TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chiếc xích lô chở mùa Xuân
 
Xuân Nhâm Thìn

Chiếc xích lô chở mùa xuân
datthenguyen

There's no better way to travel
Người Mỹ vùng Hoa Thịnh Đốn rất ngạc nhiên khi thấy trong phòng khách của một ngôi nhà lại trưng bày một chiếc xe xích lô, của một cặp vợ chồng mỹ á, hỏi ra mới biết đó là món quà cưới của họ và cũng là một kỹ niệm đẹp để họ nên duyên chồng vợ.
Sau hơn mười năm học tập, nay hắn mới thật sự hít thở cái không khí ngoài đời của một xã hội mà đối với hắn hiện tại hoàn toàn xa lạ. Sau khi được một người bạn tù giới thiệu và cam kết bảo đảm cho một kẽ vô gia cư không nghề nghiệp như hắn được mướn một chiếc xe xích lô đạp để kiếm sống qua ngày. Đây là một nghề lao động thật sự dưới cái nhìn của xã hội hiện tại và của hầu hết những người mới ra tù cải tạo. Sáng nay, như thường nhật, hắn chậm chạp kéo lại chiếc mũ đen đưa mắt nhìn mông lung, thì một tiếng gọi Xích Lô với một âm điệu nghe lạ tai. Thì ra phía bên kia đường Tự Do, nhưng nay không còn Tự Do nữa, nó đã đổi tên theo thành phố nhưng chưa đổi dạng, một con đầm đưa tay ngoắc hắn. Quăng vội mẩu thuốc rê cháy dở hắn phóng nhanh qua đường, chưa kịp dừng hẳn thì một tiếng chửi thề phía sau vọng lại  “ĐM! ..dành mối hả mậy!”.  Hắn khựng lại nhưng vì chén cơm nên hắn vẫn cứ tiến lên. Gã xích lô kéo níu người khách ngoại quốc, cô ta có vẽ ngần ngừ vì nghĩ rằng cô đã gọi hắn trước nhưng khó mà phản đối với gã xích lô chuyên nghiệp. Hắn nói với cô ta bằng một giọng tiếng Anh rất chuẩn: “Thưa cô! Cô cứ chọn lựa theo ý thích của mình không có gì ngại cã!”. Chính vì câu nói đó đã làm thay đổi ý định của cô gái ngọai quốc một cách rỏ rệt, cô ta trừng mắt nhìn gã xích lô đang lôi kéo và nói gằn gịong: “Không !.tôi không thích làm việc với anh”, và quay lại tiến về phía hắn và nói: “chúng ta đi thôi!”..
Hắn hỏi: Thưa cô! Cô muốn đi đâu?
-Anh muốn đi đâu cũng được, cứ chạy đi .
Hắn nói: Chúng ta để khỏi mất lòng nhau xin cô cho biết là cô có đồng ý trả theo giờ không ?
-Tôi đồng ý trả cho anh mổi giờ hai đô la.
-Tôi chỉ tính mổi giờ một đô la thôi !..nếu hai đô la thì quá nhiều đối với tôi ,
Cô gái ngạc nhiên quay đầu lại nhìn hắn, đôi mắt tròn xoe lộ vẽ kinh ngạc. Cô gái ấp úng lầm bầm J..e..f….rồi im lặng. “Anh chở tôi ra chợ Saigon nhé vì ngày hôm qua người xích lô đã giới thiệu cho tôi ăn món rất ngon nhất là cái nước chấm”.  Hắn tò mò hỏi: “món gì mà ngon vậy”.  “Đó là …để tôi nhớ lại xem! À , đúng rồi là Bún thịt nướng chả giò phải chan nước sốt gì đó tôi không nhớ tên nhưng mà rất ngon và tôi rất thích”. Hắn cười và nhắc khéo cô gái “cái đó gọi là nước mắm”. “Tôi có thể hân hạnh được biết tên anh không vã lại anh nói anh văn rất giỏi và đúng. À ! mà anh giỏi như vậy sao không làm việc cho cơ quan chính phủ mà lại đi đạp xe xích lô”. Hắn nghĩ thầm trong bụng! Mẹ kiếp, con đầm này sao mà nó ngây thơ thế, chế độ này làm gì có chổ đứng cho những thằng như bọn tao. Hắn nhỏ nhẹ trả lời: “Thưa cô! tôi mới ở tù cải tạo ra chưa được sáu tháng”. “Anh ở tù mới ra ?”, cô gái ngạc nhiên, “thế anh tội gì, giết người Hả!”. “Thưa đúng tôi giết rất nhiều người nhưng chưa bao giờ tôi thấy mặt họ”. “Anh giết người mà không thấy mặt kẽ anh giết, cô gái kêu lên thảng thốt, Trời ơi !..tôi không hiểu nổi?”...Hắn mĩm cười chẩm rãi nói: “Tới chợ saigon rồi cô có muốn tôi chờ cô không?”.  “Có chứ anh chờ tôi mười phút  tôi sẽ ra ngay, mà anh chưa trả lời câu hỏi của tôi đấy nhé”. Mười phút trôi qua, rồi hai mươi phút hắn định bỏ đi coi như lỗ chuyến xe nhưng nghĩ lại thôi thì cứ coi như ngồi giải lao, hắn mua một gói xôi bắp nữa hào cộng thêm một bịch trà đá trước là để giết thì giờ và cũng coi như vừa điểm tâm kể cả cơm trư, vì bây giờ cũng hơn mười giờ sáng rồi. Hắn liếm chiếc lá chuối như để cố thêm vào trong bụng một phần dinh dưởng còn sót lại ở góc lá. “Anh định ăn cả lá nữa à!”.  Thì ra cô gái đang ở sau lưng hắn từ lúc nào. Hắn cười và nói: “đối với chúng tôi thực phẩm rất quý không nên phí phạm vì chúng tôi đã trải qua những ngày trong địa ngục của trần gian !”...Cô gái nói: “Tôi đến Saigon được ba hôm và nghe nói ở đây có một phố Tàu rất lớn không thua gì Hồng Kông có đúng vậy không?”. “Đúng! có một phố Tàu lớn như Hồng Kông thì tôi không biết nhưng theo tôi thì nó cũng không thua gì San Francisco đó là Chợ Lớn”.  “Anh cũng biết Cựu Kim Sơn nữa à?”  “Thế thì chắc có lẽ là anh đã qua Mỹ rồi, anh đi du học phải không ? nếu tôi đoán không lầm ! À mà anh chưa cho tôi biết tên anh là gì “. “Tôi tên là Trần Sỹ Lưu, tôi không đi Mỹ du học mà tôi là một quân nhân của chế độ củ và được đi thụ huấn ở Hoa Kỳ với tư cách là sinh viên sĩ quan phi hành sau khi tốt nghiệp tại trung tâm huấn luyện Lackland và San Antonio  tiểu bang Texas. Sau hơn 18 tháng học, tôi đã trở về lại Việt Nam trở thành một phi công hảnh diện với nhiệm vụ mà tổ quốc tôi giao phó đó là Bảo-Quốc Trấn-Không, và tôi cũng xin trã lời câu hỏi của cô lúc nãy là tôi đã giết người nhưng không bao giờ thấy mặt kẽ thù vì đã là phi công thì làm sao có cơ hội thấy mặt kẽ thù ngoại trừ khi chúng tôi bị chúng bắn rơi !...Một tiếng nấc nghẹn nghào kèm theo đôi vai gầy run rẩy của cô gái làm hắn ngạc nhiên. Hắn dừng xe lại hỏi xem cô gái có sao không? Cô ta bảo là không sao cả chỉ hơi xúc động trong chốc lát mà thôi, bây giờ ổn rồi.
Con đường Trần Hưng Đạo nối tiếp đại lộ Đồng Khánh thời điểm này xe cộ đông như mắc cửi xe đạp xe gắn máy tranh nhau dành đường mạnh ai nấy chạy, xe hơi thưa thớt, chỉ có xe bộ đội và cơ quan nhà nước, như vậy mà hắn cũng phải luồn qua lượn lại né tránh đủ thứ để tránh xãy ra tai nạn cho khách nhất là khách ngoại quốc. Cô ta nói: “Người ở đây dường như họ không giống người ở Saigon”.  “Đúng! họ là người Trung Hoa đã di dân sang đây có tới hàng mấy trăm năm rồi và trong chế độ cũ cũng như chế độ hiện giờ họ cũng vậy,  không có gì thay đổi, họ chỉ âm thầm lo buôn bán bán mặc cho thời cuộc có thay đổi đổi thay “. Hắn và cô gái trao đổi lý luận với nhau mọi điều từ kinh tế xã hội đến thời cuộc, ai đúng, ai sai, ai phải, ai quấy, những điều mà bấy lâu nay hắn chỉ dám nghĩ mà chưa hề dám hé môi, vã lại hắn nói với một người mà hắn chắc rằng hắn không sợ bị bán đứng !...
Thời gian trôi rất nhanh, người hắn bắt đầu ướt đẫm mồ hôi dưới ánh nắng gay gắt của Saigon. Chiếc áo trây di của thằng bạn tù mới tặng cho hắn hôm nào chưa kịp khô vội mồ hôi thì cơn mưa chiều lại ập đến, đúng là Saigon nắng sớm chiều mưa, và có như vậy mới là Saigon, một Saigon đúng nghĩa của nó!. Hắn đưa cô gái trở về lại khách sạn Đồng khởi , trước đây là Tự Do, khi họ dựng bảng hiệu ĐỒNG KHỞI lên rồi thì TỰ DO bỏ đi mất dạng. Nơi này không lâu lắm một thời hắn đã từng dắt tay người yêu đi dạo phố cuối tuần, ngồi ở hành lang Eden ngắm những giọt càphê đắng chầm chậm rơi từng giọt từng gịọt, như những giọt nước mắt của cô nữ sinh áo trắng, người tình bé nhỏ hôm nào vui buồn lẫn lộn khó mà biết được?...
Xuống xe cô gái móc ra hai tờ giấy mười đô đưa cho hắn, hắn từ chối và nói công của tôi chỉ đáng phân nửa thôi sao cô trả cho tôi nhiều vậy, cô ta chẳng thèm để ý đến điều đó và đi thẳng vào bên trong. Hắn vội vàng khóa xe vào trụ đèn và chạy vào bên trong cố trả lại số tiền còn dư lại nhưng người bảo vệ đã chận hắn lại và trao cho hắn tấm danh thiếp của khách sạn phía sau có ghi vội hàng chử bằng tiếng Anh “ Hẹn gặp anh ngày mai 9 giờ sáng , ký tên J F”.
Hắn lửng thửng trở ra xe mở khóa chầm chậm đạp về mà đầu óc hắn quay cuồng với nhiều câu hỏi ? bây giờ hắn mới có dịp thấy cơn đói kéo đến và đang hành hạ cái bao tử héo hắt của hắn. Về đến nhà hắn vội vàng mang tờ giấy bạc mười đôla thế chân cho bà chủ nhà và mượn tạm năm mươi ngàn để đi làm một chầu trả thù cái hành hạ của bao tử. Hắn tự nhủ mình cứ ăn hết phần công lao của mình phần còn lại thì ngày mai mình trả lại cho cô ta cũng chưa muộn.
Hôm nay hắn vui trong lòng, vì hắn đã nói ra được những gì mà bấy lâu nay hắn chỉ dám nghĩ mà không dám hé môi. Hắn tự thưởng cho hắn bằng cách ngang nhiên gọi một đĩa gỏi gà trộn bắp chuối chắm với mắm gừng, cộng thêm một chai Bia Saigon. Chất bia lạnh thắm vào đầu lưởi cộng thêm vị nồng nồng cay cay của mắm gừng thêm chất ngọt lịm của miếng thịt gà tươi, một hương vị mà hơn mười năm lần đầu tiên hắn gặp lại. Bổng dưng mắt hắn cảm thấy cay cay, không cay vì gừng vì ớt mà đó là những giọt nước mắt nhớ lại những người bạn tù của hắn với một ao ước nhỏ nhoi, đó là có một bửa tiệc nho nhỏ như hắn ngày hôm nay mà cho đến giây phút cuối đời vẩn chưa một lần đạt được.
Suốt đêm hắn trằn trọc không thể nào nhắm mắt được, bao nhiêu ký ức vụn vặt lẫn to tát dồn dập quay về như ngọn sóng tràn bờ, như cơn lũ dữ. Gà bắt đầu gáy sáng báo hiệu một bình minh lại đến, liệu ánh bình minh này có khác gì không hay chỉ là ảo tưởng. Hắn thiếp đi trong cơn mộng đẹp. Tiếng bà chủ nhà trọ phá tan giấc mộng của Lưu Nguyễn lạc thiên thai, kéo hắn trở về hiện thực. Thì ra đã hơn tám giờ rồi, hắn nhớ lại là hắn có hẹn chín giờ với cô gái tóc vàng, vừa là ân nhân cũng là tri kỷ, mặc dù mới gặp lần đầu. Đến nơi thì cô gái đã chờ trước cửa, hắn nói xin lỗi vì đã đến muộn, cô nhìn đồng hồ và nói anh rất đúng hẹn tại tôi ra sớm đấy. Hắn bạo dạn hỏi cô gái hôm nay chúng ta đi đâu đây?. Tùy anh vì đây là quê hương của anh và moi việc do anh quyết định, thôi thì cứ lên xe đi rồi mọi chuyện sẽ tính sau.
Anh thong thả đạp chầm chậm theo cuối con đường Tự-Do, ra tới bến Bạch-Đằng. Cô ta nói:  “Thôi chúng ta tìm một ghế đá công viên nào đó ngồi hóng má,t có gió sông nghe thấy dể chịu hơn cái oi bức của cái nắng Saigon và cái ngột ngạt của máy điều hoà không khí trong khách sạn. Nếu có thể thì anh chở tôi ra biển có lẽ dễ chịu hơn”.  Hắn trợn tròn mắt nhìn cô gái: “Cô không nói đùa đấy chứ, cô biết từ đây ra biển bao xa không. Gần một trăm dặm, có lẽ đến cuối tháng thì chúng ta mới đến nơi, vã lại có lẽ đây là một kỹ lục vì chưa có chiếc xe xích lô đạp nào ra xa lộ cả, có lẽ mình là người đầu tiên đó”.  “Nói cho vui thôi chứ ai nở lòng nào mà bắt anh phải đạp cả trăm dặm đường”. Hắn nói: “Xin lổi, lo nói chuyện đâu đâu mà chưa hỏi tên cô là gì nhỉ ?”... Cô mĩm cười để lộ hai hàm răng trắng đều, “Tôi tên là Jacqueline- Ford, nhưng anh cứ gọi tôi là Jackie nghe thân mật hơn”. “Khi còn học ở Texas tôi có một thằng bạn rất thân nằm sát bên giường tôi, nó cũng có họ giống cô, chúng tôi thường gọi đùa nó là con ông chủ hảng xe FORD. Khi nào ra trường nó sẽ cho mỗi đứa một chiếc xe chạy chơi”. “ Anh nói anh học ở Lackland và San Antonio  tiểu bang Texas mà năm nào anh còn nhớ không”. “Làm sao mà tôi quên được, còn nhớ cả tên chỉ huy trưởng lúc đó là ai nữa, nhớ cã tên huấn luyện viên ông nào chửi thề nhiều nhất, ông nào dể thương nhất , nhớ rất nhiều tưởng chừng như mới xãy ra ngày hôm qua. Mọi người lúc đó đều nói nếu cái mủi tôi hơi cao hơn một chút, và nước da tôi trắng hơn chỉ cần đi nhuộm tóc thì người ta sẽ nói là hai anh em sinh đôi ở chung phòng, nó là Jeff-Ford mà tôi gọi nó là Tổng Thống Dép vì chử Jeff và dép của tiếng Việt Nam âm đọc gần giống nhau. Tôi có liên lạc thư với nó nhưng sau năm 1972 thì không nhận được tin tức gì về nó cả”. Mãi mê sống lại trong hồi ức đến lúc nghe tiếng sụt sùi nức nở thì mới hay cô gái tóc vàng nước mắt đã lưng tròng. Hắn vội chạy lại xe thuốc lá gần đó mua vội một bịt khăn giấy một ngàn đồng, mang đến cho cô ta. “Cô có sao không?”. “Tôi không sao, tôi ổn rồi, còn anh thì bây giờ ra sao ? có gia đình chưa mà sao không nghe anh nhắc đến vợ con”. “Tôi đã lập gia đình và có được một đứa con gái đến nay được 12 tuổi. Vợ tôi có chồng khác khi tôi đi tù được một năm, mà đau nhất cho tôi là chồng cô ấy là kẽ thù của tôi. Cô ta lấy một tên cán bộ chẳng qua vì tiền vì danh vì lợi bỏ cả con ruột mình, cô ta giao con lại cho ông bà nội khi bé Lan mới tròn hai tuổi”. “Thế anh có hận cô ta không?”. “Tôi không hận mà cũng không giận cô ta, vì cô còn quá trẻ. Vã lại tôi đi tù thì biết đến bao giờ mới ra . Nếu cố chờ tôi đến giờ này thì cả hai cùng khổ. Tôi còn nhớ có một nhạc sĩ mười năm trước ông ta viết “Này em hởi con đường em đi đó, con đường em theo đó đúng hay sao em” để rồi mười năm sau ông sửa lại “ Này em hởi con đường em đi đó, con đường em theo đó đúng đấy em ơi” và nếu chúng mình còn tiếp tục chưa chắc gì chúng mình thoát ra khỏi cuộc đời khổ đau. Bố tôi mất khi tôi đi tù được năm năm và ngày tôi nhận được giấy ra tù thì đó là ngày mẹ tôi mất đứa con gái được ông bà ngoại đem về nuôi. Khi tôi về đến nơi thì căn nhà của tôi người ta đã bán lại cho người khác, vì để trừ đi số nợ mà bao nhiêu năm tiền thang thuốc cho hai ông bà. Căn nhà ông bà già vợ thì quá nhỏ không đủ cho một gia đình năm người thì còn chổ đâu cho tôi mặc dầu họ cố này nỉ tôi ở lại”.  “Anh có thể cho tôi một địa chỉ nào để có dịp tôi sẽ liên lạc xem có thể giúp được gì cho anh không?”.  Hắn ghi tên số nhà, đường, phường, quận, thành phố vào mặt sau của bao thuốc lá và đưa cho cô ta, đưa cho có đưa chớ thật ra hắn chẳng có một hy vọng gì cả ở cô gái tóc vàng. “Tôi có thể mời anh cùng về khách sạn ăn trưa được không và buối chiều anh chở tôi tới địa chỉ này nhé vì tôi có hẹn với họ 3 giờ chiều nay”. “Thôi tôi có thể đưa cô về khách sạn nhưng tôi không vô khách sạn ăn trưa với cô đâu”. “Anh ngại phải không! Thôi được anh đưa tôi về khách sạn tôi lấy giấy tờ và địa chỉ rồi tôi mời anh đi chợ Saigon ăn bún thịt nướng, được không”. “Đồng ý, ăn bún thịt nướng thì được nhưng phải để tôi trả tiền vì tôi còn nợ cô mà”.
Khi trở ra cô ta lặng lẽ lên xe và nói: “Nào chúng ta đi chợ Saigon ăn bún”. Đến nơi hắn phải gởi xe phía sau chợ, phía bên đường Lê thánh Tôn, rồi cả hai vào bên trong chợ. Dường như cô gái tóc vàng này còn rành hơn hắn cho dù hắn là người bản xứ, cô kéo ghế ngồi tự nhiên trước cặp mắt tròn xoe đầy thán phục của hắn, hắn hỏi nhỏ: “Sao cô biết rành quá vậy, thú thật với cô đây là lần đầu tiên tôi vô chợ này ăn đấy!”.  “Sao vậy, anh là người Việt Nam mà”. Đúng là người ngoại quốc có khác, họ thơ ngây quá đối với xứ sở này. “Tôi nói cho cô biết đây là chợ nhà giàu, nghèo như tôi thì làm sao có đủ tiền mà vào đây ăn”. Cô ta hỏi lại: Thế mà tại sao lúc nảy anh hứa trả tiền cho tôi”. Hắn khựng lại chốc lát vì câu hỏi bất chợt của cô gái. “là!... tại vì…Tôi còn mười đôla của cô ngày hôm qua”.  
Hai tô bún thịt nướng đã xong để sẳn trước mặt, nhưng bà chủ quán ngạc nhiên hai người này xi xô xí xào cái gì mà chẳng ai hiểu cả: “Ăn đi! Bộ định đãi ruồi hả cô cậu”, hắn giật mình vì lời nhắc khéo của bà chủ quán, cộng với mùi thơm ngầy ngậy của miếng thịt tẩm ướp đúng gia vị và nướng trên bếp lửa than hồng, nhìn vào trong tô những cọng bún trắng ngần mềm mại như làn da thịt của người con gái ngồi cạnh hắn… dòng tư tưởng của hắn bị cắt đứt khi một giọng nói êm dịu cạnh hắn phát ra: “Nào ! mở miệng ra nào, thử xem có ngon không?”. Thì ra cô ta không dùng đủa mà chỉ dùng hai ngón tay trắng hồng kẹp gọn miếng thịt vừa chín tới vàng óng béo ngậy thơm phưng phức từ từ đưa vào miệng hắn. Một cảm giác lâng lâng và với bản năng trực giác của con người, hắn không còn tự chủ, đôi vành môi của hắn tự đông mở ra mà không theo một điều khiển nào của bộ óc, miếng thịt chạm vào đầu lưởi hắn một vị ngọt ngào nào đó dù với bộ óc thông minh của hắn cũng không diển đạt được. Một tràng vổ tay của đám con nít lẫn mấy bà bán hàng kéo hắn trở về thực tế. Hắn nhìn xung quanh, mọi người nhìn hắn cười và vui nhất đó là giọng cười trong trẻo của cô gái tóc vàng ngồi cạnh hắn. Có lẽ đây là tô bún ngon nhất trong đời hắn. “Trông anh tức cười lắm, vì theo tôi nghĩ đàn ông họ rất thích ăn giống như chồng tôi, mỗi lần chúng tôi nướng thịt ở vườn sau làm tôi nhớ mãi mặc dù miếng thịt chưa tới miệng, chỉ nghe mùi thơm thôi thì mồm anh ta đã há to ra rồi. Thôi ăn xong chúng ta cố đi kẽo trễ”.
Theo địa chỉ trong mảnh giấy thì đây là một căn biệt thự vùng Tân Định. Cô ta vào nhà không lâu thì trở ra với nét mặt lo lắng một điều gì đó, và hối thúc hắn đưa cô ta về lại khách sạn. Đến nơi cô móc ví ra và đưa cho hắn tờ giấy bạc một trăm đôla: “Tôi không có gì tặng anh cả và đây là tất cả tấm lòng của tôi đối với anh một người bạn tốt ở Việt Nam”. Nói xong vội nhét vào tay hắn và chạy vụt vô khách sạn. Hắn vội đuổi theo, nhưng bị người bảo vệ chận lại, hắn cố phân trần là cô ta đưa cho hắn quá nhiều tiền, hắn xin trả lại, người bảo vệ la to lên: “Ối cái thằng này điên nhỉ! Này nghèo như thế mà chê tiền đô-na. Cút đi cho ông nhờ! Cái thằng dở hơi!”.... Hắn lầm lủỉ bước ra ngoài, lặng lẽ đạp xe trở về xóm nhỏ. Hắn suy nghĩ miên man, một số tiền quá to đối với một thằng nghèo mạt như hắn, có đạp xe cả năm không ăn không mặc cũng chưa chắc có được số tiền này. Hắn nghĩ “thôi thì cứ tạm giử đến sáng mai mình ra đó trã lại cũng chưa muộn” . Đã hai ngày trôi qua hắn ngồi đàng xa, dõi mắt trông về cửa khách sạn với hy vọng là sẽ gặp lại cô ta, cô gái tóc vàng, mặc cho bao nhiêu khách gọi hắn. Hôm nay, ngày thứ ba hắn bạo gan bước vô quày quản lý và hỏi thăm về cô gái tên Jacqueline Ford. Người quản lý đưa cho hắn một bức thơ viết bằng Anh ngữ  “ Xin Lổi anh, Jackie có việc phải ra Hà Nội gấp nên không kịp từ giả, mong anh thông cảm, sẽ liên lạc với anh sau, ký tên J F”.
Thời gian thắm thoát trôi, số tiền của cô gái tóc vàng cũng hết sạch.  Hắn chia cho ông bà ngoại phân nửa để mua sắm cho con gái hắn vài bộ quần áo, và phụ thêm chi tiêu trong gia đình, còn lại phần hắn thì đúng là tiền lính tính liền, hắn rủ đám bạn tù ăn nhậu và không quên chừa chút ít gởi cho mấy thằng còn kẹt lại.
Hôm nay là ngày đưa ông táo về trời, cũng là ngày hắn phải trả tiền trọ phòng. Những ý nghĩ đang xoay quanh trong đầu hắn thì chiếc xe đã về tới đầu ngỏ. Bà chủ nhà đã chực sẳn đợi hắn về. “Chị để cho tôi thêm ít ngày, tôi sẽ thu xếp hết cho chị trước tết”. “Tôi không nói với chú tiền nhà tiền cửa gì ráo trọi, chú có thơ nước ngoài và có cả giấy lảnh quà ở Tân Sơn Nhất nữa”. Hắn ngạc nhiên, vì hắn đâu có ai ở ngoại quốc bà con thân thích gì, ở tại nội địa tìm còn không ra lấy gì ngoại quốc. Dưới ngọn đèn 40 watt vàng vọt, hắn nhìn kỹ xem ai gởi cho con bà phước đây, hắn giật mình đánh thót vì phía bên góc trái người gửi chính là cô gái tóc vàng Jackie, hắn vội bóc thư ra xem:
Hoa Thịnh Đốn, ngày…tháng…năm…”
“Chào anh, Anh có khỏe không? Trước tiên tôi xin lổi anh vì tôi đi mà không từ giả, vì một lý do mà lúc đó tôi không tiện cho anh biết, anh còn nhớ không? Lúc anh chở tôi đến biệt thự để lấy giấy tờ và vội vã ra về đó là điạ chỉ ở Hà Nội sẽ có người đưa tôi đi tìm tông tích của chồng tôi. Chồng tôi, một người không xa lạ với anh, đó chính là đại úy Jeff-c-Ford, người bạn thân chung phòng với anh lúc còn học ở căn cứ không quân Lackland tiểu bang Texas. Anh ấy được biệt phái phục vụ cho Hải Quân trực thuộc Đệ Thất hạm Đội và anh ấy đã bị bắn rơi vào tháng 10 năm 1968, và bộ tư lệnh báo cáo là mất tích. Tôi đã mòn mõi đợi chờ hơn mười bốn năm,,vì tôi không tin chồng tôi đã chết và tôi cũng không tin những gì ở phía quân đội họ đưa ra, tôi đã tự đi tìm qua nhiều cơ quan đoàn thể, tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện vì tôi tin cuối cùng thế nào thì phép lạ cũng sẽ xuất hiện. Một hôm, tôi nhận được một bức thư bảo rằng chồng tôi vẫn còn sống và đang lẩn tránh, nên không thể cho chính phủ Hoa Kỳ biết được, và họ bảo tôi phải đến Saigon du lịch và theo đia chỉ và mang theo năm ngàn đôla giao cho họ để họ lo mọi thủ tục ở Việt Nam và hẹn địa điểm để đưa tôi đi gặp mặt”. Đọc đến đây hắn đập tay đánh rầm xuống mặt bàn chửi thề: “Mẹ kiếp, con đầm khờ, bị gạt là cái chắc. Làm đếch gì có thằng Mỹ nào mà sống nổi dưới cái chế độ này hơn mười năm”, hắn nuốt nước bọt đánh ực một tiếng như để hả cơn tức, hắn đọc tiếp, “Ra đến Hà Nội, họ bảo tôi vào thuê khách sạn và chờ họ, và hai ngày sau sẽ có chuyến xe đi Vinh. Họ nói rất đúng, vì theo báo cáo thì trong phi vụ xxx chụp không ảnh ngày 28 tháng 10 năm 1968, chồng tôi bị bắn rơi tại Vinh báo cáo có dù nên Bộ Tư Lệnh cho biết là mất tích. Hai ngày trôi qua họ lại bảo là chưa liên lạc được và tiếp tục chờ và lần này họ không cho biết thời gian là bao lâu, tôi không chờ được vì đã hết phép phải trở về làm việc. Về lại Hoa Kỳ tôi thất vọng hoàn toàn, vì biết mình bị gạt, nhất là sau khi liên lạc được với vị chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Lackland. Nay ông ta đã về hưu rồi, tôi mới biết được là trong khoá đó chồng tôi đậu thủ khoa, còn anh là á khoa, người tôi phục nhất sau chồng tôi là anh. Tôi nói thật đấy, đừng cười tôi nhé. Ông ta hứa là sẽ cố liên lạc với tất cả các khóa sinh cũ để tìm biện pháp giúp đở anh và đây là món quà đầu tiên mà tôi gởi cho anh, đó là tất cả lòng hảo tâm của số bạn bè cũ góp lại, ngoài số quà còn hơn một ngàn đôla tiền mặt tôi sẽ tìm cách gởi cho đến tận tay anh. Chúc anh gặp nhiều may mắn, người bạn tôi mến phục ký tên J F.
Bà chủ nhà chạy vô lăng xăng hỏi, thế nào đi lảnh gấp đi để còn bán trước tết được giá hơn: “đừng lo, tôi có thằng cháu nó quen biết hải quan, hàng không bị rọc thùng, giảm thuế chỉ cần bồi dưởng cây ba số là được rồi”.  Đúng là người khôn của khó, dưới chế độ nào họ cũng sống được.
Thắm thoát mà đã chiều ba mươi tết rồi, hôm nay hắn diện hẳn ra, nào quần bò, áo thun polo trông ra vẻ công tử, mất hẳn đi cái nét kham khổ của mấy tháng trước đây. Hắn đang đốt điếu thuốc đầu lọc hàng hiệu hẳn hòi, tiếng bật lửa zippo kêu tiếng “keng” thánh thót quen thuộc mà lâu lắm rồi bây giờ mới nghe lại, tạo cho hắn một niềm vui lâng lâng trong lòng như đang sống lại thời quá khứ vàng son, những ngày tháng củ. Đang mơ màng trong giấc mộng đẹp, tiếng xe gắn máy dừng trước cửa, một cậu thanh niên ló đầu vô hỏi có phải nhà chú Lưu không, hắn lửng thửng bước ra hỏi: “Ai kiếm tôi vậy!”.Dạ chú có quà ở nước ngoài, chú làm ơn cho coi chứng minh nhân dân và ký nhận dùm một ngàn bốn trăm đôla”. Hắn há hốc mồm nhưng kịp ngăn lại, hắn đếm đủ mười bốn tờ giấy trăm thơm phức, còn đang ngơ ngẩn thì cậu nhỏ lên tiếng “Năm mới chúc chú vui vẽ phất lên như rồng bay vì ngày mai là năm Thìn chúc chú cũng tung mây lướt gió như Rồng”. Thằng nhỏ khéo nịnh hy vọng kiếm chút tiền lì xì, hắn móc túi quần bò lấy tờ năm mươi ngàn lì xì cho thằng nhỏ, nhưng coi bộ nó không được vui nên hắn bồi thêm cho nó một tờ nữa, nó cám ơn rối rít và phóng vội xe ra đầu ngỏ.
Tết này hắn mặc quần bò áo thun polo đạp xe xích lô đi tiếu ngạo giang hồ, thăm bạn bè củ, ăn nhậu thỏa thích ba ngày xuân. Đúng ngày mồng một tết hắn qua nhà ba má vợ lì xì một ngàn đôla để ra giêng ông bà sửa lại căn nhà cho rộng hơn và để cho đứa con gái bắt đầu lớn của hắn ít ra cũng có một khoảng không gian riêng biệt. 
Thời gian họ thư từ qua lại đã hơn nữa năm.  Hôm nay hắn không nhận thư mà một giấy báo, hắn ra bưu điện Saigon để ký nhận một bức điện tín. Hắn ngạc nhiên và tự nghĩ trong đầu không lẽ theo như trong thư trước Jackie, lúc này hắn không còn gọi là cô gái tóc vàng nửa mà gọi bằng Jackie nghe rất thân mật sẽ lo mọi thủ tục làm cách nào nhanh nhất để đưa hắn sang Mỹ. Hắn mở bức điện tín ngắn ngủi, hắn đọc đi đọc lại hơn chục lần mà mặt hắn vẫn đờ ra. “Anh chuẩn bị ra phi trường đón em bằng xe xích lô vào ngày…chuyến bay…hãng hàng không China Airline. Chúng ta sẽ làm đám cưới, em yêu anh”. Hắn lẩm bẩm thì ra chỉ còn không quá 24 giờ thì máy bay đáp, may thật cũng còn kịp, nếu để ngày mai đi nhận thì chắc trể mất.
Suốt đêm hôm ấy hắn đọc lại tất cả những bức thơ mà Jackie đã viết cho hắn thì ra cô nàng đã có cảm tình với hắn ngay từ đầu.
Hoa Thịnh Đốn, ngày…tháng ..năm..”
“Ngay từ ngày đầu khi vừa gặp anh, em cứ ngở mình đang trong mơ, em không khỏi kêu lên thảng thốt “Jeff “ khi vừa ngồi lên xe xích lô của anh, trên đoạn đường đi anh kể lại cho em nghe là anh chỉ thấy được kẽ thù khi nào anh bị chúng bắn rơi đã làm cho em vô cùng xúc động vì Jeff cũng đã bị kẽ thù bắn rơi, trong lúc tìm lại giấy tờ cũ vô tình em gặp một bức thơ của anh gởi cho Jeff chưa mở vì ngày nhận sau khi Jeff mất tích, sau bao nhiêu biến cố xãy ra cho anh, em quyết định bằng mọi cách là phải đưa bằng được anh sang đây, vì chỉ có vùng đất này mới là vùng đất thích hợp cho những hạt giống tốt nẩy mầm đâm chồi nẩy lộc đơm bông kết trái, hẹn gặp lại anh, ký tên J F”.
 
Hoa Thịnh Đốn,ngày.. tháng.. năm..”
“Anh yêu! Em theo lời dặn của anh hỏi kỹ lại người bạn Việt Nam làm cùng sở, thì ra họ sang đây vào lúc Saigon đang cơn hấp hối, nghe hoàn cảnh của em họ cố giúp bằng cách em cho họ biết hoàn toàn tin tức về chồng em và họ sẽ nhờ thân nhân của họ ở Saigon giới thiệu cho một người ở Hà Nội và người đó sẽ đi Vinh tìm chồng em, chứ thật ra họ cũng chưa bao giờ về lại Việt Nam và cũng chẳng biết Hà Nội là gì. Em không giận họ, mà em vui vì đã gặp được anh, hen gặp lại anh, ký tên J F.”
 
Một tuần sau người dân Saigon ngạc nhiên khi thấy một cặp tân lang và tân nương họ cưới nhau và đến nhà thờ làm lễ bằng xe xích lô, họ ngao du sơn thủy, đi tiếu ngạo giang hồ khắp hang cùng ngõ hẹp Saigon Chợ Lớn cũng bằng xe xích lô, và cuối cùng họ chở nhau ra tòa lảnh sự quán làm thủ tục xuất cảnh sang Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do tại sao tại vùng Hoa Thịnh Đốn lại xuất hiện chiếc Xe Xích Lô.
Thật sự Hắn đã chở một mùa xuân cho cuộc đời của hắn….  
 
Nguyễn Thế Đạt
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780461 visitors (2070131 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free