TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thương về xứ Bốn Ngàn
 
Xuân Nhâm Thìn

Truyện ngắn:
THƯƠNG VỀ XỨ BỐN NGÀN
-s-s-s-s-s-s-s-s-s-s-s-
 

Kỳ thi tốt nghiệp đã xong. Trong thời gian chờ nhận nhiệm sở, mình theo bạn than về xứ cho biết đó biết đây.  Quê anh Đổ chung lớp, ở miệt U-Minh Thượng, thuộc Huyện Vĩnh-Thuận,  tỉnh Kiên-Giang. Rạch Chắc-Băng chảy trước cửa nhà anh ấy, cũng nơi đây, khi xưa thi-sĩ Nguyễn Bính ngồi xuồng ba lá lắc lư, vừa đập muỗi bồm bộp, vừa say rượu túy lúy mà cho ra những câu thơ trử tình làm say đắm biết bao thôn nữ. 
Những ngày tháng qua hai tôi dung rũi khắp vùng sông nước. Hết Tiền giang, Hậu giang, sông Cần Thơ, Vị Thủy, sông Cái Lớn, Cái Bé, rồi rút vào kinh Xáng Cụt, kinh Cùng rồi xáng Xà No.




 
Trước lúc nhập trường, gã còn rủ tôi về quê Ngoại, ở ấp Trường-Phước, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, Cần Thơ. 
Đã chớm mùa Thu, trời mát, chúng tôi bắt đò máy đi chuyến gần sáng. Không thể rút dưới hầm nóng nực, lắm muỗi, lắm tiếng máy kêu xình xịt. Đã chuẩn bị súng đạn đầy đũ nào là bi-đong rượu nếp, vài con khô cá chạch, leo lên mui tàu ngồi đối ẩm,  ngấm trăng lưởi liềm từ từ buông xuống tận chân trời xa tít. Hứng lên, dù chưa biết quái gì nơi mình sắp đến, tôi cũng rống lên vài câu cùa nhà thơ Kiên Giang trong bài thơ "Tình trắng"
 
Tàu chạy Phong Điền nhớ Cái Răng
Khối vườn xanh biếc, rợn sông trăng
Câu hò Vàn Xáng, thương Ba Láng
Rạch giá phải lòng, gái Sóc Trăng
 
Hừng sáng, đến chợ Phong Điến, hai tôi đổi đò khách, Tấm bảng ghi cước giá bó tay không hiểu hoa cả mắt: 3000--1.200 đ; 4000--1.500 đ;7000--2.500 đ,   gì kỳ vậy trời.  Anh Đổ hiểu ý, gã cười tủm tỉm: “địa danh đó ông ơi, ở xứ nầy người ta hay viết tắt ". Thì ra đó là Ba ngàn, Bốn ngàn, và Bảy Ngàn tên những dòng kinh xẻ ngang về miệt Hậu Giang. Bảy Ngàn là kinh cuối cùng, cũng là tên của thị trấn thuộc huyện Châu Thành. Nó cũng tựa hai huyện An-Biên, An Minh của tỉnh Kiên Giang. Cứ cách 1.000m người ta xẻ môt con kinh. Con kinh 1.000m đầu tiên, gọi là Một Ngàn…đến 11km là Thứ Mười Một. Là huyện An-Biên (trước 75 là quận Hiếu Lể) rồi nơi đây nối vào dòng sông Trẹm thuộc Cà Mau (xưa là Minh Hải) . Nông dân ta chất phát, thấy sao đặt vậy nên gọi là Miệt Thứ . 




 
Kinh Bốn Ngàn cách Phong Điền khoảng 14-15 km, chúng tôi phải đi đò máy qua sông Cần Đước, rạch Ông Hào,  rồi mới đổ về kinh Bốn ngàn, đến nhà dượng Ba.  Nhà Dượng Ba nằm sát bờ kinh. Cả nhà ra đón hai chàng sinh viên mới ra trường rất niềm nở. Không hỏi tên, chỉ hỏi thứ. Tôi thứ sáu nên cả nhà gọi thằng Sáu, anh Sáu.
Ngoài dượng Ba ra, còn có Dì Ba, vợ chồng anh Tư, và cô Út tuổi chừng 17-18. Anh Đổ là cháu bên ngoại, ghé chơi nhiều lần nên đã quen,  chỉ mình tôi là khách, nên cả nhà rất quan tâm.
Chặt dừa pha nước, cô Út cứ xuýt xoa "Anh Sáu đi đường chắc mệt dử heng".  Thấy tôi khoát nước sông rửa mặt, Út la bai hải "Hỏng được đâu Anh Sáu ơi, coi chừng đau mắt bây giờ". Rất tự nhiên, Út nắm lấy tay tôi, lôi từ cầu ván bờ kinh lên bên hè có lu nước mưa múc từng gáo nước cho tôi rửa mặt, nhanh nhẹn vào buổng lấy khăn cho lau mặt, lau tay. 





 
Mâm cơm trưa, dọn trên bộ ván, chỉ có 4 chén đủa. Thì ra Út dọn mâm cơm nẩy cho Dượng Ba, anh Tư, Đổ và tôi. Dượng Ba bảo, dỉ Ba mầy với con Út chưa ăn đâu. Nói vậy chứ suốt bửa ăn, Út cũng quanh quẩn, lúc chạy xuống bếp lấy thêm cọng rau,  hay châm thêm tô canh chua lươn bị hai chiếc xáng cạp hoành hành không ngưng thổi. 
Tuy nhà nghèo, nhưng ngày nào cũng đổi thực đơn, khi thì bung súng, đọt cóc chấm cá trê vàng kho tộ. Hôm khác cá rô mề kho bầu. Sau bửa cơm chiều, Út đốt vỏ dừa khô hun khói xông muổi cho tôi và anh Đổ ngồi uống trà cùng dượng Ba, rảnh tay Út giủ chiếu giăng mùng cho hai tôi ngủ. 
Trước khi đi ngủ,  hai tôi tháo quần áo vắt lên dây giăng mùng, đến sáng bét tỉnh dậy, hết hồn không thấy quần, áo đâu. Thì ra cô Út gom giặt lúc trời còn mờ sáng.  Sau 3 ngày, anh Đồ được tin anh có Sự vụ lệnh nhận việc phải về CầnThơ, cả nhà dứt khoát mời tôi ở lại, nhứt là Út nên tôi không thể chối từ. 
Buổi sáng tôi dậy sớm, theo Út vô vườn canh thay cho Anh Tư về nhà làm công việc khác. Vườn cam bạc ngàn, trái triểu cành, giửa các líp là con mương giử nước tưới. Lóng ngóng nhảy từ líp nầy sang líp nọ, để kịp theo chân Út, thoát rơi tủm xuống mương. Út cười nức nẻ, vội chìa tay nắm kéo tôi lên. Tôi ngượng, liền đánh trống lảng "Vườn cam nhà mình rộng lắm không Út. Em lại cười tủm tỉm "Anh Sáu ngộ hen,  trái sảnh mà anh gọi là cam, vườn em trồng toàn là sảnh”. Chử "ngộ hen" nó ngọt làm sao, nghe rất gần rủi thương thương. “Anh Sáu không biết thiệt hả”, Út giải thích, “trái cam thì bầu bầu tròn vo, trái sảnh thì móp hai đầu như cái bánh xe”. Em lại che miệng cười, nụ cười thương chi, thương lạ. Say sưa ngó hoa đuổi bướm, tôi quên hết thời gian. 





 
Những ngày sau đó, tôi cứ leõ đẽo theo Út. Út đi đâu tôi theo đó. Mà không theo em,  thì biết theo ai?. Đêm xuống, tôi lấy hết can-đãm, tôi xin phép dượng Ba, dì Ba cho mình được mời Út đi uống cà phê. Dượng Ba đồng ý ngay, "Ờ, con Út đưa anh Sáu mầy đi chơi cho biết quán xá, chợ làng". 
Đốt bó lá dừa to làm đuốc, Út dắt tôi đi men theo bờ kinh, vượt qua hai cầu khỉ là đến chợ. Sợ vấp ngã, mà cũng có khi không phải như thế, tôi cứ nắm chặt tay Út. “Nè, Anh Sáu, Em không biết uống cà phê, qua bển anh Sáu cho em ăn mỏ vịt khìa". “Được chứ, miển em ăn là anh vui rồi”. 
Quán nằm de ra bờ kinh khoảng hai mét, sàn ván cao hơn mặt nước 2 tất. Ly cà phê nhỏ xíu, ghế nhỏ xíu, và em Út tôi cũng nhỏ xíu. Dưới ánh đèn dầu leo lét, tôi ngồi nhìn Út khìa từng miếng mỏ vịt. Trời ơi, thì ra là đu-đủ hườm chưa chín, Út gọt vỏ xanh, lộ màu vàng như mỏ vịt, đem trộn với nước đường gọi là món mỏ vịt khìa. Vừa lạ lẩm vừa thân quen, món mỏ vit khìa xứ Bốn Ngàn chưa ăn mà vị ngọt đã lan đầu lưởi.  Quán vắng, điệu bolero từ đâu vọng lại, Tôi ngồi cạnh Út suốt buổi mà không nói câu gì. Tôi hai mươi mốt, Út mười tám trăng tròn, còn biết phải nói gì?. Em chưa là gái Sóc-Trăng, tôi chua là trai Rạch-Giá, mà chử "phải lòng" nghe gần lắm rồi. 
Một chiếc vỏ lải xé nước băng qua, rẻ dòng sông thành hai vệt sóng. Sóng nhảy lên sàn, Út và tôi co chân lên đổ chúi vào nhau. Buông tay ra, dầu đêm tối, tôi cũng biết mặt Út đỏ lên như gấc. Mặt tôi chẳng khác gì. Để tránh ngượng ngùng, tôi quay mặt qua bên sông có chiếc tam bảng lướt qua. Cô thôn nữ cất giọng hò vang:
 
Hò, ơi hò,  " đi đâu cho thiếp theo cùng,
đói no thiếp chịu, lạnh lùng , thiếp cam. 
Hò ơi hò í dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dìa… 
 
Tôi đang ngồi đâu, và Út đang ngồi ở đâu ? Ngày tháng vô tư, vèo qua rất mau. Anh Đổ, bạn tôi báo tin tôi có Sự-vụ-lịnh nhận nhiệm sở tận miền Trung, phải vì tôi đậụ hạng thấp. Dượng Ba, bảo Út chóng xuồng ba lá tiển tôi đi. Chia tay xứ Bốn Ngàn lòng tôi lưu luyến lắm, nhưng biết sao hơn. 
Bước xuống xuồng tròng trành, cô Út lúc lắc,  mà lòng tôi nghiên ngã. Rời bến, xuồng chở theo nhiều trái cây, lòng tôi cũng nặng không kém những giỏ cam sành ấy.
Đến ngã ba sông Phong Điền Út tấp vào cạnh ghe hàng rong, kêu ly cà phê cho tôi uống, "Anh Sáu chờ em một chút". Chống một cây sào thẳng đứng trước mũi xuồng Út buộc lên đó mấy quả cam sành, mấy trái dưa leo, và chùm ớt tươi. Thì ra em đang tranh thủ "bẹo ghe" một hình thức gọi bạn đến mua hàng nơi chợ nổi vùng sông nước. Ghe mua hàng vừa tách bến, Út dúi hết số tiền bán được vào tay tôi, "Anh Sáu cầm lấy đi đường"
 
"Cái Răng, Vàm Xáng, Ba Láng, Phong Điền
Thương anh, em cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa thóc, xóm giềng điều hay"
 
Tự dưng vào phút đó, tôi mới cãm nhận, tấm chân tình trong câu ca củ, dù nhân vật trong câu ca rất bất ngờ, vừa thay vai đổi chủ. Nắm chặt tay em, lời giả từ nghẹn lại trong môi, tôi không thốt nên lời, tôi cay xé mắt. Buông tay tôi, Út nói nhỏ "Sông rộng, xuồng nhỏ, Chứ Út muốn chèo qua tận Cần-thơ, đưa anh Sáu qua luôn sông Hậu, thôi anh Sáu đi mạnh giỏi … Mai mốt rảnh, nhớ về Bốn Ngàn thăm Út nghe anh".
Tôi cúi mặt, không đáp lời nào, vì mình biết, mình sẽ đến nơi thật xa… xa…  
Đò khách xuôi dòng, ngó lại phía sau, tôi thấy Út vẩn chống xuống đứng đó, không nở rời đi. Bóng Út nhỏ dần… nhỏ dần… tan vào vùng chợ nổi… 
Gần 30 năm qua, nay cầu Cần Thơ thay những chuyến phà nặng trĩu bắc ngang sông Hậu. Ấp Trường Phước giờ đổi thành Trường Thọ A, xã vẩn mang tên Trường Long Tây như củ, không thuộc tỉnh Cần thơ, mà nay thuộc Hậu Giang. Nhớ in và biết rỏ, nhưng tôi vẫ chưa một lần quay lại miệt Bốn ngàn. 
Tuổi thơ đã trôi qua, tôi vẫn nhớ đôi mắt của Út mang nhiều lưu luyến lúc chia tay. Út của tôi bây giờ chắc đã tay bế tay bồng, lời ru đêm ấy nay còn nhớ không?. mà không biết Út ngày xưa, còn nhớ đến tôi không?
Biết giải thích thế nào cho Út bây giờ, cho Út cãm thông khi đất nước đã trãi qua chiến tranh,  mà có chiến tranh là có tan có hợp.  Thì thôi, coi như quá vãng, Có vô tình đọc,  đọc những dòng nầy, hảy coi như anh Sáu gởi lời tạ lỗi nghe Út. Bước chân không dám quay về, chứ trong lòng anh, xứ Bốn Ngàn vẫn ở trong tim anh mãi…mãi… 
 
-HẾT-
 
VothanhNghi K1 (CN) 1963 cuối thu. 
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860199 visitors (2230648 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free