lánh nhưng đâu dể như vậy vì nó đến nó sẽ đến, khi đi thì nó sẽ đi tùy vào cái duyên mà mình đã có, duyên đươc tạo dựng bởi nghiệp mà ta đã tạo từ nhiều kiếp trước. Mỗi người chúng ta có mỗi nhận định riêng tùy vào hoàn cảnh, tùy vào đời sống nhưng không ai tránh khỏi tám điều ấy Hán Tự gọi là Bát Phong.
Đường đời như con suối quanh co, như sông uốn nhiều khúc, như đường nhiều ngã dù ở khúc quanh nào của suối, khúc nào của sông, ngã nào của đường chúng ta thực tiễn nhận định và hành động để đời không quá lạc quan mừng rở và cũng đừng quá bi hoan lo sơ. Chúng ta mỗi người tự suy gẩm bốn phước lành và bốn điều bất hạnh dù chúng ta ở trong môt của tám điều dù bất hạnh hay phước lành chúng ta sẽ nhận định như thê nào? Để gai không quào không đâm nhưng vẫn ngưỡi mùi thơm ngào ngạt của hoa hồng và nhìn thấy được nhũng cánh hồng khoe sắc. Tóm lại hoàn cảnh nào đi nửa chúng ta phải xử lý hành động khôn ngoan để ngọn đèn tâm không chao động bởi tám ngọn gió thổi váo đời sống của chúng ta.
Tâm có nhiều định nghĩa khác nhau:
*Tâm có nghĩa ở giửa được gọi là trung tâm .
*Tâm cũng là một điểm nhỏ thường gọi là tâm điểm .
*Tâm cũng được cấu tạo bởi vật chất như tâm can tỳ phế thận nói môm na lả quả tim.
*Tâm cũng là vật vô hình nhưng hết sức vĩ đai và quan trọng diễn đạt tất cả hỷ nộ ái ố của con người đó là tâm linh cũng có thể gọi là nhân tâm.
Tâm di động cuộc sống đảo điên.
Tâm tham sân si sinh ra đạo tặc.
Tâm dối trá, tham lam tâm thần bất ổn.
Tâm độ lượng cảm thấy khoan khoái.
Tâm bao dung tiếp nhận vui tươi.
Mong tất cả mọi người tìm được phương hướng hoặc giải pháp tốt đẹp cho chính mình và cho tất cả người chung quanh bớt gánh nặng của nợ đời.
Dùng đôi tay nâng đỡ người ngã quỵ,
Dùng đôi môi an ủi kẻ khổ đau,
Dùng tâm trí giúp người bất hạnh,
Dùng đôi mắt nhìn thấy để cảm thông đến người khuyết tật. Nghĩ đến hiểu tới là điều tốt nhưng kèm theo sự thi hành là quan trọng và hoàn hảo hơn vì đó là điều ắt có và đủ để hoàn thành ước nguyện của chử tâm. Lúc đó Tâm sẽ làm chủ của Bát Phong.
Vương Văn Khôi, ngày 20/03/2011