TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Truyền thuyết Táo quân
 
Xuân Nhâm Thìn

Kể chuyện:
Truyền thuyết Táo Quân

 

Cúng Ba Táo quân gồm vàng mã và cá chép

 
Theo truyền thuyết dân gian, kể rằng:. . . . Ngày xửa ngày xưa, có hai cợ chồng son, vì nghèo khó nên gia đình thường xẩ ra mâu thuẩn, cải cọ. . . và phải chia tay trong vòng trật tự. Chồng tha phương cầu thực. Vợ may mắn có chồng mới giàu sang. Chồng củ làm lụng vất vả vẫn nghèo rát mồng tơi, phải đi xin ăn. Một hôm đi xin ăn, người chồng vô tình vô phải nhà người vợ củ. Người vợ nhận ra chồng củ, liền đem cho nhiều cơm gạo, bạc, tiền và hậu đãi chí tình, chí nghĩa.




 
Đúng lúc đó, người chồng mới đi ăn cổ về bắt gặp sinh nghi ngờ, lời qua tiếng lại,  người vợ uất ức lao vào đống lửa tự vận. Người chồng củ cãm thương, nhãy vào lửa chết theo, . Người chồng sau ân hận, cũng nhảy vào cùng chết chung. Ba oan hồn bay lên Ngọc-Hoàng giải bày sự việc. Ngọc-Hoàng thấy ba người điều có nhân, có nghĩa, nên phong cho ba người chức Táo Quân, cai quản "Ngự Bếp" tức "Vua Bếp". để được gần bên nhau.
Truyền thuyết trên, thể hiện rất đậm nét văn hóa dân gian trong sinh hoạt hằng ngày của người Việt. Do vậy ở nông thôn ngày xưa, nơi bếp ta thấy có ba hòn đất nặn vuông vuông, cao khoảng 2 tất chụm đầu vào nhau , dùng để kê nồi. Nhìn kỷ, có 2 hòn nhỏ,  1 hòn lớn, thể hiện "hai ông, một bà". Và dân gian chọn ngày 23 tháng chạp (12 al ) hàng năm là ngày lể"Táo Quân" hay Tết"Ông Công, Ông Địa"và ngày nầy Ông, Bà Táo lên Trời chầu Ngọc Hoàng.
Đã có nhiều giả thuyết cho rằng , đây rất có thể chịu sự ảnh hưởng phong tục thờ "Thần Lúa" của nhiều dân tộc thời xưa, tuy nhiên cách thể hiện các dân tộc có khác nhau.
 


 
Như ở Trung-Quốc , từ thời cỗ đại, Táo quân, còn được gọi là"Táo Thần, Táo Vương" đã được xem là một trong bảy vị thần rất được sùng bái. Nhưng nguồn góc của Táo Quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài-nam-Tử , thì ông Viêm-Đế (tức Thần-nông) mang lúa đến cho dân, nên khi chết, được tôn làm "Thần bếp". Còn sách Lã-thi-xuân-Thu,  lại coi Chúc-Dung mới là thần quản lý lúa(do Viêm-Đế mang tới kho) nên khi chết người dân thờ gọi là "Thần Lúa". Còn sách Tây-Dương-tạp-trở thi kế, cho rằng:, Thần lúa, giống như cô gái đẹp, tên là "Trương Đan" tên chử là"Tử Quách"vào những ngày không trăng thường lên Trời tâu với Ngọc-Hoàng về việc dưới trần gian nơi nào có lổi. . . .
Chuyện truyền khẩu của người Trung-quốc lại cho rằng, trước kia mổi tháng"Vua bếp" lên Trời một lần vào tối ngày cuối tháng để báo cáo về những người trong gia-đình có lổi, (nhất là những người đàn bà lảm điều xấu, vụng trôm, tư tình). Sau nầy vua bếp chỉ lên Trời một lần vào tối ngày 23 tháng chạp. Đến ngày ấy người dân bày bàn thờ gần bếp nấu ăn , gồm bánh, kẹo, rượu nếp, đôi khi có cỏ khô cho ngựa Vua bếp ăn để chở Vua bếp đi chầu Trời. . Có nơi cũng vào ngày nầy, các gia đình thường mua hai mũ ông một mũ bà và ba con cá chép để cúng với quan niệm rằng Táo quân cưởi cá chép về chầu Ngọc-hoàng tâu cáo mọi việc trong năm dưới trần gian.
Ngày xưa vào ngày cúng nầy pháo bắt đầu nổ dòn tai. Nay thì không còn nửa.  
-s-s-s-s-s-s-s-s--
 
Vo-thanh-Nghi K1 CN.  (1963) vothanghiag@yahoo.com
 

 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860274 visitors (2230743 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free