TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Mộ Hồ Xuân Hươbg
 
Lên mạng ngày 31/12/2010

Nơi Ngàn Năm Yên Nghỉ Của Hồ Xuân Hương
 
   Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quãng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh năm 1704) làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, ông thi đỗ tú tài năm 24 tuổi dưới triều vua Lê Bảo Thái, nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc để kiếm sống. Tại đây ông lấy cô gái Bắc Ninh họ Hà làm vợ lẽ. Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.
   Trước khi nữ sĩ chào đời, gia đình thầy đồ Diễn về Khánh Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây Hà Nội bây giờ). Lúc Xuân Hương đã lớn gia đình về thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư Hà Nội), ở tuổi thành niên, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng dựng gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường nơi diễn ra các cuộc bình thơ tiếp bạn bè.
   Cụ Hoàng Xuân Hãn trên tạp chí Khoa học xã hội in ở Pháp năm 1985 với nhiều tư liệu đáng tin cậy đã cho biết khá cụ thể về cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Khoảng năm 1818 Xuân Hương đang là vợ lẽ của viên quan Tham Hiệp trấn Yên Quảng (tỉnh Quảng Ninh ngày nay) tên là Trần Phúc Hiến. Năm 1819 Trần Phúc Hiến bị triều đình ghép tội tử hình. Bà mất năm nào không rõ nhưng chắc chắn phải trước năm 1842. Vì năm năm nầy Tùng Thiện Vương theo vua Thiệu Trị ra Hà Nội, vãn cảnh Hồ Tây và làm một số bài thơ, trong đó có bài “Viếng mộ Hồ Xuân Hương”:
 
Chớ trèo qua mộ Xuân Hương
Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng
Son tàn phấn rữa, mồ hoang
                Xuân Hương đã khuất bên đàng cỏ xanh.
   Như thế, nơi an nghỉ của bà chúa thơ Nôm ở ven Hồ Tây.
   Nhưng theo một tài liệu khác thì lại có một Xuân Hương mất vào năm 1870 và mộ nàng ở bên núi Nguyệt Hằng tức Núi Chè (ở huyện Tiên Sơn Hà Bắc). Ông Tam Nguyên Trần Bích San (1840-1878) một danh nhân của thành phố Nam Định đã dịch bài Xuân Hương đàm thoại, bài nầy cho biết vào năm Tự Đức 22 tức năm 1870 một nhóm văn nhân họp bạn cuối năm, có một người đến muộn, cáo lỗi vì phải đi dự đám tang “tài nữ quê Nghệ An” hiệu là Cổ Nguyệt Đường, hiệu Xuân Hương. Nàng ở Từ Sơn, mộ táng bên núi Nguyệt Hằng.
   Trong bửa tiệc mọi người bàn tán, người thì mừng cho nàng thoát khỏi kiếp long đong, người thì tiếc kẻ tài hoa sớm mất.
   Thế thì Xuân Hương nầy phải thuộc thế hệ con cháu của Xuân Hương đã nói ở trên (vì mất năm 1870 là chết trẻ). Nhưng lại cùng là người Nghệ An và có hiệu là Cổ Nguyệt!
   Như vậy vấn đề là nơi yên nghĩ ngàn năm của Hồ Xuân Hương vẫn còn phải được nghiên cứu thêm.
 
Lê Thanh Quang 10MS1/74- NLS Cần Thơ ngày 10/11/2010
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 792247 visitors (2093127 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free