TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thần Nông công Lúa Sạ
 
Lên mạng ngày 4/2/2011

Truyện ngắn (hổi ký)
 (Mùng 2 khai bút)
 
THẦN NÔNG CÔNG LÚA SẠ


Cánh đồng lúa ma ở An Giang

Nam kỳ lục tỉnh, có một Trường học mà anh, em chúng tôi thường gọi là Trường trâu, bò, mà nói đúng hơn là Trường Trung học Nông lâm súc Cần Thơ.
Vào năm 1964 Trường có 1 Ông Kỷ Sư mới đổi về dạy chúng tôi, tên Thầy Trần  Đăng Hồng phụ trách các môn Nông học và Vạn Vật. Thầy và trò chúng tôi rất dể gần gủi nhau lắm, vì tuổi tác không chênh lệch nhau mấy.
Thời ấy chưa có Giáo Sư chủ nhiệm như bây giờ, tuy nhiên tất cả học viên của trường coi Thầy Hồng như giáo sư chủ nhiệm, vì Thầy lảnh đạo trong mọi sinh hoạt ngoại khóa.
Những năm học trước , thầy trò chúng tôi không khắng khích lắm, nhưng từ khi cóThầy về, thầy thành lập chương trình I. V. S ( tạm gọi Đoàn thanh niên chí nguyện). Về tôn chỉ hoạt động nghĩ rằng tất cả học viên NLS có tham gia đều  biết, nên người viết chỉ trình bày những kỷ niệm mình học hỏi được từ chương trình IVS. . . . . . . . . . . . . .
          Ngoài kia hoa Phượng trước cổng trường nở rộ. Hè đến, tổ chúng tôi gồm 5 bạn , được Thầy phân công đi tỉnh Long Xuyên, tiếp cận nông dân thu thập các mầu Côn trùng lúa và hoa màu phụ.  Hành trang gồm vợt, lọ, hóa chất. . . . và tấm bản đồ quân sự, không biết Thầy tìm đâu ra. Nhưng nó lại gây khó dể cho chúng tôi, bị các Ông Xã Trưởng, Trưởng ấp nghi chúng tôi là tình báo, may nhờ có giấy giới thiệu nhà trường nên đâu vào đó.
Ty Nông vụ giới thiệu chúng tôi ở nhà Cán bộ khuyến nông, chú ấy thứ Tám tên Dinh, chúng tôi thường gọi là Chú Tám, là một nông dân kỳ cựu vùng đồng lớn mà nay còn (gọi là tứ giác Long Xuyên). Qua vài ngày ăn, ở trong nhà là chúng tôi đã chiếm cảm tình Chú Tám, những lúc ngồi chơi xơi nước Chú kê cho chúng tôi nghe về nghè nông của chú qua các thời ký.
Chuyện kể rằng, hồi trước gia đình chú nghèo lắm, gia đình di dời đến vùng tứ giác Long Xuyên hoang vu lau sậy năng lác mọc cao hơn đầu ngừoi,
tất cả thành viên gia đình tập trung móc gốc tràm, khẩn hoang được 10 mẩu
ruộng (100 công). đất mênh mông, ai khẩn bao nhiêu cũng được.
Bản tánh của Chú thuộc hạng xưa hay nói chử, như đi đám tiệc chú muốn về, thông thường người ta nói tôi xin rút lui nghe bà con, nhưng Chú nói xin phép quí vị cho tôi cáo kiến. . . . .
Sau buổi cơm , Chú bảo chúng tôi trưa nay Chú đưa đi xem máy cày , cày đất của mỉnh , đến 24 tháng tư âl là xuống giống.
Chú Tám cho anh em chúng tôi ở trong một trại ruộng gió lòng lộng, nhìn ra cánh đồng mênh mong bát ngát, không một bóng cây, thưa vắng bóng người, gió đồng nội thật trong lành. Ban trưa nóng nực chúng tôi ngâm mình dưới đầm nước trong vắt đầy bông súng, bông sen.  Đêm đến xem nông dân đốt đồng (đốt rơm khô) gió thổi,  lửa đi trông giống con rắn lửa đang bò uể oải.
Đất cày ải xong, đợi đến vía Bà là đến ngày xuống giống. Không cần nông lịch.  Cứ đến Vía Bà là nông dân xuống giồng đồng loạt,  vài ngày sau là có mưa ( 24 tháng 4 âl) Cách sạ lúa rất đơn giản : lúa giống chất đầy lên remorque.   Máy cày kéo đi lòng vòng, nông dân đứng trong remorque.  dùng thúng rải tứ tung.  Khi hết giống, máy cày bừa lấp lại là xong , thảnh thơi ra về.
Đến mùa nước nổi, Chú Tám cho chúng tôi đi thăm đất ruộng sạ mấy tháng  trước. Chúng tôi theo Chú sống trên chiếc xuồng che tấm cà rèm cùng đồ đạc lỉnh kỉnh của dân làm ruộng.  Mùa nước nổi, đất trời bao la giống như biển nước mênh mông, không bến bờ, nhưng phải nói là biển lúa xanh rờn mới đúng nghĩa.  Nếu biển có chim Hải âu, chim nhạn, thì biển lúa có cúm núm, trích ré, trích cồ, vịt trời. . . . . Chiếc xuồng đậu giửa biển lúa nghe tiếng sóng lúa rì rào, nghe tiếng chim kêu và, nghe Chú Tám hướng dẫn cách thâu hoạch lúa sạ. . . . giúp chúng tôi có thêm kiến thức học ở lớp.  
         Nhất là về đêm nằm nghe Chú Tám kể chuyện đời xưa dưới ánh đèn dầu leo lét. Chuyện kể rằng, ngày xưa hạt lúa lớn lắm bằng trái dừa khô, cuối năm tự động lăn vô nhà. Vì đây là hột lúa thiêng,  ngày lúa lăn về kho người chủ nhà phải quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ, nấu mâm cơm cúng vái. Thời hoàng kim con người sống thảnh thơi vì mọi chuyện có Ông Trời lo. . . . . riết rồi con người sinh tệ làm biếng. . . .


So sánh hạt lúa ngày xưa với trái dừa ngày nay
Có một mụ vợ chũ nhà làm biếng lo đánh bài suôt ngày, tệ đến nổi mê đánh bài, con đói , ngồi sau lưng kéo vú mẹ ra phía sau là bú no lăng ra ngủ , nghe đồn rằng , vú bà dài 3 thước, . có 1 không 2.
Hạt lúa lăn gần đến nhà bà mới cầm chổi quét dọn, hạt lúa thấy nhà dơ lăn trở ra.  Chị ta nổi quạo, rượt theo hạt lúa, dùng chổi đập bể nát hạt lúa. Và từ đó hạt lúa chia ra làm nhiều thứ giống to, nhỏ khác nhau. Câu chuyện gợi cho tôi nổi máu tò mò bèn hỏi Chú :hạt lúa bằng trái dừa có thiệt không chú. Chú cười nói:  chú mầy thắt mắc làm chi, đây là chuyện đời xưa mà, tuy nhiên theo Chú nó cũng chứa ít nhiều sự thật, vì gần đây các nhà khảo cổ tìm thấy ở Óc-eo có số vỏ lúa lớn hơn lúa hiện nay, hay ở Thành Dền hạt lúa 3. 000 năm còn nẩy mầm. .
Lúa sạ rất thân quen với con người, mà còn làm cho con người ngạc nhiên, mà thiên nhiên kỳ diệu cho ra hạt lúa bằng đầu đủa ăn lưa thưa nhìn giống bông dừa, nông dân nhìn theo hình dạng đặt tên là lúa Bông dừa. Có gống mọc thành đùm, gọi là lúa Nàng Đùm, có giống hột tròn trịa, cụt lủn, người dân đặt cho nó tên là Chệt Cụt, . . . . . . . . . . . . . .
Bên cạnh các giống lúa trên có giống lúa hạt nhỏ rức với cái đuôi dài. Đây là giống lúa Ma , còn gọi là lúa Trời, không trồng mà mọc, hầu như có khắp Nam bộ, ngày nay chỉ còn ở Đồng Tháp Mười. Thiên nhiên huyền bí chẳng ai hiểu hết. Có loại kéo dài 1 năm mới chín, có loại 10 tháng.  Nhớ cây lúa sạ, đồng không, nông quạnh, không một bóng cây, không gì khác ngoài cây lúa. , nhìn đâu cũng thấy lúa, nên lúa như truyện trò thỉ thầm cùng con người. Dường như lúa có liên quan với người Miền Tây, vui thì vui trọn, mà buồn thật sâu. Không đâu buồn bằng đồng lúa sạ, xa xa không một mái nhà, người thưa thớt chung sống với cảnh nước nổi lênh đênh kéo dài 5 hay 6 tháng. Nhưng vui đâu bằng đồng lúa sạ khi lúa bắt đầu chín rộ, vui dến nổi người dân xem đây là Tết, nó kéo theo toàn bộ cuộc sống của tỉnh An Giang, chợ búa mua bán nhộn nhịp. Như là đúng hẹn, tất cả là anh, em,  giang hồ tứ xứ gặp nhau và đây cũng là dịp trai gái tìm hiểu nhau để rồi nên vợ, nên chồng, nghèo thì tính theo nghèo, nông dân gặp nông dân tạo ra mái ấm gia đình, thực tế là vậy, cô em chớ mơ chi chuyện viễn vong. . . . . . . . .
Xa xa nhìn về phía Nam, ngọn núi Ba Thê nhô lên khỏi chân trời, những chóp núi vương cao như bầu sửa mẹ nuôi sống người dân nghèo khổ, và cũng nơi ấy theo truyền thuyết là nơi an nghĩ của vợ chồng Mụ lười biếng có tên gọi ma vú dài,  còn chồng siêng năng nên đặt mã Ông Tà. . . . . . .  
Nhìn về phía Tây là dãy núi hùng vĩ Thất Sơn huyền bí, cọp, beo, rắn hổ vô số kể và nhiểu truyền thuyết hoang đường nghe rợn người . . . . .      .
Ngày nay khoa học kỷ thuật tiến bộ lai tạo rút ngắn thời gian lúa chín còn lại 2 hay 3 tháng, . Tuy nhiên giống lúa sạ kỳ diệu đến lúc nầy lặng lẽ nhường chổ cho lúa Thần Nông duyên dáng mỷ miều, để lại cho con người sự luyến tiếc, phải nói nó đứng trên mọi giống lúa, dường như trời đất sinh nó ra dành cho đất Phương Nam , đó là giống Lúa Sạ (lúa nổi ) nước lên tới đâu, lúa mọc theo tới đó, như Sơn Tinh chóng lại Thủy Tinh, bao giờ lúa cũng mọc cao hơn mặt nước hai gang tay, kéo thân dài 3 đến 4 thước. Khi nước rút xuống, lúa như ăn mừng chiến thắng, đồng loạt trổ bông. Năng xuất khoảng 6-7 giạ 1 công.
Tuy nhiên sau 2 chuyến du sát vùng Tứ giác Long xuyên, từ đó trong lòng tôi có tiếng gọi. Tôi không biết tiếng gọi đó là gì, thôi hảy tạm gọi là tiếng đồng nội, . nó rất lạ lùng,  êm ái làm mình khó ngủ .
Nhớ cây lúa sạ, cây lúa không cần phân bón, thuốc trừ sâu, . Không đỏng đảnh như lúa Thần Nông phải cần con người nhọc công chăm sóc, mới cho năng xuất cao ( 30 giạ/công) nhưng làm cho con người tàn tạ dung nhan.  Lúa sạ nuôi sống người dân An Giang, phát triên kinh tế nước nhà bao năm qua,  vì thế duy nhứt ờ An Giang mới có tượng đài Cây Lúa lã lướt ngự trị trung tâm thị trấn sầm quất. Nhưng không hiểu vì sao người ta vô tình dở bỏ không thương tiết. , . . . . mà đặt lên đó một hình nộm không ai biết hình gì. Nhớ năm xưa lúa sạ che chở bộ đội, du kích ẩn mình tránh đạn, hay máy bay trực thăng quét ngang, nước tung tăng trắng xóa che mắt đối phương , nhưng nay họ đã quên rồi ( xem phim Mùa gió Chướng ).
Mổi khi nhìn lại Tượng Đài cây lúa, thời gian thắm thoát qua nhanh, từ lúc phát hiện cây lúa sạ đến nay đã là cụ già 300 tuổi. trước đây An Giang có khoảng  30. 000 ha lúa sạ, nhưng nay chỉ còn 10 mẩu ở vùng Lương -An -Trà như giử lại hương xưa tình củ.
Vì lúa Thần Nông đã tống lúa Sạ vào dĩ dãng, lúa Thân nông đã đưa nông dân AnGiang có cuộc sống sung túc hơn,  như xã Vỉnh Hanh huyện Châu Thành nông dân đi mua xe HonDa 10 chiếc 1 lượt cho cả gia đỉnh (khoảng 6 lượng 1 chiếc) nên có biệt danh là Hai Lửa không còn là Hai Lúa nửa. Vài năm sau tôi trở lai thăm bằng hửu thì xe không cánh mà bay .
Nhớ khi xưa, lúa Thần Nông rất đỏng đảnh, ẻo lã như gái Xuân, vì Nàng ta được đức Lang Quân quyền cao chức trọng đến viếng nàng bằng máy bay trực thăng sang trọng mà ai ai cũng gọi là Tổng Thống đến chăm sóc nàng, cộng thêm anh Kỹ Sư trẽ đẹp trai vui tính nâng niu từng tép mạ cho nàng sánh duyên cùng non nước đất Phương Nam màu mở , lảm cho Anh lúa Sạ một phen  ghen ghét ôm gói ra đi biền biệt mà nay người dân còn nhớ trong dĩ vãng.
Nhưng không, Ông Trời vẫn còn thương lúa Sạ , đã đưa xuống trần gian loại côn trùng quái ác mà nông dân gọi là Rầy Nâu cắn phá, chích hút làm cho cô gái đỏng đảnh kia thân hình tiều tụy khô đét như rơm , khiến nông dân tỉnh Bến Tre bỏ của chạy lấy người  ( dịch rầy Nâu 1978 ).
Nhưng giờ đây mọi thứ đã khác, trước một nếp sống mới mà mọi người đang tập làm quen, không ngạc nhiên khi thấy chợ búa, mùa nào cũng có xoài, có dừa, cá, tôm, hay các nông sản trái mùa bày bán la liệt, và mổi năm một vụ lúa Sạ nay chuyển qua lúa Thần nông tăng lên 2 hay 3 vụ, buồn hay vui, . . .
Rỏ ràng là vui, vì hạt Lúa ViệtNam du lịch khắp 5 Châu, bốn bể, nhà nào cũng có lúa đầy bồ, đầy khạp quanh năm. Cái đói lùi xa dần.
Thế nhưng nhiều khi tôi vẫn nhớ da, nhớ diết hạt gạo lúa Sạ trong bửa cơm rước Ông, Bà chiêu ba mươi TẾT.
 
 VOTHANHNGHI   K1 (1963)
 Kính chúc Quí Thầy, Cô, các bằng hửu năm mới an-khang, thịnh vượng.
 
 
Trở lại Trang Bạn Viết
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 792205 visitors (2093072 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free