TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Thất Sơn huyền bí 1
 
Lên mạng ngày 31/3/2011

Phóng Sự nhiều tập
 
THÂT SƠN (Bảy Núi) dược liệu, hương liệu quí hiếm.
 
     Không biết Thất Sơn có từ dạo nào, thiết nghĩ có thuở  Ông Trời tạo ra quả đất nầy. Núi Sam nơi có đền thờ Bà Chúa Sứ không thuộc trong quần thể nầy,
     Nhiều nhà địa chất học cho rằng Thất Sơn là cái đuôi của dảy Trường Sơn,  có phải hay không, nhưng hiện tại nơi đây xuất hiện bảy ngọn núi cao vương lên giửa cánh đồng mênh mong biển nước vào mùa nước nổi, và như bầu sửa Mẹ khi mùa lúa chín rộ tỏa một màu vàng ối tận chân trời nuôi sống người dân vùng tứ giác Long Xuyên hàng thê kỹ nay.
      Nơi đây cũng xuất hiện nhiều bí ẩn, trước hết xin kể về con người, vì con người đã đặt ra những tên cho các ngọn núi nầy , chính xác hơn là các Đạo sĩ râu dài, tóc bạc phơ, tay cầm phất trần như trong phim kiếm hiệp HồngKong.
      Các Đạo Sĩ nầy tu theo nhiều môn phái khác nhau mhư:Tứ ân hiếu nghĩa , Bửu Sơn kỳ hương, Hòa Hảo, Long Châu. . . . . .   Các đạo sỉ văn võ song toàn, kinh thư thông suốt , kim luôn y-thuật(thuốc Nam) nhất là trị rắn độc cắn.
      Bởi thế ông ta nhìn hình dáng, cao độ, phong thủy, màu sắc, tín ngưởng,  mà đặc ra những tên các ngọn núi,   nghe rất tâm linh bí ẩn làm người nghe lạc vào chốn mê cung:như
            1-Thiên cẩm Sơn      =Núi Cấm
            2-Ngủ Hồ(hổ)Sơn     =Núi Dài năm giếng
            3-Phụng Hoàng Sơn=Núi Tô
            4-Ngọa Long Sơn     =Núi Dài
            5-Liên Hoa Sơn         =Núi Tượng
            6-Anh vũ Sơn            =Núi Két
            7-Thủy Đài Sơn        =Núi Nước
  Rỏ ràng , các Đạo Sĩ dựa theo tâm linh , cảnh vật như:hang núi ngậm mây, suối cong nhã ngọc mà đặc tên các ngọn núi nầy. Cón cách tu của Đạo Sĩ cũng  không giống nhau, nhỉn cách ăn mặt như tiên giáng trần cho nên dân gian có câu;Tu Phật  Phú-Yên, Tu Tiên Bảy Núi,  là vậy.
   Đó là trước kia, nay đã khác nhiều , vì các núi điều có chùa chiền lớn , nhỏ rải dài khắp nơi, khu du lịch sinh thái đông đúc làm  phá vở chốn bồng lai, tiên cảnh.   Theo các tài liệu xưa, thì Thất Sơn cây cối rậm rạp, thú rừng đông đúc, ở đây người viết xin trình bày một loài cây có hương thơm kỳ diệu đã quyến rủ con người săn tìm bao thế kỹ nay, có khi bỏ mạng trong rừng thiên nước độc sơn lam chướng khí, hay muôn thú hung dử.
    Rừng Thất Sơn có một loại cây mà nhựa tích tụ lại, đem đốt lên sẽ tỏa ra nùi thơm sản khoái có tên gọi là Trầm Hương.
    Dân gian chưa rõ ai phát hiện và cách thức lấy Trầm như thế nào. Nhưng hể ngày rầm, hay Ma chay, Tết nhứt là người giàu đem ra đốt, hương thơm bay lan tỏa khắp đền chùa, nhà cửa , xóm làng. Họ rất trân trọng  Trầm Hương từ thiên nhiên ban tặng, coi như báo vật trong vùng xưa và nay.
   Vậy Trầm Hương có từ đâu ?
  Trầm Hương là nhựa được tích tụ lại trong thân cây, nơi ấy có thể là vết thương, nhánh chán hai, chán ba, do thú rừng hay con người tạo nên .



 
  Chỉ có một loài cho Trầm là cây Tóc còn gọi là Dó Bầu , mà chỉ có vùng Bảy Núi và Rừng cấm Phú Quốc nới có. Còn ở miền Trung chỉ có ở Quảng Nam, Quảng Bỉnh  do quí, hiếm nên gần như tuyệt chủng.
  Xưa kia theo lời kể của Ông Lê văn Vịnh trưởng khóm thị Trấn Ba Chúc vào năm Bính Tuất (1876) những tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa các tĩnh theo Đức Bổn Sư Ngô Lợi về Núi Tượng khai Sơn phá thạch, trảm thảo dựng nên Chùa, miểu và hỉnh thành làng An Định, cuộc sống bấy giờ rất cơ cực, nhưng mọi người cày sâu cuốc bẩm, bám đất giử làng, giành lấy bờ cỏi biên cương.



 
 Với năm tháng, cây  Tóc núi Dài vẩn tỏa ngát hương trầm, hòa  quyện cùng nhịp sống cư dân, chứa bao huyền thoại ở vùng núi nầy.
 Về sống ở chợ Ba Chúc năm 1954, cụ Trần văn Khởi nhớ lại "Trầm Hương thời đó nhiều lắm, hể gần tới Tết ra chợ thấy bày bán, hỏi mua một bó bằng cườm tay chỉ mất vài đồng bạc, rồi đem vô Chùa  đốt cúng, cho nên Trầm hương đồng hành tâm linh của người dân nơi đây. Muốn vào rừng lấy Trầm phải nói là đi "Thỉnh trầm" về cúng , cầu mong mưa thuận gió hòa, nhà nhà làm ăn phát đạt, xóm làng yên vui.
 Ông Huỳnh văn Điểu thọ 74 tuổi kể :Ông đi " Thỉnh" Trầm từ năm 18 tuổi và là người hiểu biết khá rành Núi Dài , Ông nói chẳng qua "vô tình" lúc đi săn bắn phát hoang rừng rú trúng nhằm cây Tóc cổ thụ, nghe phảng phất hương thơm họ đẻo lấy dâm về đốt thử thấy thơm, mới đem vô chúa"Xong" để cúng, riết trở thành thói quen. Và cũng từ đó loan truyền ra dân gian đặc tên cho cây nầy là cây "Trầm-Hương". Và cũng từ đó , nghe dồn mạnh ai vô rừng đuc đẽo, chặt phá. Họ không biết  cách "thỉnh" nên cây tóc chết rất nhiều. nay gần như tuyệt chủng.
  Theo Ông Huỳng Văn Điểu thì cách "thỉnh" trầm phải lựa cây có nhiều "mắt kiến"mới có trầm thứ thiệt, nhửng cây nầy ở  độ cao 400-500 mét. Còn thịt cây dán cháo chạy chỉ vàng nhạt thì thuộc loại trầm vừa tích tụ. Đôi khi người ta tạo vết thương trên cây tóc cho khéo, rồi bỏ đó vài năm, sau mới trở lại đục lần lần. . . lấy trầm có hoài.
  Qua các thời kỷ chiến tranh, cư dân Núi Tượng luôn gặp tai ương, cây Tóc vùng nầy cũng bị điêu đứng, bởi "cơn lốc" thị trướng, cọng thêm cách khai thác lac hậu.
  Do tính chất quí hiếm, một chĩ Trầm đổi lấy chĩ vàng, nên các tay thợ săn trá hình thành Hôi -chữ-thập-đỏ đi tìm thuốc Nam săn trộm, báo hại Ông Trần văn Thống khóm An Bình Ba chúc và Bà Nguyễn thi Thiện ở Ô Hống Hoàng núi Dài  còn hai cây tóc 50-60 năm tuổi  cất liều ngủ giử hàng đêm.
 Hiện nay người dân nơi đây, thấy được giá trị của cây tóc, nhờ đôn đốc ngành Kiểm Lâm, nên người dân trồng lại cây Tóc rất nhiều khoảng 40-50 hecta cây con từ 10-15  tuổi. Không bao lâu người dân nơi đây sẽ đổi đời,
 Anh Nguyễn thành Đạt ở thị trấn Ba chúc là một số ít người đã thành đạt, sở hửu 60 công rừng trồng xen cây tóc trên Ô Sim và Ô Vàng, anh tìm tòi  cách cấy tạo ra trầm, thành công rồi mới chế biến ra nhang thơm. Đây là loại sãn phẩm đặc sắc lần đầu tiên xuất hiện trên vùng Bảy Núi, dược làm ra từ cây Tóc vùng  bản địa.
   Cầu chúc cho cư dân Bảy Núi phát triển cây Tóc quí hiếm, lưu giử được gen cho con cháu sau nầy biết được vùng Bảy Núi có giống cây độc nhất vô nhị nầy.
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780461 visitors (2070116 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free