Lên mạng ngày 14/12/2010
TRƯỜNG CŨ NGHĨA XƯA
1963-1964 tôi đang học ở Pétrus Trương Vĩnh Ký, lớp Đệ Ngủ, do tuổi lớn, tôi phải học them để thi nhảy lấy bằng THĐICấp. Khi đậu THĐICấp rồi, tôi đến Nha Học Vụ Nông Lâm Súc, số 9 Mạc Đĩnh Chi nộp đơn thi vào Ban Mục Súc, Trường Nông Lâm Súc BảoLộc. Dù đã đậu, nhưng lúc đó, học trò của Trường từ SàiGòn lên , hay bị bắt vào rưng học tập chính trị (Do ông Nguyễn Chiến Tranh-một kỹ sư nông nghiệp thóat ly). Vì vậy, Ba tôi không cho tôi lên Blao học.
Gia cảnh của tôi lúc bấy giờ rất khó khăn, nên cuối năm 1964, tôi nghỉ học Pétrus, ra đi làm cho Nhà thuốc La Thành, trên đường Tự Do, của Dược Sỹ La Thành Nghệ. Gia đình La Thành còn có ông La Thành Trung, cũng là dược sỹ, nguyên gốc ở Bỉnh Thủy-Cần Thơ. Ông Nghệ, trước kia là Nghị viên Hội Đồng Đô Thanh SàiGòn, sau là Dân biểu Quốc hội. Ông Trung là Chủ tịch Hội Hồng Thập Tư Việt Nam Cộng Hòa. Tôi thọ ơn gia đình La Thành nhiều lắm. Dù làm ở bộ phận Promota (Trình dược viên-Visitteur Medical), thường chỉ bận bịu vào buổi sang, buổi chiều thường ít có việc gì. Những người khác thì vào kho matier (nguyên lieu dược phẩm rời chưa dập ra thuốc) để làm , còn tôi đăc cách ông chủ La Thành Nghệ cho them tiền đóng tiền học, để học them chotrọn chương trình, Chẳng là Ba tôi nguyên là Tổng Thơ Ký Hội Đồng Đô Thành SàiGòn từ 1954 đến 1963-Ông La thành Nghệ là Chủ Tịch Hội Đồng Đô Thành.
Đi làm như thế chẳng qua cũng là giải pháp tình thế. Để giải quyết đến cùng cho cuộc sống tương lai và đối phó với tình trạng quân dịch ;giữa năm 1965, tôi quay lại số 9 MĐChi. Nhưng lần nầy, có một ngành học mới : Công Thôn , tôi thấy thích hợp hơn nên ghi vào ngành nầy. Vậy là tôi về Cần Thơ. Vậy mà tôi cũng chỉ ở CầnThơ hai niên học thôi, rồi lại quay về học ở sô9 MĐChi , cho đến cuối năm 1969 ra trường sư phạm, về Bảo Lộc dạy.
Dù chỉ ở Cần Thơ hai năm thôi. Nhưng đó là hai năm quyềt định cả cuộc đời tôi cho đến tận hôm nay. Chỉ hai thôi, nhưng đầy ấp những kỷ niệm, đầy ấp những nỗi nhớ, những bạn bè thân thương dưới mái trường và những hình ảnh của các Người Thầy, Người Cô luôn theo tôi suốt tháng ngày.
Thầy Phan Lương Báu là Người mở đầu giờ học đầu tiên của lớp. Thầy Nam, Thầy Phúc, Thầy Lê Quang Hồng, Thầy Ngô Lôc, Thầy Thước, Thầy Ánh, Thầy Khuyến, Cô Năm, Thầy Phong……Hình ảnh và phong cách của các Thầy Cô đã ảnh hưởng rất nhiều khi tôi đi dạy. Sực tận tâm , tình yêu mến học trò kiến thức chuyên môn mà sau nầy - nhất là sau 1975 –hiếm khi gặp được.
Hơn thế nữa, Cần thơ và Trường NLS Cần Thơ ngòai việc tạo cho tôi một nghề mưu sinh , còn giúp tôi cò được một ngưới vợ hiền, luôn đảm đang lo cho gia đình, luôn giúp tôi vượt qua những giai đọan khốc liệt nhất của cuộc sống (từ những đầu sau 30-4-75 )cho đến nay.
Các bạn cũng biết, ai còn ở lại nghề dạy học, những tháng đầu được lưu dụng, nhưng không có lương! Nhờ vậy, tôi có them nhiều nghề hay.
Đầu tiên, tôi xách xe đạp, đến các gara để mua nhớt cũ thải ra từ xe hay của các nhà máy chà lúa. Lên xe đò chở về Chợ lớn bán lại cho các lò làm hủ tiếu, lò đúc đồng…Sau đổi tiền đầu tiên, nghề nầy không còn “ăn”;tôi chuyển qua nghề làm nón lá buông-Bến tranh-Tân Hiệp. Mỹ Tho –nghề đương nón là có truyền thống. Dù mới vào nghề, nhưng nhờ gia đình học sinh tại chỗ hướng dẫn tận tình, với sự gợi ý của bà con, tôi thực sự lao vào nghề nầy từ đầu đến cuối. . Lúc bấy giờ việc sản xuất cũng không dễ dàng gì, vì tình hình ngăn song cấm chợ. Để có lá làm nón, tôi phải ra tận Long Khánh mua về. Rồi phơi, chẻ ran an, rồi đang-thắt, may thành nòn, bán cho các chành ở Chợ Lớn.
Vào đầu năm 1976, chúng tôi về lại SàiGòn; tôi công tác ở Ban Khai Hoang Xây Dưng Kinh Tê Mới, nhà tôi tiếp tục đi dạy. Đến năm 1989, chúng tôi cùng nghỉ trước, theện tinh giản, để được nhận trọn phần trợ cấp thâm niên, cộng them 50% của thành phố. Hai vợ chồng tổng cộng được đến 41 năm thâm niên từ khi ra trường.
Vậy là có chút vốn, tôi sang lại một sạp báo ven đường, bán báo nuôi con ăn học.
May mắn cho gia đình tôi, hiện nay ba đứa con đều có gia đình, hai đứa ở chung;một đứa ở riêng. Ngày qua tháng lại vợ chông tôi hủ hỹ với hai cháu ngọai - một cháu nội cho qua ngày tháng.
Ngôi Trường cũ nay đa nhiều thay đổi, nhưng nghĩa tình xưa đâu có mất bao giờ, nó vẫn luôn theo sát chúng trong cuộc sống hằng ngày,
Vì vậy tụi tui luôn đau đáu gìn giữ hình ảnh về Thầy Cô Cũ-Bạn Bè Xưa.
Nguyễn Văn Phước.
Trở lại Trang Bạn Viết