TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Tiến sĩ R. Schumacher và tôi
 

Tiến Sĩ Rudolf Schumacher Và Tôi
  
   Để thẩm định tính chuyên môn của bệnh viện đa khoa Kiên Giang trước khi được vay 5 triệu đô la USA, tối ngày 9- 7 năm 2000, tiến sĩ Rudolf Schumacher, MD, đại diện cho D.E.S KFW, đã đến Rạch Giá khi mà tôi đã được ủy ban tỉnh KG và B.S Đởm, gốc NLS Cần Thơ, Công thôn, khóa 1970-1973, giám đốc bệnh viện đa khoa Kiên Giang mời làm thông dịch viên.
   Là một người Đức, ngài Schumacher có giọng hơi khó nghe đối với ai đó còn tôi ư? Giọng Bắc Nam Trung gì, tôi cũng đã quen rồi. Sau buổi họp sáng hôm đó, trong lúc ăn trưa, tiến sĩ Schumacher cứ hỏi tôi hai ba lần xem có phải tôi làm việc ở bệnh viện này không. Tôi thật tự tin và bản lảnh trả lời rằng,
“Tôi là học sinh Nông Lâm Súc Cần Thơ, Bảo Lộc, khoa Thủy Lâm, dốt nát tiếng Anh từ hồi lớp 7 và tự học Anh Văn từ năm 35 tuổi.”
   Khi được nhờ đưa ngài Tiến sĩ Schumacher ra chợ để ông ta hai khúc vải áo mang về Đức để làm quà cho phu nhân người Hàn quốc của ông ấy, tôi phải như một nhà hùng biện, ra sức thuyết phục, nói năng lia lịa để làm ông ta xui lòng. Khi dự tiệc chiêu đãi tại An Biên, Schumacher đã ngạc nhiên thú vị khi được người chủ quán, đã được tôi đạo diển trước, tặng cho một nải chuối cau vừa chín thơm lừng. Trên đường về, trời mưa, đường dằn sóc nhất là sau khi uống bia, ai nấy đều muốn đi tiểu. Tôi đã trước đó kể có ông tài xế nọ mỗi khi muốn “hành sự”, hắn nói là:
   - Tôi ngừng một chút để sửa cái đèn lái.
   Biết ngay là ai nấy đều cần “tháo nước ra ngoài”, trước tiên tôi hỏi ông thượng khách tiến sĩ schumaker người Đức. Dĩ nhiên là ông ta đang rất muốn. Tôi buộc miệng làm cả xe cười vỡ òa, thật thoải mái,
   - Tài xế ơi, ngừng xe để sửa cái đèn đi chứ! Cái đèn của ông tiến sĩ Đức này còn sắp “banh rồi”, huống hồ chi mấy cái đèn Việt Nam này!”
   Trong lúc khảo sát tại Hà Tiên, trong một tiệc chiêu đãi, tôi đóng vai trò của một bạn nhậu với y, đùa tiếu, ăn hải sản trong khi tất cả 5 bác sĩ trong đoàn ngồi riêng một bàn khác. Khi bác sĩ Đởm, giám đốc bệnh viện, nhờ tôi hỏi xem ông tiến sĩ cảm thấy thế nào về cách được chiêu đãi, các món hải sản được tôi và B.S. Loan giám đốc bệnh viện huyện Hà Tiên, phục vụ, ông ta dùng một thành ngữ:
   - “I can’t put it into words.”,“Thật khó để nói ra thành lời.”
   Nhanh trí, khéo léo, tôi vừa hỏi B.S. Vinh nghe lại vừa nhờ ngài Tiến sĩ lập lại để vừa nhắc lại cái thành ngữ hay ấy vừa như muốn nhắc mọi người rằng,
   - Học khắp mọi nơi, với bất cứ ai.
   Schumacher bị tôi chất vấn và ông ta tỏ vẻ không hài lòng lắm với cuộc sống gia đình của y. Vợ ông rất thường vắng nhà để đi theo cộng đồng người Hàn Quốc. Đứa con gái lớn, 16 tuổi, ở lại Lesotho Châu Phi, nơi ông ta đã làm giám đốc một bệnh viện 5 năm với mức lương 6,000 đô một tháng. Đứa con trai rất bình thường. Đặc biệt, mẹ của ngài Tiến sĩ đang sống trong một trại dưỡng lảo và ông ấy đi thăm mẹ được một vài lần trong năm. Tôi tự hào kể cho Schumacher nghe rằng tôi nuôi mẹ, vợ và 2 đứa con bằng nghề dạy học. Mẹ tôi đang hưởng mọi thứ mà bà mẹ nào cũng thèm muốn, hai đứa chúa nội ngoan, con dâu chăm sóc mình như con ruột và một thằng con trai hiếu thảo.
   Dòng máu Nông Lâm Súc đã đun nóng tôi trong suốt hành trình. Hai chuyến đi huyện, khoảng 4 giờ đồng hồ trên xe ấy đã khiến cho ngài Tiến sĩ ấy vỡ lẽ ra rằng có một người vốn theo ngành Nông Lâm Súc, học Anh Văn rất trể nãi, không từng làm trong ngành y tế, không có một thuận lợi khách quang nào và cũng có dịp đi nhiều trải nghiệm nhiều như tôi cũng có những thứ mà ông ta khâm phục. Còn về phần tôi ư? Việc gặp gỡ, trò chuyện và phiên dịch cho ngài Tiến sĩ Schumacher là dịp học hỏi, mở mang và tăng lên lòng tự tin rằng, “mọi việc đều có thể xảy ra anything is possible.”
            
Lương Ngọc Thành, Rạch Giá ngày 25/01/2011
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860296 visitors (2230775 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free