TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Đi vào lòng người
 
Lên mạng ngày 5/2/2010
GIF - 59.8 kb
Đi vào lòng người
NHT
 
Rất khó mà phân biệt một tác phẩm nghệ thuật hay hoặc còn gọi là tuyệt tác, có giá trị, khi tác phẩm đó có sống với thời gian hay không. Hay chỉ khi trình làng chính là lúc khai tử. Thà đừng mang đưá con nghệ thuật của mình ra công chúng, kẻo nó bị khai tử ngay từ khi mở mắt chào đời….
Thơ, văn, nhạc, tranh, ảnh, hay bất cứ hình thức nghệ thuật nào có tính cách sáng tạo. Ai cũng muốn tác phẩm của mình được đưa lên trang đầu trong tờ báo. Thế mà nó có đi vào lòng người, và sống mãi với thời gian hay không là chuyện khác. Một tác phẩm đi vào lòng người, cho dù đã xa xưa, thiên hạ sẽ kéo nó về hiện tại để mọi người thưởng thức và gợi lại dấu ấn thời gian về sự ra đời của tác phẩm đó. Trong bài nầy người viết không có khả năng phê bình văn nghệ, nghệ thuật, nhưng chỉ ghi lại những gì đã có, đã được công chúng nhìn nhận những gì đã đi vào lòng người.
Ví dụ người ta nói nhạc sến. …Nhạc sến là loại nhạc có lời giản dị dể hiểu, hoà nhập giới bình dân, không có ý cầu kỳ, melody không rắc rối, nhạc có mang chút ít hơi hướng của thơ. Dĩ nhiên cũng có những sắc thái văn hoá dân tộc, nhất là trong giới bình dân. Như bản Lòng Mẹ của Y Vân, bằng lời giản dị, melody nhẹ nhàng. Nhắc đến mẹ, không ai không nhắc đến bản Lòng Mẹ, đã vậy thiên hạ cũng có thể hát như ca sỉ chuyên nghiệp.
Ai viết nhạc mà không muốn đi vào lòng người, nhưng lòng mình và lòng người xét ra có cái gì đó không hài hoà, khi trình độ nghệ thuật khác nhau, tạo kẻ hở khó thông cảm, hay lãng xẹt, cố nắn chữ để hoạ vần, hoạ ý, làm người thưởng thức khó chịu. Vô tình “nhạc sỉ” đã đi vào lòng người bằng đôi guốc ghồ ghề, không êm như đôi vớ nhung mềm mại trên sàn thãm nhà ai….
Những bản nhạc thời xa xưa của Cố Nhạc Sĩ Văn Cao, những bản nhạc tình của ông đã làm cho bà con thời tiền chiến và mãi bây giờ vẫn nhớ đời, những lời nhạc đi vào lòng người. Những bài thơ khi nhắc đến vài câu thơ, người ta có thể biết tác giả là ai.
Có những tác phẩm văn học, ngay thời ấu thơ tuổi trẻ Việt Nam có dịp biết đến, như những bài thuộc lòng trước khi vào lớp học như
“ Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông” người ta biết ngay câu thơ của ai.
Hay bài văn : “Mổi năm vào cuối thu, trên không với những áng mây bàn bạc…”
Hay nhưữ ng bài  thơ “ Mổi năm hoa đào nở….”
Những lời nói có tính cách lịch sử vào một thời nào đó, khi thiên hạ khao khát với cái nhìn mới, có tính cách hướng dẫn một cái nhìn chung cho một lý tưởng nào đó, những câu nói xét ra không có gì sâu sắc, thế mà đã đi vào lòng người như: “Đừng nghe…, mà hãy nhìn những gì….” Thiên hạ biết câu nói ấy của ai, lúc nào, tại sao….???
Ngoài ra có những câu nói kinh điển, khi nói đến vấn đề trách nhiệm công dân. Câu nói kinh điển trên bao giờ cũng được lập đi lập lại: “Đừng hỏi quốc gia đã làm gì cho bạn…
Trong lảnh vực nghệ thuật, nhạc dể đi vào lòng người nhất là nhạc sến. Tội nghiệp, chữ sến nghe qua hơi nặng, nhưng hẵn từ ngữ nầy đã đi vào lòng người, khó mà có thể có chữ nào khác hơn, khá hơn để diễn tả loại nhạc bị cho là sến. Nhưng bản chất nhạc sến chẵng sến tí nào cả. Bạn có biết những bản nhạc sến, và ca sỉ loại sến, có sức tiêu thụ cở nào không, khi những nhạc sỉ thời bấy giờ (thập niên 60) sản xuất ra những bản nhạc loại 2 tờ có bìa cứng, trang trí rất giản dị, với giá là 7đồng, 50 xu. Với giá nầy ngang với gần 2 tô phở. Tác giả có số bán ra gần nữa triệu bản, (thời ấy photocopy không thịnh hành, do đó em nào thích thì “qua” viết lại cho, hacker không mass production như bây giờ). Điả nhạc loại 45 tour thì 120 đồng một đỉa bán như tôm tươi. Ngược lại những bản nhạc được công chúng nhìn nhận là nhạc có hơi hướng lãng mạn, đắc tiền, do ca sỉ mắc tiền hát, thì bán không chạy. Có lẻ giới thưởng thức loại “không sến” ít hơn “sến” hay là loại nhạc “không sến” kia đã chưa đi vào lòng người.??
Có lần một anh nhạc sỉ nổi tiếng là “nhạc sỉ mắc tiền” đã viết một bản nhạc rất sến. Khi phỏng vấn anh ta, cho biết rằng: Vì muốn phục vụ cho mục đích thương mại nên đôi khi anh ta phải viết một bản nhạc rất sến, để có sự ủng hộ tài chánh từ nhiều giới sến.
Nhạc Việt đã biến thái qua nhiều thời đại, nhưng cho dù biến thái cở nào thì chuyện phục vụ quyền lợi hẵn không bước điều nhịp với nghệ thuật, vốn đáng lẻ phải có trong tác phẩm âm nhạc. Có lúc nghe nhạc như nghe tụng kinh, có lúc nghe nhạc như chưởi lộn…Thường nhạc tình và quê hương dể viết hơn nhạc chủ đề khác với tình quê hương, khi nói đến nhạc tình thì phải “tan vở, đau khổ, mất mát, chia lìa, khốn khổ, ân hận thì mới có “hơi hám”. Chứ nhạc tình viết loạn choạn, không có vần điệu, trách móc ngược ngạo, nhạc mà không có một ít thơ thì khó mà đi vào lòng người.
Tôi có người bạn, anh ta là chuyên gia “không đi vào lòng người”. Thế mà lần nào lên sân khấu cũng để lại một ấn tượng khó quên.
Mổi lần họp mặt khoá hàng năm, chúng tôi có chương trình văn nghệ, lúc trước kia thì anh tặng tiền cho ban nhạc, để ban nhạc ghi tên anh vào danh sách ca sỉ. Có lúc ban nhạc tặng tiền cho mổi bản anh đồng ý “không” hát. Cho dù hát chỉ một bản thôi, cũng làm cho anh ta vui lòng. Thế mà sau nhiều năm “dưới ánh đèn sân khấu” y đã tạo một chỗ đứng, ít ai có thể làm được.
Hắn là chuyện gia hát trật nhịp, trật luôn cả tông, trật luôn cả lời, đã vậy anh ta còn hát những chỗ lên cao không nổi…bèn hát giộng mái…Mổi lần hát như vậy là mổi lần hắn rất tỉnh, đã vậy hắn còn mang microphone xuống dưới sân khấu bắt tay từng người, làm như hắn cám ơn sự ủng hộ của khán giả vậy. Từ cảnh khó chịu qua đến cảnh buồn cười, thiên hạ té lăng ra cười, thì hắn tưởng thiên hạ thích, hắn lại ráng gân cổ làm tới, kết quả là thiên hạ càng tha hồ tạo hiểu lầm cho hắn…cứ thế mà đến đổi cả hội trường náo nhiệt phải la làng.
Tay nầy đã “cố ý” đi vào lòng người. Ít ra hắn là hiện tượng âm nhạc của khoá, không thể thiếu hắn được mổi lần có văn nghệ.
Có ai dám bảo rằng trong lòng mình không có một chút xíu cải lương. Tội gì mà không nhìn nhận chứ. Vâng, đời sống chúng ta đó, khi lớn lên trong môi trường “cải lương” nào đó, lúc còn bé tí teo, những lời ca vọng cổ vô tình đã thấm vào da thịt của mình hồi nào, cho dù một chút. Chúng vẫn nằm đó, chứ chưa biến mất dù đã hơn ba thập niên xa cách quê nhà. Chỉ đợi một ngày nào đó, nơi bến xe, bến bắc, bến đò nào mà bạn đang chờ chuyến về quê, tình cờ nghe lại bài vọng cổ năm xưa, nhớ lần đầu tiên nào đó, lúc nghe bản nhạc nầy, mãi sau nầy không ngờ đời người trong hoàn cảnh bấy giờ cảm thấy xa lạ với âm giai củ, nhưng tận cùng trong tim, những dòng nhạc, và âm thanh đó có lẻ đã đi vào lòng người lúc nào mà không biết.
Chỉ vì những giai điệu quê hương bình dân là sắc thái văn hoá của dân tộc, nghệ thuật chỉ là phương tiện chuyên chở hình ảnh đặc thù đó đến với chúng ta, đến một cách âm thầm dịu dàng và ở lại đó, vô tình tạo một nguồn gốc mang đầy bản chất dân tộc. Một ngày một dầy, một sâu. Chính đó là căn cước, chính đó là bản chất, chứ không phải tấm thẻ plastic nhỏ có ghi tên tuổi, địa chỉ và tấm hình 4x6. Nó chỉ là căn cước “được hoặc bị” ngoại nhân ghi nhận. Rồi chỉ vài năm phải làm lại bản mới. Còn căn cước đời người, nằm tận trong tim, sẽ ở mãi với chúng ta, vì có ảnh hưởng văn hoá của nghệ thuật, đã từ lâu vô tình đi vào lòng người.

Trở lại trang Xuân Canh Dần
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 792284 visitors (2093168 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free